Việt Nam giải cứu Cam Bốt, nhưng Trung Quốc mới là kẻ chiến thắng

10 Tháng Giêng 201911:20 CH(Xem: 9479)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ SÁU 11 JAN 2019


Việt Nam giải cứu Cam Bốt, nhưng Trung Quốc mới là kẻ chiến thắng


Thụy My 09-01-2019


 image008

Cựu chiến binh Việt Nam từng chiến đấu với Khmer Đỏ kỷ niệm 40 năm chiến thắng chế độ diệt chủng ở Cam Bốt ngày 7 tháng Giêng. Ảnh chụp ngày 04/01/2019 tại Hà Nội.REUTERS/Kham


Theo tác giả David Hutt trên Asia Times, bốn mươi năm sau khi lực lượng Việt Nam tiến vào quét sạch chế độ Khmer Đỏ được Trung Quốc chống lưng, nay rõ ràng Cam Bốt thân cận với Bắc Kinh hơn, thay vì nằm trong quỹ đạo của Hà Nội.


Phnom Penh được giải phóng khỏi chế độ diệt chủng


Đúng 40 năm trước, khoảng 100.000 người lính Việt Nam cùng với 20.000 người Cam Bốt bỏ ngũ tiến vào Phnom Penh để lật đổ chế độ mao-ít cực đoan Khmer Đỏ. Lực lượng giải phóng chỉ tìm thấy không đầy 100 người còn sống sót ở thủ đô. Phe Khmer Đỏ, lên nắm quyền năm 1975, đã đuổi dân thành phố ra khỏi Phnom Penh, để lại những tòa nhà hoang phế, sụp đổ.


Ở nông thôn, nơi hầu hết người Cam Bốt bị buộc phải đến sống, trong cuộc cách mạng « Năm Zero » của Khmer Đỏ, thực sự là một cơn ác mộng. Sau không đầy bốn năm cầm quyền, có đến một phần tư dân số Cam Bốt đã bị chết dưới chế độ khát máu này. Mãi đến tháng 11/2018, hai trong số các lãnh đạo cao cấp của Khmer Đỏ mới bị chính thức buộc tội diệt chủng đối với người Chàm và người Việt.


Ngày 7 tháng Giêng tại Cam Bốt là « Ngày giải phóng » hay « Ngày chiến thắng », được một trong các cựu lãnh đạo coi là ngày đất nước được khai sinh ra lần thứ hai (lần thứ nhất là khi được độc lập khỏi thực dân Pháp năm 1953).


Đây cũng là ngày mà Cam Bốt và Việt Nam kỷ niệm mối quan hệ phức tạp. Một đài kỷ niệm tình hữu nghị Việt Nam – Cam Bốt mới được khánh thành vào đầu tháng này tại tỉnh Mondulkiri, sau một công trình khác đã được dựng lên tại Phnom Penh từ thập niên 80.


Hôm thứ Bảy 5/1, các quan chức đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) đã kỷ niệm chiến thắng « Phản công tự vệ ở biên giới tây nam » - theo như cách gọi của Hà Nội - bằng một buổi lễ khá ảm đạm, và một loạt các công trình mới để ghi dấu ngày này.


Máu người lính Việt đổ xuống, nhưng nay Bắc Kinh thành ông chủ


Khoảng 25.000 quân nhân Việt Nam đã hy sinh tại Cam Bốt, từ tháng 12/1978 đến tháng 9/1989, thời điểm quân Việt Nam rút khỏi Cam Bốt theo một thỏa thuận hòa bình được Liên Hiệp Quốc thương lượng. Cho đến khi bước qua thế kỷ mới, gần như là sáo rỗng khi nói về « mối quan hệ đặc biệt » giữa Cam Bốt với Việt Nam – vốn đã hỗ trợ chính phủ thời hậu Khmer Đỏ trong thập niên 80.


