Một giai đoạn lịch sử thời cụ Petrus Key Trương Vĩnh Ký (1837-1898)

11 Tháng Mười Hai 201810:08 CH(Xem: 12250)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ TƯ 12 DEC 2018


Một giai đoạn lịch sử thời cụ Petrus Key Trương Vĩnh Ký (1837-1898)


image003

Nhà văn Phạm Phú Minh (thứ hai từ trái)một trong 3 người chủ trương cuộc hội thảo Tưởng niệm Petrus Trương Vĩnh Ký  ngày 8/12/2018. Ảnh Văn Hóa


VĂN HÓA


12/12/2018


Cách đây 30 năm, tại Việt Nam đã diễn ra một cuộc hội thảo về Cụ Petrus Trương Vĩnh Ký dưới sự bảo trợ của ông Võ Văn Kiệt, Thủ tướng; hôm 8/12/2018 tại Quận Cam nam California có một cuộc hội thảo về nhân vật "thời cuộc và lịch sử" Petrus Ký do nhóm chủ trương gồm các ông Nguyễn Trung Quân, Phạm Phú Minh và Đỗ Quý Toàn. Buổi hội thảo được tổ chức tại phòng sinh hoạt báo Người Việt từ 11 giờ sáng tới 5 giờ chiều cùng ngày.

image004image005

Dưới đây là Giai đoạn lịch sử Việt Nam thời ông Petrus Ký sanh tiền (1837-1898)


- Linh mục Dòng tên Alexandre de Rhodes 15/3/15915/11/1660). Ông đến truyền giáo ở Đàng Trong vào năm 1625 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên và ở Đàng Ngoài vào năm 1626 dưới thời chúa Trịnh Tráng. Năm 1645, ông bị Chúa Nguyễn vĩnh viễn trục xuất khỏi Việt Nam.


- Năm 1651, ông cho in cuốn Từ điển Việt-Bồ-La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum), ghi âm tiếng Việt dựa trên mẫu tự La tinh, nôm na là khai sinh ra chữ mới - tiếng nói mới, ban đầu phổ biến trong các buổi giảng lễ cho người Việt theo đạo Ki tô.


- Năm 1858: Pháo hạm Pháp do Trung tướng  Pháp Charles Rigault de Genouilly chỉ huy đánh phá cửa bể Đà Nẵng. Trận đánh này được coi như bước đầu mở đường ý đồ xâm chiếm miền đất viễn đông bằng quân sự của Đại Pháp. Tuy nhiên, chiến lũy của quân Triều đình quá vững chắc. Quân Pháp phải rút về Nam, nhưng vẫn không bỏ ý đồ xâm lược. Qua năm sau, tháng 2 năm 1859, Pháp chiếm Gia Định.


- Năm 1858, Từ nhà dòng Penang ở Singapore, Petrus Ký (18371898), về nước năm 22 tuổi, dường như theo lệnh của Linh mục người Pháp, giáo dân Ki tô thường gọi là cha Long. Ông Petrus Ký về đúng vào năm pháo hạm đánh phá cửa Hội An Đà Nẵng.


- Kể từ năm 1859 - 1886 (28 năm), Việt Nam nằm dưới thời cai trị của Trung tướng Pháp Charles Rigault de Genouilly, Thiếu tướng Pháp Page và Thống sứ An Nam kiêm Toàn quyền Bắc kỳ Paul Bert.


Các cơ quan hành chánh, dinh thự của Pháp mọc lên khắp nơi từ Nam chí Bắc, lập ra Phủ Toàn quyền Đông Dương.


- Năm 1867, Pháp chiếm Nam kỳ Lục tỉnh gồm Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.


- Năm 1868, Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ.


-  Năm 1871, dinh xây xong đặt tên là dinh Norodom. Về sau, tùy thời điểm Pháp cai trị toàn Đông Dương, dinh Norodom đổi tên là dinh Thống Đốc, dinh Toàn quyền. Pháp muốn xây các dinh thự to lớn, bề thế là để chứng minh sự hiện diện và sức mạnh vững chắc Đại Pháp tại thuộc địa.


- Năm 1886, Paul Bert (Bác sĩ, Tiến sĩ, Chính trị gia (1833- 1886) được Hoàng đế Napoleon III bổ nhiệm làm Thống sứ An Nam và toàn quyền Bắc Kỳ. Paul Bert là một chính trị gia chủ trương bình định đi đôi với việc đồng hóa Việt Nam theo văn minh và văn hóa mẫu quốc Đại Pháp, nhưng chỉ được gần một năm thì bị bệnh chết tại Hà Nội (11 tháng 11, 1886)..


- Năm 1883, dấu ấn lịch sử của Việt Nam sang trang, Vua Tự Đức băng hà. Pháp chiếm hoàn toàn ba xứ Bắc, Trung, Nam.


- Từ năm 1886 - 1898 (1898 là năm Petrus Ký mất), Petrus Ký cộng tác với Pháp tính từ thời Paul Bert đến thời Paul Doumer là 12 năm.


Công việc quan trọng nhất của Petrus Ký là hệ thống hóa, phổ biến, phổ cập chữ Việt - La tinh, quảng bá chính sách cai trị của Pháp bằng phương tiện tờ Gia Định báo. Chữ và tiếng nói Việt- La tinh được Petrus Ký công bố là chữ Quốc ngữ. Hầu như tất cả các phương tiện sách vở, báo chí, lương bổng của Petrus Ký đều được Pháp tài trợ.


Tính từ năm 1858 (là năm Petrus Ký từ nhà Dòng Penang ở Singapore về nước) cho đến năm 1898, Petrus Ký cộng tác, làm việc liên tục 40 năm dưới quyền 10 viên Toàn quyền. Trong 10 viên Toàn quyền có 4 Toàn quyền quan trọng là: Paul Doumer, Paul Beau, Antony KlobukowskiAlbert Sarraut.


Tên

Năm

Phụ chú

1

Ernest Constans

16.11.1887 - 04.1888

Toàn quyền đầu tiên

2

Étienne Antoine Guillaume Richaud

04.1888 - 31.05.1889

3

Jules Georges Piquet

31.05.1889 - 04.1891

*

Bideau
(tạm thời)

04.1891 - 06.1891

4

Jean-Marie de Lanessan

06.1891 - 31.12.1894

*

Léon Jean Laurent Chavassieux
(tạm thời)

03.1894 - 10.1894

*

François Pierre Rodier
(tạm thời)

12.1894 - 02.1895

5

Paul Armand Rousseau

02.1895 - 10.12.1896

*

Augustin Juline Fourès
(tạm thời)

12.1896 - 13.02.1897

6

Paul Doumer

1897 - 1902

(wikipedia)


image006


Buổi hội thảo về Petrus Trương Vĩnh Ký tại phòng sinh hoạt báo Người Việt. Ảnh trich từ video.


Sau phần tham luận của 5 vị diễn giả chấm dứt , đến phần thảo luận, nhà báo Lý Kiến Trúc đã đặt câu hỏi:



Thưa ban điều hợp và các vị diễn giả; thật ra tôi có 5 câu hỏi đối với 5 vị diễn giả là: cựu Gs Nguyễn văn Sâm, cựu Gs Trần Văn Chi, Gs Bùi Bĩnh Phúc, Luật sư Winston Nguyễn, nhà văn Phạm Phú Minh, nhưng thời gian không cho phép, tôi chỉ xin rút ngắn một câu:


- Tôi nhận thấy, ông Petrus Ký là một người theo đạo Ki Tô từ nhỏ, học trường Dòng, ông là một nhân vật của thời cuộc và lịch sử, con đường cứu dân cứu nước của ông khác với các nhân vật cùng thời, trong ba lĩnh vực quân sự, chánh trị, văn hóa, ông chọn con đường văn hóa.


- Xưa nay, đã có nhiều sử gia, học giả, nhà văn, nhà báo đánh giá, bình luận về nhân vật Petrus Trương Vĩnh Ký đã có 40 năm làm việc liên tục dưới thời Pháp thuộc liên tục dưới quyền 10 viên Toàn quyền Pháp (từ Ernest Costants tới Paul Doumer).


- Xét về CÔNG: học giả Perus Ký đã có công hệ thống hóa, phổ cập hóa chữ viết và tiếng nói Việt- La Tinh từ nguồn chữ Việt - La Tinh của Giám mục Alexande Rodes trở thành quốc ngữ hiện nay;


- Xét về TỘI: ông Petrus Ký ở các chức vụ cao với Pháp, ông đã "góp tay" vào việc tiêu diệt các phong trào khởi nghĩa lớn như phong trào Cần Vương (ngày 13 tháng 7 năm 1885, Tôn Thất Thuyết, lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, đã hạ chiếu Cần Vương lần thứ nhất), các cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nam bộ, và xóa sổ nền văn hóa cổ của dân tộc Việt, trong đó có tiếng nói và chữ viết;


- Giả sử đưa CÔNG và TỘI lên bàn cân, bên nào nặng hơn? 


(Câu hỏi này cameraman báo Người Việt có thâu hình).


Tòa soạn Văn Hóa không đăng hai phần trả lời của ông Trần Văn Chi và ông Bùi Vĩnh Phúc, dưới đây, Văn Hóa đăng lại các bài tham luận của các diễn giả:  


Bài tham luận của cựu Gs Nguyễn Văn Sâm


(trích Việt Báo số ra ngày 10/12/2018)


Trương Vĩnh Ký, (1837- 1898) con người đặc biệt của thời người Pháp mới tiến chiếm Việt Nam


Nguyễn Văn Sâm


(Bài giới thiệu ngắn về tiểu sử của ông Trương, CA Dec 8, 2018)


image007


Diễn giả: cựu Gs Nguyễn Văn Sâm. Góc trái là ban điều hợp: Nhà văn Phạm Phú Minh và nhà giáo Nguyễn Trung Quân. Ảnh VH.


Có bạn nào từng viếng cái bia lưu niệm nơi sinh của Trương Vĩnh Ký tiên sinh ở Cái Mơn không? 


Tôi đã đến đó gần 20 năm trước. Bia viết một phần bằng chữ La tinh, một phần bằng chữ Hán được dựng nhân dịp kỷ niệm 100 sinh của một bậc hiền triết Miền Nam mà vua Đồng Khánh gọi một cách rất kính trọng là Nam Trung Ẩn Sĩ Trương Sĩ Tải Tiên Sinh.


Mồ côi cha từ khi 5 tuổi. Ông được mẹ cố gắng nuôi cho học chữ Nho với một thầy chữ Nho ở trong vùng, tới năm 9 tuổi thì ông đã thông thuộc nhiều sách Nho. Một người nhớ tới ơn xưa của cha ông mà giúp đỡ và xin cho ông vào đạo. Ông được giới thiệu và giúp việc giảng đạo với cha Long, một linh mục người Pháp. Sự đời đưa đẩy ông gặp LM Hòa, năm 12 tuổi ông được LM Hòa cho ông đi học trường đạo Pin ha lu ở Cao Miên, cũng là để trốn tránh việc bắt đạo. Năm 12 tuổi vì học giỏi ông được cho đi học ở Penang (Mã Lai) học tiếp về triết lý của Thiên chúa giáo... Tại đây ông học và tự học thông thạo nói cũng như viết 21 ngôn ngữ Á Châu và Âu Châu.
 

Năm 1863, lúc mới 26 tuổi, ông được xung vào làm thông ngôn cho phái đoàn Phan Thanh Giản trong chuyến đi sứ sang Pháp để điều đình chuộc lại ba tỉnh Miền Tây.Trong dịp nầy ông giao thiệp và kết bạn với nhiều nhà khoa học và nhà văn lúc bấy giờ như: Littré, Duruy, Renan, Victor hugo, Paul Bert.


Về sau Paul Bert qua làm Toàn Quyền Đông Dương có cử ông ra dạy vua Đồng Khánh về tiếng Pháp cũng là cái gạch nối để triều đình Huế và người Pháp hiểu nhau. Trong thời gian nầy ông có đề nghị Đồng Khánh nhiều điều cải cách, những điều mà ông biết và thấy tận mắt khi ở nước ngoài. Tuy nhiên với với hoàn cảnh đặc biệt của nước nhà trong thời thuộc địa và với một đoàn quan lại cổ hủ, hà lạm những đề nghị nầy không được coi trọng mà lại còn bị dị nghị.
 

Khi Paul Bert mất, ông Petrus Ký thấy rằng đã đến lúc mình phải từ giả triều đình Huế, không nên dính dáng đến hậu trường chánh trị nữa, lui về Nam. Vua Đồng Khánh lưu ông không được mới ban tặng tám món quà để tỏ long tôn trọng, … Thời gian ông làm việc với vua Đồng Khánh là thời gian mà người đời dị nghị nhiều nhứt vì nghi ngờ ông là người thân tín do Paul Pert gởi vô triều đình để dòm ngó Nam triều.
 

Từ khi về Nam, ông thuần túy giữ vai trò của một nhà văn, nhà giáo, nhà văn hóa, nhà báo trong chức vụ giáo sư, người điều hành trường thông ngôn, người sáng lập tờ Gia Định báo, người chủ trương tờ Thông Loại Khóa Trình (sau đổi lại là Sự Loại Thông Khảo). Ông sống một cuộc đời cặm cụi viết và in sách trong hoàn cảnh khó khăn về tài chánh cho đến khi mất 1998, thọ 61 tuổi, để lại một số tác phẩm mà có người kể lại cái tựa không cũng phải mất 30 trang…
 

Trong vài lời phát biểu ngắn ở Cái Mơn hôm đặt bia kỷ niệm 100 năm sinh của ông, ông Pagès, Thống Đốc Nam Kỳ có nói: Lúc sanh tiền ông Petrus Ký chẳng được người ta hiểu mình, nhưng chẳng qua chỉ là số phận chung của những nguời lỗi lạc. Mãi đến ngày hôm nay (6 Dec,  1937) đen trắng mới rõ ràng…


image008

Một người mà khi chết đã lâu còn được nhiều người trọng kính ắt có công nghiệp và đạo đức tốt lành. Sách viết về ông rất nhiều, cuốn đầu tiên là của Đặng Thúc Liêng, một nhà văn viết bằng chữ quốc ngữ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20: Trương Tướng Công Hành Trạng. Sách bằng tiếng Pháp có cuốn của Bouchot, coi ông như một nhà bác học, một bậc ái quốc của Miền Nam. (Un savant et un patriot cochinchine, 1927)
 Đến năm 1880, Renan một lần nữa đánh giá, lần này là công-trình sử-học: "Trương Vĩnh Ký trình bày cho chúng ta biết một cách tường tận những ý tưởng của người Việt nam về lịch sử của họ. Người ta phải ngạc nhiên khi thấy trong cuốn sách Giáo trình Lịch sử Annam của ông một tinh thần sáng suốt và một sự vô tư khách quan ít thấy ở những công trình có tính cách Á Đông. Nhiều nước ở Châu Âu không có được cho trường học của họ một cuốn sách lược khảo có giá trị như cuốn sách của Trương Vĩnh Ký." (trích lại trong quyển sách v ề TVK mới nhứt của Nguyễn Vy Khanh)
 

Học giả Nguyễn Văn Tố trong một bài tiểu sử Trương Vĩnh Ký viết bằng chữ Pháp có nhiều chi tiết đáng quí và những nhận định chính xác: Petrus Ký (1837-1898) (chữ Petrus không có dấu và chữ Ký có đấu đàng hoàng.) khi kết luận cho rằng Cuộc đời của Petrus Ký tóm lại  bằng ba chữ: Khoa học (science), lương tâm (conscience) và khiêm cung (modestie). Người khoa học, người có lương tâm đều dễ kiếm, người người khiêm cung cũng dễ gặp ở đời, nhưng một người gồm đủ ba đức tánh này không dễ gì tìm nhứt là khi người đó được người đời trọng vọng, chỉ cần gật đầu một cái thì giàu sang, quyền thế.
 

Cuối bài tiểu sử ngắn nầy xin hiến quí vị câu chuyện về sự khiêm tốn và nhẫn nhịn của ông, do một người học trò là Jacques Lê Văn Đức kể lại nhân buổi lễ 100 năm ngày sinh của ông ở Chợ Quán trước rất nhiều quan quyền Pháp và Việt. Chuyện nầy có ghi lại trong bản in ngày Thứ Tư 6 Decembre 1937 trên báo Công Luận do ký giả Công Minh viết. (Ông lỡ đạp đồng xu của đứa trẻ đánh đáo tường và bị nó chưởi, ông bỏ đi vẫn bị nó chưởi theo. Ông Đức tức giận vì thầy mình bị xúc phạm đã bạt tai đứa nhỏ và bị thầy rầy: Đi theo thầy phải học theo cách xử sự của thầy ngoài sự học văn chương. Mình đạp đồng xu nó thì phải chịu trách nhiệm. Nó chưởi mình thì cũng được thôi. Cũng nên nói thêm là ông Jacques Lê Văn Đức nói thầy mình ăn mặc sơ sài, quốc phục nên ra đường bị đứa trẻ kia tưởng là người nhà quê ngu dốt nên cà xốc…)­­­­­­­­­­­­
 

Cũng nên nhắc lại hai câu liễn ở cổng trường Petrus Ký: Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt. Âu tây khoa học yếu minh tâm mà vị Giáo sư Hán văn kỳ cựu của trường đề nghị biểu lộ được tinh thần của ông Trương Vĩnh Ký. Tu khắc cốt là phải ghi nhớ trong xương,  Yếu minh tâm là nên khắc ghi vào dạ. Chúng ta đã tâm niệm mình nên đứng trên hai cột trụ quan trọng Khổng Mạnh cương thường và Âu Tây khoa học chưa? Hay chỉ là sống lềnh bềnh suốt đời cho có mặt?


+++++++++++++++++++++++++++++++


Bài tham luận của cựu Gs Trần văn Chi


Bài thuyết trình ngày 8 tháng 12 năm 2018


Tại “Triển lãm và hội thảo về Petrus Trương Vĩnh Ký” hội trường báo Người Việt.


Gia Định Báo


image009


Trần Văn Chi (*)


1. Mở

Từ khi Ngô Quyền giành độc lập (939), người Việt mượn chữ chữ Hán (chữ Nho) dùng trong hành chánh, học thuật, nhưng vẫn nói tiếng Việt.


 Chữ Nôm được ghi nhận chính thức xuất hiện vào thế kỷ 13 dưới triều Trần Nhân Tông (1278-1293). Đến thế kỷ 17 trở đi, một thứ chữ mới xuất hiện trở nên phổ thông và ngày đó người Việt gọi là chữ Quốc ngữ.


Do hoàn cảnh lịch sử đưa chữ Quốc ngữ vốn là một phương tiện để học tiếng Việt cho người nước ngoài, trở thành phương tiện giao tiếp của các linh mục người Việt và người nước ngoài. (Chữ quốc ngữ thời Hội thừa sai Phạm Thị Kiều Ly, Nghiên cứu sinh Tiến sĩ - Đại học Sorbonne).


Việc các nhà truyền giáo Âu châu đến Việt Nam đã tạo ra bộ mẫu tự La tinh cho tiếng Việt không có gì quá độc đáo, vì đã xảy ra sau Nhật và  Trung Hoa khá lâu.


Bấy giờ:


 Đại Nam ký Hòa ước Nhâm Tuất ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn giữa đại diện triều Nguyễn là chính sứ Phan Thanh Giản  với đại diện của Pháp là thiếu tướng Bonard và đại diện của Tây Ban Nha là đại tá Don Carlos Palanca Guttiere.


Người dân sống trên dải đất Nam Kỳ tuy mới thành lập, nhưng họ cũng đã chịu nhiều ảnh hưởng của đạo Phật, Khổng , Lão, lại có cá tánh hào hùng, nghĩa khí, có tinh thần yêu nước, kể cả người bình dân ...họ  chống lại việc học chữ Quốc ngữ, được ghi lại trong Ca dao:


 Anh về học lấy chữ Nhu [Nho], 
Chín trăng em đợi, mười thu em chờ.’


  Phải chăng sự hình thành chữ Quốc ngữ ban đầu không hề có sự tự nguyện nào, mà phần lớn là sự cưỡng bức (?) .


2.  Gia Định Báo với Ernest Potteaux


(1865 - 1869)


2.1.Ý tưởng ban đầu Pháp muốn xóa tiếng Việt


Trước khi Gia Định Báo (GĐB) ra đời, Pháp đã cho ra ba tờ báo bằng tiếng Pháp là Le Bulletin Officiel de l’Expedition de la Cochinchine (Nam Kỳ viễn chinh công báo), Le Bulletin des Communes (Xã thôn công báo) và Le Courrier de Saigon (Sài Gòn thư tín).


