Vụ 39 thi thể trong xe tải đông lạnh

02 Tháng Mười Một 20197:21 SA(Xem: 8540)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ BẨY 02 NOV 2019


Cảnh sát Anh: 39 thi thể trong xe tải đông lạnh là người Việt Nam


Minh Anh 02-11-2019

image007

Cảnh sát Anh tại hiện trường nơi phát hiện thi thể 39 người trong một chiếc xe tải đông lạnh tại Essex (Anh Quốc) ngày 23/10/2019.REUTERS/Peter Nicholls


Cảnh sát Anh ngày 01/11/2019 xác nhận 39 thi thể được tìm thấy trong một xe tải đông lạnh là mang quốc tịch Việt Nam. Chính quyền Hà Nội lên án mạnh mẽ nạn buôn người sau tấn thảm kịch tại Anh Quốc.


Trợ lý cảnh sát trưởng vùng Essex, ông Tim Smith phát biểu : « Cho đến thời điểm này, chúng tôi tin rằng các nạn nhân đều mang quốc tịch Việt Nam và chúng tôi đã có liên lạc với chính phủ Việt Nam ». Vẫn theo ông Tim Smith, phía Việt Nam đang truy tìm thân nhân của một số nạn nhân.


AP nhắc lại hôm 23/10/2019, cảnh sát Anh phát hiện 39 người chết trong một xe tải đông lạnh, nằm gần cảng Purfleet, phía đông nam. Ban đầu các nhà điều tra Anh Quốc cho rằng những nạn nhân này đến từ Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều gia đình từ Việt Nam đã chủ động bắt liên lạc với chính quyền vì lo ngại cho người thân mất tích.


Ngay khi phía Anh xác nhận thông tin trên, chính quyền Hà Nội đã có phản ứng. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao, Lê Thị Thu Hằng trong một thông cáo đăng ngày 02/11/2019, đã « mạnh mẽ lên án nạn buôn người và xem tệ nạn này như là một trọng tội ».


Việt Nam « kêu gọi các nước trong khu vực và thế giới thúc đẩy tiến trình hợp tác để chống lại tình trạng buôn người này nhằm ngăn chận việc tái xảy ra một thảm kịch như vậy ».


Ngoại trưởng Phạm Bình Minh trên Twitter cũng gởi lời chia buồn đến gia đình các nạn nhân và cam kết phối hợp chặt chẽ với Anh Quốc điều tra vụ việc.


Liên quan đến cuộc điều tra, hãng tin Mỹ AP cho biết chính quyền Anh Quốc vừa bắt giữ thêm một người tại Ailen và quyết định truy tố Maurice Robinson, 25 tuổi, đến từ Bắc Ireland, với tội danh ngộ sát và thông đồng đối với đường dây đưa người trái phép.


Phía Việt Nam hôm qua cũng cho biết bắt giữ 2 người ở tỉnh Hà Tĩnh sau khi nhận được thông tin từ 10 gia đình có người thân bị mất tích.


+++++++++++++++++++++++++++++++


BPSOS: Các đường dây buôn người rất ‘tinh vi’ và ‘tàn ác’


01/11/2019


Ngọc Lễ


image010

Cảnh sát đang khám nghiệm hiện trường chiếc xe container nơi phát hiện 39 thi thể di dân lậu ở Essex, Anh quốc


Các đường dây buôn người, vốn bị cáo buộc là thủ phạm đằng sau thảm kịch 39 người chết trong thùng xe đông lạnh ở Anh, có ‘hoạt động hết sức tinh vi’ nhằm đưa nạn nhân vào tròng và ‘kiếm được rất nhiều tiền’, một chuyên gia về phòng chống buôn người nói với VOA.


Thảm họa 39 người xảy ra vào cuối tháng 10 ở Essex, Anh quốc, khi người ta phát hiện trong một chiếc xe container đông lạnh có thi thể của 39 người nhập cư lậu. Mặc dù phía Anh vẫn chưa kết luận về quốc tịch các nạn nhân nhưng nhiều khả năng phần đông trong số này là người Việt Nam đi từ hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.


‘Đường dây nhiều mắt xích’


Trao đổi với VOA, Tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc tổ chức Ủy ban Cứu người Vượt biển (BPSOS) có trụ sở ở tiểu bang Virginia, Mỹ, nhận định rằng 39 người này là nạn nhân của nạn buôn lậu người (human smuggling) hoặc buôn người (human trafficking).


