Khánh Ly: Phim Em và Trịnh “hạ nhục ông Sơn”, Cái chữ 'thó' rất mất dạy, họ muốn dựng một Trịnh Công Sơn khác …

21 Tháng Sáu 202210:39 CH(Xem: 2234)

VĂN HÓA ONLINE – VĂN HÓA - THỨ TƯ 22 JUNE 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


CHỦ NGHĨA XÓA SỔ VĂN HÓA VĂN NGHỆ VNCH


Khánh Ly: Phim Em và Trịnh “hạ nhục ông Sơn”, Cái chữ 'thó' rất mất dạy, họ muốn dựng một Trịnh Công Sơn khác …


Ca sỹ Khánh Ly nói bà bất bình về nhiều đoạn trong phim Em và Trịnh


  • Nguyễn Mạnh Hà
  • Gửi tới BBC từ Hà Nội


20/6/2022


image015Nguồn hình ảnh, NMH. Khánh Ly nói" Họ muốn dựng một Trịnh Công Sơn khác với Trịnh Công Sơn của chúng ta"


Như tên gọi, Em và Trịnh kể lại chuyện đời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thông qua các bóng hồng trong đời ông. Đây được xem là một hướng tiếp cận an toàn, hứa hẹn ăn khách. Nhưng bộ phim ra rạp khiến không ít khán giả thất vọng vì cho rằng phim khắc họa một Trịnh Công Sơn si tình, có phần lăng nhăng, để rồi nhận quả đắng cuối đời…


Đó chính là những gì đoàn làm phim muốn nói? Họ chỉ mượn thần tượng của nhiều người để dựng lên câu chuyện của riêng mình? Giả thiết này càng trở nên vững chắc khi Khánh Ly- xuất hiện trong phim như một trong những "em" của Trịnh lên tiếng phủ nhận những chi tiết về bà trong phim.


Thìa sữa chua ra mắt đàn chị


Khánh Ly (Bùi Lan Hương) trong phim tỏ ra trên cơ Trịnh Công Sơn, không phải chỉ vì đã có hai con. Mà Trịnh Công Sơn giống như đang cầu cạnh để được "đàn chị" hát bài của mình.


Ngay buổi hẹn đầu tiên nhân vật này đã yêu cầu Trịnh Công Sơn phải ăn sữa chua từ thìa của mình và buông một câu xanh rờn, đại ý: "Ăn chung thìa còn không nổi thì làm sao hợp tác đây".


Trịnh Công Sơn (Avin Lu) ban đầu ngần ngại nhưng nghe thấy vậy đành chấp nhận. Hành động này được láy lại khi hai người tái ngộ tại Sài Gòn khiến một số khán giả thích thú vì tính đời thường, dễ thương.


Khi tôi thuật lại chi tiết này, Khánh Ly nói ở Hà Nội hôm 19/6/2022: "Tôi nói thật chồng tôi, con tôi- tôi còn chưa đút đừng nói ông Trịnh Công Sơn. Dựng chuyện thì cũng vừa phải thôi. Vì họ quên rằng tôi còn sống. Tôi đâu phải như ông Trịnh Công Sơn- người nằm xuống không nói được thì họ muốn nói gì họ nói. Và cả gia đình (nhạc sĩ) để họ nói như vậy là hạ nhục ông Sơn đó".


Một câu thoại khác thể hiện sự tự tin của nhân vật do ca sĩ Bùi Lan Hương thủ diễn. Lần đầu hẹn nhau tại cà phê Tùng, sau khi nghe Trịnh Công Sơn hát Nhìn những mùa thu đi, Khánh Ly trong phim tán thưởng: "Bài này hay thế, anh thó của ông Văn Cao đấy à?" Một số khán giả nhạy cảm cho rằng phim đã ngầm "định giá" nhạc của Trịnh Công Sơn với Văn Cao qua câu thoại này.


image017Nguồn hình ảnh, NHM. Khánh Ly đang có mặt tại Hà Nội để chuẩn bị cho chuyến lưu diễn xuyên Việt kỷ niệm 60 năm ca hát


Khánh Ly tỏ rõ sự bất bình: "Cái chữ 'thó' rất mất dạy. Một người nhỏ tuổi gặp người lớn không thể nào dùng chữ đó. Ông nội tôi cũng không dám nói với ông Trịnh Công Sơn cái kiểu đó! Thật tình mà nói lúc đó tôi cũng chưa nghĩ tới ông Văn Cao nữa. Làm sao tôi dám so sánh cái chuyện ông Văn Cao với ông Trịnh Công Sơn hoặc ngược lại".


