Đàm phán căng thẳng nhất về biên giới Việt - Trung qua lời kể người trong cuộc

07 Tháng Giêng 20207:54 SA(Xem: 7426)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ TƯ 08 JAN 2020

Bài vở vui lòng gởi về Email: vaamacali@gmail.com


Đàm phán căng thẳng nhất về biên giới Việt - Trung qua lời kể người trong cuộc


Tiến sĩ Hoàng Trọng Lập


Nguyên Phó Trưởng ban Biên giới Chính phủ


06/01/2020  Thanh Niên Online


20 năm kể từ sau ngày ký Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc, các thành viên trong đoàn đàm phán vẫn nói đây là cuộc đàm phán khó khăn, phức tạp, căng thẳng bậc nhất.


image006


Ngày 30.12.1999, thay mặt Nhóm công tác Liên hợp về biên giới trên bộ Viêt Nam, tác giả ký với Trưởng Nhóm công tác Trung Quốc Tề Kiến Quốc “Bản Ghi nhận chung kết quả giải quyết 164 khu vực loại C (là các khu vực tranh chấp hoặc có nhận thức khác nhau) trên biên giới


Một ngày tháng 12.2019, có cuộc hội ngộ đầy cảm xúc của các thành viên đoàn đàm phán cấp chuyên viên về biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc. Hai mươi năm đã trôi qua kể từ ngày ký Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày 30.12.1999, các thành viên tham gia cuộc đàm phán đó đa số mái đầu đã điểm bạc, trong đó có 7 thành viên sau này là đại sứ ở các nước.


Chúng tôi, đại diện các Bộ ngành và các tỉnh có đường biên giới với Trung Quốc tham gia cuộc đàm phán cùng nhau nhắc lại những kỷ niệm sâu sắc đã trải qua ngày ấy.


Cuộc đàm phán dài nhất, khó khăn, phức tạp nhất


Chúng tôi cùng ý thức rằng đây là cuộc đàm phán vào vào loại dài nhất của nước Việt Nam hiện đại. Sau khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949 và miền Bắc chúng ta được giải phóng, hai bên đã trao đổi ý kiến một số lần về vấn đề biên giới trên đất liền.


Tháng 11.1957, Ban chấp hành Trung ương Đảng (khi đó là Đảng Lao động Việt Nam) gửi thư cho lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh: “Vấn đề quốc giới là một vấn đề quan trọng cần giải quyết theo những nguyên tắc pháp lý hiện có hoặc được xác định lại do chính phủ hai nước quyết định, nhất thiết cấm các nhà chức trách địa phương không đươc thương lượng với nhau để cắm lại mốc hoặc cắt nhượng đất cho nhau”.


Đây là chính sách phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, đảm bảo tôn trọng đường biên giới lịch sử do 2 Công ước Pháp - Thanh 1887 và 1895 hoạch định và đã được phân giới cắm mốc. Tháng 4.1958, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trả lời đồng ý.


Sau này, trong các cuộc đàm phán hai bên đều khẳng định lại thỏa thuận đó. Tuy nhiên, Công ước Pháp - Thanh được thực hiện hơn 100 năm trước, với điều kiện kỹ thuật thời bấy giờ, cũng như những biến đổi của thiên nhiên, chính trị, xã hội ở mỗi nước, hai bên có nhận thức khác nhau về hướng đi của đường biên giới ở một số khu vực dẫn đến các vụ tranh chấp, va chạm... gây mất ổn định biên giới. Từ đó đàm phán giải quyết vấn đề biên giới và ký Hiệp ước mới về biên giới là nhu cầu cần thiết. Đây là vấn đề có tính chiến lược rất trọng yếu nhằm loại bỏ trở ngại phức tạp là nguy cơ thường trực gây nên mất ổn định cho sự phát triển của đất nước.


Năm 1974, 1978 và 1979 - 1980, hai nước đã tiến hành 3 cuộc đàm phán về biên giới lãnh thổ cấp Thứ trưởng Ngoại giao nhưng không đạt được kết quả.


image005

Lễ ký Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt - Trung chiều 30.12.1999


Ngay sau khi bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc năm 1991, ta đã xúc tiến các cuộc đàm phán song phương nhằm đi đến một giải pháp lâu dài cho vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai nước. Ngày 7.11.1991, trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc, Tổng bí thư Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt đã thỏa thuận với Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân: “Hai bên đồng ý thông qua thương lượng giải quyết hòa bình vấn đề biên giới lãnh thổ tồn tại giữa hai nước”. Trong cùng ngày, hai bên đã ký Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới hai nước.


