Sự thật về ba bức thư của Đạt Lai Lạt Ma

04 Tháng Tám 20198:40 CH(Xem: 8971)

Sự thật về ba bức thư của Đạt Lai Lạt Ma

Nguồn: Nghiencuuquocte.org

image007

Tác giả: Nguyễn Đăng Hòa

Hồi ký của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 có tên “My Land and People” (Quốc Thổ và Quốc Dân tôi) do Chánh Quang dịch và đăng trên Tạp chí Từ Quang số 182 (tháng 10-1967). Bài viết chỉ gồm 6 trang nhưng đã cho thấy nhiều minh chứng về một số sự kiện liên quan đến việc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tổ chức đánh Tây Tạng  bằng vũ lực vào năm 1950, mặc dù chính quyền Trung Quốc cho là họ giải phóng hòa bình Tây Tạng, hay hợp nhất Tây Tạng. Sau đó khoảng 9 năm, một lần nữa vấn đề Tây Tạng lại bùng phát và lần này thì bi kịch xảy ra: Tây Tạng bị chiếm đóng vào năm 1959 và Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng Chính phủ của ông và dân chúng phải lưu vong ra nước ngoài. Trước biến cố này, Ngài có viết ba bức thư cho tướng Tan Kuan-san, quyền đại diện của Chính phủ trung ương Trung Quốc tại Tây Tạng và là chính ủy của Quân khu Tây Tạng.[1]

Nay chúng tôi xin trình bày lại các bức thư để bạn đọc hiểu thêm vấn đề này, qua đó cũng cho ta thấy rõ tâm trạng của Đạt Lai Lạt Ma trước sự an nguy của quốc dân của ông.

Trong các tác phẩm cổ văn của Tây Tạng, quốc gia này thường có tên gọi “Khawachen”, có nghĩa là “Xứ Tuyết” hay “Sildanjong”, có nghĩa là “Vùng đất khí hậu lạnh”. Tây Tạng được thế giới xem như một quốc gia xa xôi ở Trung Á, ít người lui tới vì quanh năm xứ này được bao bọc bởi các núi tuyết. Tây Tạng có thủ đô là Lhasa (Lạp Tát), năm đó có dân số 40.000 trên tổng số dân Tây Tạng là 6 triệu, trong đó có khoảng 18% là nhà sư và 2% là ni cô. Thời xa xưa, Phật giáo từ Ấn Độ bắt đầu du nhập vào Tây Tạng, đặc biệt là vào khoảng nửa đầu thế kỷ thứ 7 dưới triều vua Songtsen Gampo (605-650). Theo truyền thuyết, người ta tin rằng nhà Vua là hóa thân của đức Quan Thế Âm Bồ Tát và là vị vua ủng hộ  Phật giáo đầu tiên ở Tây Tạng. Nhà vua đặt ra 16 điều răn đạo đức khuyên dân chúng thực hành theo, đã kiến lập thủ đô Lhasa và xây dựng nhiều chùa khắp nơi trong nước. Phật giáo Tây Tạng phát triển từ đó.

Sau khi chiếm chính quyền tại trung ương, ngày 07/10/1950, quân đội Trung cộng bắt đầu mở cuộc tấn công sáu mặt vào lãnh thổ Tây Tạng. Khi ấy đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 –Tenzin Gyatso – mới 15 tuổi. Tháng 1 năm 1951, Đạt Lai Lạt Ma gửi thư cho Chính phủ Bắc Kinh, trong thư nói “Tôi lần này tiếp nhận yêu cầu chấp chính nhiệt liệt và thành khẩn của toàn thể nhân dân Tây Tạng”, “quyết định đạt được hòa bình như nguyện vọng của nhân dân”, phái đại biểu “đến Chính phủ nhân dân trung ương mưu cầu giải quyết vấn đề Tây Tạng”.