Nhưng tiếng Pháp vẫn còn là một cách biệt lớn giữa chính quyền thực dân và dân chúng, vì vậy mà tờ báo tiếng Việt ra đời. Nó vừa là công cụ để chính quyền phổ biến thông tin, vừa là tài liệu để các viên thông ngôn, học trò trong các trường dùng để thực tập chữ Quốc ngữ.


(Tuổi Trẻ Online, “Bếp núc” tờ Gia Định báo TRẦN NHẬT VY)


Vậy ý tưởng ban đầu Pháp muốn xóa toàn bộ tiếng Việt và áp dụng tiếng Pháp cho toàn Đông Dương như Paris đã làm ở châu Phi, nhưng họ đã thất bại sau khi ra báo tiếng Pháp.


2.2.Báo tiêng Pháp, tiếng Hoa thất bại      



Trong thời kỳ đầu tiên của chế độ thuộc địa Pháp tại Nam kỳ, một trong những công cụ được sử dụng sớm nhất là báo chí. Đầu năm 1862, khi hòa ước Nhâm Tuất (5.6.1862) công nhận quyền thống trị của Pháp tại Sài Gòn và ba tỉnh miền Đông Nam kỳ chưa ra đời, họ đã phát hành tờ công báo bằng tiếng Pháp đầu tiên có tên Bulletin officiel de l’expédition de Cochinchine (Nam kỳ viễn chinh công báo: BOEC). Trang đầu của tờ báo nêu rõ:”Tờ Nam kỳ viễn chinh công báo đăng những văn kiện chính của ông Tổng tư lệnh sẽ phát hành mỗi tuần một lần; nó bao gồm các nghị định, quyết định và thông cáo có liên quan đến các giới chức dân sự và quân sự và cư dân nước ngoài thuộc lục địa châu Á sống tại Nam kỳ, trong những tỉnh đặt dưới thẩm quyền của nước Pháp. Các quảng cáo và lời rao thương mại được đăng ở một trang riêng kèm theo tờ công báo….”
Cuối trang, chính quyền thực dân cũng thông báo cả việc phát hành song hành một tờ Bulletin des Communes (Tập san hàng xã) in bằng chữ Hoa, cũng với những mục đích tương tự.


 


Tờ báo tồn tại một năm rưởi. Đầu tháng 7.1863, nó được thay thế bằng tờ Bulletin officiel de la Cochinchine française (Công báo Nam Pháp: BOCF), với nội dung và hình thức hầu như không có gì thay đổi.


Ngày 1.1.1864, Pháp lại cho ra đời tờ Courrier de Saigon (Tây Cống Nhật Báo). Báo ra nửa tháng một kỳ, nội dung gần gủi với báo chí đời thường hơn, vì ngoài phần công vụ, còn có các mục nghị luận, khảo cứu, quảng cáo…
Cũng trong năm 1864, một cơ quan quan trọng được thành lập có tên là Direction de l’Intérieur (Nha Nội vụ), ngôn ngữ thời đó gọi là Dinh Thượng Thơ hay Dinh Hiệp lý. Viên chức đứng đầu cơ quan này (Directeur de l”intérieur: Giám đốc Nội vụ) thường được người dân thời đó gọi là quan Lại Bộ thượng thơ, có quyền hạn bao trùm bộ máy cai trị đương thời. Ngày 7.12.1865, Thống đốc De La Grandière ký nghị định cho ra đời tờ Bulletin de la Direction de l’Intérieur (Tập san Nha Nội vụ - BDI), cũng có chức năng như tờ BOCF, nhưng trong một tầm mức hạn hẹp hơn, chủ yếu đăng những quyết định, thông báo của Giám Đốc Nha Nội vụ nhằm phổ biến cho bộ máy hành chánh trong phạm vi thẩm quyền để thi hành.



Như trên để thấy rằng chỉ trong chưa đầy 5 năm nắm quyền thống trị phân nửa lãnh thổ Nam kỳ, sau khi cho ra đời đủ loại báo bằng cả tiếng Pháp lẫn tiếng Hoa, việc  Pháp phát hành một tờ báo bằng chữ quốc ngữ là một biện pháp tất yếu nhằm kiện toàn bộ máy cai trị của họ.


 Và Gia Định Báo đã góp mặt vào sinh hoạt báo chí những năm đầu Pháp thuộc trong bối cảnh như thế. (Tạp chí Văn hóa Nghệ An , Gia Định Báo - Tờ báo Việt ngữ đầu tiên LÊ NGUYỄN)  


image010image011

trích từ Kỷ Yếu trường Trung Học Petrus Trương Vĩnh Ký, niên khóa 1972-1973


 Năm 1865, Trương Vĩnh Ký xin lập một tờ báo quốc ngữ mang tên là Gia Định Báo. Lời yêu cầu của ông được chấp thuận và Nghị định cho phép xuất bản được ký ngày 1 tháng 4 năm 1865, nhưng không phải ký cho ông mà lại ký cho một người Pháp tên là Ernest Potteaux, một viên thông ngôn làm việc tại Soái phủ Nam Kỳ.    


Tên gọi chữ quốc ngữ lần đầu tiên vào năm 1867 trên Gia Định Báo.


Tiền thân của tên gọi này là chữ Tây quốc ngữ. Về sau từ Tây  bị lược bỏ khỏi tên gọi để chỉ còn là chữ quốc ngữ, có nghĩa là văn tự tiếng Việt. 


3. Gia Đinh Báo với Trương Vĩnh Ký


 (1869-1872 hay 1873)


Năm 21 tuổi (1858), Trương Vĩnh Ký học xong và về nước đúng vào lúc mẹ ông qua đời. Lúc Pétrus Ký trở về quê hương Cái Mơn, cũng là lúc thực dân Pháp đem quân sang xâm chiếm Việt Nam (Đà Nẵng bị tấn công ngày 1 tháng 9 năm 1858). Vì thế, việc cấm đạo Công giáo cũng diễn ra gay gắt hơn. (Văn khố Hải quân Pháp, Paris: SUM Vincennes, Vũ Ngự Chiêu sưu tập)


3.1.« Chữ quốc ngữ phải trở thành chữ viết của nước nhà » 


image012
Trương Vĩnh Ký


“Trương Vĩnh Ký luôn chủ trương người Việt phải dùng chữ Việt. Người Việt Nam phải dùng tiếng Việt để nói tiếng Việt; và muốn được sâu sát nữa về phương diện triết học, sử học và di sản văn hoá dân tộc thì phải biết chữ Hán nữa.” ( Nguyễn Đình Đầu (2017), Petrus Ký, Nỗi oan thế kỷ,  bị thu hồi).


Sau khi Trương Vĩnh Ký (TVK) trở về nước vào năm 1865, Chuẩn đô đốc Roze, khi ấy đang tạm quyền Thống đốc Nam Kỳ, đã mời ông ra làm quan. Petrus Ký từ chối và xin lập một tờ báo quốc ngữ mang tên là Gia Định Báo. Lời yêu cầu của ông được chấp thuận và Nghị định cho phép xuất bản được ký ngày 1 tháng 4 năm 1865, nhưng không phải ký cho ông mà lại ký cho một người Pháp tên là Ernest Potteaux, một viên thông ngôn làm việc tại Soái phủ Nam Kỳ. Và phải đến ngày 16 tháng 9 năm 1869  mới có Nghị định của Chuẩn Đô đốc Ohier ký giao Gia Định Báo cho Trương Vĩnh Ký làm "chánh tổng tài" (tiếng Pháp: rédacteur en chef),nay gọi là giám đốc; Huỳnh Tịnh Của làm chủ bút. 


Từ khi được bổ nhiệm làm Chánh Tổng Tài tờ Gia Định Báo (16/09/1869), Trương Vĩnh Ký có cơ hội để phát triển dịch thuật và viết văn bằng chữ quốc ngữ. Đây cũng là vị trí và phương tiện giúp ông phổ biến rộng rãi hơn chữ quốc ngữ. Thái độ ủng hộ việc truyền bá học thuật bằng ký tự La tinh này đã được ông thể hiện với Richard Cortembert ngay từ chuyến công du sang Pháp.


Sau này, lợi ích và vai trò của quốc ngữ còn được ông nhấn mạnh trong cuốn Manuel des écoles primaires (Giáo trình cho các trường tiểu học, 1876) như sau :


 « Chữ quốc ngữ phải trở thành chữ viết của nước nhà. Cần phải nắm vững nó cho điều tốt đẹp và cho sự tiến bộ. Vì thế, chúng ta phải tìm mọi cách để phổ biến chữ viết này ».


 Vì theo Ông loại chữ viết đơn giản, dễ học này sẽ là phương tiện hiệu quả để tiếp thu những kiến thức mới vì ba lý do :


Thứ nhứt, do nạn mù chữ trong dân, hai là chữ Hán sẽ không còn có ích một khi người Pháp cai trị Nam Kỳ và cuối cùng, chỉ cần ba tháng là có thể biết đọc và viết chữ quốc ngữ. Và, theo ông, công cụ duy nhất để có thể đạt tới trình độ « Học thuật Châu Âu » 


3.2. Pháp dùng quốc ngữ loại bỏ văn hóa Trung Hoa     


Về phần chính phủ Pháp, họ tận dụng thời cơ phổ biến chữ quốc ngữ để tách rời dân Nam Kỳ khỏi ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa.    


Đến khi chữ quốc ngữ trở thành văn tự chính thức tại Nam Kỳ vào năm 1882, ông Trương Vĩnh Ký chuyển ngữ ngay nền văn chương truyền khẩu bình dân, gồm những áng văn vần và chuyện dân gian rất được ưa chuộng, như : Phép lịch sự Annam (1881), Thơ dạy làm dâu (1882), Thơ mẹ dạy con (1882), Nữ tắc (1882), Thạnh suy bỉ thới phú (1883), Cờ bạc nha phiến (1884), Ngư tiều trường điệu (1884)…


 Trong cuốn Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã nhận định  : « Hồi đó, ông (Trương Vĩnh Ký) cần phải xuất bản như thế, cốt dùng những chuyện phổ thông làm cái lợi khí cho chữ quốc ngữ được lan rộng trong nhân gian... »   


3.3. Gia Định Báo dạy viết nhựt trình


Ngày 16.9.1869, Thống Đốc Nam Kỳ G. Ohier đã ký quyết định số 189 bổ nhiệm Trương Vĩnh Ký phụ trách biên tập tờ Gia Định Báo.


Toàn văn văn kiện này được tạm dịch như sau:


Quyết định:


Kể từ hôm nay, việc biên tập tờ Gia Định Báo được giao phó cho ông Pétrus Trương Vĩnh Ký, người với tư cách là chánh tổng tài của tờ này, sẽ được lãnh một khoản lương hàng năm là 3000 đồng quan Pháp.


Tờ báo tiếp tục ra mỗi tuần.


Nó sẽ được chia ra làm hai phần: một phần chính thức gồm các văn kiện, quyết định của ông Thống Đốc và nhà cầm quyền với tài liệu bằng tiếng Pháp do Nha Nội vụ cung cấp và được ông Trương Vĩnh Ký dịch ra chữ quốc ngữ; phần khác, không chính thức, sẽ gồm có những bài viết bổ ích và vui về những đề tài lịch sử, những sự kiện về luân lý, thời sự ….v..v...để có thể đọc được trong các trường học bản xứ và khiến cho công chúng Việt Nam quan tâm đến. Gia Định Báo số 11 phát hành ngày 8.4.1870


 có đăng lời kêu gọi của Chánh tổng tài Trương Vĩnh Ký nhu sau:


Lời cùng các thầy thông ngôn, ký lục, giáo tập vân vân đặng hay:


Nay việc làm Gia Định Báo tại Sài Gòn, ở một chỗ, nên không có lẽ mà biết các việc mới lạ các nơi trong 6 tỉnh mà làm cho thiên hạ coi; nên xin các thầy cứ mỗi tuần hay nửa tháng phải viết những chuyện mình biết tại chỗ, tại xứ mình ở, như:


An cướp, ăn trộm,


Bệnh hoạn, tai nạn.


Sự rủi ro, hùm tha, sấu bắt.


Cháy chợ, cháy nhà; mùa màng thể nào.


Tại sở nghề nào thạnh hơn vân vân


Nói tắt một lời là những chuyện mới lạ, đem vô nhựt trình cho người ta biết, viết rồi thì phải đề mà gởi về cho Gia Định Báo Chánh tổng tài ở Chợ quán…”


Và Trương Vĩnh Ký  với sự cộng tác của Tôn Thọ Tường, Paulus Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký, nội dung tờ báo thêm phần phong phú: có bài khảo cứu, nghị luận, có mục sưu tầm tục ngữ ca dao, thi ca và cổ tích.


Đây là một tờ tuần báo, nhưng ngày ra không nhất định - khi thì thứ Ba, khi thì thứ Tư hoặc thứ Bảy. Số trang cũng không ổn định - từ 4 đến 12 trang. Báo có khuôn khổ 32 x 25 (cm), giá bán mỗi số là 0,17 đồng (nếu đặt mua cả năm 6,67 đồng). 


  Ban đầu nội dung bao gồm 2 phần: công vụ và tạp vụ, về sau có thêm phần mở rộng (phần khảo cứu, nghị luận).  


 Phần mở rộng có giá trị và sức lôi cuốn nhất. Đây là phần khảo cứu, nghị luận về văn hóa, đạo đức, phong tục, lễ nghi, tư tưởng, lịch sử, thơ văn .v.v...


Ngoài những phần trên, Gia Định Báo còn có mục quảng cáo gồm những lời cáo dưới dạng thông báo, nhắn tin, bố cáo, cáo phó .v.v... và những lời rao vặt như trên  các báo Pháp thời đó.   


3.4. Gia Đình báo dùng làm sách giáo khoa 


Từ khi mới tổ chức nền giáo dục ở Nam kỳ (1861)  lúc đó chưa có sách giáo khoa nên đã phải cho học sinh dùng tờ Gia Đình báo làm sách tập đọc.


Một thời gian sau Pháp lại mang sách từ Pháp sang nhưng vì không hợp với năng lực của giáo viên và trình độ của học sinh nên kết quả rất hạn chế. Cho đến những năm 80 của thế kỷ XIX, Trương Vĩnh Ký và một số giáo viên người Việt và người Pháp ở cơ quan học chính Nam Kỳ đã biên soạn hoặc dịch một số sách giáo khoa tiếng Pháp để dạy trong các trường tiểu học. Những sách này dần dần được bổ sung thêm một số quyển khác và đã thành những sách dạy trong các trường tiểu học lúc đó.


    3.5. Gia Đình Báo đào tạo  công chức 

image013

Collège des interprètes Sài Gòn / Pétrus Ký và các học trò


Trong thư văn đề ngày 15/01/1866 gởi cho thống đốc Sài Gòn, giám đốc nội vụ Paulin Vial có viết : « Từ những ngày đầu người ta (Pháp) đã hiểu rằng chữ Hán còn là một ngăn trở giữa chúng ta và người bản xứ ; sự giáo dục bằng thứ chữ tượng hình khó hiểu làm chúng ta rơi tuột hoàn toàn ; lối viết này khó cho việc truyền đạt đến dân chúng những điều tạp sự cần thiết có liên quan tới khung cảnh của nền cai trị mới cũng như cho việc thương mại... Chúng ta bắt buộc phải theo truyền thống nền giáo dục riêng của chúng ta ; đó là cách duy nhất khiến chúng ta có thể gần gũi người An Nam thuộc địa hơn, ghi vào tâm não họ những manh mối của nền văn minh Âu châu đồng thời cô lập họ khỏi ảnh hưởng đối nghịch của các lân quốc của chúng ta ».


Tuy nhiên, các đô đốc Pháp nhanh chóng hiểu rằng rất khó thay đổi được một đất nước chịu ảnh hưởng của Khổng giáo và lòng trung thành sâu sắc của người dân đối với triều đình. Họ chú ý tăng cường ảnh hưởng của Pháp tới đời sống và phong tục của người Nam Kỳ.


Để thực hiện thành công chính sách cai trị, các “quan” Pháp được khuyến khích học chữ hán, chữ quốc ngữ, nghiên cứu phong tục tập quán, ngôn ngữ và lịch sử của Việt Nam. Chính vì thế, rất nhiều tài liệu bằng tiếng Pháp và tiếng Việt mang tính chuyên môn cao được các “học giả” quân sự dịch và soạn thảo trong giai đoạn này.


Ngay từ năm 1864, các trường tiểu học quốc ngữ được thành lập tại các trung tâm quan trọng nhất và các làng công giáo. Mục đích chính là nhằm đào tạo một thế hệ công chức tương lai tận tâm với nước Pháp, đồng thời cắt đứt ảnh hưởng của Nho giáo.


Đến  năm 1882, chữ quốc ngữ được dùng là văn tự chính thức trong giao dịch, giấy tờ hành chính, tư pháp và thương mại của nhà cầm quyền thuộc địa. Các quan địa phương phải học chữ quốc ngữ và chỉ được thăng chức hay giảm thuế nếu biết đọc, biết viết loại văn tự này.   


3.6. Gia Định Báo day Viết văn xuôi  


Thông qua những bản dịch, lần đầu tiên một loại hình văn học mới được đưa vào An Nam. Đó là văn xuôi, với nhiều thể loại khác nhau, như tiểu luận, ký sự hay tiểu thuyết. Tại thời kỳ đó, thể loại này còn chưa được ưa chuộng và không được coi là « văn học », vì người ta cho rằng văn xuôi viết bằng chữ quốc ngữ ngang như lời nói.  


Bài văn xuôi đầu tiên do Trương Vĩnh Ký biên soạn, dài khoảng 7 trang,  dưới tựa đề Ghi về vương quốc Khơ Me (1863).


 Phải tới khi Trương Vĩnh Ký viết một tập bút ký khác, Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (1876), công phu hơn và trau chuốt hơn được in năm 1881. Tuy nhiên, ông phải mượn rất nhiều từ Hán để có thể miêu tả tỉ mỉ chuyến đi này. Không bàn tới mục đích của chuyến công du Bắc Kỳ của Trương Vĩnh Ký, ở đây chúng ta chỉ quan tâm sau chuyến đi này, ông viết một bản hồi ký ghi lại những kỷ niệm, những điều « mắt thấy tai nghe », vị trí địa lý, lịch sử, những phong tục tập quán của những địa phương nơi ông đi qua.


Một nhà nghiên cứu nhận xét đây là « một trong vài tác phẩm viết bằng chữ quốc ngữ sớm nhất của thế kỷ XIX, Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất Hợi để lại nhiều dấu ấn ngôn ngữ với những phương ngữ, tiếng Việt cổ có giá trị về mặt ngôn ngữ. Câu văn khúc chiết, sinh động chứng tỏ năng lực viết văn xuôi quốc ngữ của tác giả trong buổi sơ khai của loại chữ mới mẻ này.


Tới năm 1918, quốc ngữ trở thành chữ viết bắt buộc tại Bắc Kỳ.


 Từ giai đoạn này trở đi, các nhà trí thức trẻ không ngừng trau dồi, phát triển và phổ biến nền văn học hiện đại Việt Nam. Năm 1954, quốc ngữ trở thành chữ chính thức của các cơ quan hành chính Việt Nam. Điều này đã


khẳng định tiên đoán cũng như mong muốn của Trương Vĩnh Ký vào năm 1876 : « Chữ quốc ngữ phải trở thành chữ viết của nước nhà ».  


Văn phong Trương Vĩnh Ký lúc đầu  chưa phân biệt rõ nói và viết nên tính chất nôm na, khẩu ngữ khá đậm nét, hình thức mỹ thuật chưa đẹp .v.v... nhưng với nội dung giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phổ biến, cổ vũ chữ quốc ngữ, cung cấp những kiến thức, thông tin mọi mặt cho dân chúng.


Gia Định Báo đã hoàn thành sứ mạng lịch sử của mình, xứng đáng là  tờ báo tổng hợp có giá trị cao và tạo tiền đề cho báo chí Việt Nam phát triển .


Chữ  Quốc Ngữ phát triển sớm nhất tại Nam Kỳ vì tại Nam Kỳ, Nho học được bãi bỏ sớm nhất, quốc ngữ được sử dụng sớm nhất và ngành in ấn phát triển sớm nhất.


Cũng tại Nam Kỳ, tiểu thuyết đầu tiên xuất hiện năm 1887 là Truyện thầy Lazaro Phiền của P. J. B. Nguyễn Trọng Quản do nhà xuất bản J. Linage ấn hành năm 1887 tại Sài Gòn, trong khi ở Hà Nội, truyên Tố Tâmcủa Song An Hoàng Ngọc Phách được ấn hành năm 1925.  


  4.Gia Định Báo, những điểm cần biết 

 

image014


4.1.Văn kiện cho ra đời tờ báo? 


