30 năm sự kiện Thiên An Môn: Trung Quốc vẫn nỗ lực xóa bỏ ký ức

05 Tháng Sáu 20199:33 CH(Xem: 9396)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ NĂM 06 JUNE 2019


30 năm sự kiện Thiên An Môn: Trung Quốc vẫn nỗ lực xóa bỏ ký ức


John Sudworth BBC News, Beijing 04/6/2019


image009

Chuyện gì đã xảy ra trên Quảng trường Thiên An Môn 30 năm trước?


Không có một chương trình tưởng nhớ chính thức nào về sự kiện năm 1989 ở Bắc Kinh. Nhưng tuyên bố đó, mặc dù chính xác, nhưng quá trung dung.


Thực tế, những gì xảy ra ở Quảng trường Thiên An Môn được đánh dấu mỗi năm bởi một hành động lớn, mang tính quốc gia có thể được gọi là "sự quên lãng".


Vài tuần trước ngày 4 tháng Sáu, cỗ máy kiểm duyệt lớn nhất thế giới rơi vào tình trạng quá tải khi một mạng lưới thuật toán tự động khổng lồ cùng hàng chục ngàn người 'kiểm duyệt' phải tìm mọi cách xóa sạch mọi tài liệu tham khảo trên internet.


Những người được cho là quá khiêu khích trong nỗ lực trốn tránh các biện pháp kiểm soát có thể bị bỏ tù với những bản án lên đến ba năm rưỡi.


Và đó là bản án dành cho một nhóm gần đây đã tìm cách kỷ niệm ngày này bằng cách dùng cụm từ "Tiananmen Massacre" làm nhãn hiệu cho sản phẩm.


Chỉ việc đăng lại những hình ảnh trên Twitter, mạng xã hội bị cấm thậm chí không thể truy cập được đối với hầu hết người dùng internet Trung Quốc, cũng có thể khiến anh bị giam giữ.


Vài tháng trước, tôi đã tự mắt chứng kiến ​​mức độ chính quyền sẽ thực hiện để đảm bảo rằng công dân Trung Quốc không có bất kỳ cuộc thảo luận công khai hoặc hành động tưởng niệm nào.


Vào ngày Tết Thanh minh, thời điểm mọi người đến thăm mộ người thân của họ, BBC đã sắp xếp để gặp một người phụ nữ có con trai bị bắn vào đầu ở phía Bắc Quảng trường Thiên An Môn, ngay sau khi những đội quân đầu tiên tiến vào trong thành phố.


image010

Bản quyền hình ảnh Reuters Image caption Bà Trương Tiên Linh (Zhang Xianling) giơ tấm hình của con trai bà cho phóng viên vào 2014


Như mọi năm, bà Trương Tiên Linh (Zhang Xianling), 81 tuổi, đang lên kế hoạch đưa hoa đến nghĩa trang nhỏ, yên bình, nơi tro cốt của Vương Nam (Wang Nan), 19 tuổi, được chôn cất, gần Di Hòa Viên, Bắc Kinh.


Nhưng chúng tôi thấy nghĩa trang đã bị quây kín bởi các nhân viên bảo vệ theo dõi bia mộ của Wang Nan.


Chúng tôi đã bị tra hỏi bởi các cảnh sát mặc sắc phục và thậm chí còn kiểm tra hộ chiếu và thẻ báo chí, và lấy thông tin của chúng tôi.


Và sau đó cảnh sát hộ tống bà Trương đến ngôi mộ con trai và được hộ tống khỏi nghĩa trang để tránh xa các nhà báo.


image011

Image caption Khu mộ của gia đình của bà Trương nơi chôn cất chồng và con trai bà


Kho dữ liệu của BBC lưu trữ hàng loạt sự kiện, trong đó cái chết của Vương Nam đóng một phần rất nhỏ.


Các đoạn phim với mỗi khung hình là một minh chứng cho sự dũng cảm của những người quay nó, cho thấy những người lính tiến tới với vũ khí giữ ngang tầm bóng đổ trên những chiếc xe tăng.


Những thước phim quay lại khoảnh khắc những người biểu tình hoảng sợ leo lên những xe đạp hoặc bỏ chạy trong lúc đem theo những thi thể đầy máu, đầy vết đạn vào bệnh viện.


Nhưng với tôi, khoảng khắc này đặc biệt ấn tượng.