Ngày 19.10.1993, hai nước đã ký “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc”. Kể từ thời điểm này, cuộc đàm phán mới bước vào giai đoạn giải quyết thực chất. Chúng ta đã xác định, và quả thật đến bây giờ khi gặp lại nhau, các thành viên trong đoàn đàm phán vẫn nói đây là cuộc đàm phán khó khăn phức tạp, căng thẳng bậc nhất.


Để bắt tay vào trực tiếp đàm phán với Trung Quốc, các Bộ ngành, địa phương của ta đã cố gắng chuẩn bị chu đáo, nghiên cứu kỹ Công ước Pháp - Thanh, thực hiện các nghiên cứu khoa học pháp lý, khảo sát thực địa đưa ra đường biên giới chủ trương của Việt Nam theo hướng có lợi nhất cho đất nước. So với đường biên giới chủ trương của Trung Quốc đưa ra, có nhận thức khác nhau đối với 289 khu vực với tổng diện tích 231 km2; mà tranh chấp phức tạp nhất là 164 khu vực C. Thực tế, cuộc đàm phán Việt - Trung diễn ra xoay quanh 164 khu vực C là các khu vực có tranh chấp phức tạp hoặc có nhận thức khác nhau lớn hay có giá trị kinh tế quan trọng.


Ký ức không thể nào quên


Tôi được giao nhiệm vụ trưởng đoàn đàm phán cấp chuyên viên về biên giới trên bộ với Trung Quốc dưới sự chỉ đạo của Trưởng Đoàn đàm phán cấp Chính phủ Vũ Khoan vào giai đoạn đàm phán diễn ra căng thẳng, với mật độ dày đặc. Nhóm Công tác Liên hợp về biên giới trên bộ của Việt Nam gồm các cán bộ cấp vụ và chuyên gia của các Bộ ngành Ngoại giao, Quốc phòng, Biên giới, Công an, Biên phòng, Địa chính, Nông nghiệp, Đại diện lãnh đạo các tỉnh biên giới Việt - Trung...


Trước mỗi vòng đàm phán, các Bộ ngành, địa phương đều cân nhắc thận trọng mọi cơ sở pháp lý (biên bản, bản đồ Pháp - Thanh), mốc cũ cắm theo quy định, lịch sử, thực tế quản lý, khảo sát địa hình, dân cư... để làm phương án giải quyết báo cáo lãnh đạo. Đàm phán về biên giới lãnh thổ là loại đàm phán phức tạp, khó khăn không thể sơ xuất, người đàm phán cần nắm chắc và kỹ lưỡng vấn đề nên chúng tôi phải thường xuyên báo cáo lãnh đạo cấp cao, trong đó có Chính phủ và Bộ Chính trị.


Từ năm 1993 đến 1999, về đàm phán trên bộ đã có 7 vòng đàm phán cấp Chính phủ, 16 vòng đàm phán cấp chuyên viên, 3 vòng Nhóm soạn thảo Hiệp ước. Càng gần đến ngày ký Hiệp ước, các vòng đàm phán càng diễn ra dài hơn, căng thẳng hơn. Vòng đàm phán luân phiên giữa hai Thủ đô diễn ra gần hơn. Phiên đàm phán diễn ra trong một ngày cũng dài hơn; tôi còn nhớ có nhiều phiên kéo dài đến khuya, khi Đoàn đàm phán trở về Sứ quán nghỉ lúc 2 giờ sáng, Bắc Kinh đã vắng lặng. Chúng tôi vẫn nhớ: vòng đàm phán cuối cùng còn 7 khu vực quan trọng như Cửa khẩu Hữu Nghị, thác Bản Giốc, cửa sông Bắc Luân... vẫn chưa giải quyết được, đoàn chuyên viên Việt Nam giữ nguyên phương án của mình báo cáo Đoàn đàm phán Chính phủ.