 “Quyết định về việc tờ Gia Định Báo sẽ ra mỗi ngày thứ hai, và ông Potteaux, người biên tập của tờ báo này sẽ nhận được một khoản phụ cấp là 1.200 đồng quan Pháp mỗi năm”.


 Điều 1 quyết định nêu rõ tờ Gia Định Báo sẽ phát hành vào mỗi ngày thứ hai hàng tuần kể từ ngày 1.4.1869.


Căn cứ vào đó, có thể xác định hai điều:


Một là từ tháng 4.1869, Gia Định Báo đã là một tờ tuần báo. Chi tiết này cho thấy sự nhầm lẫn của một số tư liệu nghiên cứu khi xác định vào thời điểm trên, Gia Định Báo ra hai hoặc ba kỳ mỗi tháng.


Hai là cho đến lúc này, chưa ai tìm thấy một văn kiện chính thức nào qui định việc phát hành Gia Định Báo vào năm 1865. Nếu có thì theo thông lệ hành chánh, các văn kiện ban hành về sau liên quan đến nhân sự hay điều hành tờ báo đều phải tham chiếu hay viện dẫn văn kiện căn bản cho ra đời tờ báo.


Về ngày phát hành số báo đầu tiên.


Tác giả Huỳnh Văn Tòng cũng tìm thấy tờ Gia Định Báo số 4 phát hành ngày 15.7.1865 tại Trường Sinh ngữ Đông phương, Paris (Pháp); điều này đã phủ nhận thời điểm do học giả Đào Trinh Nhất đưa ra (1867). (Huỳnh Văn Tòng – Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1945 – NXB Thành phố Hồ Chí Minh ).   


4.2.Gia Định báo tồn tại bao lâu ?


Trong các tài liệu nghiên cứu phổ biến trước năm 1974, chi tiết này hoặc dựa vào sự suy đoán hoặc không được đề cập đến. Căn cứ vào những số báo còn lưu trữ tại Thư viện và năm mất của học giả Trương Vĩnh Ký, một vài tác giả, trong đó có nhà báo Nguyễn Ngu Í trên tạp chí Bách Khoa số 217 phát hành vào tháng 1.1966, đã suy đoán là tờ báo đình bản vào năm 1897.


 Tập “Mục lục báo chí Việt ngữ trong 100 năm (1865-1965)” của Lê Ngọc Trụ cũng ghi thời gian tồn tại của Gia Định Báo là 1865-1897.


Đến thập niên 1970, các số Gia Định Báo phát hành năm 1909 do tiến sĩ Huỳnh Văn Tòng tìm được tại Pháp đã gián tiếp phủ nhận những suy đoán sai lạc trên.


Tháng 10.1974, trên giai phẩm Bách Khoa số 416, một công chức đang làm việc tại Tòa Hành chánh tỉnh Bình Dương có dịp công bố chi tiết tìm thấy trong một văn kiện in trên tờ Tập san hành chánh Nam kỳ năm 1909, trang 3464. Đó là nghị định ngày 21.9.1909 của Thống Đốc Nam kỳ Gourbeil ấn định ngày chính thức đình bản tờ Gia Định Báo là 1.1.1910.


 Như vậy, có thể xác định thời gian tồn tại của Gia Định Báo là trên 44 năm (15.4.1865 – 31.12.1909) và dữ liệu này không còn gì phải tranh cãi nữa.


4.3.Phụ trách quản lý tờ Gia Định Báo 


- Từ 4.1865 đến 9.1869: Ernest Potteaux


- Từ 9.1869 đến 1872 (hay 1873): Trương Vĩnh Ký


- Từ 1872 (hay 1873) đến 1881: J. Bonet


- Từ 1881 đến 1897: Trương Minh Ký


- Từ 1897 đến 1908: Nguyễn Văn Giàu


- Từ 1908 đến 1909: Diệp Văn Cương


5. Kết


 Gia Định Báo chủ yếu là phương tiện thông tin của thực dân Pháp ở Đông Dương với tư cách là một tờ công báo chuyên đăng các công văn, nghị định, đạo dụ, thông tư của chính quyền.


 Sau này, khi Trương Vĩnh Ký chính thức làm giám đốc, tờ báo mới được phát triển mục biên khảo, thơ văn, lịch sử... Từ đó, báo không chỉ làm một tờ công báo đơn thuần nữa. Gia Định Báo cũng góp phần cổ động việc học chữ Quốc ngữ và lối học mới, mở đường cho các thể loại văn xuôi Việt Nam in bằng chữ Quốc ngữ, đặt nền móng cho sự hình thành báo chí Việt Nam (Theo Wikipedia tiếng Việt).


image015

Lễ khánh thành tượng Trương Vĩnh Ký ngày 24-12-1927 ở một góc công viên Thống Nhất trên đường Norodom (nay là đường Lê Duẩn). Tượng do nhà yêu nước Trần Chánh Chiếu quyên góp khắp Nam Kỳ lục tỉnh để xây dựng - Ảnh tư liệu


5.1. Tương đồng giữa sự ra đời của Chữ Quốc Ngữ và vai trò của Gia Định Báo trong đời sống dân tộc


 Nhìn qua quá trình lịch sử những thế kỷ 17, 18, 19, có thể nhận thấy trên một khía cạnh nào đó, có sự tương đồng giữa sự ra đời của chữ Quốc ngữ và vai trò của Gia Định Báo trong đời sống dân tộc.


 Lúc khởi thủy, chữ Việt la tinh hóa chỉ được các giáo sĩ phương Tây sử dụng như một công cụ truyền giáo của họ, nhưng sau hàng trăm năm, những biến chuyển lịch sử đã biến nó thành chữ của người Việt .


 Gia Định Báo cũng thế. Xét về bản chất, nó chỉ là một công cụ truyền thông được thực dân Pháp sử dụng trong mục tiêu kiện toàn bộ máy cai trị của họ, song nhờ vào  tinh thần Dân Tộc của những người Việt Nam tuy cộng tác với Pháp nhưng vẫn có tấm lòng hướng về dân tộc mà nó trở thành gần gủi với đời sống tinh thần của người Việt bấy giờ.


Việc phiên dịch các văn kiện hành chánh của Trương Vĩnh Ký và Huỳnh Tịnh Của đã đành là một công tác thuộc phạm vi trách nhiệm do Pháp giao, song không thể nói là không có tác dụng hữu ích về mặt khách quan đối với đời sống dân Nam kỳ lúc bấy giờ.


 Với một kiến thức ít người sánh kịp, hai học giả đã làm phong phú vốn ngôn ngữ Việt còn ở trong thời kỳ phôi thai, tạo được sinh khí cho việc học  chữ Quốc ngữ qua nội dung hấp dẫn của những câu chuyện ngụ ngôn do Trương Minh Ký biên dịch, những bài viết về khoa học thường thức mới mẻ do Ernest Potteaux biên soạn trên từng số báo.


 Nhờ Gia Định Báo, người dân biết thế nào là “điển khí”, núi lửa, động đất ra sao, được hướng dẫn “ở ăn cho được mạnh khỏe” thế nào , thấm nhuần tính nhân bản trong các truyện dân gian Nhị thập tứ hiếu, Lục súc tranh công, ….


Có thể nói sự ra đời của những tờ báo sau GĐB do người Việt đứng ra thành lập hoặc giữ vai trò chủ nhiệm, chủ bút như Thông loại khóa trình (1888-1889), Phan Yên Báo (1898 -1899), Nông cổ mín đàm (1901-1924), Lục tỉnh tân văn (1907-1943)… không thể không có ảnh hưởng của Gia Định báo .  


Đáng nói hơn nữa là trong khi những tờ báo ra đời mấy mươi năm sau GĐB còn đầy rẩy lỗi chính tả, thì ở Gia Định Báo, họa hoằn mới tìm ra một lỗi. Bởi do công của Huỳnh Tịnh Của,  là tác giả bộ từ điển Quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam có tên “Đại Nam quấc âm tự vị” xuất bản năm 1896.


Công lao của Trương Vĩnh Ký và Huỳnh Tịnh Của đã được giới nghiên cứu nói đến nhiều, song dường như công luận chưa có sự quan tâm đúng mức đối với Trương Minh Ký, người đã có những đóng góp to lớn cho Gia Định Báo cho đến ngày qua đời (1900).


Và cũng không thể bỏ qua công lao của Ernest Potteaux, người quản nhiệm đầu tiên của Gia Định Báo, là tác giả của rất nhiều bài viết khoa học có tác dụng nâng cao trình độ hiểu biết của người dân thuộc địa, giúp họ giũ bỏ được phần nào những thói tục mê tín dị đoan còn hằn sâu trong xã hội.


Nghiên cứu Gia Định Báo và chữ Quốc ngữ không nên  có sự phân biệt chủng tộc, nguồn gốc xuất thân, làm việc hay tôn giáo ,... chúng ta chứng tỏ  rằng người Việt Nam là một dân tộc biết trọng đạo nghĩa, không quay lưng lại với những ai đã làm điều tốt đẹp cho dân tộc.


Gia Định báo  góp phần cổ động việc học chữ Quốc ngữ, mở đường cho các thể loại văn xuôi bằng chữ quốc ngữ, và đặt nền móng cho sự hình thành báo chí Việt Nam./


image016

Bức hình chụp cả nhà họ Trương trong ngày chôn cất Trương Vĩnh Ký. Ảnh tác giả cung cấp.


5. 2. Trương Vĩnh Ký có một căn cơ về văn hoá dân tộc


image017

Học sinh trường Pétrus Ký thời Pháp thuộc. Ảnh tư liệu


Tuy được đào tạo rất hệ thống của giáo hội Cơ Đốc giáo từ nhỏ trong nền văn hoá phương Tây, song Trương Vĩnh Ký vẫn có một căn cơ khá bền vững về văn hoá dân tộc, đặc biệt là truyền thống văn hoá ở Nam Kỳ. 


 Là nhà trí thức  nổi tiếng thông minh và uyên bác, trong quá trình phục vụ cho chính sách của "tân trào" cũng đã tạo ra nhiều công trình học thuật và văn hoá theo tinh thần "tân học", về nhiều mặt có phần tân tiến và cập thời hơn các nhà trí thức "cựu học".


 Rõ rệt nhất là vai trò của ông trong việc sử dụng và phổ biến chữ quốc ngữ, lúc ban đầu là công cụ của thực dân song về sau trở thành công cụ của nền văn hoá hiện đại Việt Nam.


 Hai mặt của con người Trương Vĩnh Ký rất rõ ràng. Tuy nhiên không vì thế mà mặt trước che mờ mặt sau, mặt ngoài che lấp mặt trong (!)


Sau Gia Định Báo, khi hai tạp chí Đông Dương tạp chí (1913) và Nam Phong tạp chí (1917) ra đời, thì vai trò truyền bá, phổ biến và hoàn thiện chữ Quốc ngữ của Trương Vĩnh Ký mới thực sự nở rộ.


 Hai tờ tạp chí nầy đều được xuất bản ở Bắc kỳ nên cách viết, cách sử dụng từ, sử dụng câu và cách phát âm có phần chuẩn hơn Gia Đinh Báo ở miền đất mới  Nam Kỳ.


Từ đó cách viết quốc ngữ tương đối thống nhất và hoàn chỉnh, dùng từ ngữ dễ hiểu, loại bỏ nhiều phương ngữ, góp phần vào quá trình hoàn thiện chữ Quốc ngữ của Trương Vĩnh Ký./.


 THAM KHẢO


1. Vương Hồng Sển,1991, Sài Gòn năm xưa, Nxb TP. HCM.


 2.  Nhiều tác giả (1987), Địa Chí Văn Hóa TP.HCM, Nxb Tổng hợp TP.HCM.  


3. Nam Sơn Trần Văn Chi (2008), Nhân Vật Miền Nam, Nxb Văn Mới, Hoa Kỳ .


4.  Huỳnh Minh (2001), Kiến Hòa xưa, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.


5. Sơn Nam (1997), Cá tính miền Nam, Nxb Trẻ, TP.HCM.


6. Vũ Ngọc Phan (1942), Nhà văn hiện đại, Nxb Tân Dân, Hà Nội (tái bản năm 1994, Nxb Văn học, Hà Nội).


7. Nguyễn Đình Đầu (2017), Petrus Ký, nỗi oan thế kỷ, bị thu hồi .


8. Phạm Long Điền và Nguyễn Sinh Duy (1974), Cuốn sổ bình sanh của Trương Vĩnh Ký , Nxb Nam Sơn, Sài Gòn.


 9.  Nguyễn Văn Trung (1993), Trương Vĩnh Ký nhà văn hóa, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.  


10. Wikipedia tiếng Việt.


 ------------------------


(*) Trần Văn Chi


- Tốt nghiệp ĐHSP Sài Gòn, ban Sử Đia 1964-1968


-Tổng Thư Ký Hội Liên Trường trước 1975 ( Gồm Chasseloup Laubat, Pétrus Ký, Nguyễn Đình Chiểu và Phan Thanh Giản)


- Giảng viên, Tổng Thư Ký Viện Đại Học Hoà Hảo, trước 1975


- Hiện định cư tại Quận Cam, Hoa Kỳ


- Nhà biên khảo Văn hoá, Phong tục (có 8 đầu sách đã in)


- Nhà bình luận chánh trị trên truyền hình Quận Cam, Hoa Kỳ


- Cộng tác viên nhật báo Người Việt Quận Cam, Hoa Kỳ.


+++++++++++++++++++++++++++++++


Bài tham luận của cựu Luật sư Winston Nguyễn


LTS: Bài viết dưới đây của Luật sư Winston Nguyễn trích từ Google (Petru Key và Petrus Ký) là phần tham luận chính của ông Winston; tuy nhiên vì thời gian có hạn nên ông Winston chỉ tóm lược các điểm quan trọng.


image018


Petrus Key và Petrus Ký- Chuyện một lá thư mạo danh Trương Vĩnh Ký vào thế kỷ 19


image019


Winston Phan Đào Nguyên


Trong một thời gian dài hơn hai mươi năm, từ khi nhà văn Nguyên Vũ tức sử gia Vũ Ngự Chiêu tuyên bố đã tìm ra một lá thư do chính Petrus Trương Vĩnh Ký (“Petrus Ký”) viết, bằng tiếng Pháp, với chữ ký là Petrus Key (“lá thư Petrus Key”), nhằm cầu khẩn quân Pháp đến giải cứu cho những người An Nam theo đạo Thiên Chúa ở Nam Kỳ, mỗi khi có bất cứ một nghiên cứu mới nào về Petrus Ký thì lá thư này lại được nhắc đến, như là một phần phải có trong cuộc đời Petrus Ký.  Tùy theo trường hợp và quan điểm của tác giả, nó có thể được dùng để chứng minh rằng Petrus Ký đã “bán nước”, đã “góp phần trong cuộc xâm lăng Việt Nam của Pháp”, hay ít nữa, cũng là một lỗi lầm thời còn trẻ của ông.  Nhưng điều chắc chắn là lá thư Petrus Key đã được gắn liền với bất kỳ nghiên cứu mới nào về Petrus Ký trong thời gian gần đây, cho dù tác giả của bài nghiên cứu không hề nhắc đến nó đi nữa.


Điển hình là vào đầu năm 2017, lá thư Petrus Key đã được đem ra bàn luận rất sôi nổi trên mạng, khi cuốn sách nghiên cứu mới nhất về Petrus Ký, “Petrus Ký, Nỗi Oan Thế Kỷ”[1], của học giả Nguyễn Đình Đầu, bị cấm lưu hành ở Việt Nam.  Cho dù trong mấy trăm trang sách gồm những sưu tập về Petrus Ký không hề có một dòng nào về lá thư trên, nó vẫn được đem ra để phê bình tác giả Nguyễn Đình Đầu là đã không nói đến lá thư này.  Trong trang facebook của mình, Phó Giáo Sư Đoàn Lê Giang, trưởng khoa Văn Học và Ngôn Ngữ, Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, đã viết như sau về cuốn “Petrus Ký, Nỗi Oan Thế Kỷ”:


“1) Công trình này sưu tập rất ít công trình và tác phẩm của Trương Vĩnh Ký, các công trình được sưu tập phần nhiều là công trình quen thuộc đã được xuất bản … Nói chung còn thiếu rất nhiều công trình, tác phẩm quan trọng, thiếu nhiều bức thư thân Pháp, yêu cầu quân Pháp đến để cứu giáo dân … Nói chung là thiếu rất nhiều tư liệu bất lợi cho việc đánh giá TVK.”[2]


Và trong một bài viết kế tiếp cũng trên facebook, giáo sư Đoàn Lê Giang nói rõ ra rằng đó chính là lá thư Petrus Key do ông Nguyên Vũ tức tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu khám phá:


“TS. Vũ Ngự Chiêu, một học giả ở hải ngoại nổi lên gần đây như một nhà nghiên cứu lịch sử nghiêm cẩn vì tính công phu, xác thực về tư liệu của ông. Một hai chục năm trước ông đã cất công tìm tư liệu về Trương Vĩnh Ký ở các kho lưu trữ ở hải ngoại và trong nước và đã công bố nhiều tư liệu rất quý về Trương Vĩnh Ký. Trong các tài liệu đó, có bức thư “Petrus Key viết thư ra mắt Đại Nguyên Soái (Grand Chef) Pháp, van nài hạm đội Pháp hãy tấn công ngay các thành trì miền Nam để giải phóng giáo dân Ki-tô và dân tộc Việt dưới ách cai trị chuyên chế, bạc đãi giáo dân của nhà Nguyễn” (VNC) … 


Vũ Ngự Chiêu khảo cứu công phu từng chi tiết một trước khi đưa ra kết luận, chứ không chỉ nghe nói rồi tuyên bố bốc đồng. Tôi lấy làm lạ, tại sao những tư liệu này lại không được đưa vào công trình “Petrus Ký – nỗi oan thế kỷ” của GS Nguyễn Đình Đầu để mọi người cùng suy nghĩ (dù những bài này được in ấn trên nhiều báo chí và nhiều trang mạng, chỉ cần gõ Google là có)?”[3]


Ngoài sự kiện trên, một thí dụ khác về việc lá thư Petrus Key đã được đem ra để chất vấn các tác giả nghiên cứu về Petrus Ký xảy ra vào khoảng tháng 4 năm 2017, khi người viết bài này cho đăng lên mạng bài Minh Oan Cho Petrus Trương Vĩnh Ký Về Câu Ở Với Họ Mà Không Theo Họ”.[4]  Một trong những trang websites thường phê phán Petrus Ký, trang giaodiemonline, đã cho đăng lại bài này, và kèm theo ý kiến của người phê bình bài viết, ông Kevin Trần, như sau:


“(1) Không “ở với họ” và “không theo họ”, chỉ “muốn có ích cho xã hội” Việt Nam nhưng tại sao Pétrus Ký lại: Khẩn cầu quân Pháp hãy xâm lăng Việt Nam trong lá thư gửi cho Trung tá Hải quân Jean Bernard Jauréguiberry cuối tháng 3 năm 1859 (Văn khố Hải quân Pháp, Paris: SUM Vincennes. Vũ Ngự Chiêu sưu tập).”[5]


Như vậy, có thể thấy rằng lá thư Petrus Key đã được dùng như một thứ vũ khí mới và hữu hiệu nhất để phê bình Petrus Ký.  Với những độc giả không có thiên kiến hoặc không biết nhiều về nhân vật lịch sử này, sự hiện hữu của lá thư Petrus Key chắc chắn sẽ tạo ra ác cảm với ông Petrus Ký, nhất là sau khi họ đọc được những ý kiến như trên đây của giáo sư Đoàn Lê Giang và ông Kevin Trần. 


Và với những ý kiến như trên, người đọc có thể sẽ tin rằng lá thư Petrus Key rất dễ tìm ra trên mạng.  Thế nhưng, có lẽ là rất ít người đã có cơ hội được đọc nguyên văn toàn thể lá thư này, trừ người đã “công bố” ra nó, là nhà văn Nguyên Vũ tức sử gia Vũ Ngự Chiêu, và các “thân hữu” của ông.  Phần lớn, kể cả những người đã và đang sử dụng, hay trích dẫn tài liệu này, từ ông Nguyên Vũ, đều không có được nguyên bản lá thư.  Cái mà họ sử dụng và trích dẫn, thật ra chỉ là một bản dịch của lá thư, do ông Nguyên Vũ cung cấp, hoặc chỉ là vài dòng nguyên văn tiếng Pháp của lá thư, cũng do ông Nguyên Vũ cung cấp.


Không hiểu do vô tình hay cố ý, dường như có một bức màn che phủ lên lá thư Petrus Key trong suốt hai mươi năm qua, làm cho người đọc không biết thực hư ra sao. Với một người hiếu kỳ muốn được đọc nguyên văn lá thư để đi đến kết luận cho riêng mình, đó là cả một sự thất vọng lớn lao.  Trong số đó, có người viết bài này.


