Xuân Thiền

20 Tháng Giêng 20237:19 CH(Xem: 1551)

VĂN HÓA ONLINE – VĂN HÓA – THỨ SÁU JAN 21, 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về: lykientrucvh@gmail.com


Xuân Thiền


(Kỳ Thanh)

image055

Ba thiền sư thời nhà (1009 - 1225) là Chân Không 真空, Mãn Giác满覺 và Giác Hải覺海. Nói đến cảnh xuân, ý xuân, ảnh hưởng của xuân đối với thiên nhiên, đối với con người, đã diễn đạt một vấn đề giáo lý Phật giáo có liên quan đến triết lý sống của con người: với đôi mắt bình thường nhìn ngắm vạn vật trong định luật tự nhiên của đất trời, và tự ngắm nhìn lại chính mình. Các ngài đã khai sáng cho chúng ta, có được cái nhìn đi xa hơn, sâu hơn, đến thấy mùa xuân bất tử của tâm linh.


**


Thiền sư Chân Không đã mượn trạng thái xuân đến và đi, cũng như hình ảnh hoa nở rồi tàn, để nói lên một sự thực không ai phủ nhận: đó là đừng nên nghĩ rằng sau khi xuân đến rồi đi thì cho rằng xuân đã hết, đã tận, và không bao giờ còn nữa; cũng như đừng cho rằng khi hoa nở thì xuân đến, còn lúc hoa tàn thì xuân đã hết. Sự thực thì xuân có tính tuần hoàn, nghĩa là xuân đến rồi đi, cứ tiếp tục như vậy từ thuở khai thiên lập địa cho đến hiện tại và sẽ còn tiếp diễn trong tương lai cho đến vô cùng tận.


Xuân là một trạng thái thiên nhiên bất biến; còn sự đến và đi của xuân, cũng như sự nở và tàn của hoa, chỉ là một sự tuần hoàn thôi.


春來春去疑春盡,
花落花開只是春.


Chân Không 真空


Xuân lai xuân khứ nghi xuân tận,
Hoa lạc hoa khai chỉ thị xuân.


**


Bản dịch:


Xuân qua xuân lại ngờ xuân tận,
Hoa nở hoa tàn vẫn là xuân.


Giáo sư Nguyễn Đăng Thục


**


Xuân đến, xuân đi ngỡ xuân hết,
Hoa nở hoa tàn chỉ là xuân.


Thiền sư Thích Thanh Từ


**


Xuân qua lại, ngỡ xuân tận,
Hoa dù rụng nở, vẫn hoàn tiết xuân.


Phạm Tú Châu


**


Xuân đến, xuân đi, tưởng hết xuân!
Hoa tàn, hoa nở, vẫn là xuân.


Kỳ Thanh


**


Theo quan niệm của thiền sư Mãn Giác, đã dạy: chúng ta không nên quá bi quan trước sự tuần hoàn của vũ trụ (thiên nhiên), chớ quan tâm nhiều tới cảnh xuân đến thì hoa nở, xuân đi thì hoa tàn, cũng như sự đời trôi qua trước mắt vô cùng tận và đem đến cái già trên đầu mình.


春去百花落,
春到百花開.
事逐眼前過,
老從頭上來.
莫謂春殘花落盡,
庭前昨夜一枝梅.


Mãn Giác


Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.


Bản dịch:


Xuân trỗi trăm hoa rụng
Xuân tới, trăm hoa cười.
Trước mắt, việc đi mãi,
Trên đầu, già đến rồi!
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua, sân trước, một cành mai.


Ngô Tất Tố


**


Xuân đi muôn vạn hoa tàn
Xuân về thắm lại ngập tràn những hoa
Việc đời thế sự đi qua
Trên đầu tuyết điểm một vài cọng sương
Chờ cho xuân hết hoa tàn
Đêm qua sân trước nở vàng cành mai


Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu


**


Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu, già đến rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua – sân trước – một cành mai.


Thiền sư Thích Thanh Từ


**


Xuân đi trăm hoa rụng,
Xuân đến trăm hoa cười.
Việc đời qua trước mắt,
Già đến trên đầu rồi!
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Ngoài sân đêm trước một cành mai.


Lê Mạnh Thát


**


Một đóa mai vàng
Xuân đi hoa rụng ngậm ngùi
Xuân về hoa nở, niềm vui ngập tràn.
Dòng đời thấm thoát mơ màng
Trên đầu tóc bạc ngỡ ngàng trăm năm
Đừng tưởng xuân hết hoa tàn
Đêm qua – một đóa mai vàng trước sân.


Thích Giác Toàn (Trần Quê Hương)


**


Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa nở
Việc đời qua trước mắt
Trên đầu già đến rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai!


Minh Đức Triều Tâm Ảnh


Thực vậy, chúng ta đừng nên nghĩ là lúc xuân tàn tất cả mọi bông hoa đều rụng hết, cây cối trở nên trơ trụi, bởi vì vừa mới đêm qua thôi ở trước sân đã có một cành hoa mai nở rồi. Cành hoa mai ở đây tiêu biểu cái bất sinh bất diệt của vũ trụ (thiên nhiên), mà nếu con người cố gắng tu luyện thì sẽ có thể vượt lên khỏi sự tuần hoàn của tạo hóa, để hội nhập vào cái trường tồn của vũ trụ.