Tuy vậy ngày nay người ta đặt câu hỏi về mối quan hệ gần gũi này, từ khi Trung Quốc gần đây đã trở thành nhà viện trợ và đầu tư chính, một trong những đối tác lớn nhất và là đồng minh thân cận nhất của Cam Bốt. Hơn nữa, Trung Quốc bảo vệ đảng Nhân Dân Cam Bốt (CPP), được Việt Nam đưa lên nắm quyền năm 1979, trong lúc đảng này hiện đang đối mặt với những chỉ trích và đe dọa trừng phạt từ phương Tây do đi chệch hướng dân chủ đa đảng.


Sopham Ear, giảng viên về ngoại giao và chính trị quốc tế ở Occidental College, Los Angeles nói : « Rõ ràng là cho dù Việt Nam đã tiến vào giải phóng, nhưng chính Trung Quốc mới là kẻ chiến thắng ở Cam Bốt và trở thành ông chủ ở đây. Hà Nội nhìn về Phnom Penh một cách nuối tiếc, và đôi khi với một chút oán hờn : kẻ mà họ đã tạo ra nay nói lời chia tay và rơi vào vòng kiềm tỏa của Bắc Kinh ».


Việt Nam giải phóng Cam Bốt khỏi chế độ diệt chủng là để tự vệ chứ không phải vì lòng vị tha. Hà Nội tung ra những đợt tấn công quy mô chỉ trong vòng 13 ngày trước khi tiến vào Phnom Penh, đó là do bị Khmer Đỏ liên tục quấy phá vùng biên giới trong nhiều năm.

image009

Sọ người tại bảo tàng Choeung Ek, nơi tưởng niệm trên 8.000 nạn nhân của Khmer Đỏ tại "Cánh đồng chết" ở ngoại ô Phnom Penh. Ảnh chụp ngày 05/01/2019.REUTERS/Samrang Pring


Bóp méo lịch sử : Lờ đi việc Trung Quốc hậu thuẫn Khmer Đỏ


Tuy nhiên Việt Nam đã phải trả giá đắt trong thập niên 80, đa số cộng đồng quốc tế phản đối chính quyền do Hà Nội hậu thuẫn. Đảng Nhân Dân Cam Bốt là hậu thân của đảng Nhân dân Cách mạng Cam Bốt (CPRP), được đổi tên vào năm 1991, được Việt Nam đưa lên nắm quyền sau khi lật đổ Khmer Đỏ vào ngày 08/01/1979. Hun Sen, một cựu cán bộ Khmer Đỏ trở thành thủ tướng năm 1985 và tại vị cho đến nay.


Trung Quốc đã hỗ trợ cho Khmer Đỏ trong suốt bốn năm cầm quyền và sau khi bị Việt Nam đánh đuổi, phe này chỉ còn có thể tung ra những vụ xâm nhập nho nhỏ từ các căn cứ gần biên giới Thái Lan cho đến giữa những năm 90. Dù vậy, Hoa Kỳ và một số nước châu Âu vẫn coi Khmer Đỏ là chính quyền hợp pháp của Cam Bốt trong suốt thập niên 80, theo chính sách thời chiến tranh lạnh.


Ngày nay, Phnom Penh không còn muốn thuật lại câu chuyện dưới khía cạnh đạo đức, đen trắng phân minh như trong quá khứ.


Một bộ phim tuyên truyền về việc Hun Sen đào ngũ khỏi Khmer Đỏ và cuộc chiến đấu chống lại phe này đã được chiếu trên đài truyền hình quốc gia vào đầu năm ngoái. Bộ phim không hề nói, dù chỉ một lần, rằng Trung Quốc chính là kẻ đã hậu thuẫn cho chế độ diệt chủng.


Lịch sử bị dễ dàng bóp méo. Hồi cuối những năm 80, chính ông Hun Sen đã có tuyên bố nổi tiếng « Trung Quốc là gốc rễ của mọi điều ác » ở Cam Bốt. Một thập niên sau, ông lại coi Trung Quốc là « người bạn đáng tin cậy nhất », và nay thì từ ngữ được các viên chức chính quyền dùng là « người bạn sắt son ».