Khánh Ly cho hay những phân đoạn có vai Khánh Ly trong kịch bản đã được gửi tới ca sĩ Quang Thành là trợ lý của bà. Và "thó" là một trong những chi tiết không có thật bà yêu cầu cắt bỏ.


Khánh Ly cũng khẳng định thời điểm đó bà chưa biết đến Bob Dylan. Còn phim để cho Trịnh Công Sơn nói với Khánh Ly tại B'lao: "Họ đang so sánh anh và em như Bob Dylan và Joan Baez". Khánh Ly trong phim độp lại: "Không, chúng mình đẹp đôi hơn chứ!"


'Lửa gần rơm'


Bà Trịnh Vĩnh Trinh, em gái cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, nói về phim ‘Em và Trịnh’


Khánh Ly cũng khẳng định với tôi hôm 19/6 rằng bà chưa từng từ Đà Lạt lên B'lao thăm Trịnh Công Sơn. Nhưng khán giả thì rất ấn tượng với cảnh Khánh Ly và Trịnh Công Sơn đứng ôm nhau bên một đống lửa trại trước căn chòi của nhạc sĩ tại B'lao. Ánh lửa đó bùng lên rồi lọt thỏm trong ngút ngàn rừng đêm…


Cùng với cảnh hai người dắt tay nhau cười nói tung tăng, rồi thoáng hờn ghen của Khánh Ly khi Trịnh Công Sơn nhắc tới Dao Ánh khiến khán giả không khỏi nghĩ có một sự "lửa gần rơm" nào đó trong thời kỳ hai người ở Đà Lạt hoặc một tình cảm đơn phương từ phía Khánh Ly.


Khánh Ly nói với tôi qua điện thoại: "Tôi hiểu cái ý nghĩ trong đầu người ta. Nếu người ta nghĩ đến những điều tốt đẹp hơn, người ta đã không làm những điều này. Ở đời nhiều người nói không bao giờ có tình bạn giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Nhưng đừng đánh đồng mọi người như thế. Chỉ có những người nào đầu óc đen tối chỉ nghĩ tới những điều đó thôi mới làm ra những chuyện như vậy".


Trong phim, Trịnh Công Sơn và Khánh Ly tạm biệt nhau khi Khánh Ly từ chối về Sài Gòn cùng nhạc sĩ theo lời mời của quán Văn. Lý do của Khánh Ly trong phim kiểu: "Em chỉ là một cô ca sĩ xấu xí (từ này được nhân vật đai đi đai lại trong nhiều cảnh huống) không được Sài Gòn chấp nhận".


Trịnh Công Sơn trong phim không biết gallant đến đâu nhưng khi thấy người phụ nữ đối diện khiêm tốn nhận mình xấu xí thì cứ lờ đi như kiểu tán thành.


image019Nguồn hình ảnh, NMH. Khánh Ly: "Sở dĩ tôi còn đi hát đến giờ là nhờ người ta thương ông Sơn đó. Với tình thương người ta dành cho ông Sơn như vậy ai làm gì được ông ấy. Vô ích thôi"


Còn trên thực tế ngay từ những ngày đầu gặp gỡ vào khoảng 1964-65 tại Đà Lạt, Trịnh Công Sơn đã rủ Khánh Ly về Sài Gòn hát. "Tôi từ chối vì lúc đó mình không biết Trịnh Công Sơn là ai cả", Khánh Ly nhớ lại. "Làm sao mình nghĩ một người như thế có thể đảm bảo cho đời sống của mấy mẹ con được. Tôi cần tiền để nuôi con. Và gia đình chồng tôi lúc đó cũng ở Đà Lạt. Tôi không thể nào nghe ông về Sài Gòn nơi mà chẳng ai biết mình là ai".


Sau đó họ mất liên lạc cho đến khi tình cờ Trịnh Công Sơn đang ngồi vắt vẻo cùng chúng bạn trên một bờ tường ở phố Lê Thánh Tôn bỗng thấy Kháng Ly ngang qua… Và thiên tình sử bằng âm nhạc được nối lại.


Trong phim, Trịnh Công Sơn tìm ra một căn nhà kỳ lạ bao quanh bằng khung sắt kiểu chuồng cọp. Cảm tưởng cái lồng giam tiếng hát Khánh Ly. Khánh Ly đang ngồi mắng con với cặp mắt tô đậm thì Trịnh Công Sơn lò dò đến. Rồi họ kết nối lại với quán Văn và buổi ra mắt lịch sử diễn ra với lượng khán giả đến cả ngàn người (như lời Trịnh Công Sơn trong phim nhắn với Dao Ánh), nhưng trong hình số diễn viên quần chúng chắc cỡ hơn trăm.