Theo lời ông Thắng giải thích thì những người này từ đầu đã đi theo đường dây buôn lậu người, tức là chỉ đưa người nhập cư lậu từ nước này sang nước khác. Nếu như họ còn sống và được đưa vào Anh trót lọt thì rất có thể họ sẽ trở thành nạn nhân của nạn buôn người, tức là bị bóc lột, bạo hành và lạm dụng.


“Nạn nhân buôn người là những người cư trú bất hợp pháp. Họ hoàn toàn không được sự bảo vệ của luật pháp, không có công ăn việc làm, hoàn toàn bị khống chế,” ông giải thích.


“Họ đã vay nợ rất nặng ở Việt Nam nên phải làm việc trả nợ. Họ phải lao động quần quật theo lệnh chủ, nếu không người nhà của họ ở Việt Nam sẽ bị xiết nợ và bị mất hết nhà cửa,” ông nói thêm.


Ông mô tả các đường dây buôn người/buôn lậu người này là hoạt động theo nhiều tầng: thấp nhất là cò, rồi đến môi giới và cuối cùng là đường dây vận chuyển người xuyên biên giới.


‘Cò’ là những người sâu sát nhất ở các làng xóm, thôn quê. “Họ đi vào các làng, gặp gỡ những người quen biết rồi rỉ tai, rủ họ đi qua bên Anh kiếm việc chẳng hạn,” ông nói.


Một khi nạn nhân đã mắc bẫy của còn thì họ sẽ được chuyển qua cho cấp môi giới vốn là ‘người đứng ra điều động tất cả mọi chuyện’, theo ông Thắng.


“Trong các đường dây xuất khẩu lao động thì môi giới là người làm việc chính thức với các doanh nghiệp tuyển dụng lao động còn trong các đường dây buôn người thì môi giới chính là bọn xã hội đen,” ông giải thích.


Đến khi nạn nhân nộp tiền xong thì những kẻ môi giới này ‘sẽ kết nối với đường dây lo cho họ đi từng chặng’. Mỗi chặng có một đường dây vận chuyển, thường là một tổ chức tội phạm ở nước đó, đứng ra chịu trách nhiệm, chẳng hạn như từ Việt Nam sang đến biên giới Trung Quốc, rồi đường dây ở Trung Quốc, đường dây ở Nga, đường dây ở Ukraine…, ông Thắng giải thích.


Do tổ chức theo kiểu mắt xích ‘hàng ngang’ không có sự lãnh đạo, điều hành thống nhất nên ông Thắng gọi là ‘rắn không đầu’ mà theo ông ‘rất khó diệt’.


“Tiêu diệt trọn vẹn mạng lưới buôn người này đòi hỏi phải có sự hợp tác, liên lạc của nhiều quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Nga và Ukraine mà điều này rất hiếm khi xảy ra,” ông cho biết. “Trong mỗi quốc gia này chúng đều có sự bảo kê của giới chức’.


“Ngay như ở Việt Nam chẳng hạn nếu chúng ta chặn được đầu này thì ngay lập tức sẽ có các nhóm khác tái lập lại đường dây để móc nối sang Trung Quốc,” ông giải thích.


Tung hỏa mù


Các nạn nhân, nhất là người dân quê thiếu hiểu biết, rất dễ trở thành nạn nhân của bọn buôn người vì phương thức lừa đảo ‘rất tinh vi’, ông Thắng nói.


Trước hết, họ có người làm ‘chim mồi’ đi trước để làm bằng chứng dẫn dụ những người khác tin theo, ông Thắng mô tả. Họ lôi kéo một nạn nhân nào đấy đã qua được Anh vào đường dây của họ. Người đấy sẽ viết thư, gửi tiền về cho gia đình thông báo về cuộc sống mới của họ bên Anh.


“Người cò sẽ lấy đó mà đi nói với mọi người trong làng rằng ‘Đấy thấy chưa, gia đình đấy có con đi rồi đây này, nó kiếm được mấy ngàn đô la một tháng. Quý vị đi theo đi’,” ông Thắng nói.


“Người dân quê đâu có biết gì. Họ thấy có người gửi tiền về xây nhà cao cửa rộng thì đinh ninh rằng gia đình mình cũng có thể được như vậy mà đâu biết rằng chính gia đình ấy hay người con của gia đình ấy cũng nằm trong đường dây buôn người.”