Và vì muốn tìm trả lời cho những câu hỏi chung quanh lá thư Petrus Key nói trên, cụ thể là: 


i) lá thư Petrus Key đã được ông Nguyên Vũ “công bố” thế nào, và lá thư thật sự nói gì?;


ii) có phải lá thư đó do Petrus Ký viết hay không?;


iii) nếu không phải Petrus Ký, thì ai là tác giả lá thư?


Nên người viết bài này đã cố công tìm kiếm bản gốc của lá thư.  May mắn nhờ được sự giúp đỡ của ông Gilbert Trương Vĩnh Tống là cháu cố của ông Petrus Ký, và một cựu học sinh trường Petrus Ký là ông Trương Quí Hoàng Phương, người viết bài này đã tìm được nguyên văn lá thư Petrus Key bí ẩn nói trên trong thời gian gần đây.


Và do đó, trong bài viết khá dài này, người viết xin trình bày những nghiên cứu và suy luận của mình về lá thư Petrus Key, để trả lời ba câu hỏi nêu ra bên trên.  Bài viết vì vậy sẽ được chia ra làm ba phần, để tương ứng với ba câu hỏi nêu trên. 


Phần 1, với tựa đề “Lá Thư Petrus Key”, sẽ xem xét đến quá trình lá thư Petrus Key được giới thiệu với độc giả bởi nhà văn Nguyên Vũ tức sử gia Vũ Ngự Chiêu qua các bài viết của ông trong hai mươi năm nay ra sao, cũng như cách thức ông Nguyên Vũ đã “công bố” và thêu dệt những chi tiết chung quanh lá thư thế nào – nhằm kết luận rằng Petrus Ký chính là tác giả lá thư Petrus Key.  Kế đến, người viết sẽ giới thiệu nguyên văn bản chính bằng tiếng Pháp và nội dung của lá thư Petrus Key để bạn đọc có thể thấy được lá thư thật sự nói gì, và ông Nguyên Vũ đã bóp méo nội dung lá thư này bằng cách dịch sai lầm ra sao.  Tiếp theo, người viết sẽ trình bày những điểm bất hợp lý trong nội dung lá thư Petrus Key, và cho thấy tại sao chính những sự vô lý này sẽ cho ta thấy tác giả lá thư Petrus Key không thể nào là một người Việt ở Nam Kỳ như Petrus Ký.  Sau cùng, người viết sẽ so sánh hình thức lá thư Petrus Key với vài văn kiện khác do chính tay Petrus Ký viết vào thập niên 1870 để cho thấy Petrus Ký khó có thể là tác giả lá thư Petrus Key. 


Phần 2, với tựa đề “Lá Thư Penang”, sẽ trả lời dứt khoát câu hỏi Petrus Ký có phải là tác giả lá thư Petrus Key hay không, bằng cách so sánh nội dung và hình thức của lá thư Petrus Key với một tài liệu chính yếu của bài viết này – lá thư của Petrus Ký gởi cho các bạn học ở đại chủng viện Penang vào ngày 4 tháng 2 năm 1859 (“lá thư Penang”), cùng khoảng thời gian với lá thư Petrus Key.  Nội dung lá thư Penang sẽ cho ta thấy hành trình trốn thoát quan quân nhà Nguyễn từ Cái Nhum lên Sài Gòn của Petrus Ký hoàn toàn trái ngược với hành trình được thuật lại trong lá thư Petrus Key.  Đồng thời, lá thư Penang cũng sẽ cho thấy rằng quan điểm của Petrus Ký về sự bắt đạo và về cuộc chiến Pháp-Việt trái ngược hoàn toàn với quan điểm trong lá thư Petrus Key.  Sau cùng, một sự so sánh về hình thức của hai lá thư – từ nét chữ, chữ ký, cho tới những ký hiệu đặc biệt trong thư – sẽ cho thấy rằng hai lá thư không thể có cùng một tác giả, vì hình thức của chúng hoàn toàn khác nhau.  Từ đó, người viết chỉ có thể đi đến một kết luận duy nhất: Petrus Ký không phải là tác giả lá thư Petrus Key.


Phần 3, với tựa đề “Tác Giả Lá Thư Petrus Key”, sẽ trình bày quá trình người viết đi tìm tác giả thật sự của lá thư Petrus Key.  Bắt đầu từ mối liên hệ mật thiết giữa hai lá thư Petrus Key và Penang, đặc biệt qua hai chữ “Kéy” và “Key”, người viết sẽ cho thấy rằng tác giả lá thư Petrus Key đã cố tình giả mạo tên của Petrus Ký.  Và lý do cho sự giả mạo này là để mượn danh một người giáo dân Nam Kỳ cầu xin quân Pháp hãy giải thoát các giáo dân Việt ở Gia Định, những người lúc đó đang bị bức hại bởi nhà Nguyễn trong một cuộc bắt đạo với qui mô lớn chưa từng có.  Với những điều kiện phải có để có thể là tác giả lá thư Petrus Key như ý muốn được giải thoát, khả năng viết tiếng Pháp lưu loát, và sự không am hiểu về địa lý xứ Nam Kỳ, người viết sẽ áp dụng phương pháp loại trừ để gạt bo/ bớt những nhóm người không có khả năng là tác giả lá thư Petrus Key.  Sự loại trừ này dẫn người viết đến một nhóm người và đặc biệt là một nhân vật nổi bật trong nhóm người đó – như những người với nhiều khả năng là tác giả lá thư Petrus Key nhất.  Vì ngoài các điều kiện cần phải có nói trên, nhân vật đặc biệt đó còn có một cách hành văn đặc biệt có một không hai, mà ta sẽ thấy trong lá thư Petrus Key, cũng như trong những tác phẩm khác của nhân vật đó.


Phần 1: Lá Thư Petrus Key

Chương I. 


Quá Trình Nhà Văn Nguyên Vũ Tức Sử Gia Vũ Ngự Chiêu“Công Bố Lá Thư Petrus Key Và Khẳng Định Rằng Tác Giả Lá Thư Chính Là Petrus Trương Vĩnh Ký


A. Tác Phẩm Đầu Tiên Của Ông Nguyên Vũ Về Lá Thư Petrus Key: “Paris, Xuân 1996”


Năm 1997, nhà văn Nguyên Vũ tức sử gia Vũ Ngự Chiêu, một tiến sĩ sử học Hoa Kỳ, xuất bản một quyển sách mà tác giả gọi là tập “tâm bút”, với tựa đề Paris, Xuân 1996.[6] Trong tập “tâm bút” này, ông Nguyên Vũ cho biết đã khám phá ra nhiều tài liệu đáng giá, nhưng “xúc động và ngỡ ngàng nhất” cho ông ta, là một bức thư được viết bởi Petrus Trương Vĩnh Ký gởi cho “Grand Chef”.  Ông Nguyên Vũ giới thiệu lá thư Petrus Key với độc giả như sau:


“Thứ Sáu, 5/4/1996 


Một tuần lễ mệt nhọc. Tìm được nhiều tài liệu đáng giá … 


Xúc động và ngỡ ngàng nhất là lá thư không đề ngày của Petrus Key – một loại “thày kẻ giảng” được các giáo sĩ Pháp giới thiệu vào thông ngôn đoàn của đạo quân viễn chinh Pháp-Espania. Thư đến tay Jauréguiberry cuối tháng 3/1859. Trong thư, Petrus Key – tức Petrus Ký hay Trương Vĩnh Ký sau này – nhân danh khối giáo dân Ki-tô Việt Nam, khẩn nài quân Pháp hãy đánh chiếm ngay miền Nam, lật đổ chính quyền nhà Nguyễn hầu cứu vớt giáo dân khỏi tay bạo chúa. Cậu thanh niên 22 tuổi đời (sic), mới rời khỏi tu viện Penang, ca tụng Grand Chef (Đại Nguyên Soái hay Ông Chủ Lớn) Rigault de Genouilly (hoặc Jauréguiberry) như Samson, Moise hay Jacob (sic) đã “được Thượng Đế gửi tới giải thoát giáo dân Việt.”[7] 


Nhận xét về lá thư của cậu thanh niên sôi bỏng tham vọng, tự xưng là “kẻ đầy tớ hèn mọn và vô dụng” Petrus Key, Jauréguiberry nhận định nội dung thư chẳng có gì đáng kể. Thực vậy, giống như Luật sư Trần Thanh Hiệp ghi nhận, văn chương trong thư tầm thường, tư tưởng hời hợt, nông cạn….”[8] (những chữ in đậm là do người viết nhấn mạnh).


Tiếp theo, cũng trong bài tâm bút Paris, Xuân 1996 này,  ông Nguyên Vũ cho biết:


“Trọn một buổi tối khó ngủ vì tài liệu mới tìm ra. Nên hay không nên công bố? Chỉ hai năm nữa, sẽ có nhiều đoàn thể và tổ chức giỗ thứ 100 đại văn hào Trương vĩnh Ký.


 Ông Trương Vĩnh Ký (1837-1898), theo tiểu sử chính thức, người làng Vĩnh-thành, huyện Tân-minh, tỉnh Bến-tre. Con ông Trương Chánh Thi. Mồ côi cha từ năm 1840, cậu bé Trương Vĩnh Ký được mẹ bán cho một giáo sĩ Pháp làm con nuôi. Năm 1847, giáo sĩ này gửi cậu bé Petrus thông minh đĩnh ngộ qua học ở Pinhalu, Cao Miên. Bốn năm sau, 1851, Petrus được du học ở Penang, với triển vọng thành một thứ thày kẻ giảng tức phụ tá hay thông ngôn bản xứ của các giáo sĩ Pháp. Không rõ Petrus đã tốt nghiệp đại chủng viện hay chưa.


 Năm 1858, khi người Pháp bắt đầu biểu dương lực lượng ở Việt Nam, bề trên cho Petrus về nước, xung (sic) vào đoàn thông ngôn do Linh mục Legrand de Liraye (sic) cầm đầu. Ngày 6/3/1859, sau khi Pháp đã chiếm xong Sài-gòn và củng cố việc phòng ngự, Giám mục Lefèbvre báo cáo với Trung tá Jauréguiberry là đã tìm được cho quân Pháp một thông dịch viên, nhưng bị đau chưa tới đồn Pháp được. Cuối tháng 3/1859, cậu thanh niên Petrus Key viết cho Grand Chef một lá thư khá dài để ra mắt. Ngày Thứ Bảy, 2/4/1859, Jauréguiberry báo cáo lên Rigault de Genouilly là đã nhận được lá thư “chẳng có gì quan trọng” của viên thông ngôn đã chờ đợi bấy lâu. Từ ngày này, Petrus Key trở thành cộng sự viên đắc lực của “tân trào” Bảo hộ Pháp.[9] (những chữ in đậm là do người viết nhấn mạnh)


Người viết xin được nhấn mạnh những chỗ in đậm trong các dòng trích bên trên của ông Nguyên Vũ để người đọc dễ theo dõi, và để so với tiểu sử thực thụ của ông Petrus Ký mà ta sẽ xem đến sau.


Vì ngay trong đoạn văn ngắn ngủi khởi đầu này, ông Nguyên Vũ đã đưa ra ba sự kiện mà không hề có một chứng minh nào hết, về Petrus Ký.  Thứ nhất, ông Nguyên Vũ mập mờ cho biết ông Petrus Ký đã “được mẹ bán cho một giáo sĩ Pháp làm con nuôi”.  Thứ hai, ông nói rằng Petrus Ký được bề trên cho về nước năm 1858 để “xung (sic) vào đoàn thông ngôn” do linh mục Legrand de Liraye (sic)[10] cầm đầu.  Thứ ba, ông khẳng định là từ đầu tháng 4 năm 1859, Petrus Ký đã trở thành “cộng sự viên đắc lực” của Pháp.


Nhưng vẫn chưa hết, vì ông Nguyên Vũ còn cho ta biết như sau:


“Để tưởng nhớ công đức với tân trào, từ năm 1946, chính phủ Nam Kỳ Tự Trị của Y sĩ Nguyễn Văn Thinh lấy tên Petrus Ký đặt cho trường trung học bản xứ lớn nhất Sài-gòn…. Hiện nay, chế độ Cộng sản thay tên Petrus Ký bằng Lê Hồng Phong – một khai quốc công thần khác của “tân trào” Cộng Sản… Ít nữa Lê Hồng Phong và Petrus Ký có một điểm giống nhau: Cả hai đều thành công trong việc thiết lập chế độ “tân trào” mà họ coi làm lý tưởng … Dẫu vậy, giáo viên và học sinh trường Trương Vĩnh Ký Sài-gòn lên tới hàng chục ngàn, nếu không phải hàng trăm ngàn. Họ nghĩ gì? Họ sẽ trách ông Trương Vĩnh Ký đã viết lá thư ra mắt Trung tá Jauréguiberry … hay trách tôi, người tìm thấy lá thư đầu tiên?”[11] (những chữ in đậm là do người viết nhấn mạnh)


Sau cùng, ông Nguyên Vũ mới cho ta biết về nội dung của lá thư Petrus Key, lá thư thuộc loại “tài liệu đáng giá” này, lá thư đã làm ông “khó ngủ” vì không biết có nên công bố hay không:


 “Riêng về lá thư cuối tháng 3/1859 của Petrus Ký, tưởng cũng nên ghi nhận thêm, vài điểm.


  1. Petrus Ký đã nhân danh một người che chở, bảo vệ cho tất cả Giáo dân Ki-tô cầu cứu hạm đội Pháp như các tông đồ kêu cứu Chúa …
  2. Để giải thích lời kêu gọi cấp cứu của mình, Petrus Ký đã mô tả thảm cảnh cấm đạo, giết đạo đang diễn ra …
  3. Petrus Ký cho người Pháp biết rằng nội bộ quan quân của triều đình Nguyễn rất rối ren. Quan quân rất sợ binh lực Pháp. Lính hàng ngày bỏ trốn nếu có cơ hội…”[12]

Chỉ có thế, nhưng không phải là “ghi nhận thêm” như ông Nguyên Vũ viết, mà đó là tất cả những gì ông cho ta biết về nội dung lá thư Petrus Key, trong tập “tâm bút” Paris, Xuân 1996 nói trên.


Và không hiểu tại sao ông Nguyên Vũ lại không cho đăng một bản sao hay ảnh chụp của lá thư Petrus Key trong tập “tâm bút” nói trên.  Lá thư mà ông cho biết chính ông là người đã “tìm thấy … đầu tiên”, lá thư làm cho ông “khó ngủ” vì không biết “nên hay không nên công bố”, lá thư mà ông cho là sẽ làm hàng chục, hoặc hàng trăm ngàn giáo viên và học sinh trường Trương Vĩnh Ký phải suy nghĩ, phải trách móc, hoặc ông Petrus Ký – vì đã viết lá thư này, hoặc … ông Nguyên Vũ – vì đã “công bố” nó? 


Lạ lùng hơn nữa, là chẳng những không có bản sao hay ảnh chụp, mà ngay cả bất kỳ một đoạn trích nguyên văn nào của lá thư Petrus Key, cũng không được ông Nguyên Vũ cho đăng trong tập Paris, Xuân 1996


Tóm lại, với cái cách “công bố” lá thư Petrus Key như trên của ông Nguyên Vũ, người đọc hoàn toàn không có thông tin gì về nội dung lá thư, ngoại trừ những điểm được ông Nguyên Vũ cung cấp và gọi là những “ghi nhận” thêm.  Với những dòng thông tin như trên, người đọc thậm chí không biết được là lá thư Petrus Key được viết bằng thứ chữ gì, Pháp, Latin, hay Quốc Ngữ! 


Thế nhưng, trong khi đó, người đọc lại được ông Nguyên Vũ thông báo một cách khẳng định rằng chính Petrus Ký đã viết lá thư ký tên Petrus Key nhằm cầu xin quân Pháp hãy tấn công nhà Nguyễn vào cuối tháng 3 năm 1859.  Ông Nguyên Vũ cũng cho ta biết thêm là nhờ lá thư này mà sau đó Petrus Ký đã được nhận vào làm thông ngôn cho Pháp!  Mặc dù ông Nguyên Vũ không hề có một bằng chứng nào cho những điều mà ông công bố như trên.


B. Tác Phẩm Thứ Hai Của Ông Nguyên Vũ Về Lá Thư Petrus Key: “Các Vua Cuối Nhà Nguyễn 1833-1945”


Sau đó, vào năm 1999, ông Nguyên Vũ, lần này với tên thật là Vũ Ngự Chiêu, xuất bản tác phẩm Các Vua Cuối Nhà Nguyễn 1883-1945.  Trong tác phẩm thuộc loại “biên khảo sử học” này, tức là khác với loại “tâm bút” kiểu Paris Xuân 1996 nói trên, sử gia Vũ Ngự Chiêu tức nhà văn Nguyên Vũ viết về lá thư Petrus Key như sau:


Petrus Key, tức Trương Vĩnh Ký sau này, viết thư ra mắt “Grand Chef et vous tous” vào cuối tháng 3/1859, van nài các sĩ quan Hải quân Pháp hãy đảm nhiệm vai trò Moise và Jacob (sic) trong sứ mệnh giải phóng giáo dân Ki-tô bằng cách đánh chiếm toàn bộ Nam Kỳ.”[13] (những chữ in đậm là do người viết nhấn mạnh)


Để chú thích cho đoạn văn trên, sử gia Vũ Ngự Chiêu viết thêm như sau trong ghi chú số 32 của chương sách:


“… Tháng 3/1859, Petrus Key viết cho “Grand Chef et vous tous, très honorables officiers de la flotte francais”: Ayez pitié de nous, ayez pitié de nous. Vous êtes nos libérateurs et la main des ennemies nous a touchés. Hala! The wearer knows very well where the shoe pincheth. Nous savons aussi que ‘qui trop embrasse mal étreint;’ Et cependant nos souffrances nous poussent à invoquer votre puissance et à vous exposer du fond du coeur tout ce que je vient de soumettre à votre prudence et à votre sagesse.” Thư tháng 3/1859, Petrus Key gửi Grand Chef; SHM (Vincennes), GG2 99:2. Xem thêm chi tiết trong Chính Đạo, Hồ Chí Minh: Con người & huyền thoại, tập 1: 1898-1925, tái bản có bổ sung (Houston, TX: Văn Hóa, 1997).”[14] (những chữ in đậm là do người viết nhấn mạnh)


Và thế là đến đây, mấy năm sau tập tâm bút Paris, Xuân 1996, người đọc quan tâm về lá thư Petrus Key mới có dịp được đọc một đoạn nguyên văn bằng tiếng Pháp của nó.  Và đoạn văn này đã được đánh máy lại bởi ông Nguyên Vũ, chứ nguyên văn toàn thể lá thư Petrus Key thì cũng vẫn chưa được người “khám phá” ra lá thư này cho thấy mặt mũi ra sao!


Tưởng cũng cần lưu ý rằng cuốn Các Vua Cuối Nhà Nguyễn là một tác phẩm thuộc loại “biên khảo sử học”, và do đó tác giả đã dùng tên thật Vũ Ngự Chiêu.  Chứ nó không phải cùng loại “tâm bút” như cuốn Paris, Xuân 1996 mà tác giả đã ký tên Nguyên Vũ – bút hiệu mà ông đã dùng từ trước 1975 ở miền Nam.  Đây là điều rất quan trọng với ông Nguyên Vũ, vì như ông giải thích:


“Từ  ngày ra hải ngoại, tôi chọn cho mình ba bút hiệu. Tên thực, Vũ Ngự Chiêu, ký dưới các biên khảo sử học. Chính Đạo để viết những nghiên cứu nhẹ tính chất kỹ thuật hơn. Và, Nguyên Vũ, như một nối dài của nghề nghiệp sáng tác cũ, từ quê nhà. Các tác phẩm ký tên Nguyên Vũ thường là tư duy của tác giả về người, việc và vật phải gặp gỡ, chứng kiến, đầy tính cách cá nhân. Ba bút hiệu trên liên hệ với nhau, và chắc hẳn luôn luôn lấy sự thực làm đường đi, dù có dị biệt về phân loại của các tác phẩm. Những tác giả thận trọng thường phân biệt kỹ càng khi trích dẫn tác phẩm của tôi….”[15] (những chữ in đậm là do người viết nhấn mạnh).


Khổ nỗi, tuy là nói vậy, nhưng trong “biên khảo sử học” Các Vua Cuối Nhà Nguyễn này, ông sử gia Vũ Ngự Chiêu tức Nguyên Vũ, cũng giống như trong “tâm bút” Paris, Xuân 1996, một lần nữa khẳng định, mà không có một chứng minh nào, rằng Petrus Key chính là “Trương Vĩnh Ký sau này”.