Lượng người đó liệu có thể làm Khánh Ly (trong phim) run khi cô đã có kinh nghiệm biểu diễn ở những sân khấu phòng trà, sàn nhảy choáng lộn ở Đà Lạt?! Cảnh Khánh Ly bỏ giày ra để lấy lại bình tĩnh làm tôi hơi giật mình vì bộ móng chân rõ ràng được đánh sơn dù khá gần với màu móng tự nhiên.


Khánh Ly nhớ lại: "Phải nói lúc đó tôi rất nghèo mà ông Trịnh Công Sơn cũng chẳng có gì. Ông bảo: 'Tới hát với anh'. Tới thì tới. Tôi cũng chẳng hỏi anh ơi hát cái này là cái gì, hát cho ai… Tôi chẳng cần biết. Được hát là sướng lắm. Vì đâu có ai biết mình là ai. Đến hát với ông, tay run mà chân cũng run, toàn thân run hết. Thì tôi mới bỏ đôi giày ra. Giày bít gót, bít mũi màu đen. Lúc đó tôi là đứa gần như không phấn, không son, không có gì cả, mượn bộ đồ đến hát".


Khánh Ly cung cấp một chi tiết, Trịnh Công Sơn thấy bà cắt tóc ngắn (do giận dỗi gia đình) thì bảo: "Anh không muốn gặp những người điên". Là vì ông chỉ thích phụ nữ để tóc dài, mặc áo dài thôi.


image021Nguồn hình ảnh, NMH. Khánh Ly nói" Họ muốn dựng một Trịnh Công Sơn khác với Trịnh Công Sơn của chúng ta"


'Âm nhạc bỏ anh rồi...'


Mở đầu Em và Trịnh là cuộc đàm thoại giữa Khánh Ly ở Mỹ và Trịnh Công Sơn (Trần Lực) tại TP.HCM. Khánh Ly trong phim hỏi thăm: "Anh dạo này có sáng tác mới nào gửi cho em?" Trịnh Công Sơn tỏ vẻ khổ sở: "Lâu lắm không có bài mới. Âm nhạc đã bỏ anh rồi".


Thực tế không hề có một đối thoại như vậy, Khánh Ly khẳng định: "Tôi chỉ liên lạc với anh Sơn một lần bằng điện thoại, khi mà điện thoại từ Mỹ về Việt Nam bắt đầu liên lạc được. Thì lúc đó anh Sơn giới thiệu Hồng Nhung, Thanh Hải nữa hát nhạc của anh. Thế thôi, tôi không hỏi gì thêm. Tôi không hỏi anh có sáng tác cái gì không, không bao giờ. Anh Sơn đưa cho bài nào thì tôi biết bài đó. Có những bài anh Sơn không đưa cho tôi mà đưa qua Hoàng Thi Thao (cháu của Hoàng Thi Thơ), thí dụ bài Tình nhớ. Không bao giờ tôi thắc mắc anh làm bài này bài kia cho ai…"


Bà cũng cho biết thêm phải bài nào khó hiểu lắm bà mới dám nhờ Trịnh Công Sơn giảng nghĩa: "Tại ông Sơn mình coi như bậc cha chú. Có bao giờ mình đi vặn hỏi cha mình đâu. Cho nên mình cứ cố gắng tìm hiểu thôi. Cho đến khi nào kỳ cùng ngã ngửa mà không thể hiểu bài này ông nói gì thì mình có thể hỏi".


Khánh Ly vẫn nhất quyết không xem Em và Trịnh. "Họ muốn dựng một Trịnh Công Sơn khác với Trịnh Công Sơn của chúng ta. Nếu tôi đi xem phim bây giờ có nghĩa tôi đồng lõa với họ trong việc đó. Tôi không nói gì, không làm gì mà họ còn gắn vào miệng mình những điều đó. Tôi không muốn họ phải xấu hổ khi gặp mình".


Tuy nhiên bà không ngăn cản mọi người xem phim, coi như một hành động ủng hộ phim Việt.


"Tôi chỉ biết nói những gì tôi biết để ông Sơn không phải chịu những oan ức như vậy. Trịnh Công Sơn không đáng phải chịu đựng những điều như thế. Ông cho chúng ta những điều rất đẹp đẽ. Trong đời ông có làm gì ai đâu để đến bây giờ nằm xuống rồi mà cũng không được yên nữa. Muốn kiếm tiền thì thiếu gì cách. Làm lợi cho mình thì phải nghĩ đến nhân phẩm của người khác nữa chứ. Hỏi ý kiến rồi cứ làm theo cách của mình thì chẳng thà lấy tên nhân vật là Trúc Ly, Hoàng Ly… có phải thoải mái không".


