Lễ Tịch điền “không giống ai” kiểu XHCN VN

11 Tháng Hai 20227:25 SA(Xem: 2818)

VĂN HÓA ONLINE – VĂN HÓA LỊCH SỬ - THỨ SÁU 11 FEB 2022

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Lễ Tịch điền “không giống ai” kiểu XHCN Việt Nam


07/02/2022 12:03


image003Ông Nguyễn Xuân Phúc “tịch điền” cùng con trâu vằn vện XHCHVN.


TTO - Sáng 7-2 (tức mùng 7 tháng giêng năm Nhâm Dần), tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên (Hà Nam), UBND tỉnh và huyện tổ chức lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2022. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã thực hiện nghi thức tịch điền cùng nhân dân địa phương.


Theo ban tổ chức, lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2022 sẽ tổ chức trong 3 ngày từ 5 đến 7-2 (tức từ 5-7 tháng giêng năm Nhâm Dần). Trong đó, ngày mùng 5 và mùng 6 tháng giêng tổ chức các nghi lễ tâm linh như lễ cáo yết, lễ rước nước lên Đàn tế, lễ Sái tịnh, lễ cầu an trên chùa Đọi Sơn... Ngày mùng 7 tháng giêng (chính hội) sẽ tổ chức khai mạc lễ Tịch điền và công bố, trao bằng cho các xã đạt tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Hà Nam năm 2021. Buổi tối cùng ngày sẽ tổ chức lễ yên vị tại chùa Đọi Sơn và đình Đọi Tam.


Tranh luận hình ảnh 'trâu vằn' khi Chủ tịch nước CsVN Nguyễn Xuân Phúc dự lễ Tịch điền


8/2/2022


image005Câu chuyện Chủ tịch nước đi cày trong lễ hội Tịch điền tạo ra phản ứng trái ngược


Hôm 07/02, truyền thông Việt Nam đồng loạt đăng tin Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2022 tại tỉnh Hà Nam.


Đáng chú ý, hình ảnh vị chủ tịch nước trong trang phục nhà nông xuống đồng đi cày cùng với con trâu được vẽ những vằn màu vàng gây ra ý kiến khác nhau trên mạng xã hội.


Nhiều người cho rằng con trâu này được sơn vằn vàng cho giống với con hổ của năm Nhâm Dần.


Tuy nhiên, các ý kiến trái chiều cho rằng hình ảnh như vậy không gây ấn tượng, không thật và không đúng với hình ảnh con trâu ngoài đời.


Trên trang Facebook Lưu Trọng Văn viết: "Biết là vua đi cày chỉ là diễn, nhưng tâm để vào việc cầu chúc nông dân mùa mới bội thu thì cách vẫn phải khác.


"Sự việc chủ tịch nước đi cày mang ý nghĩa lớn, nhưng hình ảnh đám quan chức đứng quanh, phía sau là thềm sân ốp gạch men đỏ cùng con trâu vẽ vằn vện vàng, thật phản cảm."


Quan điểm khác thì cho rằng những hình ảnh như này không thể hiện được một tư duy mới để phát triển đất nước.


Tài khoản Facebook Tran Phi Tuan viết: "Dù cải tiến chiếc cày hiện đại đến bao nhiêu và chăm sóc con trâu cho khỏe mạnh đến vằn vện như hổ thì cũng không thể tăng tốc và phát triển nhanh, mạnh được. Cái chúng ta cần là một tư duy mới, chứ không phải 'trí khôn của tao đây'!"


Trang Facebook Diễn đàn chống phản động đưa ra ý kiến phản bác: "khi thấy hình ảnh trên được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, một số người không nắm rõ nét văn hóa độc đáo của vùng đất Đọi Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam đã vội vàng đã lên tus chửi rằng "làm màu", "làm trò", "trâu qu.á.i th.a.i", "không tôn trọng linh vật"... rồi bỉ bôi cơ quan tham mưu không đúng tầm..."


Lễ Tịch điền khởi nguồn từ thời vua Lê Đại Hành, người vốn coi trọng nông nghiệp, đã đích thân xuống ruộng cày trong lễ xuống đồng đầu năm tại vùng đất núi Đọ sông Châu.


Ngày nay, lễ hội Tịch điền Đọi Sơn diễn ra trong ba ngày từ mùng 5 đến mùng 7 tháng Giêng hàng năm tại xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.


Trang mạng báo Tuổi trẻ Online đưa tin: "Trong trang phục nhà nông, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã cùng các đại biểu và người dân địa phương thực hiện nghi thức tịch điền, cày những luống đất đầu tiên, khởi đầu cho mùa vụ mới bội thu."


Một số ý kiến trên mạng xã hội đặt câu hỏi vì sao các tấm phướng trong lễ phải viết Hán tự, mà không dùng chữ Nôm hay tiếng Việt.


Có người còn nói "hình ảnh như một cảnh ở tỉnh miền núi của TQ".


Hoặc có người viết trên Facebook rằng: "Lễ tịnh điền năm nay, tổ chức theo phong tục của Việt Nam, nhưng tổ chức kiểu gì mà kim không ra kim cổ không ra cổ chẳng giống ai..."


Hình ảnh hổ năm nay cũng trở thành tâm bão mạng xã hội ở Việt Nam trong những ngày đầu năm Nhâm Dần khi nhiều hình ảnh "đàn hổ chết cười" được các tỉnh thành ở Việt Nam dựng lên để trang trí đô thị nhân dịp Tết đến xuân về.