Ngày 07/11/1950, Ngài gửi thư nhờ Liên Hiệp Quốc can thiệp giúp đỡ, nhưng  lời yêu cầu của Ngài không được đáp ứng. Cùng lúc, đức Đạt Lai Lạt Ma cũng gửi công hàm cho chính quyền Trung Quốc nhắc lại tình hữu nghị xưa nay giữa hai nước và yêu cầu họ rút quân khỏi Tây Tạng cũng như giao trả các tù binh Tây Tạng bị bắt. Nhưng chính phủ Trung Quốc làm ngơ. Điều này cho thấy, vào thời điểm đó Ngài xem Trung Hoa và Tây Tạng là hai quốc gia với hai chính phủ riêng biệt.

Dưới áp lực quân sự của Trung cộng, nhận thấy không đủ sức đương đầu về mặt quân sự, nên chính phủ Tây Tạng buộc lòng phải gửi phái đoàn sang Bắc Kinh nghị hòa ký hiệp ước gồm 17 điều vào ngày 23/05/1951; sau đó nhà cầm quyền Trung Quốc đã không giữ đúng hoàn toàn tất cả những điều cam kết đã ký.

Năm 1951, khoảng 6.000 quân Trung Cộng tiến vào chiếm thủ đô Lhasa. Trong năm này, quân đội Trung Quốc áp đặt một Thỏa ước gồm 17 điểm cho Tây Tạng và thực tế tiến hành cách mạng vô sản theo kiểu Mao trên hai tỉnh Kham và Chamdo ở miền Đông.

Tháng 2 năm 1951, Đạt Lai Lạt Ma lệnh cho Ngapoi Ngawang Jigme đứng đầu làm đại biểu toàn quyền, cùng với bốn đại biểu Khemey Sonam Wangdi, Thuptan Tenthar, Thuptan Lekmuun và Samposey Tenzin Thondup đến Bắc Kinh toàn quyền xử lý vấn đề đàm phán với Chính phủ nhân dân trung ương.

Trung cộng tiến hành chính sách Cải cách ruộng đất tại đây, đến cuối năm 1955 tình hình lại càng tồi tệ hơn.

Hè năm 1956, đức Đạt Lai Lạt Ma được Hội Ma Ha Bồ Đề mời qua dự lễ Phật Đản năm 2500 tại Ấn Độ. Trong lúc Ngài vắng mặt, nhiều cuộc xung đột đã xảy ra giữa quân đội Trung Quốc và Tây Tạng.

Cuối năm 1956, dân chúng Tây Tạng bắt đầu ồ ạt bỏ nước ra đi tỵ nạn. Đầu năm 1957, quân đội giải phóng Tây Tạng chiến đấu anh dũng đã lấy lại được một số cứ điểm do Trung cộng chiếm đóng trước kia,

Quân đội Trung cộng đã pháo kích, ném bom, phá hủy các làng mạc, chùa chiền khắp nơi. Nhiều dân lành Tây Tạng bị tra tấn, sát hại. Những nông dân nào tỏ ý chống đối chính quyền Trung Quốc, con gái của họ từ 13 đến 20 tuổi bị cưỡng bức lõa thể đi diễu hành ngoài đường phố, các ni cô Tây Tạng bị lính Trung cộng hãm hiếp tập thể, hoặc bộ đội Trung Quốc dùng súng, lưỡi lê cưỡng bức các nhà sư và ni cô lấy nhau trước mặt họ. Nạn nhân đôi khi bị tra tấn bằng cách lột da sống. Chồng bị tàn sát trước mặt vợ; các phụ nữ và con gái bị cưỡng hiếp và bắn chết trước sự chứng kiến của thân nhân. Trẻ con Tây Tạng bị bắt buộc cầm súng bắn giết cha mẹ.

Cuối năm 1958, dân chúng Tây Tạng nổi dậy chống Trung Quốc khắp nơi.

