Tư Bản Nào Mà Không… Hoang Dã?

27 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 22535)

Tư Bản Nào Mà Không… Hoang Dã?

image023 

Ts Alan Phan

Lá thư Úc châu


“Không phải tính hiếu kỳ đã giết con ngỗng đẻ trứng vàng, mà lòng tham vô độ vượt qua giới hạn của lý trí bình thường – It was not curiosity that killed the goose who laid the golden egg, but an insatiable greed that devoured common sense – E. A. Bucchianeri”


Gần đây một danh từ được dùng khá nhiều trong những phê phán và dự đoán về kinh tế là “tư bản hoang dã” hay “man rợ” hay “thân hữu”, “bè nhóm” (crony) hay “mafia” hay “xanh, đỏ, tím vàng” tùy theo cảm xúc. Tựu trung, danh từ ám chỉ sự tham lam vô độ, không kiểm soát được, kèm với thói tật luôn luôn muốn thao túng kinh tế tài chánh từ sau hậu trường của những nhóm lợi ích và giới tài phiệt trong xã hội.

Đối ngược với “tư bản hoang dã” là tư bản pháp trị, với cơ chế thị trường dù tự do nhưng vẫn mang nhiều phong thái xã hội, dân chủ của các nước Tây Phương. Phần lớn các chuyên gia kinh tế đồng ý là dù mô hình này chưa hoàn thiện, nhưng đây là một định chế “tư bản’ chấp nhận được với đa số người dân.

Thực ra, vì bị khóa miệng về chuyện chánh trị khi ở Việt Nam (ông già Alan chỉ là khách), nên tôi thường ậm ừ cho qua chuyện. Trong suy nghĩ cá nhân, tôi vẫn cho rằng hành xử của các nhóm lợi ích và tài phiệt trong một xã hội, tùy thuộc phần lớn vào định chế chính trị của quốc gia đó.
Nói thẳng ra, con người, dù có nhận mình là tư bản hay xã hội hay nhãn hiệu nào khác, luôn luôn hành động dựa trên lợi ích cá nhân của mình. Tư bản có nghĩa là “tiền” và bất cứ những ai tham tiền đều là “nhà tư bản”. Dĩ nhiên, mức độ “tư bản” hay lòng tham đều khác biệt tùy theo cá nhân. Như những thằng đàn ông, có đứa mê gái 24/7, có đứa chỉ sơ sơ (golf hay quán nhậu hấp dẫn hơn), có đứa bị định hướng sai, chỉ thích trai. Tại tất cả các quốc gia, từ phát triển đến nghèo đói, số người thực sự không tham tiền có lẽ không nhiều hơn 5% (con số phỏng đoán của ông già Alan, hoàn toàn không kiểm chứng được).

Một lần, tôi được một người bạn vì bận việc khẩn cấp gia đình, nhờ coi giùm những học sinh lớp mẫu giáo của cô ta cho đến hết giờ, khoảng 25 phút. Tôi biết mình không cách gì kiểm soát hơn 20 “lũ thứ ba” (nhất quỷ, nhì ma…), nên tìm ra một giải pháp sáng tạo. Tôi móc tờ giấy 100 đô la trong túi, để trên bàn và nói,” em nào mà ngồi im lặng nhất, không nói hay làm gì trong 25 phút tới sẽ được thưởng 100 đô la này”. Lớp học im như tờ, và sau cùng, 5 em (chỉ mới 6, 7 tuổi) ngồi “thiền” giỏi nhất, chia nhau mỗi em 20 đô la.
Nghĩ tới lui, có lẽ giải pháp này của tôi đang được Bộ Ngoại Giao Mỹ và Tòa Bạch Ốc lấy làm cốt lõi cho chánh sách đối ngoại của họ.