Chẳng những vậy, nếu như trong cuốn Paris, Xuân 1996, ít ra còn có một dòng cho biết lá thư không đề ngày, thì trong Các Vua Cuối Nhà Nguyễn, sử gia Vũ Ngự Chiêu lại hoàn toàn không nhắc tới điều đó nữa.  Thậm chí, ông sử gia còn khẳng định rằng lá thư Petrus Key đã được viết vào “tháng 3/1859”, như đã trích dẫn bên trên. 


Điều đáng ngạc nhiên là nếu như trong thể loại “tâm bút” của Paris, Xuân 1996, với những “tư duy” “đầy tính cá nhân” (như tác giả Nguyên Vũ cho biết), cho dù có khẳng định rằng lá thư đã được viết vào cuối tháng 3 năm 1859, ít ra tác giả Nguyên Vũ cũng còn viết ra được một sự thật là lá thư Petrus Key không có ngày tháng.  Trong khi đó, với một tác phẩm thuộc thể loại “biên khảo sử học”, được tác giả trân trọng dùng tên thật Vũ Ngự Chiêu, như cuốn “Các Vua Cuối Nhà Nguyễn” nói trên, sử gia Vũ Ngự Chiêu lại phớt lờ luôn sự thật kia.  Và chẳng những vậy mà thôi, sử gia còn lặp đi lặp lại đến ba lần là lá thư Petrus Key đã được viết vào cuối tháng 3 năm 1859. 


Sau cùng, tưởng cũng cần phải ghi nhận một lần nữa rằng trong một tác phẩm thuộc loại “biên khảo sử học” nghiêm túc được ký tên thật này, tác giả Vũ Ngự Chiêu, một sử gia, lại vẫn không cung cấp được cho độc giả một ảnh chụp, một bản sao, hay bất kỳ một bằng chứng nào về lá thư Petrus Key bí mật “đáng giá” kia.


Thay vào đó, sử gia Vũ Ngự Chiêu – Nguyên Vũ đã chú thích hay chứng minh cho đoạn văn trên bằng cách dẫn người đọc đến một tác phẩm thuộc loại “nghiên cứu nhẹ tính chất kỹ thuật hơn” là cuốn “Hồ Chí Minh: Con Người & Huyền Thoại”[16], cũng do chính ông ta viết, nhưng với một bút hiệu thứ ba: Chính Đạo


Và tại đây mới là nơi mà lần đầu tiên mà người đọc quan tâm về lá thư Petrus Key có được một bằng chứng về sự hiện hữu của lá thư Petrus Key – cho dù gọi đó là “bằng chứng” thì hơi có vẻ dễ dãi!  Vì cái “bằng chứng” này chỉ là một bản photocopy gồm vài dòng cắt xén của một lá thư viết tay không có ngày tháng, với chữ ký “Petrus Key” ở dưới.  Bản photocopy của vài dòng cắt xén đó được đăng trong trang 68 của cuốn Hồ Chí Minh, Con Người Và Huyền Thoại, và sau này được ông Nguyên Vũ gọi là “phóng ảnh” của “phần nào” lá thư Petrus Key.[17]


C. Tác Phẩm Thứ Ba Của Ông Nguyên Vũ Về Lá Thư Petrus Key: “Hồ Chí Minh, Con Người Và Huyền Thoại”


Tác phẩm “Hồ Chí Minh: Con Người & Huyền Thoại” được xuất bản vào năm 1997, cùng năm với Paris, Xuân 1996, với bút danh thứ ba của ông Nguyên Vũ: Chính Đạo


Như đã nói trên, không hiểu tại sao tác giả Chính Đạo tức Nguyên Vũ tức Vũ Ngự Chiêu lại không cho đăng cái “phóng ảnh” của lá thư Petrus Key này ngay trong cuốn Paris, Xuân 1996, nơi mà lần đầu tiên ông đã “công bố” về lá thư đã làm ông “khó ngủ”; hay trong tập “biên khảo sử học” Các Vua Cuối Nhà Nguyễn, nơi ông trích đăng một đoạn tiếng Pháp của lá thư.  Mà ông lại cho in nó trong một tác phẩm về một nhân vật không dính líu gì đến Petrus Ký cả, là … Hồ Chí Minh!


Nhưng để tìm hiểu là lá thư Petrus Key có phải do chính tay Petrus Ký viết hay không, người viết bài này đã cố gắng tìm ra được cái mà ông Vũ Ngự Chiêu sẽ gọi là “phóng ảnh” của “phần nào” lá thư Petrus Key, nơi trang 68 của cuốn Hồ Chí Minh, Con Người và Huyền Thoại


Và độc giả có thể dễ dàng nhìn thấy từ “phóng ảnh” này một cách trình bày tài liệu có thể nói là “có một không hai”, nhất là khi đây là một tài liệu thuộc loại “đáng giá”, đã được ông Nguyên Vũ khám phá ra đầu tiên, và đã cho rằng nó là một tài liệu “then chốt” cho cuộc đời Petrus Ký. 


Bởi cái “phóng ảnh” ở trang 68 này, như đã nói trên, là một bản photocopy gồm dăm ba dòng chữ của một lá thư viết tay bị cắt khúc này dán vào khúc kia, và bị chụp chồng lên bởi một danh sách những người An Nam trong phái đoàn Soái Phủ Pháp qua Tây xin chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ vào năm 1863. 


Điều đáng lưu ý là chung quanh cái “phóng ảnh” đó, tức là trước và sau trang 68, tác giả Chính Đạo (tức Nguyên Vũ – Vũ Ngự Chiêu) lại hoàn toàn không bàn luận gì về Petrus Ký và lá thư ký tên Petrus Key cả. 


Nhưng tuy không nói gì về nội dung lá thư Petrus Key trước và sau “phóng ảnh”, tác giả Chính Đạo lại thêm vào một chú thích được in đậm ở bên hông cái “phóng ảnh” đó, như sau:


Triều đại của những tên thông ngôn và thầy kẻ giảng bỏ tu tìm danh lợi dưới bóng cờ Đại PhápLá thư tự tiến thân của Petrus Key, tức Trương Vĩnh Ký (1859).”


Và đây là “phóng ảnh” của “phần nào lá thư” Petrus Key, một tác phẩm cắt dán của nhà văn Nguyên Vũ tức Tiến Sĩ Vũ Ngự Chiêu, đã được cho in trong trang 68 của cuốn Hồ Chí Minh, Con Người và Huyền Thoại như sau:


Với những lời chú thích như trên bên cạnh cái “phóng ảnh” của lá thư ở trang 68 của cuốn Hồ Chí Minh, Con Người và Huyền Thoại, một lần nữa, ông Nguyên Vũ – Vũ Ngự Chiêu, lần này dưới bút hiệu Chính Đạo, đã khẳng định rằng tác giả của lá thư Petrus Key chính là Petrus Trương Vĩnh Ký. 


image020


Đồng thời ông cũng tuyên bố thêm, mà không cần chứng minh, rằng lá thư này có mục đích để “tự tiến thân” và “tìm danh lợi dưới bóng cờ Đại Pháp“.  Nói cách khác, ông Chính Đạo tức Nguyên Vũ tức Vũ Ngự Chiêu với lời chú thích trong “phóng ảnh” này, đã mặc nhiên lên án và kết tội Petrus Ký mà không cần bằng chứng.


Cũng cần biết rằng đây là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất mà ông Nguyên Vũ “công bố” một hình ảnh của lá thư Petrus Key.  Và bằng bản photocopy cắt dán như trên, cái mà ông gọi là “phóng ảnh” của “phần nào” lá thư.  Còn từ đó về sau, ông chỉ toàn viết về lá thư Petrus Key, mà không hề đưa ra bất kỳ hình ảnh nào nữa.  Và cũng từ đó về sau, ông Nguyên Vũ luôn viết một cách khẳng định rằng lá thư đã được “đề ngày cuối tháng 3 năm 1859” bởi Petrus Trương Vĩnh Ký, nhằm “ra mắt” chỉ huy quân Pháp lúc bấy giờ là Jean Bernard Jauréguiberry.


D .Tác Phẩm Thứ Tư Của Ông Nguyên Vũ Về Lá Thư Petrus Key: “Ngàn Năm Soi Mặt – Góp Phần Nghiên Cứu Về Trương Vĩnh Ký (1837-1898)”


Năm 2002, ông Nguyên Vũ một lần nữa trở lại với lá thư Petrus Key qua một tập “tâm bút” mới mang tựa đề Ngàn Năm Soi Mặt, trong đó có  bài viết “Góp Phần Nghiên Cứu Về Trương Vĩnh Ký (1837-1898).[18] 


Và đây là những gì ông Nguyên Vũ viết trong “tâm bút” nói trên để giải thích về quá trình ông ta “công bố” lá thư Petrus Key từ năm 1997:


“Trong tập Các vua cuối nhà Nguyễn, tập I, ký tên thực Vũ Ngự Chiêu, tôi đã trình bày trường hợp Petrus Key khá đầy đủ. Dựa trên tài liệu văn khố mà không phải những tác phẩm và nguồn tin đã xuất bản suốt hơn trăm năm qua (thường chỉ sao chép lại những lỗi lầm của người đi trước, rồi thêm thắt chỗ này, chỗ nọ, tự nhận của mình), tôi nghĩ những gì viết về Petrus Key đã tạm đủ…. 


Sở  dĩ trong tâm bút Ngàn Năm Soi Mặt phải trở lại vấn đề Petrus Key vì hai lý do. Trước khi hoàn tất bộ Các vua cuối nhà Nguyễn, trong tập tâm bút Paris: Xuân 1996 (1997) ký tên Nguyên Vũ, tôi đã công bố một tài liệu then chốt trong cuộc đời sự nghiệp chính trị (và từ đó, văn học) của Petrus Key. Đó là lá thư Petrus Key viết cho Hải quân Trung tá Jauréguiberry vào cuối tháng 3/1859, do Phụ tá Giám mục Borelle chuyển giao, tự tiến thân để làm thông ngôn cho Pháp, hoặc do tự nguyện, hoặc theo lời xúi dục của các bề trên, hoặc cả hai. Bức thư này đã được in lại phần nào trong nguyệt san Quốc Dân (xuất bản tại Houston) năm 1996 và tập Hồ Chí Minh, 1892-1969, tập I (1997, tr. 68). Có người không được đọc số báo hay tập sách trên, hoặc tảng lờ phóng ảnh tài liệu trong đó, đặt câu hỏi thực chăng có lá thư “nói xấu” Petrus Ký ấy. Một câu hỏi đầy khôi hài. Vì trong cuốn Paris: Xuân 1996, tôi trưng dẫn xuất xứ khá rõ ràng: Đó là tư liệu của Jauréguiberry, hiện cất giữ trong Văn khố sử học Hải quân Pháp [Service historique de la Marine] tại Château de Vincennes. (Xem thêm Vũ Ngự Chiêu, Các vua, tập I, tr. 110, 130chú32, 297) Muốn biết tài liệu trên có thực hay chăng, một người trí thức lương thiện chỉ cần đến Château de Vincennes, hoặc nhờ thân hữu ở Paris kiểm chứng giùm. Vì chắc chắn không một nhà nghiên cứu nào có thể cho in lại toàn bộ những tư liệu văn khố mình phát hiện.[19] (những chữ in đậm là do người viết nhấn mạnh)


Đọc đến đoạn trên, người viết bài này đã băn khoăn không hiểu mình có đọc thiếu chỗ nào trong cuốn Các Vua Cuối Nhà Nguyễn hay không!  Vì như tác giả cho biết, ông ta đã “trình bày trường hợp Petrus Key “khá đầy đủ”, trong khi người viết bài này phải chạy đi tìm từ “tâm bút” này đến “nghiên cứu” khác của ông, với nhiều bút hiệu khác nhau, chỉ để tìm cho được một bằng chứng về sự hiện hữu của lá thư Petrus Key.


Nhưng khi đọc xuống đoạn dưới thì người viết thấy mình quả đã không lầm, vì ông Nguyên Vũ cho ta biết rằng ông đã “công bố một tài liệu then chốt trong cuộc đời sự nghiệp chính trị (và từ đó văn học) của Petrus Key” bằng cách cho “in lại phần nào” một “phóng ảnh” của lá thư trong trang 68 của cuốn “Hồ Chí Minh, Con Người Và Huyền Thoại”.  Có nghĩa rằng, ngoài cái “phóng ảnh” này ra, không còn bản sao hay hình ảnh gì khác của lá thư Petrus Key.


Người viết bài này không khỏi thắc mắc rằng: với một lá thư có tầm quan trọng đến hầu như cả cuộc đời của ông Petrus Ký như vậy (“cuộc đời sự nghiệp chính trị và từ đó, văn học”, theo lời ông Nguyên Vũ), nó lại được người đầu tiên tìm ra nó “công bố” – bằng cách cho in một trang photocopy có vài dòng cắt dán cẩu thả và bị chụp chồng lên bởi một tài liệu khác – như thế sao! 


Và người viết cũng phải thật tình khâm phục tài dùng chữ của ông Nguyên Vũ, khi ông biện minh rằng đã “in lại phần nào” lá thư này bằng cái “phóng ảnh” mà ta được thấy như trên! 


Đoạn văn trích dẫn bên trên của “tâm bút” Ngàn Năm Soi Mặt, ngoài việc một lần nữa  khẳng định, mà không có bằng chứng, rằng Petrus Key chính là Petrus Ký, còn có thêm hai chi tiết mới khác mà ông Nguyên Vũ cung cấp cho người đọc.  Đó là lá thư Petrus Key đã được “phụ tá giám mục Borelle chuyển giao”, và nó đã được dùng để “tiến thân”, “hoặc do tự nguyện, hoặc theo lời  xúi dục của các bề trên, hoặc cả hai”.  Và đương nhiên là cả hai chi tiết này cũng đều không có một sự chứng minh nào, mà chỉ được trình bày như là một sự thật hiển nhiên – y như cách ông Nguyên Vũ đã trình bày về các chi tiết khác xung quanh lá thư Petrus Key từ trước đến giờ.


Cũng cần lưu ý thêm rằng, với đoạn văn trên, tác giả Nguyên Vũ cho ta biết rằng ông đã làm tròn phận sự “công bố” lá thư này, với cái “phóng ảnh” kia.  Theo ông, nếu như một người “trí thức lương thiện” nào đó muốn biết lá thư Petrus Key có thật hay không, thì phải tự đi tới Paris, hoặc nhờ người khác kiếm ra nó.  Chứ một “nhà nghiên cứu” như ông không có phận sự này, vì ông không thể nào “cho in lại toàn bộ những tư liệu văn khố mình phát hiện”̣!


Nhưng vẫn chưa hếṭ.  Cũng trong bài tâm bút trên, ông Nguyên Vũ còn đưa ra một lý luận độc đáo hơn nữa, là ông Petrus Ký thật ra từ nhỏ chỉ có độc một cái tên ngắn ngủn là Petrus Key, như khi ông ký trong lá thư Petrus Key mà thôi.  Rồi sau đó, ông mới “tự khai” cho mình cái tên “Trương Vĩnh” kèm theo.  Đây là lời giải thích của ông Nguyên Vũ, cũng vẫn trong “tâm bút” Góp Phần Nghiên Cứu Về Trương Vĩnh Ký – “Ngàn Năm Soi Mặt:


Petrus Key hay Petrus Ký? 


Trước hết, cần minh định tại sao tôi dùng tên “Petrus Key”  mà không “Petrus Ký” trong bài viết này. 


Như  chúng ta đã biết, các tài liệu viết về Trương Vĩnh Ký thường đặt trước tên ông một bí danh Latin khác là Petrus, Pétrus, hoặc kèm cả tên thánh “J.B.” tức Jean-Baptiste [Gioan Bao-xi-ta]. Người Pháp, khi viết về Petrus Key, thường ghi Pétrus Ký hay Petrus Ký. Đây có thể do cách gọi đặt tên trước họ theo kiểu Âu Mỹ, nhưng lược bỏ những chữ “J.B. Trương Vĩnh.” Cách gọi tên này còn hàm ý ông ta theo đạo Ki-tô. Petrus Ký cũng có thể tiêu biểu thói quen gọi tên kép quen thuộc tại miền Nam, như “Paulus [San],” “Simon Của,” “André Đôn,” “Raymond Khánh,” v.. v…. Nhưng tài liệu do tôi phát hiện năm 1996 cho thấy năm 1859, người mà chúng ta sau này biết là Trương Vĩnh Ký tự xưng, được đặt hay tự đặt cho mình tên “Petrus Key,” không có ba chữ Trương Vĩnh Ký kèm theo tên Petrus Key. Cho tới năm 1863, tài liệu Soái phủ Pháp vẫn ghi “Petrus Key,” trong khi phần Hán tự ghi thêm là Trương Vĩnh Ký. (Xem Chính Đạo, Hồ Chí Minh, 1892-1969, tập I: 1892-1924, tr. 68; Vũ Ngự Chiêu, Các vua cuối, tập I, tr. 297) 


Sử  dụng tên Petrus Key, như thế, trước hết không những chính xác hơn tên Petrus Ký hoặc Pétrus Ký, mà còn tôn trọng ý nguyện của ông ta. Thứ nữa, dùng tên Petrus Key còn có hàm ý kêu gọi những nỗ lực nghiên cứu thêm về gia thế ông. Các nhà “Petrus Key học” tương lai nên tìm hiểu, một cách rõ ràng chính xác mà đừng suy đoán vu vơ, là tại sao Petrus Key sau này tự khai (hoặc lấy lại) tên Trương Vĩnh Ký? Phải chăng “Trương Vĩnh Ký” chỉ là tên Việt hóa của Petrus Key, cho những mục tiêu nào đó (như bỏ tu, lấy vợ, trở lại xã hội)? Hay, Petrus Key đơn giản chỉ là bí danh đầu tiên của “Trương Vĩnh Ký,” như chúng ta thường hiểu? . . . 


Đáng lưu ý thêm rằng trong thư ra mắt Trung tá Hải quân Jauréguiberry vào tháng 3/1859, Petrus Key chỉ ký tên Petrus Key mà không có tên Việt “Trương Vĩnh Ký” đi kèm như ông thường dùng sau này. Trong thư ra mắt một cấp chỉ huy Pháp (Grand Chef et vous tous)– để xin việc làm, kiểu “cover letter” ở Mỹ, như ai đó lý luận–mà không ghi thêm tên thực Trương Vĩnh Ký là việc hơi khác thường. Có thể vì một lý do nào chưa biết, như muốn dấu bí mật đề phòng trường hợp thư bị lọt vào tay quan quân nhà Nguyễn? Nhưng cũng có thể vì ngày ấy Petrus Key chỉ biết mình có cái tên độc nhất và vỏn vẹn hai chữ Petrus Key. Cách nào đi nữa, bốn năm sau mới thấy chính thức xuất hiện thêm tên Trương Vĩnh Ký…[20] (những chữ in đậm là do người viết nhấn mạnh)


Tóm lại, theo cách lý luận rất độc đáo của ông Nguyên Vũ, vì “tài liệu do ông phát hiện năm 1996”, tức lá thư không ngày tháng ký tên Petrus Key, chỉ có “Petrus Key” mà không có Trương Vĩnh Ký trong đó, và vì theo ông thì “bốn năm sau đó mới thấy chính thức xuất hiện thêm tên Trương Vĩnh Ký”, nên suy ra Petrus Key “đơn giản chỉ là bí danh đầu tiên” của Petrus Ký, rồi sau đó mới được “Việt hoá” thành “Trương Vĩnh Ký”.  Và đó là vì “ngày ấy Petrus Key chỉ biết mình có cái tên độc nhất và vỏn vẹn hai chữ Petrus Key” mà thôi!


Tức là, thay vì phải chứng minh rằng  Petrus Key chính là Petrus Ký, ông Nguyên Vũ đã làm một cú đảo ngược ngoạn mục: bằng cách ngang nhiên cho rằng tên Petrus Key chính là tên đầu tiên, rồi sau này mới được sửa đổi thành Petrus Trương Vĩnh Ký.  Và lý do là vì nhà nghiên cứu Nguyên Vũ – Vũ Ngự Chiêu không thấy có tài liệu nào trước lá thư đó cho thấy có cái tên Petrus Trương Vĩnh Ký, nên chắc hẳn Petrus Key mới là tên đầu tiên!  Rồi sau đó ông Nguyên Vũ lại còn cho rằng làm như vậy là mới là “chính xác hơn”, và mới là “tôn trọng ý nguyện” của ông Petrus Ký! 