**


Quan niệm cuộc đời là huyễn ảo một lần nữa lại được đề cập tới trong bài kệ của thiền sư Giác Hải:


春來花蝶善知時,
花蝶應須共應期.
花蝶本來皆是幻,
莫須花蝶向心持.


Giác Hải覺海


Xuân lai hoa điệp thiện tri thì,
Hoa điệp ứng tu cộng ứng kỳ.
Hoa điệp bản lai giai thị huyễn,
Mạc tu hoa điệp hướng tâm trì.


Bản dịch:


Xuân sang hoa bướm khéo quen thì,
Bướm lượn hoa cười vẫn đúng kỳ.
Nên biết bướm hoa đều huyền ảo
Thây hoa mặc bướm, để lòng chi.


Ngô Tất Tố


**


Xuân đến bướm hoa khéo biết thì,
Cần nhau hoa bướm biết nhau khi.
Bướm hoa vốn thảy đều hư huyễn,
Chớ đem hoa bướm giữ lòng chi.


Lê Mạnh Thát


**


Hoa bướm phù vân
Xuân về hoa bướm gặp nhau
Bướm hoa tương hội dạt dào tình xuân
Xưa nay hoa bướm phù vân
Giữ tâm bền chặt, hư trần xá chi!


Thích Giác Toàn (Trần Quê Hương)


Sự sống chết của con người đối với vũ trụ không khác gì hoa và bướm đối với mùa xuân. Hoa bướm vốn quen biết thời gian nên khi mùa xuân tới hoa sẽ nở và bướm sẽ lượn bay đúng kỳ hạn. Các thiền sư đã dạy: cái mà chúng ta gọi là hoa, là bướm chỉ là huyễn ảo mà thôi, cho nên chúng ta không nên quá bận tâm đến chúng làm chi. Sự sống chết của con người cũng vậy. Còn nghiệp duyên thì con người còn sống; nếu hết, con người sẽ chết. Sự sống chết của con người, cũng chỉ là cảnh huyễn ảo, đâu phải là thực tướng của vũ trụ! Vì vậy chúng ta cũng chẳng nên quá lo lắng, bận tâm về cái sống hay cái chết của chính mình.


Theo thiển ý, ba bài kệ của các thiền sư Chân Không, Mãn Giác và Giác Hải đã mượn cảnh xuân để hướng dẫn mọi người, tìm được con đường tự giải thoát những đau khổ của mình, do sự lầm tưởng ảo và thực. Con đường tự giải thoát là phải coi mọi sự vật chung quanh mình và chính thân xác mình là huyễn ảo, để khỏi quá bận tâm đến sự sống chết, đến thân xác hủy hoại của mình, đến trạng thái phù du của cuộc đời (tạm bợ) ngắn ngủi của con người, mà cho rằng đời người cô đơn, cô lập, bé nhỏ để rồi sinh ra bi quan yếm thế; trái lại phải biết lạc quan, hãy chủ động hòa mình với bầu không gian rộng lớn của trời đất; dấn thân và tham dự vào cuộc tuần hoàn của vũ trụ, biết hội nhập vào sự vĩnh cửu của trình tự thiên nhiên; hướng về “thiên nhân hợp nhất天人合一 ” hàm chứa ở trong hệ tư tưởng, văn hóa truyền thống của dân tộc Việt.


Tham khảo: Thiền Học Việt Nam, Nguyễn Đăng Thục, Lá Bối, Sài-gòn, 1967, Xuân Thu.


Kỳ Thanh (sưu tập) Xuân Quý Mão 2023


https://thuvienhoasen.org/a38802/xuan-thien


+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


CÂU ĐỐI NGÀY TẾT


Tiểu Lục Thần Phong

image056

Vốn là một sản phẩm của nền Hán học nhưng khi nền Hán học cáo chung thì chơi câuđồi vẫn là một thú chơi tao nhã. Ngày xưa mỗiđộ xuân về, nhà nhà chưng câuđối. Bậc thức giả thì câuđốiđầyý nghĩa thâm sâu,điển cố xa xưa. Người bình dân thì câuđối giảnđơn hơn, gần guĩđời sống hàng ngày hơn; chung quy cũng là chúc phúc, cầu may mắn…


Những năm gầnđây phong trào viết thư pháp, chơi câuđối có vẻ phát khởi khá nhộn nhịp. Tuy nhiên bây giờ không còn nhiều người biết chữ Hán nên viết bằng chữ Việt. Có khá nhiều lời khen, chê nhưng dù gìđi nữađây cũng là một cái thú tao nhã, thanh lịch làm phong phú thêmđời sống văn hoá vậy!