Nguồn gốc lễ hội Tịch điền Đọi Sơn


Năm 2009, lần đầu tiên Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn được phục dựng tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Vào năm 2019, quyết định hành chính đã sáp nhập 3 xã Tiên Phong, Đọi Sơn, Châu Sơn để thành lập xã Tiên Sơn.


Lễ này được phục dựng theo tích Vua Lê Đại Hành cùng văn võ bá quan tổ chức cày Tịch điền lần đầu tiên dưới chân núi Đọi (năm Đinh Hợi 987).


Một bài về lễ hội trên trang Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2019 giải thích: "Sự tích lịch sử Mùa xuân Đinh Hợi năm 987 ấy, đích thân bậc quân vương xuống đồng cày ruộng đã để lại bao ý nghĩa tốt đẹp cho dân tộc, một thông điệp ý nghĩa mà vô cùng đơn giản lưu truyền cho hậu thế, đó là khuyến khích người dân chăm chỉ làm ăn. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, lễ hội Tịch điền đã thực sự trở thành một nét sinh hoạt văn hóa tâm linh quan trọng, là di sản văn hóa của dân tộc."


Năm 987 là lễ Tịch điền đầu tiên còn thấy trong sử sách Việt Nam được ghi lại trong sách "Đại Việt sử ký toàn thư".


Năm 2017, kỷ niệm 1030 năm ngày vua Lê Đại Hành lần đầu tiên xuống đồng thực hiện nghi lễ cày tịch điền, Việt Nam quyết định ghi danh Lễ Tịch điền Đọi Sơn là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.


Lễ cày tịch điền này duy trì tới thời nhà Nguyễn, chấm dứt vào thời vua Khải Định.


+++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Monday, 07/02/2022 - 05:53:32


Nguyễn Xuân Phúc diễn hài cùng con trâu giả cọp tại lễ tịch điền



image007Chủ Tịch Nước CSVN Nguyễn Xuân Phúc (giữa, đầu hói) đang làm trò nông dân tại lễ Tịch Điền Tết Nhâm Dần 2022 ở xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.



Bài ĐỊNH TƯỜNG

Vị đương kim chủ tịch nước CSVN trông khá hài hước trong bộ áo nâu “của nông dân” đi sau một con trâu được sơn phết sọc vằn của con cọp cho đúng bài xuân Nhâm Dần.

Hôm thứ Hai, 7/2/2022, báo Tuổi Trẻ đăng ảnh ông Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước CSVN khiến người ta bật cười vì bộ dạng của ông này giống một diễn viên hài hơn là lãnh đạo.

Theo thông lệ các năm trước, cứ vào mùng 7 Tết, tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, chủ tịch nước lại thực hiện nghi thức tịch điền cùng người dân.

Hoạt động này chủ yếu để tuyên truyền về sự gần dân của lãnh đạo và vị chủ tịch nước tạo dáng cùng con trâu trên cánh đồng lúa chủ yếu cho phóng viên báo đảng ghi hình, chụp ảnh.

Buổi lễ được cho là tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày để mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Nhà vua được ghi nhận coi trọng nông nghiệp, sống gần gũi với người dân.

Nhận thấy vùng núi Đọi sông Châu có vị trí chiến lược quan trọng đối với kinh đô Hoa Lư, sau khi lên ngôi, vào mùa xuân Đinh Hợi (987), vua Lê Đại Hành đã cùng bá quan trực tiếp cày ruộng ở xã Đọi Sơn để khuyến khích nhân dân mở mang nông trang, ổn định cuộc sống.

Tờ Tuổi Trẻ cho hay, tại lễ tịch điền xuân năm nay, sau phần tạo dáng cùng con trâu, ông Phúc lên giọng chỉ đạo, “Lấy nông nghiệp làm căn bản, coi nông nghiệp là nền tảng ổn định đất nước, ổn định xã hội…”

Vì sao Nguyễn Phú Trọng không dự lễ Tịch điền?

Trước ông Phúc, vị chủ tịch nước gần nhất được ghi nhận tạo dáng ở lễ tịch điền là Trần Đại Quang. Tại sự kiện diễn ra hồi Tết 2017, ông Quang ngồi hẳn trên máy cày cho oai vệ và diễn tả hàm ý rằng nông nghiệp Việt Nam đã hiện đại hóa và có nhiều tiến triển so với thời vua chúa ngày trước.

Trước ông Quang, các đời chủ tịch nước khác như Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang… đều tham dự lễ tịch điền hàng năm và xem đây là hoạt động mang tính biểu tượng.

Thế nhưng sau khi ông Quang chết, đến phiên Nguyễn Phú Trọng làm chủ tịch nước nhưng ông này không hề dự lễ tịch điền.

Nguyên nhân được hiểu là ông Trọng đi không vững sau vụ bị đột quỵ tại tỉnh Kiên Giang hồi tháng 4/2019, nên gần như không xuất hiện ngoài trời mà chỉ hiện diện tại hội trường.

Do ông Trọng đi không nổi, nên Đảng phải cử ông Trương Hòa Bình, phó thủ tướng CSVN thay chủ tịch nước đi dự lễ Tịch Điền.

Ngoài vụ vắng mặt tại lễ Tịch Điền, ông Trọng đến nay còn được hưởng ngoại lệ là không bao giờ phải vào lăng viếng Hồ Chí Minh cùng các giới chức khác.
(Nguồn Báo Đất Việt)