Cam Bốt theo đuôi Trung Quốc, ngáng chân ASEAN


Vì sao lại như thế ? Có một số chỉ dấu cho thấy quan hệ Việt Nam – Cam Bốt đang xấu đi, chủ yếu do Bắc Kinh nay đang chiếm lấy vai trò mà Hà Nội từng đóng tại Phnom Penh. Một ít dấu hiệu bất bình thỉnh thoảng lọt ra ngoài những cuộc họp ngoại giao kín.


Trong những năm gần đây, đã hai lần Cam Bốt giở trò ngáng chân, khiến ASEAN không thể ra thông cáo mạnh mẽ lên án việc Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông. Trong khi Malaysia và Philippines hạ giọng hẳn, thì Việt Nam vẫn là tiếng nói chỉ trích mạnh nhất. Việc cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ và quan ngại về quyền lực địa chính trị của Bắc Kinh đã thúc đẩy Việt Nam phải phản kháng.


Nhưng cũng có thể những tuyên bố bất lợi của Hun Sen về Việt Nam đơn giản là nhằm đối nội, khi phải đấu khẩu với đối thủ chính trị Sam Rainsy, nhà lãnh đạo của đảng Cứu nguy Dân tộc Cam Bốt (CNRP) đã bị cấm hoạt động.


Trong nhiều thập niên, Sam Rainsy vẫn gọi Hun Sen là « con rối » của Việt Nam. Đảng này cũng điên cuồng chống Việt Nam với những tuyên truyền phân biệt chủng tộc. Sam Rainsy hô hào đòi đưa những Việt kiều đã sinh sống lâu đời ở Cam Bốt về nước, mà ông ta gọi bằng từ ngữ mang tính khinh thị là « duồn ». Hun Sen trả đũa bằng cách tố cáo Rainsy từng bí mật gặp gỡ bộ Ngoại Giao Việt Nam.


Năm ngoái cũng có những thông tin cho biết Hà Nội tỏ ra bất mãn với chính sách của Cam Bốt.


Quan hệ giữa hai đảng


Trong một bài tiểu luận đăng trên Southeast Asian Affairs năm ngoái, Steven Heder, Viện nghiên cứu Phương Đông và Châu Phi ở Luân Đôn, viết rằng quan hệ Việt Nam – Cam Bốt nên hiểu như quan hệ giữa hai đảng thay vì hai quốc gia.


Cả hai đảng rất thân thiết trong suốt bốn thập niên. Nhiều cán bộ của CPP học tại Việt Nam trong những năm 80 và 90, trong đó nhiều người vẫn tìm đến Hà Nội để được hướng dẫn về chính sách và quản trị.


Ở mức độ quan trọng hơn, còn là quan hệ chặt chẽ giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam (VPA) và Quân đội Hoàng gia Cam Bốt (RCAF), cánh tay vũ trang của đảng CPP. Hầu hết sĩ quan cao cấp là đảng viên CPP, kể cả con trai của thủ tướng là Hun Manet hiện là tướng bốn sao. Quân đội Việt Nam cũng đầu tư nhiều vào kinh tế Cam Bốt. Metfone, công ty viễn thông lớn nhất của nước này là sở hữu của Viettel, tập đoàn viễn thông quân đội Việt Nam.


Một giải thích khác về sự thay đổi quan hệ với ĐCSVN, là do Hun Sen khống chế CPP.


Theo các nhà phân tích, những tên tuổi lớn của CPP như Chea Sim, chủ tịch đảng từ 1991 đến 2015, rõ ràng thân Việt Nam. Bộ trưởng Nội Vụ Sar Kheng cũng giữ quan hệ thân thiết với Hà Nội. Trong số những cán bộ thân Việt Nam một số đã chết, số khác ảnh hưởng bị suy giảm.