Trở lại chuyện tiền, như tôi đã nói nhiều lần trong các bài viết, “tư bản” không phải là một chủ nghĩa, một định chế hay một triết lý sống. Tư bản không cần ai phải cổ võ, phải tuyên giáo, phải cải tạo. Tư bản không cần lập đảng, tìm lãnh tụ, tụ họp cảnh sát công an. Tư bản nằm trong thâm tâm của mọi người, vì thực ra, lòng tham cố hữu luôn luôn hiện diện, dù nhiều khi bị che mờ bởi những cố gắng của xã hội qua tôn giáo, văn hóa, giáo dục, gia đình… Nhiều người phải an phận, không dám “tham” vì không đủ khả năng cạnh tranh hay vì lười biếng hoặc thiếu may mắn trong việc tìm gặp cơ hội. Nhưng ngay cả những con “vượn” lớn lên trong rừng rậm vẫn có thể cảm nhận giá trị của đồng tiền…nhất là những lợi ích mà đồng tiền đó đem lại.

Và lòng tham, nếu không có một định chế chính trị kiềm hãm, thì nó sẽ “hoang dã”, sẽ “man rợ”, sẽ “mafia” , sẽ thành “phe phái”. Một nền chính trị “hoang dã” sẽ tạo ra một nền kinh tế “hoang dã”.
Trên chuyến bay về Mỹ lần rồi, có chút thì giờ, tôi ngồi coi cuốn phim “12 Years A Slave” vừa đoạt giải Oscar năm nay. Câu chuyện thực của Solomon Northup, một nhạc sĩ da đen sống tự do ở Boston, bị bắt cóc và bán làm nô lệ cho các chủ đồn điền ở miền Nam nước Mỹ, khoảng 150 năm trước. Nếu muốn hiểu về ác độc của tư bản Mỹ, bạn nên coi những hoàn cảnh mà Northup phải chịu đựng cùng với nhóm nô lệ da đen, trong khi các ông chủ da trắng luôn miệng trích Kinh Thánh để giải minh tội lỗi của mình.

Một chút ngạc nhiên là dù rất hoang dã 150 năm về trước, định chế chánh trị của Mỹ vẫn có chút “pháp trị”. Northup đã được trả tự do sau khi nhà cầm quyền qua tòa án tại miền Nam kiểm chứng anh không là nô lệ. Và ân nhân anh ta là Sir Bass, một “thế lực thù địch” tại xã hội này; dù phát ngôn chống đối mạnh mẽ hệ thống nô lệ, đã không bị công an mời lên “làm việc”. Ở một quốc gia khác, có thể đã không ai biết đến chuyện của anh chàng Northup này.

Xã hội nào rồi cũng phải đổi thay. Định chế chánh trị độc tài của Pak Chung Hee ở Hàn Quốc trong thập niên 60’s rồi cũng bị phá hủy, nhường chỗ cho một Hàn Quốc hiện đại ngày nay. Sau 150 năm, văn hóa Mỹ đủ rộng mở để bầu một người da đen làm Tổng Thống. Các định chế xã hội lạc hậu của Đông Âu đã nẩy mầm một trục xoáy tự do mới cho người dân. Mùa xuân Á Rập đang tàn phá cái “cũ” để thế hệ mới có thể xây dựng một nền văn minh mới.
Dù đổi thay là một quá trình đau đớn cho nhiều thành phần xã hội, nhưng bà mẹ nào mà không vất vả trong thời kỳ thai nghén?