Cuối 1999, Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ sang thăm Việt Nam và rất muốn tuyên bố giải quyết xong vấn đề biên giới trên bộ với Việt Nam, vì vậy hai đoàn đàm phán chính phủ phải họp giải quyết. Anh Nguyễn Bá Cự, người sau này là Trưởng cơ quan Đại diện của Việt Nam ở Đài Loan, làm phiên dịch cho phiên đàm phán đó đã nhớ lại: “Đàm phán khá quyết liệt, có nơi hai nét vẽ của ta và Trung Quốc chạy song song rất sát nhau, trên thực địa chỉ khoảng 5 m nhưng ta không chịu và phía Trung Quốc đã phải đồng ý theo đường của ta. Cuối cùng 5 trên 7 khu vực còn lại theo phương án của Việt Nam”.


Dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Bộ Chính trị và Chính phủ, cuối năm 1999, hai bên giải quyết được tất cả các khu vực có nhận thức khác nhau và xác định được hướng đi của toàn bộ đường biên giới trên đât liền Việt - Trung. Về cơ bản, căn cứ theo đường biên giới quy định trong Công ước Pháp - Thanh, đất bên nào trả lại cho bên đó, trừ một số ít khu vực dân cư hai bên đã sinh sống lâu đời thì duy trì sự ổn định cuộc sống của dân, tránh việc xáo động dân cư; thực tiễn giải quyết diện tích dân ta ở lại ổn định lớn hơn dân Trung Quốc được ổn định một chút. Về tổng thể, tổng diện tích khu vực có nhận thức khác nhau được xác định thuộc hai bên về cơ bản tương đương nhau.


Ngày lịch sử và cuộc điều trần trước Quốc hội


Ngày 30.12.1999, thay mặt Nhóm công tác Liên hợp về biên giới trên bộ Việt Nam, tôi ký với Trưởng Nhóm công tác Trung Quốc Tề Kiến Quốc “Bản Ghi nhận chung kết quả giải quyết 164 khu vực loại C (là các khu vực tranh chấp hoặc có nhận thức khác nhau) trên biên giới".


Cùng ngày đó, Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ, Thứ trưởng Vũ Khoan đã ký bộ bản đồ đính kèm Hiệp ước. Chiều cùng ngày, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Đường Gia Triền ký Hiệp ước Biên giới trên đất liền giữa Viêt Nam và Trung Quốc tại Hà Nội. Đây cũng là ngày cuối cùng theo thỏa thuận của Lãnh đạo Việt Nam với Lãnh đạo Trung Quốc để giải quyết biên giới trên đất liền.


Vì đây là Hiệp ước về Biên giới lãnh thổ, Quốc hội hai nước phải phê chuẩn thì Hiệp ước mới có hiệu lực thi hành. Tháng 4.2000, Quốc hội Trung Quốc đã phê chuẩn. Tháng 5.2000, Quốc hội khóa X nước ta họp. Trong nghị trình có thảo luận, bỏ phiếu phê chuẩn Hiêp ước. Quốc hội đã cho thảo luận kỹ ở từng Tổ đại biểu. Với tinh thần trách nhiệm cao và nghiên cứu khá sâu Hiệp ước, các đại biểu Quốc hội đã nêu 3 trang câu hỏi với Chính phủ. Tôi rất bất ngờ khi lãnh đạo Chính phủ, Ban Biên giới yêu cầu tôi điều trần trả lời các câu hỏi đó; có lẽ vì tôi là người trực tiếp đàm phán có thể trình bày ngay các vấn đề Đại biểu hỏi ở Hội trường.


Sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên đọc báo cáo về Hiệp ước, Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh đề nghị Ban Biên giới của Chính phủ trả lời chất vấn trước toàn thể Đại biểu Quốc hội. Nhờ nắm vững vấn đề khi đàm phán và có đủ hồ sơ bản đồ trong máy tính, máy chiếu, tôi đã giải trình đầy đủ và rõ ràng tất cả các câu hỏi mà các đại biểu nêu. Phiên điều trần diễn ra trong hơn một tiếng rưỡi đồng hồ. Thủ tướng Phan Văn Khải tham dự phiên điều trần đó, mới đầu cũng băn khoăn nhưng kết thúc đã tỏ ra hài lòng.