Trong thời gian này tướng Tan Kuan-san có liên lạc với Ngài và Ngài đã hồi âm bằng 3 lá thư đề ngày 11 và 12/03/1959. Theo Đạt Lai Lạt Ma:[2]

“ …Trong bức thư thứ nhất, tôi nói cùng ông (Tướng Tan Kuan San), thật tôi bối rối biết bao trước hành vi thù địch của quần chúng đối với việc nhà cầm quyền Trung Hoa (CS) thỉnh mời tôi.

Bức thư thứ nhì, tôi báo tin ông hay tôi đã truyền lệnh cho quần chúng giải tán và, đồng ý với ông, tôi nhận thấy vì muốn bảo vệ tôi, quần chúng chỉ làm phương hại cho sự giao hảo giữa Trung Hoa và Chính Phủ Tây Tạng.

Trong bức thư thứ ba, tôi ngỏ ý muốn giải quyết sự tranh chấp giữa phe đồng bào tôi phản đối việc tôi ưng thuận đến trại của Trung Hoa, với phe tán thành việc ấy.

Tôi thú thật rằng, nếu tôi đoán biết sau này họ lợi dụng mấy bức thư để chống đối tôi, tôi cũng vẫn gởi vì lúc ấy tôi rất muốn và thấy có phận sự lớn lao ngăn ngừa cuộc xung đột giữa dân Tây Tạng và lực lượng Trung Hoa.

Tôi lập lại rằng tôi quả quyết bao giờ cũng trung thành với lý tưởng bất bạo động và, như thế, tôi không tán thành thái độ hung hăng của dân chúng Lạp- Tát, mặc dù tôi nhận đúng giá trị tình thương mến của họ đối với tôi và tình thương đó chứng minh cho cuộc toàn dân khởi nghĩa”.

“Bởi vậy cho nên, với tất cả thành thật, ngày ấy tôi đã kêu gọi chúng dân bình tĩnh, và tuy mấy bức thư tôi gởi cho tướng lĩnh Trung Hoa có mục đích che đậy ý muốn thật sự của tôi, ngày nay tôi cũng cho rằng thơ ấy hoàn toàn chính đáng.”

Sau này Trung cộng công bố mấy bức thư này và nói rằng Ngài “đã cố sức đến ẩn náu trong Tổng hành dinh Trung cộng “và Ngài đã bị những kẻ mà họ gọi là “bè đảng phản động”  cầm giữ trong Đền Norbulinka, để sau cùng buộc Ngài phải tỵ nạn qua Ấn Độ, trái với ý muốn của Ngài.

Trong hồi ký của mình Ngài nói rõ: “Một lần nữa, tôi cũng sẽ minh xác việc tôi đã tự ý rời khỏi Lạp-Tát. Tự tôi quyết định như thế vì tánh cách thất vọng của tình hình. Tôi không bị áp lực bởi một ngoại bang nào, tôi không bị cận thần tôi bắt đi, và nếu đồng bào tôi cố nài xin tôi ra đi là vì thấu rõ dã tâm Trung Hoa sắp oanh tạc Tòa Đền, nếu tôi ở lại Kinh Đô, có thể tôi bị nguy tánh mạng”.

Tôi quả quyết vị tướng Trung Hoa không hề ép buộc tôi phải nhận lời mời của ông ta, tôi không bị nguy hiểm gì đe dọa và tôi yêu cầu mấy thủ lĩnh không nên gây ra một tình trạng có thể sanh hậu quả tai hại…..

…..Sau cùng họ (các vị lãnh đạo nhân dân Tây Tạng lúc đó) ưng thuận không nhóm họp trong Đền Norbulinka nữa, nhưng lại tổ chức nhiều cuộc mít tinh trong làng Shol, dưới chân Đền Potala, và sau mỗi phiên nhóm họp sẽ phúc trình tôi rõ. Theo các phúc trình này, tình hình thay đổi: Nhân dân tiếp tục bảo vệ tôi và họ buộc người Trung Hoa rời khỏi Lạp-Tát và Tây Tạng, để cho người Tây Tạng tự quản trị việc xứ sở họ.”

