Nguyễn Giang: Obama ở xa còn Nga ở gần

23 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 16622)

image035 

Obama ở xa còn Nga ở gần

image036

Nguyễn Giang

bbcvietnamese.com

BBC - thứ sáu, 21 tháng 2, 2014

Hơn một tuần qua, đợt bạo lực “tồi tệ nhất châu Âu kể từ cuộc chiến Balkans” đang diễn ra ở Kiev chiếm trọn nhiều mặt báo quốc tế.

image037

'Xin đừng lấy tôi', người Ukraine ôm bí ngô theo phong tục trả quà đính hôn tới Sứ quán Nga

Đến ngày 21/2/2014, sau đợt quân đội dùng súng bắn tỉa giết người biểu tình và phe đấu tranh cũng bắn lại cảnh sát làm chừng 80 người chết cả hai phía, tình hình tuy tạm yên chờ bầu cử mới nhưng vẫn chưa rõ sẽ ra sao.

Bức tranh Ukraine cũng không phải chỉ có hai màu đen trắng.

Không thể nói phiến diện rằng phe biểu tình thì tốt, chính phủ thì xấu, châu Âu hay Hoa Kỳ luôn đúng và Nga thì sai bởi còn có nhiều yếu tố lịch sử, địa lý và dân tộc đan xen trong chuyện Ukraine.

Trên thực tế biểu tình ở Ukraine chỉ là sự bùng phát ra ngoài của xung khắc nội bộ ở một xã hội đang đứng ở ngã ba đường.

Giới trẻ và người dân phía Tây Ukraine hướng về EU, Hoa Kỳ nhưng láng giềng sát nách họ lại là Nga.

Di sản của quá khứ cũng đang tiếp tục tác động đến tâm tư người dân ở quốc gia 45 triệu dân, thu nhập trên 3000 USD đầu người một năm này và thể hiện ra trong các đợt biểu tình.

Địa chính trị Ukraine

Mario Platero viết trên một tờ báo ÝIl Sole-24 Ore, đã mô tả chính xác câu chuyện Ukraine như sau:

"Với ông Obama và một nước Mỹ mệt mỏi năm 2014, Ukraine chỉ là một vấn đề xa xôi "

"Với ông Putin và Nga, việc kiểm soát toàn diện Ukraine là vấn đề chiến lược sống còn, với ông Obama và một nước Mỹ mệt mỏi năm 2014, Ukraine chỉ là một vấn đề xa xôi nên để cho các đồng minh châu Âu dính vào...”

Cấm vận, một phương thức từng hữu hiệu với các nền kinh tế khép kín, có thể chỉ đẩy Ukraine nghiêng về phía Nga.

Trong khi châu Âu thông qua cấm vận, Hoa Kỳ đã kiềm chế hơn và như các tiết lộ từ điện đàm ngoại giao của Mỹ, chính quyền Obama cũng không rõ ràng về chuyện ủng hộ ai trong phe đối lập.

Thái độ của người Mỹ là hoàn toàn dễ hiểu.

Rút kinh nghiệm từ chiến tranh cựu Bosnia và Kosovo, không phải cuộc can thiệp nào của Hoa Kỳ vào châu Âu gần đây cũng để lại ấn tượng tốt với tất cả.

Mặt khác, quan hệ với Moscow vẫn luôn có tầm chiến lược hơn vùng Đông Âu và dù muốn dính líu, các quốc gia bên ngoài cũng không thể thay đổi các di sản lịch sử có từ lâu của khu vực ngoại vi nước Nga.

Lịch sử còn tác động

Dù Ukraine đã độc lập được hơn 20 năm, các dấu ấn lịch sử vẫn còn sâu đậm trong tâm trí người dân và có ảnh hưởng đến suy nghĩ của phe đối lập vốn luôn e ngại về tác động của Moscow.

image038

Nạn đói thời Stalin năm 1934 làm chết hàng triệu nông dân Ukraine

Nhắc lại lịch sử, ngay sau Cách mạng Bolshevik năm 1917, sự hình thành Cộng hòa Xô Viết Ukraine năm 1922 đóng vai trò quan trọng cho việc lập ra Liên Xô.

Nhưng vựa lúa mì Ukraine cũng là nơi xảy ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa phái cộng sản và phe dân tộc chủ nghĩa Ukraine, dẫn đến các đợt trấn áp đẫm máu của Stalin với phú nông, địa chủ Ukraine.

