Kinh tế trong cơn đại dịch Covid 19

04 Tháng Tư 20209:01 SA(Xem: 8619)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ BẨY 04 APRIL 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  vaamacali@gmail.com (VănHóa Online-California)


image003


Kinh tế trong cơn đại dịch Covid 19


Tạ Dzu


Nhân mùa đại dịch Convid 19 - kinh tế thế giới nghiêng ngả, chuỗi dây cung ứng quốc tế bị ngưng trệ hoàn toàn, thị trường chứng khoán thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ trồi sụt bất thường, có lúc lên hay xuống cả ngàn điểm (khi chạm vào giới hạn lên xuống 7% nên phải ‘đóng cầu giao’, hoặc trước lúc thị trường mở cửa hay ngay trong ngày, không cho trao đổi chứng khoán trong vòng 15 phút hay hơn, tuỳ mức độ lên xuống và vào lúc nào, để giới hạn thiệt hại)[1], cuối ngày lại xuống hai, ba ngàn điểm – chúng ta nên có một cuộc duyệt xét lại tình hình kinh tế thế giới để hiểu phần nào, tại sao chỉ vì dịch corona virus mà thị trường chứng khoán toàn cầu lại chao đảo kinh hoàng như vậy?


Nhiều người gọi tình trạng coronavirus gây xáo trộn kinh tế là ‘thiên nga đen’ (black swan)[2]. Thiên nga đen là một sự kiện vượt quá những gì thường được dự kiến về một tình huống nào đó và có những hậu quả nghiêm trọng. Hy vọng qua cuộc duyệt xét tạm gọi là tổng quan ngắn gọn này, chúng ta, đặc biệt là các kinh tế gia người Việt quan tâm đến tình hình đất nước sẽ học được những kinh nghiệm quý báu của thế giới, góp phần vào việc xây dựng một hệ thống kinh tế phù hợp với đất nước và con người Việt Nam mai sau.


Kể từ thập niên 1980 trở về trước, Hoa Kỳ đã để bàn tay vô hình (invisible hand) thúc đẩy sự cạnh tranh với quy luật đào thải của kinh tế thị trường mà nhà nước không can thiệp gì nhiều[3].


Sang thập niên 1990, qua Đồng thuận Washington (Washington Consensus), Mỹ đã dẫn đầu thế giới trong việc toàn cầu hoá bằng cách thúc đẩy việc hạ thấp hay huỷ bỏ hàng rào quan thuế, hối thúc các ngân hàng thế giới mở rộng cánh cửa tài chánh hỗ trợ cho đầu tư và thương mại quốc tế. Những cố gắng này đã khiến những nguồn tiền khổng lồ luân lưu xuyên quốc gia theo làn sóng tự do hoá tài chánh (financial liberalization) mà không bị cơ quan quốc tế nào thanh tra, tuy dẫn đến phát triển nhưng cũng dễ làm bùng vỡ những bong bóng kinh tế thế giới trong nhiều năm qua: từ Mexico (1994), Đông Á (1997),  Nga (1998), Nam Mỹ (2000), đến Mỹ (2007-2009), châu Âu (2010-2012).


Cuộc đại khủng hoảng tài chánh 2008-2009 (Great Financial Crisis) đã làm lung lay hình ảnh tốt đẹp của toàn cầu hoá. Nhiều kinh tế gia tài ba cũng không thể dự tính được rằng kinh tế thị trường trao đổi tự do cũng không thể tự điều tiết giá cả cho hợp lý và đào thải những thành phần hám lợi gây thiệt hại to lớn ra khỏi thị trường. Mặc dù được đào tạo chuyên nghiệp, nhiều chuyên viên tài chánh xuất thân từ những ngôi trường danh tiếng như MIT, Havard… của Mỹ, cùng hàng loạt những ngân hàng quốc tế có đến cả trăm năm kinh nghiệm, vì tham lam, đều… nhắm mắt đưa chân, lao vào những loại đầu tư đầy rủi ro (risky assets) như chứng khoán, trái khoán trả lãi cao (high-yield bonds) và th ị trường bong bóng địa ốc như những con thiêu thân.