Tại các quốc gia mà chính trị “hoang dã” còn tiếp tục, thì tư bản sẽ vẫn còn hoang dã. Mọi hoang tưởng về lòng tham con người và lợi ích cá nhân theo những quan điểm “xã hội” sẽ kéo dài sự sống của các động vật hoang dã. Và đây cũng là điều mà các chính trị gia và các giới tài phiệt, qua những nhóm lợi ích, đang mong muốn./

21 Tháng Bảy 2014(Xem: 23503)
Thế là chuyện lạ đã xảy ra...Quốc Hội Hoa Kỳ đã nhất trí thông qua Nghị Quyết về biển Đông, yêu cầu Trung Quốc quay về nguyên trạng trước ngày 1/5/2014, tức là yêu cầu TC rút giàn khoan 981, một việc mà Quốc Hội Việt Nam đã không dám làm, đã không thể làm và thực sự đã không làm...
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 22991)
Sáng ngày 16/7, trang nhà của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã chính thức xác nhận giàn khoan Hải Dương 981 đã di dời ra khỏi vùng biển của Việt Nam và đang hướng về đảo Hải Nam. Tin này cũng được báo Tuổi Trẻ Online ngày 16/5 loan tải dẫn lời của ông Ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục kiểm ngư thuộc Bộ Ngư nghiệp và Phát triển nông thôn của CSVN.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 22185)
Ngày 4 tháng 7 năm 2014 Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (HNBĐLVN) tên tiếng Anh là Independent Journalists Association of Vietnam (IJAVN) công khai tuyên bố thành lập nhằm “Làm thế nào để báo chí và các nhà báo cất được tiếng nói theo đúng nghĩa của hai từ “tự do”?
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 25362)
Nhớ lại những ngày đầu năm 1973. Sau đợt ném bom Hà Nội những ngày Giáng Sinh tháng 12 năm 1972. Hội nghị Paris họp lại. Hai bên ngả ngũ rất nhanh. Không khí Hà Nội hân hoan, mọi việc khẩn trương, ngừng bắn, hòa bình đến nơi rồi. Trong tầm tay. Phía Mỹ mệt mỏi ra mặt, chỉ muốn quên 2 chữ Việt Nam cho sớm nhất. Phía ‘’ta’’ lúc ấy cũng mệt mỏi, Bắc Kinh hòa hoãn với Mỹ, thậm chí chìa tay bè bạn để cô lập Liên Xô.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 22303)
Những người bạn trẻ mới ra tù như Nguyễn Tiến Trung và Đỗ Thị Minh Hạnh đều thốt lên với gương mặt rạng rỡ đến ngỡ ngàng “Thật không thể tin nổi!”.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 23510)
Một nhà nghiên cứu hải quân của Mỹ nhận định trên nhật báo New York Times rằng Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chiến thắng ‘trong mọi kịch bản có thể’ nếu xảy ra chiến sự với Việt Nam.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 22510)
Để có một xã hội dân sự đúng nghĩa và hiệu quả, Tự do Ngôn luận là một quyền không thể thiếu. Một khi chính kiến và ý kiến của mọi thành phần xã hội có được môi trường biểu hiện một cách tự do, thì tinh thần dân chủ mới có điều kiện thực thi.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 24504)
Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Đối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 23227)
Năm 16 tuổi, tôi tình nguyện đi bộ đội khi bom Mỹ ném quanh Hà Nội và cuộc chiến trực tiếp cầm súng đã làm tôi hết cả tuổi xanh. Hòa bình trở về, bao nhiêu năm sau, nỗi ám ảnh bởi những gì trải qua trong chiến tranh luôn gây cho tôi những cơn mơ khủng khiếp
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 20797)
Trung Quốc tiếp tục leo thang gây căng thẳng tại Biển Đông : Phát hành bản đồ « đường 10 đoạn » nuốt gọn 80% biển Đông Nam Á, đưa thêm 4 giàn khoan dầu vào khu vực, sử dụng hàng trăm tàu thuộc lực lượng tuần duyên trấn áp cảnh sát biển Việt Nam. Bắc Kinh thật sự tính toán gì ?