Trong bài viết “Những cái chết đến từ thôi thúc ‘thoát nghèo’” đăng trên VOA, tác giả trích dẫn từ cuốn sách Poor Economics từng được dịch sang tiếng Việt là ‘Hiểu Nghèo Thoát Nghèo’ của hai kinh tế gia Abhijit Banerjee và Esther Duflo. Cuốn sách nói về những điều chính yếu về người nghèo và sự nghèo. Trong đó hai điều đầu tiên là: Người nghèo thường thiếu thông tin cấp thiết và dễ tin vào những điều không thật. Niềm tin không đúng sẽ dẫn đến những lựa chọn sai lầm với những hệ lụy bất lường. Thứ nhì là người nghèo phải gánh trên vai quá nhiều trách nhiệm, đời sống và công việc bấp bênh và phải tự lo toan mọi chuyện so với người giàu có.


Hai kinh tế gia Abhijit Banerjee và Esther Duflo vừa được giải thưởng Nobel Kinh Tế năm nay cho nghiên cứu của mình.


Trở lại với vấn nạn buôn người. Theo giải thích của tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, những nạn nhân đầu tiên sau đó lại ‘trở thành thủ phạm’. Họ gia nhập vào đường dây buôn người và lấy mình làm mồi để nhử thêm những người khác ở trong làng, thậm chí ở trong họ của mình, ông Thắng nói và cho biết ông ‘biết rất nhiều trường hợp như vậy’.


“Đó là cách mà họ kiếm thêm được thu nhập, có ăn chia để họ có tiền mà trả nợ,” ông nói và giải thích rằng những ‘nhà cao cửa rộng’ ở các làng quê Việt Nam mà dân làng Việt Nam thấy là ‘của những người tham gia vào đường dây buôn người’ còn thu nhập lên đến vài ngàn đô la một tháng mà những kẻ buôn người hứa hẹn ‘là không thể nào có được’.


Khi được hỏi tại sao những người sang đến bên Anh trở thành nạn nhân của nạn buôn người không thông báo tình trạng của họ về cho gia đình ở Việt Nam biết để cảnh tỉnh những người khác, ông Thắng nói rằng hoặc là ‘họ bị mất liên lạc’ hoặc ‘họ đâu dám lên tiếng’.


“Nếu lên tiếng thì họ sẽ bị thủ tiêu ngay, còn thân nhân của họ ở trong nước cũng có thể bị sách nhiễu vì bọn môi giới, bọn xã hội đen sẽ cử người đến đe dọa,” ông nói. “Còn nếu không tiếp tục làm việc, nếu bỏ trốn thì không có thu nhập để trả nợ. Cả dòng họ có thể sẽ bị mất hết tài sản vì họ đã thế chấp toàn bộ nhà cửa ruộng vườn để có tiền ra đi.”


Ông cũng nói rằng chỉ cần 1, 2 người trong làng gửi tiền về ‘cũng đủ làm chim mồi rồi’.


Có sự bảo kê?


Về vai trò của chính quyền trong con đường di dân lậu ồ ạt này, ông Thắng khẳng định ‘chắc chắn có sự bảo kê’ với mục đích là ‘được chia chác’ trong miếng bánh lợi ích quá lớn.


“Chính quyền cộng sản Việt Nam theo dõi rất kỹ lưỡng vấn đề lưu trú, đi lại của người dân, nhất là ra khỏi biên giới quốc gia,” ông phân tích. “Đi cả 100 người có khi cả ngàn người một lúc thì không thể không có bảo kê (của chính quyền địa phương).”


“Chắc chắn giới chức trong xã ấy, trong làng ấy đều biết nhưng họ vẫn cho đi bởi vì có sự trao đổi này kia về quyền lợi,” ông nói thêm và lưu ý rằng cho mỗi chuyến đi mỗi nạn nhân phải trả phí từ 30.000 đến 60.000 đô la Mỹ tùy theo dạng đi thường hay đi VIP.


Qua thảm kịch ở Essex, ông Thắng nói rằng nếu chính quyền Việt Nam thật sự muốn điều tra mạng lưới buôn người thì ‘đó là điều rất dễ’.


“Chỉ cần truy từ những người cò trở lên là ra hết đường dây thôi vì cò phần lớn là người ở địa phương,” ông nói. “Chúng tôi còn biết huống hồ các cơ quan công lực ở Việt Nam lại không biết à?”