Thị trường địa ốc Mỹ tan vỡ cuối 2007, khởi đi từ bọt bong bóng bể của Lehman Brothers, lan rộng ra toàn cầu vì tình trạng dây chuyền trong mậu dịch quốc tế. Chính phủ Mỹ đã vội phải nhảy vào can thiệp, chứ nếu để mặc cho thị trường tự điều tiết, tự đào thải sẽ khiến hàng loạt ngân hàng sụp đổ, dẫn đến hàng vạn công ty đóng cửa và cả chục triệu người mất việc.


Ta thấy rằng toàn cầu hoá tuy mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng trở thành trở ngại nếu không được bàn định kỹ lưỡng giữa các quốc gia, ít nhất là từ  những cường quốc kinh tế nhằm thiết lập một tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội toàn cầu (social responsibility). Qua cuộc khủng hoảng địa ốc đó, con người cần thiết lập được một ‘cộng đồng nhân loại’ – human community - sinh sống hoà hài bên nhau, thay vì tiếp tục cạnh tranh khốc liệt, mạnh ai nấy sống, tạo ra nhiều bong bóng các loại rồi cùng bể với nhau.


Các ngân hàng trung ương thế giới từ 2008, hoặc tự quyết định, hoặc cùng với hệ thống chính trị đã đồng loạt đưa ra những gói kích cầu khổng lồ (Mỹ là TARF, QE1, 2, 3…) nhằm cứu vãn kinh tế. Cứu vãn kinh tế thì đương nhiên phải thực hiện rồi, nhưng cùng lúc, các ngân hàng trung ương cũng phải hiểu rằng họ đã tạo ra hiện tượng ‘ngập lụt tiền tệ’ thế giới. Ngân hàng trung ương Mỹ (Fed) giữ lãi suất thấp quá lâu để chính phủ dễ có khả năng trả nợ (hiện nợ quốc gia đã lên đến 23 ngàn tỉ), nhưng lại là nguyên nhân cho các công ty mượn nợ rẻ, nhưng thay vì dùng tiền đó phát triển công ty, nhiều hãng đi mua lại cổ phiếu của chính mình vào để giá cổ phiếu tăng nhanh ngoài thị trường (stock buybacks). Cổ phiếu tăng thì các nhà đầu tư lẫn giới lãnh đạo công ty đều hưởng lợi lớn. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng thực chất của kinh tế hồi phục (recovery) từ 2008 đa phần là do các hãng xưởng mượn nợ xài, chứ GDP cả chục năm qua không không bao nhiêu.


Tình trạng rất nhiều hãng xưởng lẫn chính phủ nợ nần ngập đầu và ngân hàng trung ương giữ lãi suất thấp khá lâu, có thể là những nguyên nhân chính yếu giải thích cho tình trạng kinh tế hôm nay, mà các chú vi rút Corona ‘ngang tàng’ là giọt nước cuối cùng làm tràn ly nền kinh tế mà ai cũng lo thủ lợi cho mình phần nhiều hơn người khác. Kinh tế suy trầm, hãng xưởng không trả được nợ, đành phải nhờ chính phủ cứu vớt (bailout)[4].


Với lãi suất xuống đến 0%, các ngân hàng trung ương quốc tế không còn cách nào khác hơn là tiếp tục in tiền cứu nguy kinh tế, một giải pháp đã không tạo hiệu quả tích cực cho kinh tế thế giới, lại được tiếp tục thực hiện.


Ngoài ra, với tư duy chính trị thế giới ngày nay, gần như tất cả các chính trị gia đều có chung một điểm là đều muốn được tái đắc cử. Họ dễ có khuynh hướng làm nhiều điều ngoài khuôn khổ nguyên tắc bình thường để đạt được mục tiêu. Khái niệm đắc cử để phục vụ công chúng (public service) dường như đã trở thành xa xỉ. Đó không phải là khuôn mẫu chính trị mà ta muốn xây dựng cho quê hương mai sau.


Tình trạng bể bong bóng địa ốc 2008 khiến nhiều nước đang phát triển bị ảnh hưởng nặng nề, nổi lên tâm lý chống phương Tây, nhất là tại Nam Mỹ. Các quốc gia tầm trung (Brazil, Russia, India, China - BRIC) cho rằng phải tiến lên lãnh đạo kinh tế thế giới thay thế cho sự lụn bại của phương Tây. Bắc Kinh tung ra những gói kích cầu khổng lồ (tuy sau này bị bể tín dụng) nhưng cũng đã giúp Tàu vươn lên, soán ngôi đệ nhị cường quốc kinh tế thế giới thay Nhật, và đang đe dọa soán đoạt luôn ngôi vị bá chủ của Mỹ.