Ít nhất là từ 2008, Hun Sen gần như nắm trọn đảng CPP trong tay. Ban đầu ông ta còn giữ thăng bằng giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhưng quyết định ngả sang Bắc Kinh được CPP ủng hộ, đơn giản là vì Hun Sen là CPP.


Miếng mồi chiêu dụ hấp dẫn của Bắc Kinh


Nay Bắc Kinh cũng siết chặt những trao đổi giữa hai đảng, và giành lấy vai trò « quyền lực mềm » mà Hà Nội vẫn độc quyền.


Ngày càng có nhiều quan chức Cam Bốt đến thăm Trung Quốc, hầu hết các bộ đều có ký những thỏa thuận hợp tác song phương. Bắc Kinh cũng tài trợ cho những cơ quan tư vấn mới ở Cam Bốt, thậm chí chi tiền cho các nhà báo sang học hỏi. Nhờ các chương trình học bổng, trên 1.000 sinh viên Cam Bốt đang học tại Trung Quốc, và nhiều người trong số họ sau đó giữ những chức vụ quan trọng. Đa số thiên về quan điểm của Bắc Kinh, đặc biệt là về Biển Đông.


Trung Quốc và Cam Bốt nay tiến hành các cuộc tập trận chung được gọi là « Kim Long », và Bắc Kinh mời các lãnh đạo quân đội sang thăm. Trung Quốc hứa viện trợ hàng trăm triệu đô la cho quân đội Cam Bốt, thêm vào số 130 triệu đô la năm ngoái, tài trợ 2,5 triệu đô la để gỡ mìn do Khmer Đỏ để tại – một lãnh vực lâu nay do Mỹ và Nhật trợ giúp.


Hồi tháng 11, có tin là Trung Quốc đang vận động hậu trường để xây dựng một căn cứ quân sự tại Cam Bốt. Suốt hai tháng qua, Hun Sen và các quan chức Cam Bốt bác bỏ tin này. Khi sang thăm Việt Nam vào tháng 12, ông Hun Sen nói với đồng nhiệm Nguyễn Xuân Phúc đó chỉ là « tin giả, dối trá, phá hoại », khẳng định Hiến pháp Cam Bốt không cho phép đặt căn cứ quân sự của nước ngoài.


Tuy vậy Asia Times ghi nhận chỉ trong hai năm qua, đảng CPP đã chứng tỏ Hiến pháp dễ dàng bị sửa đổi cho mục đích chính trị như thế nào. Và mối quan hệ tam đầu chế Cam Bốt, Việt Nam, Trung Quốc trong tương lai có thể vẫn như vừa qua.