'Họ cầu xin anh ta đừng bắn'


Trong ánh sáng ban ngày, tiếng súng nổ lẻ tẻ vẫn có thể được nghe thấy trên khắp thành phố và một du khách người Anh rõ ràng đang bị sốc. Margaret Holt đã vô tình bị cuốn vào một trong những khoảnh khắc quyết định của thế kỷ trước.


"Người lính này, anh ta bắn một cách bừa bãi vào đám đông và ba cô gái trẻ đã quỳ xuống trước mặt anh ta và cầu xin anh ta ngừng bắn," cô nói lặng lẽ, chắp hai tay theo kiểu cầu nguyện.


"Và anh ta đã giết họ."


"Một ông già giơ tay lên vì muốn qua đường, và anh ta cũng bắn ông ấy."


Holt lúc đó khoảng cuối 50 hoặc đầu 60 và đang học vẽ trong một tòa nhà chỉ cách Quảng trường Thiên An Môn vài trăm thước, bà Holt chỉ ra ngoài cửa sổ khi bà mô tả những gì đã xảy ra với người lính.


"Băng đạn trên súng của anh ta hết nên khi anh ta cố thêm đạn thì đám đông lao vào và treo cổ anh ta trên một cái cây."


Toàn bộ lời mô tả diễn ra trong vòng 24 giây.


Nhưng chính sự ngắn gọn của nó đã nhấn mạnh sự tàn bạo của lực lượng được sử dụng để xóa bỏ một cuộc biểu tình ôn hòa, và sự phẫn nộ của đám đông bên kia đầu đạn.


Nó cũng cho thấy tại sao, ngay cả ngày nay, chính quyền Trung Quốc vẫn cố gắng hết sức để chôn vùi tất cả các cuộc thảo luận về những gì đã diễn ra.


Làn gió đổi thay


Các cuộc biểu tình làm rung chuyển Bắc Kinh và hàng chục thành phố khác của Trung Quốc vào mùa Xuân và mùa Hè năm 1989 đã được châm ngòi - như thường lệ - bởi một sự kiện hoàn toàn bình thường: cái chết vào tháng Tư của nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản trước đây, Hồ Diệu Bang, một nhà lãnh đạo ủng hộ tự do kinh tế và tự do chính trị.


Sự đau buồn, thương tiếc kéo dài, chủ yếu từ các sinh viên, đã nhanh chóng biến thành các cuộc biểu tình trên đường phố quy mô lớn với lời kêu gọi danh tiếng của ông được khôi phục và để di sản của ông được vinh danh với những cải cách trên diện rộng: một nền báo chí tự do, tự do hội họp và chấm dứt tình trạng quan chức tham nhũng.


image012

Bản quyền hình ảnh Reuters Image caption Nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chia rẽ về cách đối phó với các cuộc biểu tình


Tại Bắc Kinh, khoảng một triệu người đổ về Quảng trường Thiên An Môn, chiếm giữ không gian công cộng rộng lớn tại trung tâm chính trị của thủ đô với cờ, biểu ngữ và lều.


Trong lúc đó, những làn gió đổi thay đã thổi qua từ Đông Âu, thêm vào đó là chuyến thăm của nhà lãnh đạo Liên Xô Michael Gorbachev đến Bắc Kinh vào giữa tháng Năm để tham gia hội nghị thượng đỉnh Xô-Trung lần đầu tiên trong 30 năm.


Đối với các nhà lãnh đạo của Trung Quốc, cũng như với những người biểu tình, đất nước lớn nhất Đông Á dường như ở bờ vực của một thời khắc lịch sử, và nội bộ Đảng Cộng sản đã chia rẽ về giải pháp đối phó.


Và cuối cùng, phe cứng rắn đã giành chiến thắng.


Đêm khuya ngày 3 tháng 6 và đến sáng ngày hôm sau, một cuộc tấn công quân sự quy mô lớn đã được phát động trên quảng trường, với hàng loạt chiếc xe tăng và binh lính tiến vào với đạn thật.


Tại các giao lộ dọc theo tuyến đường đến Thiên An Môn, những người từ chối di chuyển đã bị bắn một loạt đạn.