Trong khi đó tại Hoa Kỳ, khủng hoảng 2008 làm nổi bật những nỗi bất mãn lâu năm của giới công nhân trung lưu: 30 năm qua lương không tăng bao nhiêu mà còn nơm nớp lo âu mất việc. Toàn cầu hoá gây khốn đốn cho tầng lớp trung lưu phương Tây nhưng lại ưu đãi giới thượng lưu ít ỏi, lớp người đã vật đổ kinh tế Mỹ 2008 nhưng được nhà nước rộng tay cứu vớt, không ai đi tù; dân thì mất nhà, mất American dream qua nhiều năm khổ công tích góp.


Bàn tay vô hình năm nào đã trở thành què quặt, không còn đủ dài để điều chỉnh thị trường lao động, giá cả hợp lý và làm cán cân mậu dịch thế giới mất cân đối.


Nhiều người đồng ý kinh tế không thể để cho bàn tay vô hình quyết định nữa, phải có nhà nước can thiệp vào. Nhưng can thiệp tới mức độ nào, và là nhà nước nào, có thực sự là nhà nước của dân hay của các đảng phái?


Khủng hoảng 2008 khiến dân mất nhà, trắng tay, nhưng dù có phẫn uất đến mấy chăng nữa cũng chỉ đến độ tràn vào toà nhà quốc hội ăn vạ và trương bảng “We are 99%” biểu tình. Còn quyền quyết định kế hoạch, chính sách ra sao thì vẫn là quyền của 1% giới thượng lưu (elites) mặc cả, giằng qua kéo lại với nhau. Thể chế tuy mang tiếng là dân chủ, nhưng nhân dân không có quyền quyết định lấy vận mệnh chính trị của mình, vẫn là một quyền riêng thuộc về các chính đảng. Nếu họ quyết sai thì dân cũng ráng mà chịu.


Trước tình hình kinh tế nghiêng ngả đó, lương công nhân không tăng mà cứ thom thóp lo nếu mất việc, không khéo sẽ bị nhà băng kéo mất nhà, nên trong cuộc bầu cử năm 2016 ở Mỹ, ông Trump tuy ăn nói bạt mạng, nhưng hứa hẹn sẽ đem công ăn việc làm về cho người dân, cộng thêm lời hứa bùi tai quyết tâm ‘drain the swamp’ (tát cạn vũng lầy thượng lưu độc hại) nên đã thắng bà Clinton tiến vào Nhà Trắng.


Vậy Việt tộc có nên suy nghĩ đến một nền dân chủ mang tính toàn dân (như thời Lý-Trần và Lê Thánh Tông) - không chỉ là sân chơi của các đảng - để dân tự quyết lấy hay chăng, và một nền chính trị thực sự do nhân dân đảm nhiệm, nhà nước chỉ giữ vai trò điều hợp, tạo điều kiện cho dân tổ chức đời sống xã hội của họ, chứ không phải chính trị dân tuý, mị dân để kiếm phiếu và tái đắc cử?


Bộ mặt kinh tế thế giới vài thập niên trước mắt chắc chắn sẽ thay đổi sau vụ coronavirus ngang tàng làm ngưng trệ nguồn cung ứng toàn cầu và thương chiến Mỹ-Trung chưa chấm dứt. Thế giới sẽ thay đổi thế nào, for better or worse (sáng sủa hay u tối hơn)? Nhân loại có học được bài học đắt giá nào không, sau những vụ ‘dot com bubble 2000’, ‘mortgage bubble 2008’, ‘black swan Covid-19 2019’?


Chờ hồi sau sẽ rõ.