“Qua vụ 39 người này, dư luận cần phải lên tiếng ép chính quyền Việt Nam từ trung ương đến địa phương phải khui ra tất cả các đường dây buôn người này. Tất cả các quan chức dính líu phải bị xử trị, các thủ phạm phải bị đi tù và tài sản của họ phải bị tịch thu để bồi thường cho các nạn nhân đã chết,” ông yêu cầu.


‘Kế hoạch toàn diện’


Ông Thắng cho biết tổ chức BPSOS của ông đã từng ‘dự đoán trước nhiều người dân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh sẽ trở thành nạn nhân buôn người sau thảm họa môi sinh hồi năm 2016 (do tập đoàn Formosa xả thải gây ra)’.


“Ngư nghiệp hoàn toàn không thể khôi phục. Nhiều người bán hết tàu thuyền đánh cá của họ. Họ làm ruộng không được chứ đừng nói lên thành phố làm những việc đòi hỏi kiến thức, kỹ năng mà họ hoàn toàn không có. Họ phải sống làm sao đây,” ông nói.


“Khi đó họ thấy có đường dây hứa hẹn rất nhiều. Tuy đóng 60.000 đô la nhưng chỉ một năm là trả hết nợ sau đó còn có tiền dành dụm để gửi về giúp gia đình. Do đó, họ vay nợ, gom góp tiền bạc của thân nhân và vay nặng lãi với lãi suất có chỗ đến 60% một năm để đi nước ngoài,” ông nói thêm.


Ông chỉ trích chính quyền là ‘không đền bù thỏa đáng’ sau thảm họa Formosa, ‘không tạo công ăn việc làm cho người dân mà để họ tự lo’.


“Đó là lỗ hổng để bọn xã hội đen nhảy vào khai thác,” ông cho biết và nói rằng ngay sau sự cố Formosa tổ chức của ông ‘đã báo động cho các giáo xứ ở Nghệ An, Hà Tĩnh biết’ để đề phòng ‘kẻ gian trục lợi’.


“Các vị linh mục biết nhưng không có đủ năng lực và không có kinh nghiệm để đưa ra chương trình (phòng chống).”


“Nếu không làm gì sẽ có thêm nhiều nạn nhân nữa,” ông nói và kêu gọi các tổ chức tôn giáo và xã hội dân sự cùng hành động để ‘tìm cách giải cứu và phá vỡ tất cả các đường dây buôn người và buôn lậu người’.


Ông Thắng nói một trong những việc cần làm ngay là ‘giáo dục người dân, nói cho họ hiểu’.


Ông cũng đưa ra những lời khuyên cho người dân để tránh thành con mồi của bọn buôn người.


“Thứ nhất, nếu được rủ rê đi lao động bên Anh nhưng là đi lén đi lậu bằng thị thực du lịch chẳng hạn thì chắc chắn mình bị lừa vì đi xuất khẩu lao động phải có hợp đồng đâu ra đó,” ông nói.


Lời khuyên thứ hai mà ông Thắng đưa ra là ‘phối kiểm những chỗ hay công ty mà người dân được hứa hẹn sẽ cho họ chỗ làm việc’ và cho biết BPSOS có thể giúp phối kiểm nhờ vào mạng lưới cộng tác viên của họ ở khắp nơi trên thế giới.