Một số người như lời kể của vị khác du lịch trên đã chiến đấu lại bằng tay không, và một số xe bọc thép được cho là đã bị bốc cháy bởi những quả bom cocktail Molotov người biểu tình tự chế.


image013

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Một chiếc xe bọc thép bóc cháy vào 4/6/1989 gần Quảng trường Thiên An Môn


Ngày nay, sự kiểm duyệt và những bí mật khiến người ta chưa thể xác định chính xác bao nhiêu người đã chết trong đêm đó. Không có một con số chính thức đầy đủ về những người đã chết và bị thương nào được công khai.


Theo những phóng viên nước ngoài có mặt ở đó, đến thăm các bệnh viện trong thành phố và hầu hết đều ước chừng số người thiệt mạng là từ hàng trăm đến 2000-3000 người.


Ít nhất một nguồn tin ngoại giao, được đưa ra trong thời điểm vụ việc đang sôi sục, đề nghị một con số lớn hơn.


Điều không thể tranh cãi là đó là khoảnh khắc lực lượng quốc phòng quốc gia lại đóng vai một đội quân xâm lược, tấn công chính người dân của họ trong chính thủ đô của họ.


Đó là một bước ngoặt tiếp tục định hình Trung Quốc ngày hôm nay.


'Người chặn xe tăng'


Có lẽ không có gì có thể minh họa cho sự hiệu quả của 30 năm kiểm duyệt của Trung Quốc hơn hình ảnh 'Người đàn ông chặn xe tăng', hay còn gọi là là 'Tank Man'.


Vào ngày 5 tháng 6, một ngày sau khi giải phóng mặt bằng quảng trường, một hàng xe tăng đã được trông thấy rời khỏi Quảng trường Thiên An Môn dọc theo Đại lộ Trường An, nơi hầu hết các vụ giết người đã diễn ra.


Video ghi lại cảnh một người biểu tình đơn độc đặt mình trước chiếc xe tăng bọc chì và sau đó cứ đi qua đi lại chặn đầu chiếc xe mỗi khi nó cố gắng lách khỏi anh ta.


image014

Bản quyền hình ảnh BBC Newsnight BBC Newsnight


Người đàn ông, mặc áo sơ mi trắng và quần đen và cầm hai chiếc túi, trèo lên chiếc xe tăng và cố gắng khuyên can với phi hành đoàn qua nắp xe.


Đối với thế giới bên ngoài, hình ảnh mang đầy tính biểu tượng này là một đối chiếu giữa sự đàn áp độc đoán với một tinh thần bất chấp không thể chối cãi.


Nó biểu trưng cho tất cả những gì đã xảy ra trong và xung quanh Quảng trường Thiên An Môn.


Cũng cần phải chỉ ra rằng người chỉ huy xe tăng, không hề hay biết hàng chục ống kính quốc tế đang chĩa vào anh ta, có vẻ đã nhượng bộ.


'Người đàn ông chặn xe tăng' đã không bị bắn hay bị cán qua nhưng số phận của anh ta vẫn là một bí ẩn cho đến ngày nay.


Ở Trung Quốc, hình ảnh kinh điển này đã bị xóa sạch khỏi ý thức của công chúng.


Tội ác bất nhân


Ngày nay, Quảng trường Thiên An Môn hầu như không đổi thay so với những hình ảnh video năm 1989.


Bức chân dung của Chủ tịch Mao Trạch Đông vẫn được treo ở vị trí trang trọng nhất, với vẻ mặt nguyên sơ, hơi mỉm cười.


Nụ cười đó đã từng bị ba người biểu tình ném đầy trứng và sơn trước khi họ bị bỏ tù 20 năm.


Nhưng bên ngoài quảng trường đó, Trung Quốc đã thay đổi chóng mặt trong ba thập kỷ qua.


Khi nó ngày càng trở nên giàu có và mạnh mẽ hơn, sự thành công đó dường như là sự phản bác của Bắc Kinh đối với những trang báo quốc tế - bao gồm cả bài viết này, vốn cứ mãi khẳng định rằng một chương đen tối, bị chôn vùi trong quá khứ đó vẫn còn quan trọng.


Bao Đồng là một cựu quan chức cao cấp, người ngồi bên lề những bàn thảo luận cấp cao về những biến động chính trị năm 1989.


Ông bây giờ là một trong những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất của Trung Quốc, đã thụ án 7 năm, tất cả đều bị biệt giam, do ủng hộ những người biểu tình Thiên An Môn.


image015

Image caption Bao Đồng nói rằng Trung Quốc nên cho phép mọi người thảo luận về những gì đã xảy ra vào năm 1989


"Điều làm tôi lo lắng", ông nói, "là trong 30 năm qua, tất cả các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã sẵn sàng đứng bên cạnh tội ác vô nhân đạo ngày 4 tháng Sáu."