Cũng trong tháng 5.2000 này, các đồng chí lãnh đạo rất quan tâm tới Hiệp ước, như Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Đỗ Mười muốn tận mắt tìm hiểu vấn đề biên giới tại thực địa nên đã gọi tôi đi tháp tùng tới tận khu vực cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn. Ông hỏi rất kỹ lưỡng đường biên, mốc giới, kết quả đàm phán khu vực đó. Tôi có ấn tượng mạnh về tác phong sâu sát thực tế trước khi nêu ý kiến của ông.


image008

Cố vấn Đỗ Mười khảo sát thực địa khu vực cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn, tháng 5.2000. Tác giả đang báo cáo với cố vấn


Để đưa đường biên giới từ Hiệp ước ra thực địa, Việt Nam và Trung Quốc đã phải tiến hành phân giới cắm mốc thêm 10 năm nữa. Năm 2009, hai bên đã hoàn thành cắm 1970 cột mốc trên tổng chiều dài 1.449,566 km đường biên giới, hiện thực hóa Hiệp ước vào thực tiễn cuộc sống.


Bài học lớn rút ra từ đàm phán biên giới được những thành viên tham gia ghi nhớ như sau:


Nguyên tắc cao nhất trong đàm phán là chủ quyền lãnh thổ luôn luôn thiêng liêng, quyền lợi quốc gia cần được giữ vững. Việc Việt Nam và Trung Quốc đàm phán, ký kết Hiệp ước Biên giới trên đất liền và hoàn thành việc phân giới cắm mốc là sự kiện có ý nghĩa lịch sử; một bước tiến quan trọng tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; tăng cường quan hệ giao thương giữa hai dân tộc. Đạt được thành tựu đó là do có sự phấn đấu nỗ lực đầy trách nhiệm của các Bộ ngành, các địa phương có đường biên giới và sự quan tâm chỉ đạo kịp thời, đúng đắn của các cấp lãnh đạo đối với biên giới lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
29 Tháng Chín 2015(Xem: 16551)
"Năm nay, vào dịp cuối tháng 9, một số giới tại Indonesia lại làm lễ tưởng niệm vụ thảm sát những người cộng sản năm 1965 trong một trang sử đen tối của nước này." "Theo trang Jakarta Globe, ít nhất ba triệu đảng viên cộng sản, đã bị phái hữu và̀ các nhóm dân quân được chính quyền hỗ trợ, giết chết."
27 Tháng Chín 2015(Xem: 15218)
"Trước hết, vấn đề đàm phán về quần đảo Hoàng Sa. Như chúng ta đều biết, trên Biển Đông hiện nay có bốn vấn đề nổi cộm: tranh chấp chủ quyền biển, đảo; an ninh khu vực; tự do thông thương hàng hải, hàng không quốc tế và vấn đề bảo vệ tài nguyên biển. Ba vấn đề sau thu hút dư luận quốc tế, nhất là khi gần đây Trung Quốc mở rộng và xây cất ồ ạt trên các đá (rock) và các rạn san hô (coral reef), làm mờ đi một vấn đề thiết thân đến chúng ta: tranh chấp chủ quyền biển, đảo.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 14736)
- "Linh mục Tadeo Nguyễn Văn Lý, 69 tuổi, một tù nhân lương tâm nổi tiếng của Việt Nam, bị Hà Nội kết án 4 lần với tổng cộng hơn 53 năm tù giam. - "Ông từng chịu tù khổ sai và bị biệt giam hơn 23 năm, bị quản thúc trên 15 năm, nay đang thi hành bản án 8 năm tù tuyên hồi năm 2007 về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ sau các hoạt động mà giới bảo vệ nhân quyền xem là cổ súy cho quyền tự do tôn giáo và tự do ngôn luận tại Việt Nam, nhưng bị nhà cầm quyền Hà Nội gọi là ‘chống phá nhà nước."
23 Tháng Chín 2015(Xem: 14943)