“Thứ ba trước khi lên đường phải nắm được một số địa chỉ, email, facebook, số điện thoại cầu cứu nếu mọi việc không như dự tính,” ông nói thêm. “Thân nhân cũng phải nắm các đầu mối liên lạc này để phòng khi người thân mình bị mất liên lạc hay bị bóc lột thì thậm chí có thể liên lạc ngay để nhờ giải cứu.”
05 Tháng Năm 2015(Xem: 18202)
" ... chính ông Dũng cũng nói là đóng lại qua khứ hướng về tương lai, đằng này lại ôn lại hình ảnh quá khứ, sống lại quá khứ ... Bài diễn văn của ông Nguyễn Tấn Dũng có thể nói tôi hoàn toàn thất vọng, rất ngạc nhiên và thất vọng."
03 Tháng Năm 2015(Xem: 17083)
Gs Tương Lai: "Trên thực tế phải nói rằng hiện nay chưa có một lực lượng chính trị nào có thể thay thế, lực lượng đang cầm quyền hiện nay. Có nghĩa là chưa có một đảng chính trị nào, chưa có một tổ chức chính trị nào có thể thay thế đảng cộng sản Việt Nam, mặc dù đảng này đã mất uy tín trong dân."
03 Tháng Năm 2015(Xem: 15198)
Hải Long: "Ngày phán xét cho những kẻ tự khoác lên mình chiếc áo nhà văn, nhà thơ, cổ động người ta lao vào chỗ chết, lao vào những cuộc chém giết với lòng căm thù không giới hạn... Còn thống nhất ư? Hòa giải ư? Làm sao có thể thống nhất và hòa giải khi những kẻ thủ ác còn chưa bị trừng phạt? Lịch sử rồi sẽ phải ghi chép lại một cách công bằng và khách quan. Tội ác rồi sẽ bị trừng phạt, chỉ là sớm hay muộn! Cuối cùng, tôi muốn thay mặt cha tôi gửi lời xin lỗi chân thành đến những người lính ở phía bên kia." Lê Xuân Khoa: "Theo tôi có một bước quan trọng mà đến giờ chính quyền vẫn chưa chịu làm. Đó là hòa giải với người sống chưa được thì hòa giải với người chết trước đã. Đấy là vấn đề trùng tu nghĩa trang Biên Hòa, để cho người ta tìm lại mộ và cải táng người chết trong các trại cải tạo. Làm được hai cái đó chứng tỏ nghĩa cử rất đẹp để mà hòa giải với bên ngoài, chứng tỏ thiện chí của lãnh đạo trong nước. Tôi thấy chuyện này dễ như vậy mà không xong được thì khó lòng tiến được đế
29 Tháng Tư 2015(Xem: 17632)
Nếu ai đó hỏi cha tôi 30/04 là ngày gì? Cha tôi sẽ trả lời, đó là ngày mà ông nhận ra mình đã bị lừa dối. Ông và các đồng đội của ông là “Thế hệ bị lừa dối”.
23 Tháng Tư 2015(Xem: 15900)
"Vài ngày trước Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Kuala Lumpur, căng thẳng ngoại giao giữa Philippines và Trung Quốc đang tăng thêm với một cuộc khẩu chiến, một vụ xịt vòi rồng và bước kế tiếp trong một vụ kiện trọng tài có liên quan đến các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Từ Manila, thông tín viên VOA Simone Orendain ghi nhận chi tiết."
21 Tháng Tư 2015(Xem: 15509)
"Học giả Auslin từ Viện Doanh nghiệp Mỹ ở Washington DC ngày 7/4 bình luận trên The Wall Street Journal, chuyến đi đầu tiên của tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đến Tokyo, Seoul và Honolulu trong tuần này có thể là cơ hội cuối cùng để chính quyền Tổng thống Barack Obama thực hiện chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương được Washington ca ngợi từ lâu."
16 Tháng Tư 2015(Xem: 16282)
"Dù không tham gia vào vụ kiện nhưng Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều trong việc xây dựng lập luận là Tòa Án được thành lập dưới Phụ Lục VII không có thẩm quyền phán xét đơn kiện của Phi Luật Tân. Tuy rằng đã tuyên bố phủ nhận thẩm quyền nhưng Trung Quốc chắc chắn là không muốn bị đặt vào thế khinh mạn phán quyết của Tòa đặc biệt là khi Tòa gồm có những vị thẩm phán hàng đầu được mọi người kính trọng."
14 Tháng Tư 2015(Xem: 16829)
Từ bối cảnh trên, dường như những người nêu giả định trên muốn có câu trả lời cho gỉả thiết: Nếu ngày 30-4-1975 Việt Quốc thắng Việt Cộng, liệu “Bên thắng cuộc Việt Quốc” có đối xử với “Bên thua cuộc Việt Cộng”, như Việt cộng đã làm sau ngày 30-4-1975 đối với Việt quốc hay không? Hay còn tệ hại hơn nhiều?