"Họ coi đó là một bài học quý giá, như một trò ảo thuật đằng sau sự trỗi dậy của quốc gia. Họ coi đó là lợi ích."


"CPC nên cho phép mọi người thảo luận - nạn nhân, nhân chứng, người nước ngoài, nhà báo đã ở đó. Họ nên cho phép mọi người nói những gì họ biết và tìm ra sự thật."


Ông chắc chắn rằng nếu những yêu cầu của người biểu tình đã được lắng nghe từ những năm trước, thì tương lai của Trung Quốc sẽ không chỉ là một sự thịnh vượng, mà còn là một sự cân bằng và công bằng hơn.


"Tôi thấy một Trung Quốc không có Vạn Lý Tường Lửa, không có tầng lớp đặc quyền. Thật không may, sẽ có ít tỷ phú hơn nhưng ít nhất là những người lao động nhập cư nghèo có thể được sống tự do mà không phải bị đuổi ra khỏi các thành phố lớn. Và một Trung Quốc không cần phải đánh cắp công nghệ nước ngoài."


Quyền lực bằng mọi giá


Điều trớ trêu trong các cuộc biểu tình ở Thiên An Môn là bất chấp niềm tin hy vọng của nhiều người rằng sự thay đổi thực sự đã đến, thì thay vào đó họ có thể đã đẩy cơ hội cải cách chính trị ở Trung Quốc lùi lại một thế hệ, thậm chí hơn.


Một số ít sinh viên đã công khai kêu gọi cách mạng, họ rất có thể sẽ là những nhà lãnh đạo tồi và bị chia rẽ bởi bởi chủ nghĩa bè phái, mâu thuẫn và khuynh hướng độc đoán của chính họ (như các tài liệu cũ cho thấy).


Nhưng những người cứng rắn trong nội bộ Đảng Cộng sản đã cho rằng, ngay cả những yêu cầu hạn chế nhất về một nhà nước pháp quyền và những quyền tự do dân chủ sẽ chấm dứt sự độc quyền quyền lực của họ.


Nếu các cuộc biểu tình này không bao giờ xảy ra, nếu các nhà cải cách cao cấp không bị thanh trừng hay bỏ tù, liệu Trung Quốc có theo con đường của các quốc gia châu Á khác, như Đài Loan và Hàn Quốc, dần dần từ bỏ chế độ độc đoán?


Ở Trung Quốc, một sự tưởng nhớ là không thể: Một thế hệ cũ không được phép nhớ, một thế hệ mới thậm chí không được phép biết.


Thay vào đó, quyết định đã được đưa ra khi đó là một quyết định vẫn còn giữ cho đến hôm nay. Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ giữ quyền lực bằng mọi giá, và không một phong trào nào được phép đe dọa điều này.