Tôi nhận được bức thư cuối cùng của tướng Tan Kuan-san vào buổi sớm ngày 16-3 và tôi đã phúc đáp cùng ngày ấy.”

Ngày 10/03/1959, quân đội Trung cộng bắt đầu đánh vào Tây Tạng; ngày 16/03/1959 đức Đạt Lai Lạt Ma được tin quân đội Trung Cộng đang chuẩn bị pháo kích cung điện Potala ở Lhasa. Đây cũng là ngày mà Đức Đạt Lai Lạt Ma hồi âm bức thư thứ ba, bức thư cuối cùng của sự kiện này.

Để tiếp tục lãnh đạo cuộc tranh đấu giải phóng đất nước, Ngài đã quyết định cùng với một số thân quyến, các vị bộ trưởng trong chính phủ và dân chúng rời khỏi Tây Tạng ngay trong đêm ấy.

Theo một tư liệu, “cuộc nổi dậy tháng 3 năm 1959 ở Lhasa bùng nổ từ những nỗ lo ngại về một âm mưu bắt cóc Dalai Lama và đưa ông đến Bắc Kinh. Khi các quan chức quân đội Trung cộng mời ông đến thăm trụ sở của họ để xem kinh kịch và uống trà, ông được bảo là phải đến một mình, và không vệ sĩ hay nhân viên quân sự Tây Tạng nào được phép đi qua ranh giới khu trụ sở.”[3]

Thật ra, trong hồi ký của mình, Ngài cũng đã viết: “Nếu quả thật như vậy, tôi sẽ bị nguy to, vì Trung Hoa sẽ dùng những biện pháp nghiêm khắc đặng ngăn cản tôi đào tẩu”.

Qua các dữ kiện trên cho thấy từ những năm 1950, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã có thái độ ôn hòa, mong muốn hợp tác cùng chính quyền Trung cộng trên tình thần bảo vệ đạo Pháp và tự do hành đạo tại Lhasa, mọi hành động trước đó của chính quyền Tây Tạng đều trên tình thần bất bạo động. Nhưng do những chính sách đàn áp của Trung cộng, và sau này là hành động tàn sát giáo dân, nông dân, mà tình hình chống đối ngày càng bùng phát. Thực hiện chính sách cải cách ruộng đất tại vùng này, Trung Hoa đã phá tan cơ cấu của Chính phủ tự trị Tây Tạng, phá nát cơ cấu giáo hội. Trước an nguy quốc gia, để xoa dịu tình hình, để kéo dài thời gian, cố tìm con đường hòa giải khác, Ngài đã gởi (hồi âm) đến tướng Tan Kuan-san bằng 3 lá thư nêu trên, chứng tỏ ý muốn khoan nhượng để tìm lối thoát chứ không vì thái độ cầu an của Ngài. Việc nhà chức trách Trung cộng công bố 3 bức thư đó là nhằm xuyên tạc ý định của Ngài.

————–

[1] Nội dung bản dịch tiếng Anh ba bức thư do Tân Hoa Xã công bố có tại: http://www.bjreview.com/special/tibet/txt/2008-05/08/content_115524.htm

[2] Trích “ Quốc thổ và Quốc dân tôi”, Chánh Quang dịch, đăng trên Tạp chí Từ Quang số 182-tháng 10 năm 1967. Những dòng in nghiêng được trích lại theo lời dịch của Chánh Quang.

[3] Theo “10/03/1959: Cuộc nổi dậy Tây Tạng bùng nổ”, Nghiencuuquocte.org, 10/03/2016.


++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Trung Quoc da phat hanh phan mem van phong ngon ngu Tay Tang dau tien tren the gioi. Day la no luc nham tao thuan loi cho nguoi Tay Tang su dung may tinh.