Tạ Dzu


Tháng 03 2020, mùa đại dịch Covid 19

[1] https://www.investopedia.com/terms/t/tradinghalt.asp


[2] https://www.investopedia.com/terms/b/blackswan.asp


[3] https://doanhquoc.blogspot.com/2020/02/mat-can-bang-trong-kinh-te-toan-cau-ban.html


[4] https://markets.businessinsider.com/news/stocks/warren-laid-out-conditions-companies-accept-bailouts-coronavirus-crisis-2020-3-1029006340

29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 14258)
- "Hội thảo Quốc tế về Biển Đông" lần này tổ chức ở thành phố biển Vũng Tàu lồng dưới chủ đề "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực". Chủ đề có tính chất bao quát, rộng lớn, nhằm thăm dò dư luận về tình hình an ninh và hợp tác qua nhiều lĩnh vực trong đó có thể dẫn tới khả năng các bên "gác lại tranh chấp - cùng khai thác". - Văn Hóa phỏng vấn quan chức ngoại giao".
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13323)
- "Quốc tế hóa không có nghĩa là quốc tế các thực thể vốn dĩ đã là của Việt Nam từ thời ngày xửa ngày xưa đến giờ. Làm sao có thể quốc tế hóa các vùng biển đảo đó được, có hay chăng là các vùng biển nằm ngoài vùng "economic zone", nằm ngoài 12 hải lý đối với những đảo theo quy chế luật biển, các bãi đá, các vùng biển đảo nào không thuộc quy chế 12 hải lý theo luật biển, khi vấn đề là của quốc tế thì cần một giải pháp quốc tế". - "Phải chăng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đang tiến gần đến hiện thực giấc mơ thay đổi thể chế cho bằng được của ông".
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13889)
“Chúng tôi đề nghị giải pháp này để hoá giải tình trạng các chế độ độc tài đã liên tục mạo danh XHDS trong suốt 10 năm qua”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, giải thích từ Bắc Virginia, Hoa Kỳ". "Theo thể thức hiện nay trong tiến trình tổ chức Hội Nghị ACSC/APF, các tổ chức XHDS ở từng quốc gia tự thành lập phái đoàn tham gia".
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16370)
Trong “tứ trụ” hiện thời, ông Nguyễn Sinh Hùng bất chợt trở thành nhân vật có nhiều phát ngôn ấn tượng nhất về “không phải muốn bắt ai thì bắt”, “nói hay thế mà một đồng tăng lương cũng không có là sao!”, hay gần đây nhất là ủy quyền cho chánh văn phòng Quốc hội lần đầu tiên thông báo công khai về từ ngữ quá đỗi nhạy cảm: “Xã hội dân sự”…
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13647)
"Bà chỉ nói là bản thân bà sẽ giữ một vị trí đứng trên Tổng thống cho dù Hiến pháp Miến Điện không nói đến trường hợp này. Bà tuyên bố rằng tân Tổng thống sẽ làm những gì mà Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ bảo phải làm. Nói một cách khác, đó là Tổng thống bù nhìn ».
13 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15112)
- NHÀ BÁO HÀ VĂN THỊNH: "Bài diễn văn dài 3.430 chữ, nếu quy đổi theo số tiền mà TQ viện trợ cho VN thì quả là không nhỏ một chút nào; 1 tỷ nhân dân tệ đổi được 3.640 tỷ VNĐ, tức là một chữ có giá hơn 1 tỷ đồng(!) Ta thử xem cái “sức nặng” của 1 từ/1 nhát/1 tỷ đó, nó thấm và đau đến đâu..." - GS HOÀNG DŨNG: "Đọng lại trong tôi là hình ảnh ông Trần Văn Bang, máu đổ như thế… Trên Facebook người ta viết rằng để làm « thảm đỏ » đón tiếp ông Tập. Câu ấy thật là cay đắng".
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13244)
"Người ta không thấy ông nhắc một chữ nào đến mặt trái, mặt tiêu cực của nó để tìm giải pháp tháo gỡ một cách căn cơ, bài bản, cầu thị, nhất là trong bối cảnh hai nước đang có những căng thẳng ngày càng gay gắt trên Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa".
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13437)