Nạn đói thời cộng sản do chính sách tịch thu lúa mì và khoai tây làm hàng triệu người dân Ukraine thiệt mạng.

30 năm đàn áp liên tục của Stalin để làm chủ Ukraine để lại dấu ấn sâu đậm tới mức nhiều người ủng hộ phe đối lập tại Kiev nay vẫn tin rằng nếu thua cuộc ở Quảng trường Maidan, họ sẽ bị công an đến nhà lôi đi vào lúc nửa đêm như chuyện xảy ra trong thập niên 1930.

Có một sự hiểu lầm rằng dân tộc Ukraine chia làm hai khu vực ngôn ngữ tiếng Ukraine ở phía Tây và tiếng Nga ở phía Đông.

Trên thực tế, đa số người dân phía Đông chính là người Nga hoặc con cháu họ được Liên Xô đưa vào Cộng hòa Xô Viết Ukraine và tất nhiên họ không thể nào ủng hộ chủ nghĩa dân tộc Ukraine như những người dân Ukraine chính gốc ở phía Tây.

Nhiều người vẫn nghĩ chủ nghĩa cộng sản tan rã ở Nga vì chính biến tại Moscow năm 1991 và cuộc đấu đá Yeltsin-Gorbachev nhưng thực ra cuộc bỏ phiếu độc lập của Ukraine tháng 12 năm đó mới là yếu tố quyết định xóa sổ Liên Xô về mặt biên giới.

Hơn 90% người Ukraine khi đó đã bỏ phiếu chọn con đường độc lập khỏi Moscow.

Ngày nay, người dân phía Đông có nhiều cảm tình với Nga nhưng người phía Tây tiếp tục nghi ngờ chủ nghĩa Đại Nga và muốn đi về hướng khác.

Thời gian độc lập cũng quá ngắn, chưa đủ để gắn kết quốc gia và chỉ có thế hệ lãnh đạo gốc Liên Xô đầu tiên như Tổng thống Leonid Kravchuk còn khả năng dung hòa hai xu thế và nói chuyện được cả với châu Âu lẫn Moscow.

Sau Cách mạng Cam 2004, các nhân vật chính trị Ukraine đều mang đầu óc khá bè phái, chỉ dựa vào một nhóm ủng hộ cụ thể mà thiếu khả năng liên kết cả nước.

Chạm vào truyền thống

image039

Những người nói tiếng Nga ở Ukraine tiếp tục tôn thờ Stalin

Khác biệt ngôn ngữ, văn hóa hai vùng Đông Tây đã bị đẩy lên cao khi ông Viktor Yanukovych lên làm tổng thống chủ yếu nhờ ủng hộ từ vùng người gốc Nga ở phía Đông.

Ông đã phạm một sai lầm nghiêm trọng khi nhấn mạnh xung khắc vùng miền qua động tác bác bỏ một hiệp định liên kết với EU và nhận các khoản trợ giúp từ Moscow khiến phe đối lập cáo buộc ông là phản quốc.

Với Moscow, Ukraine không chỉ là vùng đất lập quốc - người Nga tin rằng tổ tiên họ đến từ vùng Kiev - mà còn đóng vai trò hàng đầu trong dự án Phục hưng không gian Liên Xô cũ của ông Putin hiện nay.

Nhưng biến động tại Ukraine đặt câu hỏi về tương lai của kế hoạch mà Nga theo đuổi.

Với chính người Ukraine, có vẻ như trước mắt bất cứ một giải pháp chính trị nào cũng khó làm hài lòng các phe phái và dù có bầu cử mới, tình hình sẽ còn bất ổn.

Châu Âu đã có kinh nghiệm đau thương về xung khắc dân tộc vì lý do lịch sử.

Sau Chiến tranh Lạnh, giải pháp xóa nhòa các mâu thuẫn truyền thống là đưa tất cả các quốc gia và dân tộc vào dưới mái nhà chung châu Âu.

image040

Quan chức cao cấp của EU sang Ukraine nhằm thúc đẩy một thỏa thuận hòa bình

Nhưng với Ukraine, mức sống, trình độ kinh tế và khoảng cách xa khu vực trung tâm của châu Âu khiến lộ trình gia nhập EU nếu có cũng còn khá xa.