- "Những sai phạm nghiêm trọng trong điều hành của ông Dũng được cho là lý do khiến Trung ương Đảng phải họp kín sớm hơn dự đoán hồi đầu tháng Mười." - Là "một thủ tướng nhiều quyền lực nhất trong lịch sử Việt Nam và là người theo đuổi chính sách tăng trưởng nóng", tuy nhiên, “điểm yếu lớn nhất của ông Dũng là sự ngạo mạn và thiếu khả năng lắng nghe những ý kiến quan trọng,” giáo sư Carl Thayer bình luận."
21 Tháng Chín 2015(Xem: 17578)
"Hiện có nhiều tin đồn cho rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang tìm cách trở thành Tổng Bí thư tiếp theo và xin được miễn trừ quy định tuổi tác. Điều này là chưa từng có tiền lệ trong nền chính trị Việt Nam," Giáo sư Carl Thayer nhận định"
15 Tháng Chín 2015(Xem: 15863)
"Đó là vùng cấm địa," ông David Blackhall, tổng giám đốc công ty đầu tư bất động sản VinaCapital Real Estate, nói. Ông cho biết chẳng ai muốn làm chuột thí nghiệm cho những luật mới cả.
13 Tháng Chín 2015(Xem: 13611)
"Tại sao một sự việc vốn được xem là rất bình thường ở Mỹ lại trở nên chủ đề gây tranh luận như vậy? Những người ngoài cuộc ‘bàn’ gì về chuyện này? Phóng viên Khánh An của Ban Việt ngữ VOA tìm hiểu thêm..."
10 Tháng Chín 2015(Xem: 15432)
"Ông Đại Sứ nói là bà có quyền đeo khăn choàng cổ có hình ảnh lá cờ VNCH và chính ông chụp chung với bà Minh Ngọc và bà Amy Duong (là vợ của ông Đỗ Hùng) ngay trong phòng họp mà bà Minh Ngọc vẫn đang quấn trên cổ khăn choàng có hình ảnh lá cờ VNCH."
08 Tháng Chín 2015(Xem: 14841)
"Nhưng chỉ với vài bức ảnh ghi lại khoảnh khắc thi thể một em bé Syria dạt vào bãi biển Bodrum của Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng do đắm tàu trên đường cùng cha mẹ tìm nơi tị nạn, chạy khỏi quê hương đang điêu tàn vì khói lửa chiến tranh và bất ổn đã làm cho rất nhiều người, trong đó có tôi cảm thấy bàng hoàng, đau xót." "... Tất nhiên trong nguyên nhân gây ra chuyện này cũng không thể thiếu sự yếu kém của bộ máy quản lý nhà nước của các quốc gia mà dân chúng phải bỏ nhà bỏ cửa, bỏ quê hương xóm làng tìm nơi lánh nạn…."
06 Tháng Chín 2015(Xem: 16780)
"Một người làm báo trong nước và một người làm báo ở nước ngoài, cả hai đều bị xử lý vì những gì họ viết trên Facebook chứ không phải trong công việc thường ngày. Nhà báo Đỗ Hùng bị miễn nhiệm khỏi chức Phó Tổng Thư ký tòa soạn Báo điện tử Thanh Niên và cũng bị Bộ Thông tin và Truyền thông thông thu hồi thẻ nhà báo. Blogger Lê Diễn Đức bị đài Á châu Tự Do, RFA, hủy hợp đồng mà theo đó ông được sử dụng trang web của đài này để thể hiện cách nhìn của ông về các vấn đề thời sự."
02 Tháng Chín 2015(Xem: 16245)
* Về hai bản Tuyên ngôn Độc lập. * Nhìn lại lời hứa của ông Hồ. * Lời kêu gọi "Đại đoàn kết" của cố TT Võ Văn Kiệt.
31 Tháng Tám 2015(Xem: 14502)
Nguyễn Quang A & Đoàn Viết Hoạt: Bản chất Việt Nam đã có đa nguyên rồi.
24 Tháng Tám 2015(Xem: 17571)
"Tóm lại, Đại hội toàn quốc Đảng CS lần thứ 12 sẽ thông qua các văn kiện Đảng và xác định chiều hướng chính sách đối nội và đối ngoại trong 5 năm sắp tới. Kết quả là một cuộc chuyển hóa thể chế êm đẹp sẽ diễn ra hay chế độ độc tài độc đảng sẽ tiếp tục thống trị đất nước một cách khắc nghiệt hơn và tàn bạo hơn."