12 Tháng Tư 2015(Xem: 17597)
* Một số bình luận ghi nhận về bản Thông Cáo Chung ký kết giữa hai đảng CSVN và CSTQ: BBC, VNTB, Ts Nguyễn Thanh Giang, Lê Anh Hùng, Ts Carlyle A. Thayer, Ts Nguyễn Nhã
09 Tháng Tư 2015(Xem: 16942)
"Việt Nam quen dùng vũ khí của Nga trong Cuộc Chiến tranh Đông Dương..." Trong Ba cường quốc (cung cấp vũ khí) đó, Nga là nước duy nhất không bao giờ dùng vũ khí chống lại Việt Nam. Nga là nước duy nhất không có mưu đồ địa chính trị chống lại Việt Nam." "Theo ý kiến của Nga thì trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, hai quốc gia này hoàn toàn đủ thông thái để giải quyết vấn đề một cách hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trên cơ sở hai bên giữ uy tín và cùng có lợi." "Quyền lợi của Mỹ là không được cho phép Trung Quốc quá mạnh trong vùng này [châu Á Thái Bình Dương]. Nghĩa là đấy là trò chơi địa chính trị giữa hai cường quốc, chơi nhau theo [kiểu] zero sum game, ai được cái gì và ai mất cái gì. Việt Nam trong hoàn cảnh này chỉ đóng vai trò như là con tốt. Mỹ chỉ bảo vệ quyền lợi của Mỹ chứ không bảo vệ quyền lợi của Việt Nam đâu."
07 Tháng Tư 2015(Xem: 15740)
"Như vậy sách lược của Henry Kissinger với Biển Đông là cứ giữ nguyên hiện trạng đầy xáo trộn như vậy càng lâu càng tốt. Đúng là sách lược ‘đục nước béo cò’. Nhờ vậy mà TQ và Mỹ tha hồ thủ lợi tốt hơn là Mỹ và TQ tranh chấp gây hấn, chiến tranh một mất một còn trên Biển Đông."
05 Tháng Tư 2015(Xem: 17384)
"Nếu kết quả của đại hội 12 được phía Mỹ toại nguyện thì đương nhiên cánh cửa TPP rộng mở đón Việt Nam. Nếu kết quả đại hội 12 không được lòng người Mỹ thì cũng đồng nghĩa với việc cánh cửa TPP khép lại đối với Việt Nam".
31 Tháng Ba 2015(Xem: 18301)
Ts Nguyễn Hưng Quốc: Một chính khách lớn và một người thầy xấu. Huỳnh Ngọc Chênh: Lý Quang Diệu có độc tài gia đình trị?
22 Tháng Ba 2015(Xem: 17322)
"Nhưng vẫn có lý do để tin rằng, ít nhất là trong nửa đầu thế kỷ này, Mỹ vẫn sẽ giữ được ưu thế của nó về các nguồn lực và tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong cán cân quyền lực toàn cầu. Tóm lại, trong khi kỷ nguyên ưu thế của Mỹ chưa kết thúc, nó sẽ thay đổi theo những cách quan trọng. Những thay đổi này liệu có giúp tăng cường an ninh và thịnh vượng toàn cầu hay không hiện vẫn còn chưa rõ".
17 Tháng Ba 2015(Xem: 16875)
Vì sao chính phủ Hoa Kỳ quyết định lên tiếng công khai dù biết Việt Nam sẽ không hài lòng? Câu trả lời có lẽ là Hoa Kỳ ngày càng lo ngại về khả năng khôi phục hiện diện quân sự của Nga ở những vùng ảnh hưởng của Mỹ. "Vịnh Cam Ranh, nơi từng là căn cứ của Hoa Kỳ và trong quá khứ cũng từng bị hải quân Pháp và Nhật kiểm soát, nằm cách Sài Gòn 290 km về hướng Đông Bắc là một cảng nước sâu tự nhiên. Guam, lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương, nơi đặt căn cứ không quân Andersen, cách Việt Nam 4.000 cây số về hướng Đông".
15 Tháng Ba 2015(Xem: 16140)
Để đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ, đại sứ Mỹ tại Hà Nội, Ted Osius, tổ chức buổi nói chuyện trực tiếp với toàn thể giảng viên và sinh viên thuộc viện Đại Học Quốc Gia Hà Nội hôm 6 tháng 3-2015. Trong dịp này, đại sứ Ted Osius nêu ra 3 chủ điểm của cột mốc lịch sử -20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ, gồm có:
10 Tháng Ba 2015(Xem: 18627)
Phát biểu quan trọng của Đại sứ Mỹ Ted Osious tại Đại học Quốc gia Hà Nội "Điều đó cho thấy rằng có vẻ như là ông Ted Osius không chỉ nắm được lịch trình của đoàn Việt Nam, sắp tới ông Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, ông Quang và có thể cả những chính sách nữa đi Mỹ, mà còn có thể dự đoán được kết quả của chuyến đi đó thành công như thế nào và thành công ở mức độ nào".