Chỉ có điều hơi rắc rối là ông Nguyên Vũ  quên không chứng minh rằng: 1) làm sao ông biết được từ nhỏ đến khi viết lá thư thì ông Petrus Ký chỉ có cái tên Petrus Key, và 2)  như vậy thì khi nào Key mới được chuyển thành Ký. 


Nghĩa là cho đến giờ này, ông cũng vẫn chưa bao giờ cho ta thấy mối liên hệ giữa Petrus Key trong lá thư và ông Petrus Ký thật ngoài đời, ngoại trừ điều duy nhất là cả hai đều có cái tên Petrus!


Tưởng cũng nên biết rằng Petrus là một cái tên cực kỳ phổ thông của những giáo dân Thiên Chúa Giáo.  Petrus là chữ Latin, tên của vị giám mục đầu tiên của thành Rome (La Mã), tức cũng là vị Giáo Hoàng đầu tiên.  Ông này có tên thật là Simon, về sau được chúa Jesus đặt tên lại là Petrus tức là Đá.  Theo tiếng Việt thông dụng thì đó là “ông thánh Phê rô” (có lẽ vì gọi phiên âm theo tiếng Bồ Đào Nha/Tây Ban Nha của những giáo sĩ đầu tiên đến Việt Nam là Pedro).  Các ngôn ngữ có nguồn gốc Latin đều có cái tên này, như Peter trong tiếng Anh, Pierre trong tiếng Pháp, và Pedro trong tiếng Tây Ban Nha/Bồ Đào Nha.  Trong lịch sử Việt Nam, Petrus là một cái tên rất thường thấy trong những người Việt theo đạo Thiên Chúa vào thế kỷ 19.  Thí dụ như trong danh sách thông ngôn người An Nam của soái phủ Pháp năm 1863, gồm chỉ có hai người, thì cả hai đều có tên Petrus: Petrus Key tức Trương Vĩnh Ký và Petrus (Nguyễn Văn) Sang (Xem Mục E dưới đây).  Và chỉ cần nhìn danh sách các thánh tử đạo Việt Nam thì trong số 119 người đã có rất nhiều người có tên là Petrus (Pierre).[21]  Một trong những người đó là linh mục Đoàn Công Quí, mà ta sẽ thấy ở phần sau của bài viết này. 


Thế nhưng hình như ông Nguyên Vũ không biết, hoặc cố tình không biết điều đó.  Vì cũng trong tâm bút Ngàn Năm Soi Mặt – Góp Phần Nghiên Cứu Về Trương Vĩnh Ký nói trên, ông cho ta thấy rằng nếu trong những tài liệu về thời gian đó mà ông đọc được, có bất kỳ người Việt nào mang tên Petrus, thì ông Nguyên Vũ cũng cho là … Petrus Ký tuốt!  Nhất là khi người mang tên Petrus đó có bất kỳ dính líu gì với quân Pháp!  Hãy đọc đoạn văn sau đây của ông Nguyên Vũ trong cùng bài viết để thấy điều đó:


Trước năm 1996, nhiều người tin rằng Petrus Key chỉ bắt  đầu làm thông ngôn cho Pháp từ ngày 20/12/1860. Lá  thư viết vào cuối tháng 3/1859 gửi Trung tá Jauréguiberry và một số tư liệu khác do tôi phát hiện trong dịp làm việc tại Văn Khố Hải Quân Pháp tại Chateau de Vincennes năm 1996 không những phủ nhận niềm tin này mà còn khiến chúng ta phải xét lại đoạn đời “tham chánh” của Petrus Key dưới một ánh sáng khác. . . 


Trong một phiếu trình lên Rigault de Genouilly, Jauréguiberry cho biết một thông ngôn tên “Petrus” phải uống thuốc quinine để chữa trị bệnh sốt rét, và ông ta định đưa “Petrus” ra Đà Nẵng để thẩm vấn các quan viên Việt bị Pháp bắt giữ. Tháng 6/1859, Petrus Key tháp tùng Linh mục Legrand de la Liraye (cố Trường) ra Đà Nẵng làm thông ngôn cho Louis Jules Lafont, tùy viên của Rigault de Genouilly, khi thương thuyết với Nguyễn Tri Phương về việc ký Hiệp định nhưng không thành công. (Vũ Ngự Chiêu, Các vua cuối, I:106-7) Từ sau ngày này, Petrus Key trở lại Sài Gòn, tiếp tục làm việc cho ban thông dịch của Jauréguiberry (dưới quyền Cố Trường, tức Th. Le Grand de la Liraye).”[22] (những chữ in đậm là do người viết nhấn mạnh)


Do đó, nếu để ý, người đọc sẽ thấy rằng trong đoạn văn trên đây, ông Nguyên Vũ đã trích dẫn mập mờ để làm lẫn lộn giữa một thông ngôn người Việt có tên “Petrus” bị bệnh phải uống quinine và “Petrus Key”, cũng như ông đã sáng chế ra thêm một chi tiết là Petrus Key đã ra Đà Nẵng làm thông ngôn vào tháng 6/1859. 


Và, như ta đã thấy, cũng theo ông Nguyên Vũ, người mang tên “Petrus Key” sau đó đã trở thành Petrus Ký sau này!  Tất cả chỉ vì cái tên “Petrus”.


E. Tác Phẩm Thứ Năm Của Ông Nguyên Vũ Về Lá Thư Petrus Key: “Vài Tài Liệu Mới Về Petrus Key”


  1. Ba Tài Liệu “Khẳng Định Petrus Key Là Trương Vĩnh Ký Sau Này”

Nhưng ông Nguyên Vũ vẫn chưa dừng lại ở đó. 


Vào năm 2011, một lần nữa với tên thật Vũ Ngự Chiêu, ông Nguyên Vũ đã cho đăng bài viết Vài Tài Liệu Mới Về Petrus Key (Trương Vĩnh Ký) (1837-1898) trên tờ Hợp Lưu.[23]  Và trong bài viết này, lần đầu tiên kể từ khi “công bố” lá thư Petrus Key trong Paris, Xuân 1996, ông Nguyên Vũ mới cho ta thấy một bản dịch (chứ không phải nguyên văn bằng tiếng Pháp) trọn vẹn của lá thư Petrus Key.  Ngoài ra, cũng trong bài viết trên, ông Nguyên Vũ đã đưa ra thêm những tài liệu mới “có vẻ” như để chứng minh rằng Petrus Key chính là Petrus Ký sau này. 


Đây là những gì ông Vũ Ngự Chiêu tức Nguyên Vũ viết trong bài:


“1. Thứ nhất, người mà chúng ta biết như Petrus Ký hay Trương Vĩnh Ký, Pétrus Trương Vĩnh Ký, hay Pierre J.B. Trương Vĩnh Ký hiện nay thoạt tiên chỉ xuất hiện với cái tên ngắn ngủi “Petrus Key,” hoặc “chú Ký.” 


a . Có ba tài liệu giúp khẳng định Petrus Key là Trương Vĩnh Ký sau này. 


(1) Tài liệu thứ nhất là thư Petrus Key gửi cho Hải Quân Trung tá Jean Bernard Jauréguiberry vào tháng 3/1859. 


Đây là lá thư ra mắt của Petrus Key với Jauréguiberry và quan tướng Pháp, ca ngợi công ơn binh đội Pháp như những thiên thần được Thượng đế gửi xuống cứu giúp giáo dân Ki-tô Việt Nam. (Đã công bố trên nguyệt san Quốc Dân năm 1996, và bị trộm cắp trích đăng đó đây) 


(2) Tài liệu thứ hai là danh sách phái đoàn thông ngôn của Soái phủ Pháp, dưới quyền Trung tá Henri Rieunier, được cử tháp tùng sứ đoàn Phan Thanh Giản qua Pháp và rồi Espania vào tháng 7 năm 1863. 


Danh sách này xếp chữ typo, với phụ chú chữ Hán ở phía tay trái, và có chữ ký chứng thực của Rieunier. Phần sắp chữ typo, chỉ đề tên “Petrus Key, Giáo sư trường Thông ngôn.” Phần chữ Hán, có thêm chi tiết: nhất đẳng thông ngôn Trương Vĩnh Ký. (Đã trích đăng trong Chính Đạo, Hồ Chí Minh: Con người & Huyền thoại, tập I (1997); & Vũ Ngự Chiêu, Các vua cuối nhà Nguyễn, tập I (1999)) 


(3) Tài liệu thứ ba là bản dịch thư sứ đoàn Việt gửi “Phó vương” Alexandrie, cảm tạ sự tiếp đón nồng nhiệt sứ đoàn. 


Dưới bản dịch Pháp ngữ này có chữ ký Petrus Trương Vĩnh Key; và lời thị thực của Trung tá Rieunier.” (những chữ in đậm là do người viết nhấn mạnh)


Vậy, theo ông Vũ Ngự Chiêu tức Nguyên Vũ, có đến ba (3) tài liệu “mới” “giúp khẳng định Petrus Key là Trương Vĩnh Ký sau này”.


Nhưng trong ba tài liệu “mới” để chứng minh Petrus Key là Petrus Ký như ông Nguyên Vũ cho biết, thì tài liệu thứ nhất lại chính là lá thư ký tên Petrus Key.  Và như ta đã và sẽ thấy, tự trong lá thư đó chẳng có một chỗ nào cho thấy sự liên kết giữa Petrus Key và Petrus Ký.  Do đó, lá thư này chẳng thể nào là một tài liệu giúp khẳng định Petrus Key là Petrus Ký sau này – như ông Nguyên Vũ đã nói – được! 


Về tài liệu thứ hai, danh sách những người An Nam trong phái đoàn Pháp qua Paris năm 1863, quả nhiên có những chữ “Petrus Key”, và ta có thể xác định những chữ đó dùng để chỉ định Petrus Ký, bởi chức vụ nhất đẳng thông ngôn (nhị đẳng thông ngôn là Petrus Sang, đã nói trên).  Đây cũng chính là cái danh sách đã được chụp chồng lên cái “phóng ảnh” của “phần nào” lá thư Petrus Key mà ông Nguyên Vũ cho đăng trong trang 68 của cuốn “Hồ Chí Minh, Con Người và Huyền Thoại” đã được dẫn ra ở trên.  Như vậy, tài liệu này cũng chẳng có gì mới![24]


Và tài liệu này cũng chẳng hề chứng minh được rằng Petrus Key chính là Petrus Ký.  Nhưng một điều quan trọng cần được nêu ra về tài liệu này: đó là một danh sách do người Pháp làm ra và in ra.  Vì vậy, tên của ông Petrus Ký đã bị in sai thành “Petrus Key”, cũng như tên ông Phan Thanh Giản đã bị in sai ra thành “Phan-Thanh-Giang”.  Chứ không phải là ông Petrus Ký đã tự viết, hay tự ký tên mình là “Petrus Key”, trong danh sách này.  Và đây là một điểm khác biệt rất quan trọng mà người viết bài này sẽ trở lại trong phần 3 của bài viết, khi đi tìm tác giả lá thư Petrus Key.


Dưới đây là hình chụp danh sách nói trên:

image021

image022


Nhưng dù sao cũng phải ghi nhận rằng, đến đây, mười mấy năm sau khi viết Paris, Xuân 1996 và khẳng định rằng Petrus Key chính là Petrus Ký mà không có gì để chứng minh – thì giờ này, ít ra ông Nguyên Vũ cũng cho thấy là ông có “một” bằng chứng để kết nối hai cái tên Petrus Key và Petrus Ký, thay vì chỉ “khẳng định” khơi khơi như trước kia.  Chỉ có điều, đây là một bằng chứng rất yếu ớt, như đã nói trên.


Sau cùng, về tài liệu “mới” thứ ba nhằm chứng minh rằng Petrus Key chính là Petrus Ký, ông Nguyên Vũ – Vũ Ngự Chiêu cho biết rằng đó là “bản dịch thư sứ đoàn Việt gửi “Phó vương” Alexandrie, cảm tạ sự tiếp đón nồng nhiệt sứ đoàn. . . Dưới bản dịch Pháp ngữ này có chữ ký Petrus Trương Vĩnh Key; và lời thị thực của Trung tá Rieunier”. 


Chỉ có điều, giống y như khi “công bố” lá thư Petrus Key, ông Nguyên Vũ chỉ nói khơi khơi, mà không cho thấy, hay chứng minh những gì ông nói!  Nghĩa là không có một bản sao hay ảnh chụp nào của tài liệu này để người đọc có thể kiểm chứng rằng đó có phải là chữ ký của Petrus Ký hay không. 


Thậm chí lại không có cả chú thích là tài liệu đó ở nơi nào, để một người “trí thức lương thiện” lỡ thắc mắc có thể tìm ra nó, như ông Nguyên Vũ đã từng có ý kiến. 


Thành ra, không hiểu rằng đây có phải quả thật là một “tài liệu để giúp khẳng định Petrus Key là Trương Vĩnh Ký sau này” hay không – hay là ông Nguyên Vũ chỉ thông báo cho người đọc biết là ông nói vậy mà thôi! 


Người viết bài này có tìm được một bản viết  tay bằng chữ quốc ngữ và chữ Pháp với nội dung cám ơn sự tiếp đãi phái đoàn Việt Nam ở xứ Ai Cập.  Bản viết này được nhà nghiên cứu Hervé Bernard, cháu của ông Henri Rieunier, trưởng phái đoàn Soái Phủ Pháp năm 1863, đăng lên mạng.[25]  Phần chữ quốc ngữ được ông Bernard cho biết là chữ viết của Petrus Ký, còn chữ Pháp là của Rieunier.  Nhưng không hề có chữ ký của bất cứ ai trong trang giấy này. 


Và đây là bản viết nói trên: 


image023


Như vậy, bản viết tay này, nếu nó chính là “tài liệu thứ ba” nhằm chứng minh Petrus Key chính là Petrus Ký của ông Nguyên Vũ, thì rất tiếc là trong bản viết đó không hề có một dòng nào có cái tên “Petrus Trưong Vĩnh Key” như ông Nguyên Vũ cho biết.


Và do đó, nó cũng không phải là một thứ “tài liệu” hay bằng chứng gì để chứng minh rằng Petrus Ký chính là Petrus Key, như ông Nguyên Vũ kết luận.


B .Lá Thư Của Borelle Về “Chú Ký”


Cũng trong cùng bài viếtVài Tài Liệu Mới Về Petrus Key (Trương Vĩnh Ký) (1837-1898) nói trên, ông Nguyên Vũ còn giới thiệu thêm một tài liệu khác.  Theo ông Nguyên Vũ, đó là một lá thư viết bởi linh mục Borelle và gởi cho giám mục Lefèbvre.  Nhưng một lần nữa, ông Nguyên Vũ lại chỉ cho người đọc thấy một bản dịch của lá thư trên, chứ không phải nguyên văn của nó.  Và lý do ông Nguyên Vũ giới thiệu lá thư này là vì trong đó có nhắc đến một “chú Ký”, như sau:


“Chú Cam [?]cùng về với chú Ký năm ngoái [1858] hiện trở thành tay nghiện cờ bạc và ăn trộm lớn, và tôi cũng chẳng ngạc nhiên lắm. Chú ta đã từng bị trừng phạt ở trường Pinang vì tội trộm cắp). . . 


Tài liệu này có hai điểm đáng ghi nhận: 


Năm 1858, Petrus Key đã về tới Cái Mơn, Vĩnh Long. Cùng từ trường Pinang về có ba “chú” khác bị sa thải vì hạnh kiểm. 


Năm 1859, Borelle gọi Petrus Key là “chú Ký” mà không phải “Cha Ký” (như trường hợp “Cha Lựu.” Điều này có nghĩa Petrus Key chưa được thụ phong linh mục, và như thế không tốt nghiệp Chủng viện Pinang. 


Phải chăng Petrus Key chính là loại “thày kẻ giảng bị trục xuất vì lý do hạnh kiểm” mà Đề đốc Rieunier sau này nhắc đến?”


Hai điểm “đáng ghi nhận” nói trên của ông Nguyên Vũ – Vũ Ngự Chiêu thật ra chỉ có một mục đích.  Và đó là nhằm đánh đồng “chú Ký” – mà theo ông chính là Petrus Ký – cùng với ba người đồng học ở Penang đã có những hành vi không tốt đẹp.  Để từ đó nêu lên khả năng Petrus Ký, cũng như ba ông kia, đều thuộc loại “thày kẻ giảng bị trục xuất” vì hạnh kiểm xấu.


Nhưng mà, trong sự cố gắng để hạ bệ Petrus Ký bằng bất cứ tài liệu nào, cũng giống như việc đã cho tất cả các “Petrus” thành Petrus Ký như ta đã thấy bên trên, lá thư của linh mục Borelle này lại là một tài liệu đi ngược lại với sự khẳng định của chính ông Nguyên Vũ – Vũ Ngự Chiêu.


Bởi, ông Nguyên Vũ đã từng khẳng định ngay trong bài viết này rằng Petrus Ký từ nhỏ chỉ có cái tên “Petrus Key”, như trong lá thư, rồi sau này mới tự đặt thêm cho mình cái tên Trương Vĩnh Ký.  Như ông Nguyên Vũ đã tuyên bố, mấy năm sau đó mới thấy cái tên Trương Vĩnh Ký xuất hiện. 


Nhưng, như vậy thì cái “chú Ký” trong lá thư tháng 3 năm 1859 của linh mục Borelle mà ông Nguyên Vũ vừa giới thiệu đó là ai?  Chẳng hoá ra là Petrus Ký thật tình đã có cái tên “Ký” từ hồi nào rồi, ít nhất là từ hồi theo học ở Penang vào đầu thập niên 1850s?  Chứ không phải là lúc đầu chỉ có tên “Key” như ông Nguyên Vũ đã khẳng định?


Thành ra, trong nỗ lực hạ bệ Petrus Ký bằng cách đặt nghi vấn rằng có thể Petrus Ký cũng là loại “thày kẻ giảng bị trục xuất” vì hạnh kiểm xấu, ông Nguyên Vũ lại tự đánh đổ cái kết luận trước đó của mình!


Nhưng, trở lại với lá thư Petrus Key, điều đáng ghi nhận nhất trong bài viết Vài Tài Liệu Mới Về Petrus Key (Trương Vĩnh Ký) (1837-1898) là, cuối cùng, sau mười mấy năm trời kể từ Paris, Xuân 1996, người đọc mới được thấy một … bản dịch của lá thư Petrus Key!  


Và đây là lần đầu tiên mà ta có được nhiều hơn là vài dòng trích đăng đó đây trong các bài viết rải rác trước đó của ông Nguyên Vũ. 


Xin mời các độc giả hãy đọc trọn bản dịch lá thư Petrus Key của ông Nguyên Vũ mà người viết đăng lại dưới đây.  Bạn đọc có thể kiểm chứng qua trang báo Hợp Lưu trên mạng.[26]


Bản Dịch Lá Thư Petrus Key Của Ông Nguyên Vũ:


=========================================================================


Lược Dịch Thư Petrus Key


Gửi Đại Nguyên Soái Pháp 


Kính gởi Đại quan (Ông chủ lớn)


Và các sĩ quan tôn kính của Đoàn Chiến Hạm Pháp Quốc,


Đáng lẽ tôi không được phép viết thư cho một người giữ chức vụ cao quý như Ngài; nhưng khi cái chết đang đe dọa từng bước chân, khi những hiểm nguy dồn dập đang vây quanh chúng tôi khắp nơi, tôi tin chắc rằng tấm lòng độ lượng của Ngài sẽ miễn thứ cho tôi được gởi đến Ngài những dòng chữ này. Tôi không dám hành động do lòng kiêu căng vô lối mà chỉ do sự dẫn giắt của ích lợi chung, và những hiểm nguy đang bao vây chúng tôi đã thúc đẩy tôi có hành động này. 


Thuở xa xưa, khi các tông đồ bị bão tố dồi đẩy, đã van xin một cách tin tưởng với Thượng đế An lành “Hãy cứu chúng con, chúng con đang bị đắm chìm.” Nhưng nhu cầu khẩn thiết bất chấp các luật lệ. Mảnh giấy thô thiển này, lá thư vụng viết này sẽ trình bày rõ với Ngài hoàn cảnh thật khốn khổ của tôi; thực ra, ở đây, dọc đường đi, tôi chẳng có gì trên người, không giấy, không tài liệu, không cả nghiên mực đàng hoàng, không ngòi bút thích hợp. Nhưng tôi xin nhân danh người đại diện cho các đạo hữu Ki-tô, dâng lên Ngài những lời than van của chúng tôi; tôi xin kể cho Ngài nghe tất cả nỗi đau khổ và bạo tàn mà chúng tôi phải gánh chịu dưới ách chuyên chế của bọn quan lại, vì quí Ngài là những người báo thù cho sự Tự do cho chúng tôi, vì quí Ngài là sứ thần của Thượng Đế, trong cõi nước Chúa, đã được Chúa lựa chọn để giải cứu chúng tôi khỏi bàn tay của kẻ thù chúng ta, giống như trước đây Chúa đã sai Samson đi rửa hận cho dân tộc ông ta, hay đã sai Moise đến giải phóng dân Israel (Do Thái) khỏi lao tù Egypt (Ai Cập), hay đã phái Joseph đến giới thiệu ngôi nhà của Jacob trong những cánh đồng bình an ở Channan…. 