Trang web của Ủy hội châu Âu mới chỉ xác nhận Ukraine là “quốc gia đối tác ưu tiên” với mục tiêu hướng tới “liên kết kinh tế và chính trị” thân thiết hơn.

Trong khi đó, sự ủng hộ của Hoa Kỳ cũng còn rất chung chung và nước Nga thì sẽ mãi mãi ở bên cạnh, thậm chí ở cả bên trong Ukraine.

Câu hỏi làm sao thoát khỏi ràng buộc của lịch sử và địa lý khiến chuyện Ukraine tiếp tục đáng quan tâm.

Đây cũng là vấn đề chung tạo nhiều gợi mở cho không ít các quốc gia khác./

Đám đông chào đón bà Tymoshenko

BBC - thứ bảy, 22 tháng 2, 2014 

image041

Cựu Thủ tướng Ukraine, bà Yulia Tymoshenko, được hàng ngàn ủng hộ viên phe đối lập chào đón tại Quảng trường Độc lập sau khi được trả tự do.

Bà bị đau lưng và đã ngồi trên xe lăn để phát biểu trước đám đông.

"Các bạn là những anh hùng, các bạn là những gì tốt đẹp nhất của Ukraine," bà nói với công chúng trước khi bật chảy nước mắt.

Bà phát biểu sau khi Tổng thống Viktor Yanukovych rời thủ đô Kiev và các dân biểu bỏ phiếu bãi nhiệm ông.

Nhưng bà Tymoshenko cảnh báo rằng những người biểu tình chớ nên nghĩ rằng công việc của họ đã hoàn tất.

"Cho tới khi các bạn làm xong công việc này, và cho tới khi chúng ta đi tới hết con đường, không ai được quyền rời đi," bà nói. "Bởi không ai có thể làm điều đó, không một nước nào, không một ai có thể làm được những gì các bạn đã làm. Chúng ta đã xóa bỏ được căn bệnh ung thư này, khối u này."

Tuy được nhiều người trong đám đông reo hò ủng hộ, nhưng bà không nhận được sự hậu thuẫn hoàn toàn của phe đối lập, phóng viên BBC David Stern tại Kiev nói.

Trước khi bà bị vào tù, mức độ ủng hộ bà trong dân chúng đã giảm mạnh và nhiều người Ukraine nói bà một phần phải chịu trách nhiệm về tình trạng hỗn loạn trong những năm hậu Cách mạng Cam, và coi bà là một thành viên trong giới tham nhũng cao cấp tại Ukraine.

'Ngày lịch sử'

Hàng chục người đã khó chịu bỏ đi khi bà xuất hiện trên sân khấu và hô to bà không đại diện cho họ, phóng viên BBC Tim Wilcox tường thuật từ Quảng trường Độc lập.

Bà Tymoshenko được trả tự do sau một kỳ biểu quyết của quốc hội hôm thứ Sáu, mở đường cho việc thả bà khỏi nhà tù.

Đầu hôm thứ Bảy, bà rời bệnh viện ở thành phố miền đông Kharkiv, nơi bà bị canh giữ, và bay tới Kiev.

Khi được trả tự do từ bệnh viện trại giam này, bà nói "Chế độ độc tài đã sụp đổ".

Bà Tymoshenko bị kết án bảy năm tù từ năm 2011 vì tội lạm dụng quyền lực và làm thâm hụt ngân sách trong vụ giải quyết tranh chấp khí đốt với Nga.

Quốc hội Ukraine cho bỏ phiếu bãi nhiệm Tổng thống Yanukovych và tổ chức bầu cử sớm vào ngày 25/5. Cuộc bỏ phiếu diễn ra chưa đầy một giờ sau khi ông Yanukovych tuyên bố không từ chức.

Tuy nhiên, phát ngôn viên của ông Viktor Yanukovych nói ông không chấp nhận quyết định trên.

Phóng viên của BBC ở Kiev gọi đây là 'một ngày lịch sử của Ukraine' với các diễn biến nhanh và đầy bất ngờ.

Trước đó ông Yanukovych gọi sự kiện ở Kiev là một cuộc đảo chính.

Trong một tuyên bố được phát trên kênh truyền hình ICTV của Ukraine được ghi hình từ trước, ông Yanukovych nói ông cần phải bảo vệ người dân và sẽ không quản công sức để kết thúc cảnh đẫm máu.