Chuyện kể rằng, một năm nọ vào buổi sáng Nguyên Đán vua Lê Thánh Tôn cùng vài cận thần bất ngờ viếng thăm một ngôi chùaở kinh thành. Hoà thượng trụ trìđang tụng kinh, thấy vuađến bất chợt nên luống cuốngđánh rơi duì. Sứ giả nhanh chóng nhặt lấyđưa nhà sư. Vua Lê hứng khởi liền ra vếđối


ĐƯỜNG THƯỢNG TỤNG KINH SƯ SỬ SỨ


Một lát sau vẫn chưa thấy aiđối, chỉ thấy Trạng Lương Thế Vinh ra ngoài sân giả vờ lảođảo say. Vua hoỉ:" Sao khanh khôngđối mà làmđiệu bộ quái lạ thế?" Trạng thưa: Thầnđối rồiđấy!" Vua laị hoỉ :" Ta vẫn không hiểu." Trạng bènđọc:


ĐÌNH TIỀN TUÝ TỬU PHỤ PHÙ PHU


Moị người cười giòn vỗ tay tán thưởng. Cũng vào một sáng xuân, tại kinhđô Phú Xuân quần thần và hoàng gia vào chúc phúc vua, hômấy có cả sứ giả phương Bắc. Minh Mạng hứng khởi ra vếđối :


BẮC SỨ LAI TRIỀU


Chưa có aiđối kịp thì Thái tử Hồng Bảo nhanh nhảuđối:


TÂY SƠN PHỤC QUỐC


Câuđối chỉnh nhưng làm cả triềuđình bàng hoàng. Thái tử vô tình phạm lỗi chết người. Vua giận dữ thét lên:


Tây Sơn phục quốc thìđấtđâu cho mày làm vua?


Sau này Thái tử bị truất ngôiâu cũng một phần từ câuđối tai haị này!


Có mộtđôi câuđối rất quen thuộc cho ngày tết, nhiều người biết, nhiều nhà treo:


THIÊN THIÊM TUẾ NGUYỆT NHÂN THIÊM THỌ


XUÂN MÃN CÀN KHÔN PHÚC MÃN ĐƯỜNG


Thật hay, thậtđẹp,đầyđủý nghĩa… Lời chúcđầyđủ thọ, phúc… không khí xuân tràn cảđất trời, nhưng có một chút "cà chớn " sâu xa: Nếuđem hai chữ cuối ghép laị: THỌĐƯỜNG thì một cỗ quan tài, ngày tết mà chúc thế naỳ thì chết!


Những năm thời bao cấp,đời sống vô cùng khốn khó, " gạo châu củi quế"… Những người làm nghề giáo thì còn khốn khổ hơn, vì thế có người viết tức cảnh sinh tình viết như sau:


TỐI BA MƯƠI THẦY GIÁO THÁO GIÀY RA CHỢ BÁN


SÁNG MỒNG MỘT GIÁO CHỨC DỨT CHÁOĐỢI NGƯỜI MUA


Có hai câu đối mà hầu như mọi người đều biết, có thể nói rất “kinh điển”, rất tiêu biểu cho mùa xuân, ngày tết:


THỊT MỠ DƯA HÀNH CÂU ĐỐI ĐỎ


CÂY NÊU TRÀNG PHÁO BÁNH CHƯNG XANH


Hoặc là:


ĐÌ ĐẸT NGOÀI SÂN TRÀNG PHÁO CHUỘT


OM THÒM TRÊN VÁCH BỨC TRANH GÀ


Mùaxuân đang ngấp nghé bên thềm, mùa xuân đem laị cái vui, cái mới, cái hy vọng cho cuộc đời. Mùa xuân là mùa của tuổi trẻ, của hy vọng. Mùa xuân dân tộc gắn liền với đạo Phật cả ngàn năm rồi, xuân dân tộc cũng còn gọi là xuân Di Lặc (Ngày vía của ngài). Mùa xuân lên chùa lễ Phật, viếng tổ, tảo mộ, tưởng nhớ tổ tiên ông bà…Nếp sống bao đời nay của người Việt ta. Ngày xưa mỗi độ xuân về, dù là dân thị thành hay thôn quê; dù là người hay chữ hay người ít chữ…ai cũng đến thầy đồ xin cặp câu đối về treo trong nhà mừng ba ngày tết; cái nếp chưng câu đối, chơi câu đối vậy mà hay. Qua câu đối người ta có thể đoán biết gia chủ là hạng người nào trong xã hội.


Chuyện câuđối thì dài dài, tiểu tử cũng xin góp mặt mua vui thử viết hai cặp dâng tặng bạnđọc bốn phương.


NẰM NHÀ THÂN BỆNH HOẠN NGHĨ QUẨN QUANH NHỚ THƯƠNG NƯỚC


LY HƯƠNG NƯỚC NHIỄU NHƯƠNG TÍNH TỚI LUI NGÓNG TIN NHÀ


PHẬT NGỰ TOÀ SEN CẦM HOA SEN TRUYỀN TRAO CHÁNH PHÁP


SƯ TOẠ KIẾT GIÀ TỤNG LĂNG GIÀ TẾĐỘ QUẦN MANH


Xin mượn hai câu thơ của thi hào Nguyễn Duđể kết thúc:


Lời quê chấp nhặt dông dài


Mua vui cũngđược một vài trống canh.


TIỂU LỤC THẦN PHONG


Ất Lăng thành, 2019