Nhưng dường như chỉ cần phim về Trịnh Công Sơn là đủ để khán giả nô nức đi xem, kệ cho mức độ hư cấu đến đâu. Càng gây tranh cãi, Em và Trịnh càng hút khách. Theo mô tả của báo chí trong nước thì nhiều rạp phải mở thêm buổi chiếu lúc 0h, khán giả thủ đô đội cả mưa đến xem. Trong khi ai cũng biết tình trạng ngập lụt chỉ sau một cơn mưa ở Hà Nội hiện đáng ngại thế nào.


* Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong nói riêng của tác giả Nguyễn Mạnh Hà từ Hà Nội


image022Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đệm guitar cho Khánh Ly hát Ru ta ngậm ngùi tại Trường đại học Văn khoa Sài Gòn năm 1967. Ảnh TL


image023Ca sĩ Khánh Ly và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lúc khởi đầu hát ở Đại học Văn Khoa - Sài Gòn


image025image027Tuyển tập Ca Khúc Da Vàng được hàng triệu thanh niên miền nam VNCH ưa thích dù đang cầm súng đánh nhau với người anh em phương Bắc. Ca khúc được bày bán công khai ở các tiệm sách và trong hàng ngàn quán cà phê ở Saigon và các tỉnh thành.
30 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11783)
Điều làm du khách không khỏi ngạc nhiên là nhiều hạng mục cổ của các di tích này bị phá đi và xây mới lại. Không gian đỉnh Yên Tử những ngày này trở nên ồn ào bởi hàng loạt công trình dở dang cùng tiếng máy xây dựng vang vọng khắp vùng núi.
23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 12376)
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11020)
Xuân Tân Mùi-791-Phùng Hưng (người Đường Lâm-Sơn Tây) dấy binh đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường, làm chủ đất nước, nhân dân tôn là bố cái đại vương Kỷ Mùi-889-Năm sinh Ngô Quyền , anh hùng dân tộc, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống nam Hán năm 938, lập nhà Ngô mở đầu giai đoạn quốc gia độc lập
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20099)
Hồ Trường là một thi phẩm nổi tiếng của nhà cách mạng Nguyễn Bá Trác vào đầu thập niên hai mươi. Tác giả người làng Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, từng theo Cụ Phan Bội Châu trong phong trào Đông Du và hưởng ứng phong trào Đông Kinh của Cụ Phan Chau Trinh. Từng làm quan dưới triều Nguyễn, Ông cũng là nhà biên khảo cho Phủ Toàn Quyền Đông Dương và là chủ bút ( phần Hán Văn) của tờ Nam Phong Tạp Chí do Phạm Quỳnh sáng lập.
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16028)
Hát Quan Họ là một lối Hát Thơ rất đặc thù nổi tiếng vùng Kinh Bắc ( gồm Bắc Ninh và Bắc Giang). hay còn gọi là Dân Ca Quan Họ. Hằng năm cứ dip Xuân về vào tháng Giêng Âm Lịch là Hội Làng mở các Lễ Hội đầy mầu sắc văn hóa dân gian, trong đó Lễ Hội Lim làng Tiên Du là lễ hội lớn và hoành tráng nhất.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 10403)
Chiều 27-9, ông Nguyễn Đức Kiếm - phó giám đốc bảo tàng tỉnh Nghệ An cho biết, bảo tàng đã tổ chức trao thưởng của UBND tỉnh cho ông Nguyễn Văn Bình (ngụ ở xóm 9, xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) - người đã có công phát hiện và giao nộp 2 khẩu súng thần công cho bảo tàng.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 10601)
(Dân trí) - Ngày 6/10, TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế (TTBTDTCĐH) cho biết chiếc xe kéo của vua Thành Thái đang làm một số thủ tục, chuẩn bị được đưa về cố hương.
01 Tháng Mười 2014(Xem: 11743)
Dân ca Ví, Giặm là “thổ sản” độc đáo trong kho tàng dân ca Nghệ Tĩnh, thể hiện đậm nét bản sắc riêng của con người xứ Nghệ. Hát Ví, hát Giặm đã tồn tại hàng trăm năm nay trong đời sống nhân dân xứ Nghệ, được lưu truyền qua nhiều thế hệ cho đến ngày nay.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 14694)