Tổng thống cũng tuyên bố sẽ không rời khỏi Ukraine và ông không từ chức do ông được dân bầu lên một cách hợp pháp.

Người biểu tình nay đã nắm kiểm soát phần lớn Kiev.

Kênh truyền hình của quốc hội cũng cho chiếu cảnh lãnh đạo của Berkut (đội đặc nhiệm cảnh sát của Bộ Nội vụ) và công an nói họ đứng về phía những người biểu tình.

'Ông ấy không ở đây'

image042

Một nhóm người biểu tình diễu hành bằng chiếc xe tải của quân đội Ukraine

Cuộc biểu tình nổ ra từ cuối tháng 11/2013 khi ông Yanukovych từ chối thỏa thuận thương mại quan trọng với khối Liên hiệp châu Âu để chọn lấy quan hệ thân cận hơn với Nga.

Hôm thứ Năm 20/02, cảnh sát đã xả súng vào những người biểu tình đang chiếm cứ quảng trường Độc lập ở trung tâm Kiev. Bộ Y tế nói ít nhất 77 người thiệt mạng - gồm cả cảnh sát và người biểu tình - trong vụ đụng độ kể từ hôm thứ Ba.

Tới nay là ngày thứ hai các đám tang người biểu tình thiệt mạng được tổ chức ở quảng trường.

Phóng viên của chúng tôi nói không có dấu hiệu của lực lượng an ninh bên trong phủ Tổng thống, vốn vẫn được canh gác dày đặc, mặc dù một số nhân viên chính phủ vẫn tới làm việc.

Người biểu tình đang đứng bên ngoài tòa nhà và tỏ ra không tin lắm, ông nói thêm.

"Ông ta [Tổng thống] không có ở đây, không một quan chức nào của ông ta, hay có liên quan trực tiếp tới chính quyền có mặt ở đây," Ostap Kryvdyk, một lãnh đạo biểu tình nói.

Người biểu tình nói họ bảo vệ tòa nhà khỏi bị trộm cắp và phá hoại.

Các phóng viên nói cảnh sát có vẻ đã bỏ các trạm trên khắp thành phố, trong khi đám đông tụ tập ở quảng trường Độc lập - hay còn gọi là khu Maidan - ngày càng đông lên.

Các thỏa thuận chính trị được Tổng thống Yanukovych ký hôm thứ Sáu với các lãnh đạo đảng đối lập sau khi các ngoại trưởng khối châu Âu làm trung gian.

image043

Người biểu tình đứng gác phủ Tổng thống đã bị cảnh sát bỏ mặc

'Thỏa hiệp có lợi'

Thỏa thuận vừa ký kết, được đăng tải trên trang web của Bộ Ngoại giao Đức, bao gồm các điều khoản sau:

  • Hiến pháp năm 2004 sẽ được phục hồi trong 48 tiếng tới, và một chính phủ liên minh sẽ được thiết lập trong vòng 10 ngày.
  • Việc sửa đổi hiến pháp nhằm cân bằng quyền lực giữa tổng thống, chính phủ và quốc hội sẽ bắt đầu ngay lập tức và phải được hoàn thành trước tháng Chín.
  • Một cuộc bầu cử tổng thống sẽ được tiến hành trước tháng 12/2014, sau khi một hiến pháp mới được thông qua cùng các luật bầu cử mới.
  • Một cuộc điều tra những vụ bạo lực gần đây sẽ được tiến hành dưới sự hợp tác giám sát của nhà chức trách, phe đối lập và Ủy hội châu Âu.
  • Chính quyền sẽ không được phép ban hành trình trạng khẩn cấp, chính phủ và phe đối lập sẽ tránh sử dụng bạo lực.
  • Cả hai bên sẽ phải nỗ lực hết sức để bình thường hóa đời sống ở các thành phố lẫn làng mạc bằng cách rút lực lượng khỏi những tòa nhà chính phủ cũng như công cộng, ngưng phong tỏa đường phố, công viên và các quảng trường.
  • Vũ khí trái phép phải được giao nộp cho các cơ quan thuộc Bộ Nội vụ.

Tổng thống Vladimir Putin nói với ông Barack Obama trong một cuộc điện đàm hôm thứ Sáu rằng Nga muốn tham gia vào quá trình thực hiện, một phát ngôn viên chính phủ Hoa Kỳ nói.