Ts Nguyễn Nhã: Tôi vốn là người học và nghiên cứu lịch sử từ hơn nửa thế kỷ nay, được các báo đài trên thế giới phổ biến những lời tuyên bố của Chủ tịch, đặc biệt có hai vấn đề mà Tôi rất quan tâm: 1/ Trung Quốc có chủ quyền về quần đảo Trường Sa từ thời Cổ đại. 2/ Hoạt động xây dựng có liên quan mà Trung Quốc đang tiến hành ở Trường Sa không nhằm mục tiêu hoặc gây ảnh hưởng đến bất cứ quốc gia nào và Trung Quốc không có ý định theo đuổi (mục đích) quân sự. - Tân Hoa Xã: Đối với dân tộc Việt Nam, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không gian sinh tồn cùng các quyền và lợi ích hợp pháp khác ở Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là bất biến và không thể đánh đổi với bất kỳ lợi ích nào.
02 Tháng Mười Một 2015(Xem: 32237)
" Báo chí Mỹ nói là chúng tôi thất trận vì chúng tôi tham nhũng. Tôi không chối là đã có tham nhũng tại Việt Nam. Có. Có tham nhũng trên thị trường, trên chính trường và trong một vài đơn vị quân đội. Nhưng dứt khoát không có tham nhũng trong Không Quân. Những người lính không quân tin vào Tổ Quốc Không Gian, và họ tin cậy cấp chỉ huy. Không có chuyện tham nhũng nơi các sĩ quan quanh tôi".
28 Tháng Mười 2015(Xem: 36848)
"Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đang gắn lon Thiếu Tướng cho Tướng Trình Minh thế vào ngày 13-2-1955. Để rồi chưa đầy ba tháng sau Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ôm thi hài của Tướng Thế, hôn lên mắt, mà khóc thương cho một chiến sĩ Quốc Gia đã ngã xuống bởi tên tay sai của Pháp: Mai Hữu Xuân".
20 Tháng Mười 2015(Xem: 15822)
"Vị tổng-thống sau này của nước Mỹ có thể sẽ phải tiếc nuối là ông Obama đã không để ý đến những lời khuyến cáo như loại của ông Kissinger. Cứ bắt tay vào việc rồi mới mò ra chiến-lược chiến-thuật, Tổng-thống Obama đã gieo gió. Người đến sau gần như chắc chắn sẽ phải gặt bão".
19 Tháng Mười 2015(Xem: 15241)
- Mai Loan: Hiệp ước Hợp tác Mậu dịch xuyên Thái Bình Dương (TPP). - Nguyễn Phúc Liên: Kinh tế VN bị tê liệt vì hàng ngoại.
15 Tháng Mười 2015(Xem: 17122)
Từ hai năm trở lại đây, đặc biệt trước thềm Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 12 sẽ diễn ra vào đầu năm sau, 2016, từ trong nước đã lan tin này: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một khi nắm chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ giải tán Đảng. Vì vậy, những người Việt Nam đấu tranh cho dân chủ cũng như Mỹ và các nước dân chủ phương Tây khác hãy ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam”.
13 Tháng Mười 2015(Xem: 16913)
- Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, nếu Lịch sử trở thành môn tự chọn, thì bản chất là thủ tiêu môn học này. - "Thử đặt câu hỏi, sẽ thế nào nếu con, cháu chúng ta không biết về lịch sử dân tộc, không biết gốc gác của mình là ai?”, Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ đặt câu hỏi.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 15015)
"Như vậy, nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG không thể nào đi đôi với một Thể chế Chính trị độc tài độc đảng toàn trị. Không thể có trường hợp tréo cẳng ngỗng, hay "râu ông nọ cắm cằm bà kia", nghĩa là Cơ chế độc tài độc đảng toàn trị dám tuyên bố là mình theo nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG!"
08 Tháng Mười 2015(Xem: 16110)
BBC: "Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham Hanoi) ra tuyên bố nói: "Thỏa thuận này sẽ khiến lĩnh vực tư nhân được tiếp cận nhiều hơn tới các thị trường chủ chốt, thúc đẩy cạnh tranh, thu hút thêm đầu tư nước ngoài, và giúp thiết lập hạ tầng cung ứng then chốt, qua đó tạo ra những cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đem lại công ăn việc làm và thu nhập tốt hơn cho người lao động Việt Nam."
01 Tháng Mười 2015(Xem: 14334)
"Tóm lại, trên hồ sơ Biển Đông, Tập Cận Bình vẫn không lùi bước, cho dù bị Tổng thống Obama thúc ép ngưng ngay các hoạt động xây dựng trên những đảo đang tranh chấp. Nói cách khác, cuộc họp thượng đỉnh ở Nhà Trắng đã chẳng giải quyết được gì. Hoa Kỳ thật sự có quyết tâm ngăn chận tham vọng chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông hay không, thời gian sẽ trả lời."