Doãn Quốc Sỹ là một nhà văn, nhà giáo nổi tiếng tại miền Nam Việt Nam từ trước 1975. Ông đã dậy học tại các trường Trung học như Nguyễn Khuyến (Nam Định) Chu Văn An (Hà Nội) Trần Lục (Sài Gòn). Làm Hiệu trưởng trường Trung học Hà Tiên, Giáo sư trường Trung học Hồ Ngọc Cẩn, Giáo sư trường Đại học Văn khoa Sài Gòn và Đại học Sư phạm Sài Gòn Giữa thập niên 60, ông du học tại Hoa Kỳ về ngành Giáo dục và trở về nước dậy học cho tới 1975.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 10672)
Một giá hầu bóng đang cử hành giá “Quan lớn Tuần Tranh” tại đền ngã Năm Sàigon. Khởi động cho giá hầu là ban nhạc Cung Văn gồm đàn nguyệt, đàn đáy, phách, trống chầu, trống con, sáo, ngâm hát những bài ca vinh danh vị tướng “Trấn thủ Lưu đồn” trong lịch sử Việt Nam.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 12476)
Trước mắt tôi là sưu tập Văn Nghệ số 40 ra 3-1953. Lúc này cơ quan Hội văn nghệ đang đóng ở rừng Việt Bắc. Nhân cái chết của Stalin, tạp chí của Hội ra một số đặc biệt, không chỉ Tố Hữu mà nhiều tác giả khác có bài liên quan tới sự kiện này.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 11220)
Nhân câu chuyện bầu chọn, đề cử và chỉ định cán bộ tại Việt Nam trước Đại hội Đảng Cộng sản dự kiến vào năm 2016 đang thu hút sự chú ý của dư luận, BBC Tiếng Việt xin giới thiệu một số trích dẫn lịch sử liên quan đến chế độ quan tước và thế tập thời phong kiến để bạn đọc tham khảo:
20 Tháng Ba 2014(Xem: 11790)
Kể từ ngày 20 tháng Ba cho đến 20 tháng Năm năm 2014, Viện Lưu trữ Quốc Gia (Archives Nationales) tổ chức cuộc triển lãm với tựa đề ‘‘Quan hệ Việt-Pháp qua bốn thế kỷ’’. Sau khi được trưng bày ở Hà Nội và Sài Gòn, nay cuộc triển lãm được đưa sang Paris, trong khuôn khổ chương trình Năm Việt Nam tại Pháp.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 12300)
Chùa Hương (Hà Nội), đến hẹn lại lên, sau Tết Nguyên đán Canh Dần 2010, chỉ trong duy nhất cái ngày khai hội thôi, đất Phật đã đông đến kỷ lục: 6 vạn lượt khách/ngày! Bên cạnh tắc đường, trộm cắp, chèn ép khách..., nạn xả thịt thú rừng diễn ra ngang nhiên và kinh hoàng.
23 Tháng Hai 2014(Xem: 9952)
Dưới đây là bài nói chuyện có ghi âm của Ls Lâm Lễ Trinh trong buổi giới thiệu sách “Tuyết Xưa, Viết về Văn học” của Gs Trần Ngọc Ninh ngày 29.9.2002 tại Viện Việt Học, Intitute of Vietnamese Studies, ở số 15355 Đại lộ Brookhurst, Westminster, Californie
06 Tháng Hai 2014(Xem: 15010)
Vào những ngày đầu xuân, Người Việt có thú vui là đi xem quẻ đầu năm, xem gia đạo có được yên lành ấm no trong năm mới hay không? Cũng vì thế, mời quý thính giả cùng đến với Hòa Ái và chiêm tinh gia Phước Lộc để nghe chia sẻ về quẻ “kỳ môn độn giác” của năm Giáp Ngọ.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 13974)
Đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Quyết định trên được đưa ra tại phiên họp ngày 5/12 của Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO diễn ra ở Baku, Azerbaijan, từ ngày 2/12-7/12, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11982)
Theo ông, Tổng thống Eisenhower (Jan1953-Jan 1961) cho rằng nếu Đông dương mất về tay CS sẽ là mối đe dọa Mỹ nhưng người Mỹ không muốn đưa quân vào (1). Năm 1954 Eisenhower nói nếu Đông Dương mất, Đông Nam Á sẽ mất theo y như ván cờ Domino, Mỹ đã thỏa thuận với khối SEATO (2) để bảo vệ Đông Dương và đã bơm 7 tỷ viện trợ quân sự kinh tế cho Việt Nam Cộng Hòa từ 1955-1961.