Không lâu sau khi thỏa thuận được ký kết, Quốc hội Ukraine thông qua việc phục hồi Hiến pháp 2004, sẽ giảm bớt quyền hành của Tổng thống.

Chỉ có một trong số 387 nghị sỹ có mặt bầu phiếu chống, trong đó có khoảng hơn mười nghị sỹ từ đảng của ông Yanukovych.

Quốc hội cũng thông qua đạo luật ân xá cho những người biểu tình bị buộc tội liên quan tới bạo lực.

Các nghị sỹ bầu cho việc thay đổi luật có thể dẫn tới việc thả bà Yulia Tymoshenko, đối thủ của ông Yanukovych.

Bà Tymoshenko đã bị kết án bảy năm tù vào năm 2011 vì tội lạm quyền. Tuy nhiên những người ủng hộ bà nói đây đơn thuần là cách ông Yanukovych loại bỏ đối thủ chính trị của mình./

Ukraine có tổng thống lâm thời

Cập nhật: 13:09 GMT - chủ nhật, 23 tháng 2, 2014

image044

Ông Oleksander Turchynov là cộng sự thân cận của cựu thủ tướng Tymoshenko

Quốc hội Ukraine vừa chỉ định Chủ tịch Quốc hội làm tổng thống lâm thời.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Ông Oleksandr Turchynov lên nắm quyền sau khi Tổng thống Viktor Yanukovych bị bãi nhiệm hôm thứ Bảy.

Ông Turchynov nói với các dân biểu rằng họ có từ nay cho tới thứ Ba để hình thành một chính phủ thống nhất.

Quốc hội cũng đã biểu quyết tịch thu khu Bấm dinh thự xa hoa của ông Yanukovych ở gần Kiev, nơi những người biểu tình đã tràn vào hôm thứ Bảy.

Hiện người ta vẫn chưa biết ông Yanukovych, người gọi việc quốc hội ra quyết định bãi nhiệm ông là cuộc đảo chính, hiện đang ở đâu.

Hàng ngàn người ủng hộ phe đối lập hiện vẫn ở Quảng trường Độc lập, nơi bầu không khí được mô tả là yên tĩnh.

Cuối ngày hôm thứ Bảy, cựu thủ tướng Yulia Tymoshenko, người được thả khỏi nhà tù ở thành phố Kharkiv ở miền đông sau lần bỏ phiếu của quốc hội, đã thúc giục những người ủng hộ phe đối lập tại Quảng trường Độc lập là hãy tiếp tục biểu tình.

Việc trả tự do cho bà là một trong những điều kiện để ký thỏa thuận thương mại EU-Ukraine mà Tổng thống Yanukovych bác bỏ hổi năm ngoái, sự kiện châm ngòi cho các cuộc biểu tình, dẫn tới cuộc khủng hoảng hiện nay.

Bộ Y tế nói có 88 người, hầu hết là những người biểu tình, đến nay được xác định là đã thiệt mạng kể từ 18/2.

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

Ông Turchynov, một cộng sự gần gũi của bà Tymoshenko, nói việc hình thành một chính phủ thống nhất là "nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu".

"Chúng ta không có nhiều thời gian," một trong các lãnh đạo đối lập, đồng thời là cựu vô địch đấm bốc thế giới Vitaly Klitschko nói khi quốc hội bắt đầu thảo luận.

Nói với BBC, ông cũng nêu ý kiến là nên có bầu cử tổng thống như dự kiến, vào ngày 25/5.

"Tôi muốn xây dựng Ukraine thành một nước châu Âu hiện đại," ông nói. "Nếu tôi có thể làm được điều đó qua việc giữ vị trí tổng thống, thì tôi sẽ nỗ lực hết mình."

Trong một diễn biến khác, quốc hội đã biểu quyết bãi nhiệm Ngoại trưởng Leonid Kozhara, một đồng minh của ông Yanukovych.

Các dân biểu thuộc Đảng Vùng miền của ông Yanukovych nay có vẻ như đang bỏ rơi ông.

"Ukraine đã bị phản bội và nhân dân bị gài bẫy để chống lại nhau. Tất cả là do Yanukovych và đám tùy tùng của ông ta," các dân biểu thuộc đảng này nói trong một tuyên bố được hãng tin Interfax-Ukraine đăng tải.