Phan mem dau tien bang tieng Tay Tang

ICTnews - Trung Quoc da phat hanh phan mem van phong ngon ngu Tay Tang dau tien tren the gioi. Day la no luc nham tao thuan loi cho nguoi Tay Tang su dung may tinh.

Tieng Tay Tang duoc 5 trieu nguoi o Tay Tang va cac tinh lan can su dung nhu mot ngon ngu hang ngay.

Phan mem moi mang ten “Neo-shine Tibet Office 3.0” duoc phat trien hop tac giua Tap doan phan mem Chuan Trung Quoc (CSCC) va truong dai hoc Tay Tang. Ong Chen Ying, mot quan chuc cua Bo Cong nghiep Thong tin Trung Quoc, cho biet phan mem nay se giup phat trien nganh cong nghiep thong tin cua Tay Tang.

Han Nai Ping, Giam doc cua CSCC, noi cac truong hoc o Tay Tang se duoc lap dat phan mem nay. “Phan mem nay dung hang dau the gioi boi cac nha lap trinh da xu ly nhung kho khan cong nghe, nhu nhap ma ngon ngu Tay Tang”.

Phan mem van phong Tay Tang duoc cho la se thay the phan mem Microsoft Office tung duoc dung rat rong rai tai cac khu vuc noi tieng Tay Tang. Hon 5 trieu nguoi o Tay Tang va cac tinh lan can su dung tieng Tay Tang nhu mot ngon ngu hang ngay.

Theo Bo Cong nghiep Thong tin, cac cong ty Trung Quoc cung phat trien 12 san pham phan mem Tay Tang khac, bao gom “STAR Tibetan danh cho Windows 2000/XP" va “He dieu hanh Tay Tang danh cho Linux”. Nhung san pham nay se duoc tung ra thi truong trong cuoi nam nay.

Cac nha lap trinh hien dang xay dung cac san pham phan mem bang tieng Trieu Tien, Mong Co va tieng Tho.

V.N / Theo Xinhua

VietBao.vn (Theo_Ictnews )