Ba mươi năm trôi qua, nỗ lực "xóa ký ức" vẫn tiếp diễn mạnh mẽ hơn bao giờ hết./
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19785)
Lời Phi Lộ- Trong cuốn sách mới nhất vừa xuất bản gần đây vào năm 2014, có tựa đề “Trật Tự Thế Giới-World Order”, Tiến sỹ Henri Kissinger tố cáo Trung Quốc chưa bao giờ cảm thấy thoải mái khi đứng chung với các nước khác trên toàn cầu với vị trí đồng đẳng. Trung Quốc tự coi mình là chính quyền duy nhất cai trị thế giới…Nếu TQ cố bám lấy tư tưởng và theo đuổi kế hoạch thống trị này bằng cách yêu cầu các nước phải chọn hoặc chấp nhận trật tự mới của thế giới do TQ đề xuất hay chấp nhận trật tự thế giới hiện nay. Để làm áp lực cho việc thực thi này nghiêng về TQ, chắc chắn chính quyền Bắc Kinh sẽ tạo ra chiến tranh lạnh tại châu Á với chiêu bài‘Châu Á của người Á Châu’, hầu để triệt tiêu trật tự thế giới hiện nay.
04 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 17209)
‘Xoay Trục Về Châu Á Thái Bình Dương’, một trong những chính sách đối ngoại của Tổng thống Barack Obama được coi là thích đáng nhất trong việc đương đầu với sự vươn lên của Trung Quốc trong chiều hướng bành trướng và khống chế quân sự và kinh tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 25517)
Đôi lời giới thiệu về tác giả Trần Văn Thưởng: Sau khi tham gia trận đánh Snoul với tư cách Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1/8, tác giả được bổ nhiệm về trường Võ Bị Đà Lạt. Đến năm 1974, tác giả được đề cử theo học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp tại Leavenworth, và đến ngày mất nước tháng 5/1975 thì bị kẹt lại bên Mỹ. Hiện giờ tác giả là giáo sư toán tại một viện đại học Hoa Kỳ.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20271)
Chính quyền Việt nam vẫn tự cho họ là Đảng Cộng sản, nhưng tôi thấy ở Việt nam có tính thị trường tư bản hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới, kể cả ở Mỹ nơi mà nền kinh tế đưc quy định rất chặt chẽ. Điều này thật là khó hiểu.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20727)
Nợ chính phủ, còn gọi là Nợ Công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay từ người dân hay ngoại quốc để tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách hằng năm.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19296)
Trả lời tại Quốc hội Việt Nam ngày 19 tháng 11 năm 2014, về quan hệ Việt - Trung, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu ra sáu chữ là "vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Trước một kẻ thù luôn có âm mưu độc chiếm Biển Đông và thôn tính Việt Nam như Trung Quốc thì chủ trương "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" có khả thi hay không?
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20028)
Ngày 21.10.2014, khi Điếu Cày đến phi trường Los Angeles, người Việt tại vùng Nam Cali đã đón tiếp rất nồng nhiệt. Nhưng chuyệnĐiếu Cày đột nhiên được nhà cầm quyền CSVN phóng thích và cho đi Mỹ đã gây khá nhiều thắc mắc đối với dư luận trong cũng như ngoài nước.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19610)
Đúng một phần tư thế kỷ đã trôi qua từ ngày Bức tường Berlin sụp đổ, một khoảng thời gian đủ dài – một phần ba cuộc đời, năm nhiệm kỳ tổng thống, tổng bí thư – để so sánh Việt Nam và Đông Âu.
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18920)
Việt Nam cũng cần các loại vũ khí phòng không và màn radar để bảo vệ bờ biền dài trên 3000 cây số. Việt Nam cũng rất mong được Mỹ “nới lỏng” những ràng buộc để được gia nhập tổ chức Mậu dịch Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Parnership, TPP), nhưng phía Việt Nam, theo các tin ở Hoa Thịnh Đốn vẫn chưa chịu để cho Công nhân được quyền thành lập nghiệp đòan lao động độc lập bên ngòai Tổng liên đòan Lao động của Chính phủ và chưa thật sự có thị trường thương mại tự do để đủ điều kiện được công nhận là nền “Kinh tế Thị trường”.
09 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18246)
Do đó, nếu như phe Cộng Hoà tiếp tục chính sách cù nhầy để gây khó khăn cho ông Obama trong những tranh cãi vô bổ như đòi đẩy lui đạo luật bảo hiểm y tế phổ quát (ACA) hoặc hăm he đóng cửa chính quyền vì bất đồng trong ngân sách v.v. . . thì tình hình nước Mỹ trong hai năm tới cũng chẳng tốt đẹp hay sáng sủa hơn. Đến chừng đó, cử tri khi đi vào thùng phiếu vào cuối năm 2016 cũng sẽ bầy tỏ sự bực tức của mình đối với họ cũng như họ vừa mới biểu lộ sự tức giận đó với ông Obama trong lần này. Trong bối cảnh đó, một Hillary Clinton xuất hiện với lời hứa hẹn là đưa ra giải pháp mới để giải quyết tình trạng bế tắc lâu năm tại thủ đô chắc chắn là sẽ dễ lọt tai nhiều người nghe hơn.