Ông Yanukovych hiện đang khước từ việc chính thức từ chức. Ông được cho là đã có mặt tại Kharkiv sau khi rời Kiev tới đây từ đêm thứ Sáu.

Tin tức trên truyền thông dẫn lời các quan chức Ukraine nói ông đã bị cảnh sát biên phòng chặn lại khi tìm cách bay sang Nga bằng một máy bay riêng./

13 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17988)
"Thủ Tướng Ngô Đình Diệm bị đặt trước sự đã rồi, bị ép buộc đi vào con đường Cách Mạng lật đổ triều Nguyễn bằng Quyết Nghị lịch sử ngày 29 tháng 4 năm 1955".
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 14258)
- "Hội thảo Quốc tế về Biển Đông" lần này tổ chức ở thành phố biển Vũng Tàu lồng dưới chủ đề "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực". Chủ đề có tính chất bao quát, rộng lớn, nhằm thăm dò dư luận về tình hình an ninh và hợp tác qua nhiều lĩnh vực trong đó có thể dẫn tới khả năng các bên "gác lại tranh chấp - cùng khai thác". - Văn Hóa phỏng vấn quan chức ngoại giao".
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13324)
- "Quốc tế hóa không có nghĩa là quốc tế các thực thể vốn dĩ đã là của Việt Nam từ thời ngày xửa ngày xưa đến giờ. Làm sao có thể quốc tế hóa các vùng biển đảo đó được, có hay chăng là các vùng biển nằm ngoài vùng "economic zone", nằm ngoài 12 hải lý đối với những đảo theo quy chế luật biển, các bãi đá, các vùng biển đảo nào không thuộc quy chế 12 hải lý theo luật biển, khi vấn đề là của quốc tế thì cần một giải pháp quốc tế". - "Phải chăng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đang tiến gần đến hiện thực giấc mơ thay đổi thể chế cho bằng được của ông".
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13889)
“Chúng tôi đề nghị giải pháp này để hoá giải tình trạng các chế độ độc tài đã liên tục mạo danh XHDS trong suốt 10 năm qua”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, giải thích từ Bắc Virginia, Hoa Kỳ". "Theo thể thức hiện nay trong tiến trình tổ chức Hội Nghị ACSC/APF, các tổ chức XHDS ở từng quốc gia tự thành lập phái đoàn tham gia".
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16371)
Trong “tứ trụ” hiện thời, ông Nguyễn Sinh Hùng bất chợt trở thành nhân vật có nhiều phát ngôn ấn tượng nhất về “không phải muốn bắt ai thì bắt”, “nói hay thế mà một đồng tăng lương cũng không có là sao!”, hay gần đây nhất là ủy quyền cho chánh văn phòng Quốc hội lần đầu tiên thông báo công khai về từ ngữ quá đỗi nhạy cảm: “Xã hội dân sự”…
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13648)
"Bà chỉ nói là bản thân bà sẽ giữ một vị trí đứng trên Tổng thống cho dù Hiến pháp Miến Điện không nói đến trường hợp này. Bà tuyên bố rằng tân Tổng thống sẽ làm những gì mà Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ bảo phải làm. Nói một cách khác, đó là Tổng thống bù nhìn ».
13 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15112)
- NHÀ BÁO HÀ VĂN THỊNH: "Bài diễn văn dài 3.430 chữ, nếu quy đổi theo số tiền mà TQ viện trợ cho VN thì quả là không nhỏ một chút nào; 1 tỷ nhân dân tệ đổi được 3.640 tỷ VNĐ, tức là một chữ có giá hơn 1 tỷ đồng(!) Ta thử xem cái “sức nặng” của 1 từ/1 nhát/1 tỷ đó, nó thấm và đau đến đâu..." - GS HOÀNG DŨNG: "Đọng lại trong tôi là hình ảnh ông Trần Văn Bang, máu đổ như thế… Trên Facebook người ta viết rằng để làm « thảm đỏ » đón tiếp ông Tập. Câu ấy thật là cay đắng".
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13244)
"Người ta không thấy ông nhắc một chữ nào đến mặt trái, mặt tiêu cực của nó để tìm giải pháp tháo gỡ một cách căn cơ, bài bản, cầu thị, nhất là trong bối cảnh hai nước đang có những căng thẳng ngày càng gay gắt trên Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa".
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13437)