Trong những tuyên bố, Cam Bốt vẫn giữ thăng bằng giữa hai đồng minh. Nhưng trong thực tế, Việt Nam bị tụt xuống hàng thứ nhì, vì Trung Quốc tặng cho Phnom Penh nhiều thứ hơn, bốn mươi năm sau khi Khmer Đỏ sụp đổ - một chế độ được Bắc Kinh hậu thuẫn và bị Việt Nam lật đổ./
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 14260)
- "Hội thảo Quốc tế về Biển Đông" lần này tổ chức ở thành phố biển Vũng Tàu lồng dưới chủ đề "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực". Chủ đề có tính chất bao quát, rộng lớn, nhằm thăm dò dư luận về tình hình an ninh và hợp tác qua nhiều lĩnh vực trong đó có thể dẫn tới khả năng các bên "gác lại tranh chấp - cùng khai thác". - Văn Hóa phỏng vấn quan chức ngoại giao".
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13325)
- "Quốc tế hóa không có nghĩa là quốc tế các thực thể vốn dĩ đã là của Việt Nam từ thời ngày xửa ngày xưa đến giờ. Làm sao có thể quốc tế hóa các vùng biển đảo đó được, có hay chăng là các vùng biển nằm ngoài vùng "economic zone", nằm ngoài 12 hải lý đối với những đảo theo quy chế luật biển, các bãi đá, các vùng biển đảo nào không thuộc quy chế 12 hải lý theo luật biển, khi vấn đề là của quốc tế thì cần một giải pháp quốc tế". - "Phải chăng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đang tiến gần đến hiện thực giấc mơ thay đổi thể chế cho bằng được của ông".
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13892)
“Chúng tôi đề nghị giải pháp này để hoá giải tình trạng các chế độ độc tài đã liên tục mạo danh XHDS trong suốt 10 năm qua”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, giải thích từ Bắc Virginia, Hoa Kỳ". "Theo thể thức hiện nay trong tiến trình tổ chức Hội Nghị ACSC/APF, các tổ chức XHDS ở từng quốc gia tự thành lập phái đoàn tham gia".
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16376)
Trong “tứ trụ” hiện thời, ông Nguyễn Sinh Hùng bất chợt trở thành nhân vật có nhiều phát ngôn ấn tượng nhất về “không phải muốn bắt ai thì bắt”, “nói hay thế mà một đồng tăng lương cũng không có là sao!”, hay gần đây nhất là ủy quyền cho chánh văn phòng Quốc hội lần đầu tiên thông báo công khai về từ ngữ quá đỗi nhạy cảm: “Xã hội dân sự”…
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13655)
"Bà chỉ nói là bản thân bà sẽ giữ một vị trí đứng trên Tổng thống cho dù Hiến pháp Miến Điện không nói đến trường hợp này. Bà tuyên bố rằng tân Tổng thống sẽ làm những gì mà Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ bảo phải làm. Nói một cách khác, đó là Tổng thống bù nhìn ».
13 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15119)
- NHÀ BÁO HÀ VĂN THỊNH: "Bài diễn văn dài 3.430 chữ, nếu quy đổi theo số tiền mà TQ viện trợ cho VN thì quả là không nhỏ một chút nào; 1 tỷ nhân dân tệ đổi được 3.640 tỷ VNĐ, tức là một chữ có giá hơn 1 tỷ đồng(!) Ta thử xem cái “sức nặng” của 1 từ/1 nhát/1 tỷ đó, nó thấm và đau đến đâu..." - GS HOÀNG DŨNG: "Đọng lại trong tôi là hình ảnh ông Trần Văn Bang, máu đổ như thế… Trên Facebook người ta viết rằng để làm « thảm đỏ » đón tiếp ông Tập. Câu ấy thật là cay đắng".
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13247)
"Người ta không thấy ông nhắc một chữ nào đến mặt trái, mặt tiêu cực của nó để tìm giải pháp tháo gỡ một cách căn cơ, bài bản, cầu thị, nhất là trong bối cảnh hai nước đang có những căng thẳng ngày càng gay gắt trên Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa".
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13441)