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 20837)
- Gần 2 tháng bị phản đối vì đặt trái phép giàn khoan 981, Trung Quốc không lùi bước mà kéo thêm 4 giàn khoan ra Biển Đông, có nhiều tuyên bố phá vỡ nguyên trạng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, diễn biến tiếp tới theo ông sẽ là gì?
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 20251)
Trao đổi với báo chí trước thềm hội thảo tại Đà Nẵng, GS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, chia sẻ những thách thức khi biến những bằng chứng lịch sử thành chứng cứ pháp lý trong trường hợp VN kiện TQ ra tòa về những hành động xâm phạm chủ quyền.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 25006)
Cách đây hơn một năm, các em trường PTTH Nguyễn Hiền – Sài Gòn đã có một bữa tiệc ăn mừng bằng hành động xé đề cương ôn thi sử ném xuống sân trường, khi nghe thông báo môn lịch sử không đưa vào môn thi tốt nghiệp PTTH kỳ thi năm 2013 (http://tuoitre.vn/).
13 Tháng Sáu 2014(Xem: 23276)
Hiệp định Genève 1954 là hiệp định được kí kết để khôi phục hòa bình ở Đông Dương. Vào ngày 26 tháng 4 năm 1954, hội nghị Genève về Đông Dương chính thức được khai mạc.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 44934)
(1) Đào Tiến Thi: Số phận Lê Chiêu Thống và đoàn tòng vong trên đất Trung quốc Bất cứ ai, chỉ cần qua ghế nhà trường cấp 2, cũng đều biết chi tiết trưa ngày mùng năm Tết Kỷ Dậu (1789), Quang Trung cưỡi voi, áo bào xạm đen khói súng, tiến vào Thăng Long, kết thúc cuộc đại phá 29 vạn quân Thanh chỉ có 5 ngày, sớm hơn 2 ngày so với dự định (lúc khao quân ở Nghệ An ngày 30 Tết, Quang Trung hẹn ngày mùng 7 Tết vào Thăng Long mở tiệc ăn mừng).
05 Tháng Sáu 2014(Xem: 26145)
Một chuyên viên nghiên cứu địa chính trị của Viện Nghiên cứu Đông Á (IAO) cho rằng, Trung Quốc còn có nhiều mối quan tâm khác không chỉ trên Biển Đông mà còn trên Biển Hoa Đông, trong khi với Việt Nam, Biển Đông là ‘sống còn’.
25 Tháng Năm 2014(Xem: 25996)
Hôm nay ngày thứ Năm 22-05-2014. Chúng tôi, Lý Kiến Trúc hân hạnh được tiếp xúc với Giáo sư Sử học Đinh Kim Phúc,một nhà nghiên cứu Biển Đông tại Sài Gòn. Trong tình hình thời sự nóng bỏng hiện nay, ý kiến riêng của ông Đinh Kim Phúc thể hiện phần nào suy nghĩ chung của công luận người Việt trong ngoài nước trĩu nặng tấm lòng hướng về tổ quốc.
23 Tháng Năm 2014(Xem: 36122)
Trung Quốc đưa giàn khoan ra chỉ một tháng sau 'lễ thượng cờ' cho hai tàu kilo của Việt Nam "Trung Quốc có chiến lược biên giới mềm [trên biển]. Họ mạnh tới đâu, biên giới của họ ở đó," một nhà nghiên cứu biển có tiếng của Việt Nam nói với tôi như vậy từ cách đây cả 10 năm.
21 Tháng Năm 2014(Xem: 27221)
Công hàm 1958 của TT Phạm Văn Đồng hiện vẫn là “lá bài tẩy” của Trung cộng; Văn Hóa Magazine đăng tải lại 2 bài tranh luận của ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới VN và ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư đảng Việt Tân để rộng đường dư luận.
18 Tháng Năm 2014(Xem: 21040)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại hội thảo của Bộ Khoa học và Công nghệ sáng 17/5 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định Việt Nam đã tính toán đến mọi phương án, kể cả phương án 'không hòa bình' để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Phát biểu tại một hội thảo tại Bộ Khoa học và Công nghệ sáng 17/5, ông Đam được truyền thông Việt Nam dẫn lời nói "Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam" và việc Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa là trái phép.