21 Tháng Tám 2015(Xem: 16830)
- "Như William J. Duiker ghi nhận trong Vietnam: Nation in Evolution, xuất bản năm 1983, chỉ trong vòng hai tuần – từ ngày 14/08 đến ngày 28/08, khi vua Bảo Đại thoái vị – miền Bắc và miền Trung đã gần như hoàn toàn nằm trong tay Việt Minh và chỉ ở miền Nam những người Cộng sản buộc phải chia sẻ quyền lực với những lực lượng, thành phần khác.Theo học giả này đó là một cuộc chuyển giao quyền lực nhanh gọn, hầu như không có đổ máu gì." - "Trong cuốn Britain in Vietnam – Prelude to Disaster, 1945-6, xuất bản 2007, Peter Neville cho rằng nhân vật trung tâm trong những biến cố tháng Tám năm 1945 là Hoàng đế Bảo Đại. Theo học giả này, việc vua Bảo Đại thoái vị đã mở đường cho một nhóm người thuộc nhiều thành phần, đảng phái, khuynh hướng khác nhau lập nên ‘Việt Nam Dân chủ, Cộng hòa’. Ông cũng cho rằng nếu vua Bảo Đại không từ ngôi, Việt Minh không thể lên nắm quyền."
18 Tháng Tám 2015(Xem: 15824)
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 17 tháng 8 dẫn tờ nguyệt san "Thế giới" Nhật Bản tháng 8 đăng bài viết "Mỹ tạo ra căng thẳng Biển Đông nhằm thúc đẩy Nhật Bản dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể" của cựu giáo sư thỉnh giảng Takashi Okada - Đại học Takushoku Nhật Bản, bình luận viên khách mời của hãng tin Kyodo, Nhật Bản.
17 Tháng Tám 2015(Xem: 15547)
"Theo nguồn tin riêng của báo Văn Hóa,.."
13 Tháng Tám 2015(Xem: 15398)
- Công đoàn là của ai? - Tuyên bố của 21 tổ chức Xã hội Dân sự độc lập ở VN.
06 Tháng Tám 2015(Xem: 14242)
"Trang web của CSIS liệt kê các nhà tài trợ theo hạng mục chung. Họ tiết lộ rằng chính phủ Việt Nam trả cho CSIS trong khoảng từ 50.000 USD tới 500.000 USD trong năm 2014. Nhưng trang này không cho biết khoản tiền đó để dùng làm gì." "Ông Hiebert là đồng tác giả một nghiên cứu năm 2014 của CSIS có tựa “Một Kỷ nguyên Mới trong quan hệ Mỹ-Việt”. Vậy ai có thể đã trả tiền để làm nghiên cứu này?" “Ông Hiebert — sau khi tôi hỏi tới hai lần — đã thú nhận rằng chính phủ Việt Nam trả tiền cho nghiên cứu này. Ông nói rằng không có việc chính phủ Hoa Kỳ cấp vốn cho nghiên cứu đó,” tác giả viết."
04 Tháng Tám 2015(Xem: 16542)
"Theo một nghiên cứu của Bộ Nội vụ, số lượng các tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ ngành càng tăng nhanh đặc biệt là sau đổi mới. Hiện nay cả nước có 500 hội cấp trung ương; 4.000 hội cấp tỉnh, thành phố; và 10.000 hội cấp huyện, xã. Hà Nội có hơn 500 hội, TPHCM có gần 600 hội, Đà Nẵng có 445 hội."
28 Tháng Bảy 2015(Xem: 17535)
"Lanh mắt, lẹ tay như Ted Osius, đại sứ Mỹ tại Hà Nội, cũng chỉ được hỏi thăm tình hình sức khoẻ của tướng Thanh qua Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, và đã được Tướng Vịnh đáp lễ khá chu đáo: “Cám ơn ngài đã hỏi thăm sức khỏe BTQP của chúng tôi”. Sau đó là chấm dứt không nói gì thêm nữa. Có lẽ Ted Osius cụt hứng mà ông Vịnh cũng chẳng vui vẻ gì trước sự tò mò của ngài Đại Sứ về sức khỏe của quan Đại Tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng ViệtNam!"