Ts Nguyễn Nhã: Tôi vốn là người học và nghiên cứu lịch sử từ hơn nửa thế kỷ nay, được các báo đài trên thế giới phổ biến những lời tuyên bố của Chủ tịch, đặc biệt có hai vấn đề mà Tôi rất quan tâm: 1/ Trung Quốc có chủ quyền về quần đảo Trường Sa từ thời Cổ đại. 2/ Hoạt động xây dựng có liên quan mà Trung Quốc đang tiến hành ở Trường Sa không nhằm mục tiêu hoặc gây ảnh hưởng đến bất cứ quốc gia nào và Trung Quốc không có ý định theo đuổi (mục đích) quân sự. - Tân Hoa Xã: Đối với dân tộc Việt Nam, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không gian sinh tồn cùng các quyền và lợi ích hợp pháp khác ở Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là bất biến và không thể đánh đổi với bất kỳ lợi ích nào.
02 Tháng Mười Một 2015(Xem: 32239)
" Báo chí Mỹ nói là chúng tôi thất trận vì chúng tôi tham nhũng. Tôi không chối là đã có tham nhũng tại Việt Nam. Có. Có tham nhũng trên thị trường, trên chính trường và trong một vài đơn vị quân đội. Nhưng dứt khoát không có tham nhũng trong Không Quân. Những người lính không quân tin vào Tổ Quốc Không Gian, và họ tin cậy cấp chỉ huy. Không có chuyện tham nhũng nơi các sĩ quan quanh tôi".
28 Tháng Mười 2015(Xem: 36854)
"Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đang gắn lon Thiếu Tướng cho Tướng Trình Minh thế vào ngày 13-2-1955. Để rồi chưa đầy ba tháng sau Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ôm thi hài của Tướng Thế, hôn lên mắt, mà khóc thương cho một chiến sĩ Quốc Gia đã ngã xuống bởi tên tay sai của Pháp: Mai Hữu Xuân".
20 Tháng Mười 2015(Xem: 15826)
"Vị tổng-thống sau này của nước Mỹ có thể sẽ phải tiếc nuối là ông Obama đã không để ý đến những lời khuyến cáo như loại của ông Kissinger. Cứ bắt tay vào việc rồi mới mò ra chiến-lược chiến-thuật, Tổng-thống Obama đã gieo gió. Người đến sau gần như chắc chắn sẽ phải gặt bão".
19 Tháng Mười 2015(Xem: 15246)
- Mai Loan: Hiệp ước Hợp tác Mậu dịch xuyên Thái Bình Dương (TPP). - Nguyễn Phúc Liên: Kinh tế VN bị tê liệt vì hàng ngoại.
15 Tháng Mười 2015(Xem: 17123)
Từ hai năm trở lại đây, đặc biệt trước thềm Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 12 sẽ diễn ra vào đầu năm sau, 2016, từ trong nước đã lan tin này: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một khi nắm chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ giải tán Đảng. Vì vậy, những người Việt Nam đấu tranh cho dân chủ cũng như Mỹ và các nước dân chủ phương Tây khác hãy ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam”.
13 Tháng Mười 2015(Xem: 16922)
- Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, nếu Lịch sử trở thành môn tự chọn, thì bản chất là thủ tiêu môn học này. - "Thử đặt câu hỏi, sẽ thế nào nếu con, cháu chúng ta không biết về lịch sử dân tộc, không biết gốc gác của mình là ai?”, Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ đặt câu hỏi.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 15020)
"Như vậy, nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG không thể nào đi đôi với một Thể chế Chính trị độc tài độc đảng toàn trị. Không thể có trường hợp tréo cẳng ngỗng, hay "râu ông nọ cắm cằm bà kia", nghĩa là Cơ chế độc tài độc đảng toàn trị dám tuyên bố là mình theo nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG!"
08 Tháng Mười 2015(Xem: 16113)
BBC: "Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham Hanoi) ra tuyên bố nói: "Thỏa thuận này sẽ khiến lĩnh vực tư nhân được tiếp cận nhiều hơn tới các thị trường chủ chốt, thúc đẩy cạnh tranh, thu hút thêm đầu tư nước ngoài, và giúp thiết lập hạ tầng cung ứng then chốt, qua đó tạo ra những cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đem lại công ăn việc làm và thu nhập tốt hơn cho người lao động Việt Nam."
01 Tháng Mười 2015(Xem: 14339)
"Tóm lại, trên hồ sơ Biển Đông, Tập Cận Bình vẫn không lùi bước, cho dù bị Tổng thống Obama thúc ép ngưng ngay các hoạt động xây dựng trên những đảo đang tranh chấp. Nói cách khác, cuộc họp thượng đỉnh ở Nhà Trắng đã chẳng giải quyết được gì. Hoa Kỳ thật sự có quyết tâm ngăn chận tham vọng chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông hay không, thời gian sẽ trả lời."