Ts Nguyễn Nhã: Tôi vốn là người học và nghiên cứu lịch sử từ hơn nửa thế kỷ nay, được các báo đài trên thế giới phổ biến những lời tuyên bố của Chủ tịch, đặc biệt có hai vấn đề mà Tôi rất quan tâm: 1/ Trung Quốc có chủ quyền về quần đảo Trường Sa từ thời Cổ đại. 2/ Hoạt động xây dựng có liên quan mà Trung Quốc đang tiến hành ở Trường Sa không nhằm mục tiêu hoặc gây ảnh hưởng đến bất cứ quốc gia nào và Trung Quốc không có ý định theo đuổi (mục đích) quân sự. - Tân Hoa Xã: Đối với dân tộc Việt Nam, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không gian sinh tồn cùng các quyền và lợi ích hợp pháp khác ở Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là bất biến và không thể đánh đổi với bất kỳ lợi ích nào.
02 Tháng Mười Một 2015(Xem: 32237)
" Báo chí Mỹ nói là chúng tôi thất trận vì chúng tôi tham nhũng. Tôi không chối là đã có tham nhũng tại Việt Nam. Có. Có tham nhũng trên thị trường, trên chính trường và trong một vài đơn vị quân đội. Nhưng dứt khoát không có tham nhũng trong Không Quân. Những người lính không quân tin vào Tổ Quốc Không Gian, và họ tin cậy cấp chỉ huy. Không có chuyện tham nhũng nơi các sĩ quan quanh tôi".
28 Tháng Mười 2015(Xem: 36849)
"Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đang gắn lon Thiếu Tướng cho Tướng Trình Minh thế vào ngày 13-2-1955. Để rồi chưa đầy ba tháng sau Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ôm thi hài của Tướng Thế, hôn lên mắt, mà khóc thương cho một chiến sĩ Quốc Gia đã ngã xuống bởi tên tay sai của Pháp: Mai Hữu Xuân".
20 Tháng Mười 2015(Xem: 15822)
"Vị tổng-thống sau này của nước Mỹ có thể sẽ phải tiếc nuối là ông Obama đã không để ý đến những lời khuyến cáo như loại của ông Kissinger. Cứ bắt tay vào việc rồi mới mò ra chiến-lược chiến-thuật, Tổng-thống Obama đã gieo gió. Người đến sau gần như chắc chắn sẽ phải gặt bão".
19 Tháng Mười 2015(Xem: 15241)
- Mai Loan: Hiệp ước Hợp tác Mậu dịch xuyên Thái Bình Dương (TPP). - Nguyễn Phúc Liên: Kinh tế VN bị tê liệt vì hàng ngoại.
15 Tháng Mười 2015(Xem: 17122)
Từ hai năm trở lại đây, đặc biệt trước thềm Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 12 sẽ diễn ra vào đầu năm sau, 2016, từ trong nước đã lan tin này: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một khi nắm chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ giải tán Đảng. Vì vậy, những người Việt Nam đấu tranh cho dân chủ cũng như Mỹ và các nước dân chủ phương Tây khác hãy ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam”.
13 Tháng Mười 2015(Xem: 16914)
- Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, nếu Lịch sử trở thành môn tự chọn, thì bản chất là thủ tiêu môn học này. - "Thử đặt câu hỏi, sẽ thế nào nếu con, cháu chúng ta không biết về lịch sử dân tộc, không biết gốc gác của mình là ai?”, Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ đặt câu hỏi.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 15015)
"Như vậy, nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG không thể nào đi đôi với một Thể chế Chính trị độc tài độc đảng toàn trị. Không thể có trường hợp tréo cẳng ngỗng, hay "râu ông nọ cắm cằm bà kia", nghĩa là Cơ chế độc tài độc đảng toàn trị dám tuyên bố là mình theo nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG!"
08 Tháng Mười 2015(Xem: 16110)
BBC: "Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham Hanoi) ra tuyên bố nói: "Thỏa thuận này sẽ khiến lĩnh vực tư nhân được tiếp cận nhiều hơn tới các thị trường chủ chốt, thúc đẩy cạnh tranh, thu hút thêm đầu tư nước ngoài, và giúp thiết lập hạ tầng cung ứng then chốt, qua đó tạo ra những cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đem lại công ăn việc làm và thu nhập tốt hơn cho người lao động Việt Nam."