04 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 17172)
‘Xoay Trục Về Châu Á Thái Bình Dương’, một trong những chính sách đối ngoại của Tổng thống Barack Obama được coi là thích đáng nhất trong việc đương đầu với sự vươn lên của Trung Quốc trong chiều hướng bành trướng và khống chế quân sự và kinh tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 25471)
Đôi lời giới thiệu về tác giả Trần Văn Thưởng: Sau khi tham gia trận đánh Snoul với tư cách Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1/8, tác giả được bổ nhiệm về trường Võ Bị Đà Lạt. Đến năm 1974, tác giả được đề cử theo học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp tại Leavenworth, và đến ngày mất nước tháng 5/1975 thì bị kẹt lại bên Mỹ. Hiện giờ tác giả là giáo sư toán tại một viện đại học Hoa Kỳ.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20210)
Chính quyền Việt nam vẫn tự cho họ là Đảng Cộng sản, nhưng tôi thấy ở Việt nam có tính thị trường tư bản hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới, kể cả ở Mỹ nơi mà nền kinh tế đưc quy định rất chặt chẽ. Điều này thật là khó hiểu.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20670)
Nợ chính phủ, còn gọi là Nợ Công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay từ người dân hay ngoại quốc để tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách hằng năm.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19225)
Trả lời tại Quốc hội Việt Nam ngày 19 tháng 11 năm 2014, về quan hệ Việt - Trung, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu ra sáu chữ là "vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Trước một kẻ thù luôn có âm mưu độc chiếm Biển Đông và thôn tính Việt Nam như Trung Quốc thì chủ trương "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" có khả thi hay không?
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19985)
Ngày 21.10.2014, khi Điếu Cày đến phi trường Los Angeles, người Việt tại vùng Nam Cali đã đón tiếp rất nồng nhiệt. Nhưng chuyệnĐiếu Cày đột nhiên được nhà cầm quyền CSVN phóng thích và cho đi Mỹ đã gây khá nhiều thắc mắc đối với dư luận trong cũng như ngoài nước.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19569)
Đúng một phần tư thế kỷ đã trôi qua từ ngày Bức tường Berlin sụp đổ, một khoảng thời gian đủ dài – một phần ba cuộc đời, năm nhiệm kỳ tổng thống, tổng bí thư – để so sánh Việt Nam và Đông Âu.
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18881)
Việt Nam cũng cần các loại vũ khí phòng không và màn radar để bảo vệ bờ biền dài trên 3000 cây số. Việt Nam cũng rất mong được Mỹ “nới lỏng” những ràng buộc để được gia nhập tổ chức Mậu dịch Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Parnership, TPP), nhưng phía Việt Nam, theo các tin ở Hoa Thịnh Đốn vẫn chưa chịu để cho Công nhân được quyền thành lập nghiệp đòan lao động độc lập bên ngòai Tổng liên đòan Lao động của Chính phủ và chưa thật sự có thị trường thương mại tự do để đủ điều kiện được công nhận là nền “Kinh tế Thị trường”.
09 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18207)
Do đó, nếu như phe Cộng Hoà tiếp tục chính sách cù nhầy để gây khó khăn cho ông Obama trong những tranh cãi vô bổ như đòi đẩy lui đạo luật bảo hiểm y tế phổ quát (ACA) hoặc hăm he đóng cửa chính quyền vì bất đồng trong ngân sách v.v. . . thì tình hình nước Mỹ trong hai năm tới cũng chẳng tốt đẹp hay sáng sủa hơn. Đến chừng đó, cử tri khi đi vào thùng phiếu vào cuối năm 2016 cũng sẽ bầy tỏ sự bực tức của mình đối với họ cũng như họ vừa mới biểu lộ sự tức giận đó với ông Obama trong lần này. Trong bối cảnh đó, một Hillary Clinton xuất hiện với lời hứa hẹn là đưa ra giải pháp mới để giải quyết tình trạng bế tắc lâu năm tại thủ đô chắc chắn là sẽ dễ lọt tai nhiều người nghe hơn.
08 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18658)
Không ai ngạc nhiên nếu quả thật có thỏa thuận về việc nối rông đối thoại giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong tương lai gần đây. Mặc dầu trong gần thập niên vừa qua có sự tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và biển đảo giữa TQ và Nhật bản rất là gay gắt, nhiều khi khiến thế giới lo sợ sự va chạm giữa TQ và Nhật có thể tỏa nhiệt gây ra chiến tranh bộc phát vì hồ sơ tranh chấp quần đảo ĐiếuNgư/Senkaku ở biển Hoa Đông.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17656)