08 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18737)
Không ai ngạc nhiên nếu quả thật có thỏa thuận về việc nối rông đối thoại giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong tương lai gần đây. Mặc dầu trong gần thập niên vừa qua có sự tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và biển đảo giữa TQ và Nhật bản rất là gay gắt, nhiều khi khiến thế giới lo sợ sự va chạm giữa TQ và Nhật có thể tỏa nhiệt gây ra chiến tranh bộc phát vì hồ sơ tranh chấp quần đảo ĐiếuNgư/Senkaku ở biển Hoa Đông.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17734)
Obama will attend the 22nd Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) Economic Leaders' Meeting in Beijing from November 10 to 12, Foreign Ministry spokesman Qin Gang said. Để có bầu không khí thuận lợi phục vụ thượng đỉnh APECtại Bắc Kinh trong những ngày từ 5-11 đến 11-11-2014, Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực giảm ô nhiễm khói bụi bằng nhiều biện pháp đã được đặt ra với mục tiêu giảm 40% khí thải ô nhiễm từ các xe ô tô.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 18231)
Ngày 21/10/2014, người tù chính trị Nguyễn Văn Hải hay còn gọi là blogger Nguyễn Văn Hải được nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do sang Hoa Kỳ. Họ đã đưa ông thẳng từ trại giam ra sân bay để đi Mỹ.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 18802)
Không có cách nào khác , nếu muốn thoát cảnh xử ép, làm nhục như thế ở Biển Đông, Việt Nam phải tự lực, tự cường trở thành cường quốc biển. Đó là trách nhiệm của thanh niên Việt Nam không phân biệt chính kiến, tôn giáo , sắc tộc , địa phương ở trong hay ngoài nước!
26 Tháng Mười 2014(Xem: 21760)
"Nêu ra một số việc, không phải là muốn truy cứu trách nhiệm chính trị, hoặc nhằm bôi xấu, hạ thấp uy tín của một ai mà chỉ nhằm một mục đích: nếu không thấy hết những dại khờ, non yếu của chúng ta, không vạch trần những mưu ma chước quỷ của kẻ mà cho đến tận giờ phút này trong chúng ta vẫn còn có không ít ngưòi lầm tưởng họ là những đồng chí cộng sản, những người đang cùng chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội thì sẽ là một nguy hại to lớn, lâu dài, tiềm ẩn đối với dân tộc"."Hội nghị Thành Đô đã, đang và sẽ còn mang lại cho đất nước chúng những hậu quả to lớn, cay đắng, nhục nhã..."
12 Tháng Mười 2014(Xem: 21368)
Một câu thành ngữ rất phổ thông tại Hoa Kỳ là “All politics are local”, có thể tạm dịch là mọi chuyện chính trị đều ở địa phương. Thế nhưng người ta có thể hiểu nghĩa của câu nói một cách rộng hơn: chuyện chính trị cũng có thể là chuyện “chính chị chính em”, tức là những chuyện tranh giành, đấu đá, gấu ó lẫn nhau xảy ra khá thường xuyên và cũng khiến nhiều người phải nhức đầu và tò mò tìm hiểu.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18506)
Ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 và 3 tàu dịch vụ dầu khí di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam. Đến 16h ngày 2/5, giàn khoan Hải Dương 981 được thả trôi tại toạ độ 15.2958 vĩ bắc - 111.1206 kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 22712)
Ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 và 3 tàu dịch vụ dầu khí di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam. Đến 16h ngày 2/5, giàn khoan Hải Dương 981 được thả trôi tại toạ độ 15.2958 vĩ bắc - 111.1206 kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 27724)
Anh Gs. Phạm Cao Dương mới gửi đăng trên Việt Thức một bài viết với rất nhiều sai lầm. Em đã định góp ý, nêu ra những chỗ sai ấy ngay trên Việt Thức (dù em không nói ra cũng sẽ có người khác nhận thấy và sẽ nặng lời chỉ trích). Nhưng vì những chỗ sai ấy quá trầm trọng trong khi anh ấy lại ký là "Tiến sĩ" (Phạm Cao Dương, TS), nên nếu viết một cách công khai sẽ rất hại cho uy tín của anh ấy (liên quan tới uy tín của Hội Bưởi-CVA chúng ta). Em chỉ muốn viết riêng ít dòng, gửi anh ấy đọc để anh ấy tự ý sửa thì tốt hơn.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 21712)
Thời gian trước, trên diễn đàn của người Việt ở Ukraine, có tin chính quyền một thành phố ở xứ này quyết định hạ tất cả tượng đài Lenin ở địa phương để tránh những vụ phá phách của những kẻ không ưa vị lãnh tụ vô sản. Và sau mẩu tin, có nhiều ý kiến thương khóc, trách móc của độc giả Việt, cho rằng hành động trên là 'phản bội quá khứ', 'tráo trở', 'ăn cháo đá bát'...