Chiêm nghiệm sự thụ mệnh Thượng Đế, nhìn lại biết bao đại dương Ngài đã vượt qua, biết bao xứ và vương quốc Ngài đã đặt chân, biết bao mối hiểm nguy, trên đất liền cũng như ngoài biển cả, để đến được với chúng tôi, chúng tôi có một niềm tin và hy vọng sẽ được Ngài bảo vệ. Hiện nay, chúng tôi giống như bầy cừu non giữa đàn chó sói đói mồi; sự chết truy đuổi không ngừng; sự khủng bố dầy phủ chốn cư ngụ; và lưỡi gươm chờ trực trước cửa. Giữa bầu không khí sợ hãi triền miên đó, giữa những nguy hiểm bất tận đó, trợ lực duy nhất của chúng tôi là hy vọng vào Ngài. Chiến dịch bài đạo ngày càng gia tăng, nơi đâu cũng có đặt Thập tự Giá dưới bước chân của chúng tôi, và [quan binh] căn cứ trên thái độ kính mến hay khinh bỉ Thập tự Giá mà nhận diện chúng tôi; những tòa án chờ đợi chúng tôi ở mọi ngả đường. Chúng tôi ngã xuống, chết vì những đòn vọt; chúng tôi bị vất vào ngục thất để chờ chết. Ngày thì phải lo việc sưu dịch nặng nhọc, ban đêm thì phải canh gác bảo vệ an ninh làng xóm, và thật ít khi có được giấc ngủ. Họ tên chúng tôi bị niêm yết trên những bản cáo thị, ngày đêm bị kiểm soát, không phút giây xao lãng. Tôi còn biết nói gì hơn…? Ngày và đêm trĩu nặng ưu tư. Lưỡi dao của đao phủ đe dọa. Trước mắt là hố thẳm, sau lưng đàn sói! Và chúng tôi kẹt giữa ngục đá và sự tử đạo dưới lưỡi dao đang dơ cao. Nhiều nhà truyền giáo đang bị giam cầm trong ngục thất và rất nhiều đạo hữu Ki-tô đang ở trong tay kẻ thù. Hôm qua, văn thư của các quan lại lưu truyền khắp các làng mạc, cho lệnh tăng cường thêm từ 10 tới 20 người cho các toán lính chịu trách nhiệm lùng bắt tín đồ của Chúa; và đã có nhiều người đang phải rên xiết dưới gông cùm trong tòa thành mà người ta mới dựng lên gần cầu Tham Lương. – Tất cả chúng tôi chắc sẽ chịu chết nếu Ngài không kịp đánh đuổi kẻ thù của chúng ta. Đây là tình trạng khốn khổ mà chúng tôi đang sống; tinh thần chúng tôi trôi nổi bấp bênh; mối sợ hãi và lo lắng làm héo mòn và tiêu tán dần con người của chúng tôi. Chẳng còn sự nghỉ ngơi thân xác! Chẳng còn được sự an bằng tinh thần! Thật đúng vậy! Bụng dạ đâu mà nhai nuốt, hay cách nào thưởng thức sự êm ái của chiếu nằm khi con người luôn luôn thấy lưỡi gươm đang treo trên đầu họ?… Phần tôi, kẻ nô bộc hèn mọn của Ngài, đang nôn nóng tìm gặp Ngài, đã buộc phải dừng lại sau khi đã đi được ba phần tư chặng đường, sau khi đã đổi ngựa và người để đi cho đến đích cuối của cuộc hành trình. Các đồn binh được dựng lên khắp mọi nơi, những cuộc khám xét thường xuyên dài theo các trục lộ mà tôi phải vượt qua, và tôi như một con cá đang lội trong một dòng sông khô cạn, chẳng còn phương tiện để tiếp tục. … Tôi đã cố gắng vượt qua rừng rậm, đồng ruộng, đồi núi và bình nguyên để đến với Ngài, dù khó khăn cách nào đi nữa chẳng quản ngại, mà cũng không được. Chỉ đành biết chờ đợi các vũ khí vô địch của Ngài đến giải cứu tôi. Trên đây là những nỗi khó khăn của chúng tôi, mà theo chỗ tôi hiểu, có lẽ Ngài không phải không biết đến. Nếu trái tim Ngài chưa khép kín sự Bác ái mà Chúa Jésus Christ đã từng rao giảng, để làm tròn sự mong đợi của Giáo hội, thì xin Ngài hãy mở rộng bàn tay cứu giúp, giương rộng cánh tay đầy quyền năng, và Ngài sẽ xứng đáng với Chúa và Giáo hội. Rất đông [quân địch] đang bao vây Ngài, nhưng Ngài sẽ chế ngự được họ không mấy khó khăn. Vì sự sợ hãi đã xâm chiếm kẻ thù của chúng ta và làm cho họ không dám đến gần.


 Tôi đã thấy những đám lính đào ngũ, và đã nghe tin đồn rằng trong quân đội, từ cấp chỉ huy đến tên tiểu tốt, hầu hết đều nói rằng mặc dù có lệnh quan, họ neo thuyền giữa giòng sông để nếu cần sẽ lội thoát thân. Cả dân tộc, kể cả kẻ ngoại đạo, đang rên xiết và đòi hỏi hòa bình với những lời thảm thương. Họ nói: “Nếu vì quyền lợi vương quốc thì họ phải cho chúng ta thấy có một ông vua đem lại sự thái bình cho chúng ta, chấm dứt những công việc khổ nhọc… mà các quan lại đòi hỏi để phục vụ chiến tranh – Tại sao lại phải làm việc không công suốt ngày? Ai muốn ngồi trên ngai vàng cũng được miễn là họ làm nhẹ được gánh nặng của chúng tôi?” Xin đừng chần chừ nữa, xin mở rộng bàn tay giải phóng của Ngài để chấm dứt những nỗi cơ cực của dân tộc chúng tôi. Sự quang vinh và danh dự của Ngài đòi hỏi Ngài phải làm, những mối ưu khổ của chúng tôi cũng đòi hỏi Ngài phải làm nhiệm vụ đó. Và các thế kỷ sau sẽ nói đến chiến công của Ngài, sự tưởng nhớ Ngài sẽ không bao giờ phai, những lời tán dương về Ngài sẽ lưu truyền trong lịch sử Giáo hội, và tên Ngài sẽ được tôn vinh đời này qua đời khác, và quan trọng hơn cả là Ngài sẽ xứng đáng sống đời đời trên cõi Trời, cuộc sống hằng cửu, mà người thường khó đạt được.


 Hãy thương xót chúng tôi. Hãy thương xót chúng tôi. Quí Ngài là những nhà giải phóng của chúng tôi và bàn tay của kẻ thù đã xâm phạm đến chúng tôi! Than ôi! Người đi giày biết rất rõ chiếc giày thốn đau ở chỗ nào. Chúng tôi cũng biết là “Kẻ nào ôm đồm quá nhiều thì giữ không được chặt.” Nhưng những nỗi khổ đau của chúng tôi đã khiến chúng tôi phải kêu cứu đến quyền lực của Ngài và đệ trình lên Ngài, tự đáy lòng của chúng tôi, tất cả những sự việc kể trên mong chờ sự thận trọng và minh triết của Ngài phán đoán.


 Người nô bộc hèn mọn


và vô dụng.


Petrus Key


========================================================================


Chương II. 


Những Điều Cần Ghi Nhận Về Quá Trình Công Bố Lá Thư Petrus Key Của Ông Nguyên Vũ – Vũ Ngự Chiêu: Sự Cố Ý Không Tiết Lộ Nguyên Văn Trong Khi Thêu Dệt Thêm Nhiều Chi Tiết Chung Quanh Lá Thư


  1. Ông Nguyên Vũ Cố Ý Không Đưa Ra Bản Chính Lá Thư

Như vậy, từ năm 1997 là năm ông viết Paris, Xuân 1996 cho đến năm 2015  là năm ông tái bản hay viết lại cuốn Các Vua Cuối Nhà Nguyễn, và cho đến tận ngày nay, tác giả Nguyên Vũ tức sử gia Vũ Ngự Chiêu chưa bao giờ công bố bản chính hay nguyên văn bằng tiếng Pháp của lá thư Petrus Key.  Lá thư mà ông cho biết rằng ông là “người đầu tiên” khám phá ra.  Lá thư mà theo ông là “then chốt”, là có ảnh hưởng đến cả cuộc đời của Petrus Ký.  Lá thư làm cho ông “khó ngủ”, vì không biết có nên “công bố” hay không. 


Thay vào đó, như ta đã thấy, là những mảnh rời rạc do ông Nguyên Vũ cung cấp, mà người đọc phải tự chắp vá, để có được một cái nhìn khái quát, như người viết bài này đã làm trong chương I. 


Để biện minh cho việc này, ông Nguyên Vũ lý luận rằng không một “nhà nghiên cứu” nào lại có thể “cho in lại toàn bộ những tư liệu văn khố mình phát hiện”.  Nhưng có lẽ không ai yêu cầu ông Nguyên Vũ phải cho in lại “toàn bộ những tư liệu văn khố” do ông phát hiện.  Mà chỉ đơn giản là một bản sao hay ảnh chụp của lá thư Petrus Key mà thôi.  Nhất là khi xét rằng đó là một lá thư mà ông đã tốn không biết bao nhiêu công phu, giấy mực, trong suốt bao nhiêu năm trời, để nói về nó, để nhắc đi nhắc lại cho người đọc phải nhớ rằng chính ông là người có công khám phá ra nó?


Với một tài liệu thuộc loại “gốc’ hay “primary source” có tầm quan trọng như vậy, theo thiển ý của người viết bài này, một sử gia chân chính ít nhất phải đưa ra bản sao hay ảnh chụp của tài liệu đó – để người đọc có thể nhận xét rằng nó có phải là tài liệu thật hay không.  Trong khi đó, ông Nguyên Vũ lại chỉ đưa ra cái mà ông gọi là “phóng ảnh” “phần nào” của tài liệu này. 


Và như ta sẽ thấy sau đây, lá thư Petrus Key là một lá thư dài đến 4 trang giấy viết tay, nhưng ông Nguyên Vũ đã cắt bỏ hầu hết và chỉ cho ta thấy vài hàng đầu của thư với dòng chữ “Grand Chef – Et Vous Tous …” cộng thêm vài dòng cuối có “Le très humble et inutile serviteur” với chữ ký “Petrus Key”.  Tệ hơn nữa, đoạn cắt dán này lại bị chụp chồng lên bởi một phần của bản danh sách những người An Nam trong phái đoàn soái phủ Pháp đi Paris năm 1863, làm người đọc không thể nào đọc được những dòng chữ hiếm hoi này.


Kế đến, ta cũng cần lưu ý một lần nữa là tại lần đầu khi nói đến lá thư Petrus Key trong cuốn Paris, Xuân 1996, mặc dù đã dành ra gần 10 trang giấy để viết về nó, ông Nguyên Vũ lại không cho người đọc thấy được cái mà ông gọi là “phóng ảnh’ của lá thư, mà phải đợi đến năm 1999, khi ông xuất bản cuốn Các Vua Cuối Nhà Nguyễn là một “biên khảo sử học”, thì ông mới tiết lộ rằng ông có đăng một “phóng ảnh” của “phần nào” lá thư đó, nhưng nó lại được đăng trong cuốn Hồ Chí Minh, Con Người và Huyền Thoại.  Người đọc ắt phải cực kỳ hoang mang là tại sao ông Nguyên Vũ không đưa “phóng ảnh” đó vào ngay trong cuốn Paris, Xuân 1996 hay cuốn Các Vua Cuối Nhà Nguyễn, mà lại để nó trong một cuốn sách khác, về một nhân vật khác!


Rồi sau đó, đến năm 2001, khi viết tâm bút Ngàn Năm Soi Mặt – Góp Phần Nghiên Cứu Về Trương Vĩnh Ký, ông Nguyên Vũ cũng đã dành ra mấy mươi trang giấy để viết về Petrus Ký.  Một lần nữa, ông hết lời ca tụng công lao kiếm ra lá thư Petrus Key của ông, nhưng lại cũng không cho đăng ảnh chụp lá thư hay chép lại nguyên văn của nó. 


Sau cùng, mãi đến năm 2011, với bài viết Vài Tài Liệu Mới Về Petrus Key, ông Nguyên Vũ mới cho người đọc một bản dịch của lá thư Petrus Key.  Bản dịch này đã được ông Nguyên Vũ gọi là “lược dịch”, nhưng thật ra đó là một bản dịch trọn vẹn cả lá thư.  Và trong khi tốn nhiều công lao và giấy mực như vậy, ông Nguyên Vũ lại vẫn không chịu cho người đọc một bản đánh máy của nguyên văn lá thư, chứ đừng nói chi đến một bản sao hay ảnh chụp của nó.


Người viết bài này không phải là một “sử gia”, lại càng không phải một “sử gia” theo định nghĩa của ông Nguyên Vũ (tức là phải có bằng tiến sĩ Sử Học).  Nhưng theo sự hiểu biết của người viết, thì bản dịch lúc nào cũng thiếu chính xác hơn là bản chính.  Đó là điều không thể tránh khỏi, vì mỗi ngôn ngữ có những đặc điểm và cách viết khác nhau.  Ngay việc dịch thuật giữa những ngôn ngữ cùng nguồn gốc Latin như tiếng Anh và tiếng Pháp, đã khó, đừng nói chi đến việc dịch thuật từ một ngôn ngữ Âu Châu là tiếng Pháp sang một ngôn ngữ Á Châu là tiếng Việt.  Và vì vậy, việc “công bố” một tài liệu thuộc loại primary source như lá thư Petrus Key, bằng một bản dịch, chứ không phải bằng bản chính nguyên văn của lá thư, là một điều không thể hiểu nổi!  Đặc biệt khi người “công bố” lá thư lại chính là một “sử gia” chính hiệu tốt nghiệp ở Hoa Kỳ như ông Nguyên Vũ – Vũ Ngự Chiêu. 


Thêm nữa, như ta đã thấy, mãi mười mấy năm sau khi “công bố” lá thư Petrus Key, ông Nguyên Vũ mới đưa ra thêm những cái mà ông gọi là “tài liệu mới”, để chứng minh Petrus Key chính là Petrus Ký.   Nhưng rất tiếc, những “tài liệu mới” đó lại chỉ chứa toàn là những thứ chẳng ăn nhập gì đến lá thư Petrus Key, thậm chí có cái còn đi ngược lại lập luận của ông Nguyên Vũ, như lá thư về “chú Ký” của linh mục Borelle.  Trong khi chính tài liệu chủ yếu cần được công bố nhất là lá thư Petrus Key, thì chẳng bao giờ ông Nguyên Vũ cho ai biết, cho đến tận ngày hôm nay.


Một cựu học sinh trường Petrus Ký, Giáo Sư Trần Thạnh ở Úc Châu, cho biết là ông đã từng viết email thẳng cho ông Nguyên Vũ để xin một bản copy của lá thư này, nhưng ông Nguyên Vũ đã từ chối.  Ông Trần Thạnh thuật lại như sau:


“Cá nhân tôi (tác giả bài viết này) vào năm 2009 có gửi một email cho Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu (hiện sinh sống tại Hoa Kỳ) để xin một bản chụp của bức thư ký tên Pétrus (sic) Key dễ đọc hơn bản được lưu hành hiện nay trên internet, vì tôi có nhận xét là chữ viết trên bức thư ký tên Pétrus (sic) Key không giống bút tích của Petrus Ký sau này. Hơn nữa là một người làm nghiên cứu, tôi có thói quen sử dụng tài liệu gốc để tránh bị “nhiễu”. Vũ Ngự Chiêu đã từ chối lời yêu cầu của chúng tôi với lý do ông là một nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, bị ràng buộc bởi moral obligations (nguyên văn của ông) không thể phổ biến tài liệu ra ngoài giới nghiên cứu sử học. Tôi tuy làm công việc nghiên cứu và giảng dạy tại một trường đại học của Úc, nhưng không chuyên về sử học và chưa hề được nghe về cái moral obligations này trong lãnh vực nghiên cứu của mình.”[27] (những chữ in đậm là do người viết nhấn mạnh)   


Như vậy, có thể thấy rằng ông Nguyên Vũ đã cố tình không cho đăng nguyên văn hay ảnh chụp của lá thư này trong suốt bao nhiêu năm qua.  Trong khi chắc chắn là ông đã có nguyên bản lá thư Petrus Key, vì chính ông đã cho đăng trọn vẹn bản dịch của nó trên tờ Hợp Lưu.  Nếu muốn, thì việc cho đăng ảnh chụp bản chính của lá thư, hay ít ra chép lại nguyên văn bằng tiếng Pháp, là một việc dễ làm hơn nhiều – so với việc dịch trọn vẹn và đăng bản dịch của lá thư, như ông Nguyên Vũ đã làm. 


Nhưng ông Nguyên Vũ đã không làm như vậy, với lý do mà ông đã nêu trong tâm bút “Ngàn Năm Soi Mặt“, là vì ông không thể nào cho in tất cả các tài liệu văn khố mà ông phát hiện.  Hay có thể vì một lý do khác, có vẻ bí hiểm hơn, như khi ông viết cho ông Trần Thạnh.  Đó là vì “moral obligations” của “một nhà nghiên cứu chuyên nghiệp”, nên ông “không thể phổ biến tài liệu ra ngoài giới nghiên cứu sử học” được! 


Đối với người viết bài này, những lý do trên của ông Nguyên Vũ không được thuyết phục cho lắm.  Vì vậy, hi vọng rằng, trong những phần tiếp theo đây, người viết sẽ trình bày đầy đủ các dữ kiện, để bạn đọc có thể tự tìm ra cho mình một lý do thích đáng hơn về sự cố tình không công bố bản chính lá thư Petrus Key của ông Nguyên Vũ.


  1. Ông Nguyên Vũ Đã Thêu Dệt Thêm Những Chi Tiết Chung Quanh Lá Thư Petrus Key

Có lẽ điều phiền toái nhất cho một người đọc muốn nghiên cứu về lá thư Petrus Key là việc ông Nguyên Vũ đã đưa ra những chi tiết về bức thư mà không có gì để chứng minh cho những chi tiết đó. 


Nói cách khác, ông Nguyên Vũ đã tự ý thêm thắt rất nhiều chi tiết chung quanh lá thư này. 


Và sau đây là những chi tiết về lá thư Petrus Key đã được “sáng tạo” bởi ông Nguyên Vũ tức sử gia Vũ Ngự Chiêu.


  1. Khẳng Định Petrus Key Chính Là Petrus Ký

Điều đầu tiên và rõ ràng nhất là cách ông Nguyên Vũ  đã khẳng định rằng tác giả của lá thư ký tên Petrus Key là Petrus Ký suốt từ năm 1997 cho đến nay, cho dù ông không hề có một bằng chứng khả tín nào để chứng minh rằng Petrus Key chính là Petrus Ký. 


Như đã nói trên, chỉ có một bằng chứng duy nhất do ông Nguyên Vũ đưa ra mà ta có thể gọi là có liên hệ (relevant) đến việc chứng minh Petrus Key là Petrus Ký.  Đó là một danh sách của những người An Nam trong phái đoàn soái phủ Pháp qua Tây năm 1863, và đã được ông Nguyên Vũ chụp chồng lên “phóng ảnh” lá thư Petrus Key mà ông đã “công bố”.  Trong danh sách đó, tên của Petrus Ký được đánh máy, hay xếp chữ, là “Petrus Key”.  Và đây chính là bằng chứng duy nhất của ông Nguyên Vũ cho sự khẳng định Petrus Key chính là Petrus Ký trong suốt hai mươi năm qua.


Nhưng, như đã nói trên, đây là một danh sách của người Pháp làm, và rõ ràng là họ đã viết sai và in sai tên ông Petrus Ký ra thành Petrus Key, cũng như họ đã viết và in sai tên của Phan Thanh Giản ra thành “Phan-Thanh-Giang” trong chính danh sách đó. Chứ không phải đây là một bằng chứng rằng chính ông Petrus Ký đã có lúc tự viết hay tự ký tên là “Petrus Key”, như chữ ký trong lá thư Petrus Key. 