Obama will attend the 22nd Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) Economic Leaders' Meeting in Beijing from November 10 to 12, Foreign Ministry spokesman Qin Gang said. Để có bầu không khí thuận lợi phục vụ thượng đỉnh APECtại Bắc Kinh trong những ngày từ 5-11 đến 11-11-2014, Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực giảm ô nhiễm khói bụi bằng nhiều biện pháp đã được đặt ra với mục tiêu giảm 40% khí thải ô nhiễm từ các xe ô tô.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 18193)
Ngày 21/10/2014, người tù chính trị Nguyễn Văn Hải hay còn gọi là blogger Nguyễn Văn Hải được nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do sang Hoa Kỳ. Họ đã đưa ông thẳng từ trại giam ra sân bay để đi Mỹ.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 18746)
Không có cách nào khác , nếu muốn thoát cảnh xử ép, làm nhục như thế ở Biển Đông, Việt Nam phải tự lực, tự cường trở thành cường quốc biển. Đó là trách nhiệm của thanh niên Việt Nam không phân biệt chính kiến, tôn giáo , sắc tộc , địa phương ở trong hay ngoài nước!
26 Tháng Mười 2014(Xem: 21716)
"Nêu ra một số việc, không phải là muốn truy cứu trách nhiệm chính trị, hoặc nhằm bôi xấu, hạ thấp uy tín của một ai mà chỉ nhằm một mục đích: nếu không thấy hết những dại khờ, non yếu của chúng ta, không vạch trần những mưu ma chước quỷ của kẻ mà cho đến tận giờ phút này trong chúng ta vẫn còn có không ít ngưòi lầm tưởng họ là những đồng chí cộng sản, những người đang cùng chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội thì sẽ là một nguy hại to lớn, lâu dài, tiềm ẩn đối với dân tộc"."Hội nghị Thành Đô đã, đang và sẽ còn mang lại cho đất nước chúng những hậu quả to lớn, cay đắng, nhục nhã..."
12 Tháng Mười 2014(Xem: 21330)
Một câu thành ngữ rất phổ thông tại Hoa Kỳ là “All politics are local”, có thể tạm dịch là mọi chuyện chính trị đều ở địa phương. Thế nhưng người ta có thể hiểu nghĩa của câu nói một cách rộng hơn: chuyện chính trị cũng có thể là chuyện “chính chị chính em”, tức là những chuyện tranh giành, đấu đá, gấu ó lẫn nhau xảy ra khá thường xuyên và cũng khiến nhiều người phải nhức đầu và tò mò tìm hiểu.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18471)
Ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 và 3 tàu dịch vụ dầu khí di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam. Đến 16h ngày 2/5, giàn khoan Hải Dương 981 được thả trôi tại toạ độ 15.2958 vĩ bắc - 111.1206 kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 22671)
Ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 và 3 tàu dịch vụ dầu khí di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam. Đến 16h ngày 2/5, giàn khoan Hải Dương 981 được thả trôi tại toạ độ 15.2958 vĩ bắc - 111.1206 kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 27678)
Anh Gs. Phạm Cao Dương mới gửi đăng trên Việt Thức một bài viết với rất nhiều sai lầm. Em đã định góp ý, nêu ra những chỗ sai ấy ngay trên Việt Thức (dù em không nói ra cũng sẽ có người khác nhận thấy và sẽ nặng lời chỉ trích). Nhưng vì những chỗ sai ấy quá trầm trọng trong khi anh ấy lại ký là "Tiến sĩ" (Phạm Cao Dương, TS), nên nếu viết một cách công khai sẽ rất hại cho uy tín của anh ấy (liên quan tới uy tín của Hội Bưởi-CVA chúng ta). Em chỉ muốn viết riêng ít dòng, gửi anh ấy đọc để anh ấy tự ý sửa thì tốt hơn.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 21676)
Thời gian trước, trên diễn đàn của người Việt ở Ukraine, có tin chính quyền một thành phố ở xứ này quyết định hạ tất cả tượng đài Lenin ở địa phương để tránh những vụ phá phách của những kẻ không ưa vị lãnh tụ vô sản. Và sau mẩu tin, có nhiều ý kiến thương khóc, trách móc của độc giả Việt, cho rằng hành động trên là 'phản bội quá khứ', 'tráo trở', 'ăn cháo đá bát'...
23 Tháng Chín 2014(Xem: 22058)
Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ hiện là ba cường quốc vùng Châu Á Thái Bình Dương có một mẫu số chung : Được một nhân vật dân tộc chủ nghĩa lãnh đạo. Theo nhận định của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế IISS trong bản « Khảo sát Chiến lược 2014 / Strategic Survey 2014 » công bố hôm qua 18/09/2014 tại Luân Đôn, thì cục diện Châu Á, vốn đang bị cuộc cạnh tranh Trung-Nhật tác động, sắp tới đây sẽ tiếp tục bị hai đại cường này cùng với Ấn Độ nhào nặn.