Đó là chưa nói đến việc sau khi có thể chứng minh được điều này rồi (là Petrus Ký có khi tự ký tên mình là Petrus Key), thì ông Nguyên Vũ vẫn còn phải chứng minh rằng chữ ký “Petrus Key” trong lá thư Petrus Key đó là do chính tay Petrus Ký viết ra.


Vì vậy, tưởng cần phải lặp lại một lần nữa, là ông Nguyên Vũ chưa bao giờ làm được việc chứng minh rằng lá thư Petrus Key là do Petrus Ký viết.  Thậm chí ông cũng chưa bao giờ chứng minh được một điều dễ dàng hơn nữa, là ông Petrus Ký đã có khi nào đó tự xưng là Petrus Key.  


Điều duy nhất mà ông Nguyên Vũ có thể chứng minh được qua cái danh sách nói trên, là người Pháp có khi viết sai tên Petrus Ký thành Petrus Key. 


Và chỉ có vậy mà thôi.  Nhưng điều này đã chẳng làm cho ông Nguyên Vũ ngần ngại khi kết luận một cách khẳng định rằng Petrus Ký chính là tác giả của lá thư Petrus Key, trong suốt hai mươi năm qua.


  1. Tên Đầu Tiên Của Petrus Ký Là Petrus Key

Thứ nhì, ông Nguyên Vũ đã táo bạo kết luận rằng ông Petrus Ký khi mới sinh ra, hay ít ra là khi được người đời biết đến, chỉ có cái tên cụt lủn là … Petrus Key.  Rồi sau này, mới tự gắn thêm họ Trương và chữ lót Vĩnh vô để “Việt hoá” cái tên mình!  Điều này nghe ra rất khó tin và thậm chí có vẻ khôi hài, nhưng lại được rất nhiều người tin, và đã được ông Nguyên Vũ lặp đi lặp lại trong các bài viết về Petrus Ký. 


Và đương nhiên là ông Nguyên Vũ không hề có một bằng chứng nào hết cho điều khôi hài này.  Thay vào đó, ông đưa ra lý luận của ông như sau: vì trước đó ông ta (Nguyên Vũ) chưa hề thấy tên Petrus Ký hay Trương Vĩnh Ký trong bất cứ tài liệu nào khác, nên suy ra Petrus Key  phải là cái tên đầu tiên của Petrus Ký! 


Khổ nỗi, như ta có thể dễ dàng nhìn ra: ông Nguyên Vũ chưa bao giờ chứng minh được Petrus Ký là tác giả lá thư Petrus Key, thì làm sao có thể có cái kết luận rằng đó là cái tên đầu đời của Petrus Ký!  Đó là chưa nói rằng ông đã tự tiện gán cho một người Việt ở Nam Kỳ như Petrus Ký khi mới ra đời với cái tên đầu tiên lạ hoắc là Petrus Key, rồi sau đó mới tự “Việt hoá” tên mình bằng cách cộng thêm họ Trương và chữ lót Vĩnh!


  1. Lá Thư “Đề Ngày Cuối Tháng 3 Năm 1859”

Thứ ba, và rõ ràng nhất, là việc ông Nguyên Vũ đã rất nhiều lần viết rằng lá thư Petrus Key đã được “đề ngày cuối tháng 3 năm 1859”, dù rằng với chính cái “phóng ảnh” mà ông ta cung cấp, người đọc có thể thấy ngay rằng đây là một lá thư không có ngày tháng!  Và cần nhắc lại là chỉ trong cuốn Paris, Xuân 1996 thì ông Nguyên Vũ mới nhìn nhận rằng lá thư Petrus Key là một lá thư không đề ngày.  Còn sau đó thì trong bất cứ bài viết nào về Petrus Ký, ông Nguyên Vũ cũng đều khẳng định là nó đã được viết vào cuối tháng 3/1859.


Để tìm hiểu do đâu mà ông Nguyên Vũ có thể tuyên bố là lá thư Petrus Key được “đề ngày cuối tháng 3 năm 1859”, dù lá thư không hề có ngày tháng, người viết bài này phải trở lại cuốn Paris, Xuân 1996 và chắp vá các dữ kiện – bởi ông Nguyên Vũ không bao giờ cho ta biết tại sao ông lại khẳng định là lá thư được viết vào tháng 3 năm 1859. 


Và theo cuốn “tâm bút” này, ông Nguyên Vũ đã tìm được lá thư Petrus Key trong hồ sơ văn khố Pháp, dưới mục Jean Bernard Jauréguiberry là người chỉ huy liên quân Pháp – Tây Ban Nha ở Sài Gòn từ tháng 4 năm 1859 đến tháng 4 năm 1860.  Trong những thùng hồ sơ thuộc về Jauréguiberry, ông Nguyên Vũ tìm ra một lá thư của ông này viết cho viên chỉ huy của ông ta là Rigault de Genouilly, lúc đó đang trên đường trở ra Đà Nẵng sau khi chiếm Sài Gòn.  Trong thư, Jauréguiberry cho biết có nhận được một lá thư dài của “Petrus” (chứ không phải Petrus Key hay Petrus Ký).  


Vì cho rằng người có tên “Petrus” được nhắc đến trong lá thư trên chính là Petrus Key, và vì lá thư của Jauréguiberry được viết vào tháng 4, nên có lẽ ông Nguyên Vũ đã suy ra là lá thư “Petrus Key” phải được viết trước đó, tức là vào “cuối tháng 3 năm 1859”!


Thế nhưng những điều này là do người viết tự tìm ra, chứ ông Nguyên Vũ chẳng bao giờ giải thích như vậy với người đọc! 


Đương nhiên, với một tài liệu giống như lá thư Petrus Key, một lá thư không có ngày tháng, thì từ một người “trí thức lương thiện” cho đến một “nhà nghiên cứu chuyên nghiệp” đều có quyền, và có thể suy đoán ra ngày tháng của lá thư – bằng cách sử dụng và trình bày sự phán đoán và lý luận của mình.  Đó là điều hợp lý và hoàn toàn có thể thông cảm được.


Và do đó, việc ông Nguyên Vũ suy đoán ra ngày tháng của lá thư Petrus Key, có thể hiểu và thông cảm được, nếu như ông nói thẳng ra rằng đó chỉ là sự suy đoán của ông.


Nhưng đằng này, ông Nguyên Vũ lại không bao giờ cho người đọc biết đó là chỉ là phỏng đoán của ông.  Như đã nói trên, ngoại trừ cuốn Paris, Xuân 1996, còn trong tất cả các bài viết sau đó, ông Nguyên Vũ đều khẳng định rằng đây là lá thư “đề ngày cuối tháng 3 năm 1859”. 


Lý do ông Nguyên Vũ làm như vậy, có lẽ cũng dễ đoán ra.  Là nếu như ngay từ tháng 3 năm 1859, giữa lúc Pháp mới vào Sài Gòn, mà ông Petrus Ký đã viết thư như trên cho họ, thì, dưới mắt ông Nguyên Vũ, dễ dàng hơn để chứng minh rằng ông Petrus Ký quả đã “góp phần cho cuộc xâm lăng của Pháp”, như ông đã tuyên bố.


  1. Lá Thư Có Mục Đích Để Tự Tiến Thân Làm Thông Ngôn Cho Pháp

Thứ tư, ông Nguyên Vũ cho rằng ông Petrus Ký, với lá thư ký tên Petrus Key, đã dùng cơ hội này để “tự tiến thân” làm thông ngôn cho Pháp, “hoặc do tự nguyện, hoặc do bề trên xúi dục”, hoặc … “cả hai”!  Tóm lại, ông Nguyên Vũ cho rằng Petrus Ký đã dùng lá thư Petrus Key để xin việc làm với Pháp, và bắt đầu làm thông ngôn cho Pháp ngay từ ngày đó (tức vào cuối tháng 3 năm 1859).  Và vì đã cho ông Petrus Ký được nhận làm việc với Pháp từ ngày này, ông Nguyên Vũ sẵn đà cho luôn ông Petrus Ký đi ra Đà Nẵng vào tháng 6 năm 1859 để làm thông ngôn cho Pháp!


Nhưng người viết bài này đã cố gắng tìm hết cả trong lá thư Petrus Key, thậm chí chỉ với bản dịch của ông Nguyên Vũ cung cấp, mà vẫn không tìm được một dòng chữ nào trong đó cho thấy tác giả lá thư đang đi xin việc làm với người nhận thư!  Bởi nội dung và mục đích của lá thư Petrus Key rất rõ ràng: là cầu xin quân đội Pháp hãy cứu vớt những giáo dân An Nam đang bị giam giữ bởi vua quan nhà Nguyễn, kèm theo những lời khen tặng và tâng bốc công lao của người nhận thư.  Trong thư có rất nhiều đề cập đến Thánh Kinh và lời kêu gọi lòng trắc ẩn của người nhận.  Đồng thời, lá thư cho biết tình trạng bi đát của quân đội nhà Nguyễn, cũng như việc tác giả lá thư đã vượt qua bao nhiêu gian khổ để tìm gặp người nhận thư, mà không gặp được. 


Chứ lá thư Petrus Key hoàn toàn không có đoạn nào, dòng nào, để xin việc làm, theo kiểu “tự tiến thân”, như ông Nguyên Vũ đã viết.


Đó là chưa kể đến một điều buồn cười nữa là hình như ông Nguyên Vũ đã quên rằng trước khi viết những dòng chữ trên, để cho rằng Petrus Ký đã dùng lá thư Petrus Key để “tự tiến thân”, ông cũng lại từng viết trong Paris – Xuân 1996, như sau:


“Năm 1858, khi người Pháp bắt đầu biểu dương lực lượng ở Việt Nam, bề trên cho Petrus về nước, xung (sic) vào đoàn thông ngôn do Linh mục Legrand de Liraye (sic) cầm đầu.” (những chữ in đậm là do người viết nhấn mạnh)


Nếu như Petrus Ký đã được “xung” vào đoàn thông ngôn của linh mục Le Grand de la Liraye từ năm 1858 như ông Nguyên Vũ nói, thì ông ta còn viết lá thư Petrus Key vào “cuối tháng 3 năm 1859” để “tự tiến thân” và xin làm thông ngôn, làm chi nữa![28]


Do đó, chỉ cần đối chiếu chi tiết “tự tiến thân” này với nội dung lá thư Petrus Key qua chính bản dịch của ông Nguyên Vũ cung cấp (chứ không cần nguyên văn bản chính bằng tiếng Pháp của lá thư Petrus Key), người đọc cũng có thể thấy ngay rằng chi tiết “tự tiến thân” chỉ là một sản phẩm tưởng tượng của ông Nguyên Vũ tức sử gia Vũ Ngự Chiêu mà thôi.


  1. Lá Thư Được Linh Mục Borelle Chuyển Giao Cho Jauréguiberry

Thứ năm, ông Nguyên Vũ cho ta biết, và đương nhiên là cũng không có bằng chứng, rằng lá thư Petrus Key đã được “phụ tá giám mục Borelle chuyển giao”. 


Nhưng ông Nguyên Vũ lại quên rằng ông đã có giới thiệu một “tài liệu mới” là bản dịch lá thư của chính linh mục Borelle viết vào ngày 24 tháng 3 năm 1859 và gởi cho giám mục Lefèbvre ở Sài Gòn, lá thư về “chú Ký” đã được nhắc đến bên trên.  Theo lá thư này, thì vào ngày viết nó, ông Borelle vẫn còn đang ở khu vực Cái Nhum và đang bị lùng bắt bởi quan quân nhà Nguyễn!  Vậy thì làm cách nào mà ông ta có thể “chuyển giao” lá thư Petrus Key “đề ngày cuối tháng 3” cho ông Jauréguiberry đang ở tận Sài Gòn, như ông Nguyên Vũ cho biết, được!


Bởi, nếu như cả hai người là linh mục Borelle và Petrus Ký vẫn còn đang kẹt ở Cái Nhum, nhất là Petrus Ký, và do đó phải viết thư kêu cứu quân Pháp đến giải phóng mình, như ông Nguyên Vũ đã đoán, thì linh mục Borelle làm cách nào mà “chuyển giao” lá thư đó cho Jauréguiberry lúc đó đang ở Sài Gòn được?


Nhưng vì ông Nguyên Vũ muốn vẽ ra cả bức tranh về lá thư Petrus Key theo ý mình, nên ông đã: cho Petrus Ký viết lá thư Petrus Key để “tự tiến thân” vào cuối tháng 3 năm 1859; cho linh mục Borelle đem lá thư đó lên Sài Gòn giao cho Jauréguiberry để xin cho Petrus Ký làm thông ngôn; rồi sau cùng cho Petrus Ký được nhận vào làm thông ngôn luôn từ ngày đó! 


Và như các bạn đọc có thể thấy, do quá say mê trong sự sáng tạo các chi tiết nói trên chung quanh lá thư, nên ông Nguyên Vũ đã không thấy rằng chính những chi tiết do sự tưởng tượng này của ông lại tự đối chọi lẫn nhau!


Tóm lại, từ một bức thư không có ngày tháng, không có tên người nhận, được ký tên Petrus Key, với mục đích cầu xin quân Pháp hãy giải cứu các giáo dân, ông Nguyên Vũ đã vẽ ra cho người đọc một bức tranh là Petrus Ký, một chàng trai trẻ “sôi bỏng tham vọng” mới du học ở Penang về Việt Nam theo kế hoạch của “bề trên”, đã viết lá thư này để tự tiến thân với Jauréguiberry, người chỉ huy quân Pháp – Tây Ban Nha ở Sài Gòn, vào tháng 3 năm 1859, và nhờ linh mục Borelle chuyển giao.  Sau đó, ông Nguyên Vũ đã vẽ tiếp là nhờ lá thư này mà Petrus Ký đã được nhận ngay vào làm thông ngôn cho Pháp. 


Đó là vì chỉ sau khi thêu dệt ra những chi tiết như vậy để kèm theo cái “phóng ảnh” có một không hai của lá thư Petrus Key, thì lá thư Petrus Key mới thật sự có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời của Petrus Ký, như ông Nguyên Vũ đã viết.


Nhưng, như đã trình bày, tất cả những chi tiết này chỉ là những sản phẩm tưởng tượng của nhà văn Nguyên Vũ tức sử gia Vũ Ngự Chiêu mà thôi.


Và như đã nói trên, việc suy đoán thêm những chi tiết chung quanh lá thư Petrus Key không có gì sai.  Nhưng suy đoán thì cần nói là suy đoán, chứ nếu suy đoán mà viết một cách khẳng định như ông Nguyên Vũ tức sử gia Vũ Ngự Chiêu đã làm, qua các điều kể trên, không hiểu có phải là việc làm của một “sử gia”  hay một “nhà nghiên cứu chuyên nghiệp” hay không?  Theo thiển ý của người viết, có lẽ chỉ cần một người “lương thiện” cũng đã không làm những việc này, khỏi cần phải là một “trí thức” hay một “sử gia”! 


C. Cách Chọn Lựa Cắt Dán Những Dòng Chữ Trong Lá Thư Của Ông Nguyên Vũ


Sau cùng, có thể nói rằng cách trình bày một tài liệu thuộc loại “primary source” như lá thư Petrus Key này, theo kiểu “in lại phần nào” “phóng ảnh” của lá thư, như ông Nguyên Vũ đã làm, quả thật là độc nhất vô nhị.  Vì cả một lá thư dài 4 trang giấy lớn đã được ông Nguyên Vũ cắt xén gần hết, để người đọc chỉ còn nhận ra “Grand Chef – Et Vous Tous, Très Honorables Officiers” ở phần đầu và “Le très humble et inutile serviteur Petrus Key” ở phần dưới.  Còn hầu hết những dòng còn lại đã bị che khuất bởi cái danh sách những người An Nam trong phái đoàn soái phủ Pháp, do ông Nguyên Vũ chụp chồng lên trên.


Thế nhưng lối trình bày theo kiểu cắt xén này lại hay ở chỗ là nếu một độc giả bình thường chỉ đọc thoáng qua về bài viết và tài liệu trong bài của ông Nguyên Vũ, thì cũng như phần lớn những người đọc các bài viết thuộc thể loại nghiên cứu, độc giả đó sẽ chỉ thấy nổi bật một điểm: sự tâng bốc người nhận thư và sự tự hạ mình của người viết lá thư.  Từ điểm này, độc giả đó sẽ tức khắc sinh ra ác cảm với người viết thư, ngay cả trước khi đọc thư.  Nhất là khi nhìn thấy dòng chữ trước chữ ký tự xưng mình là “Le très humble et inutile serviteur”, mà ông Nguyên Vũ dịch là “Người nô bộc hèn mọn và vô dụng”.


Người viết bài này, cũng như bất cứ người đọc bình thường nào khác, khi lần đầu nhìn thấy dòng chữ trên đã lập tức sinh ra ác cảm với người viết thư.  Nhưng khi tìm hiểu thêm, thì người viết học được rằng đây là lối viết thư rất phổ biến ở châu Âu, đặc biệt là ở Pháp, vào thế kỷ 19.  Và thật ra, những cách tự xưng tự hạ mình như vậy đã được dùng thành khuôn khổ ở Âu Châu từ thế kỷ 17.[29]


Những dòng chữ trước chữ ký đó, còn gọi là “lời nói cuối” hay “valediction”, thường dùng những chữ sau đây trong tiếng Pháp: “votre très humble”, hay “plus obéissant”, “plus fidèles”, “serviteur”, hay “servante”.  Một thí dụ điển hình là trong lá thư của một người Pháp gởi cho Thomas Jefferson để xin giúp đỡ vào năm 1803, ông ta đã tự xưng là “votre très humble serviteur”.[30]


Nhưng đương nhiên không phải ai cũng có thì giờ đi tìm hiểu những chuyện này!  Nhất là với phần lớn những người đọc không quen với cách viết đó của người Pháp. 


 Vì vậy, cách tuyển chọn những dòng phản cảm nhất của lá thư để làm “phóng ảnh” hay “in lại phần nào” như trên của ông Nguyên Vũ, đã chứng tỏ rất hiệu quả cho việc tạo ác cảm với người viết lá thư, mà ông Nguyên Vũ đã cả quyết là Petrus Ký.


D. Kết Quả Của Lá Thư Petrus Key Qua Cách Trình Bày Và Thêm Thắt Chi Tiết Của Ông Nguyên Vũ


Với cách trình bày lá thư Petrus Key theo kiểu cắt xén hay “in lại phần nào” như trên, cộng với việc thêm thắt những chi tiết chung quanh lá thư Petrus Key (mà người đọc không có cách nào kiểm chứng vì không có nguyên bản lá thư), ông Nguyên Vũ đã khá thành công trong việc tạo ra nghi vấn có phải Petrus Ký chính là tác giả của lá thư ký tên Petrus Key hay không.  Và phải nói là không ít người, kể cả những người ủng hộ Petrus Ký nhiều nhất, cũng đã tin luôn những chi tiết được ông Nguyên Vũ thêu dệt chung quanh lá thư.[31] 


Trong khi đó, với những người thấy được cách trình bày lá thư Petrus Key một cách có dụng ý của ông Nguyên Vũ, và với những người muốn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này để có thể phản bác một cách có hiệu quả, thì họ lại thiếu một tài liệu quan trọng nhất, đó là bản chính của lá thư Petrus Key.  Bởi, cho dù đã nhìn ra cách trình bày lệch lạc của ông Nguyên Vũ, cho dù có nghi ngờ những chi tiết do ông Nguyên Vũ đưa ra, họ cũng sẽ rất ngần ngại.  Vì có thể rằng đâu đó trong lá thư Petrus Key quả thật có đề ngày cuối tháng 3 năm 1859 chăng, có thể có chỗ nào đó trong thư mà tác giả lá thư quả đã “tự tiến thân” chăng, hoặc có gì dính dáng tới người nhận là Jauréguiberry hay người chuyển giao là Borelle chăng?  Tất cả chỉ vì không có bản chính lá thư Petrus Key.


Và như đã nói trên, có lẽ ít ai có bản chính của lá thư Petrus Key.  Phần lớn chỉ có được bản “lược dịch” của lá thư do ông Nguyên Vũ cung cấp mà thôi.  Và cũng vì ông Nguyên Vũ viết là “lược dịch”, tức là dịch tóm tắt, nên không ai biết được trong nguyên văn lá thư Petrus Key thật ra còn có gì những điều gì khác nữa!


Kế đến, vì cái “phóng ảnh” của ông Nguyên Vũ đưa ra chứa quá ít số chữ của Petrus Key, và trong khi đó hiện nay không có thủ bút của ông Petrus Ký vào những năm 1859-1860 để so sánh, nên những người như giáo sư Trần Thạnh, dù muốn, cũng khó lòng chứng minh ngược lại những gì ông Nguyên Vũ tuyên bố về lá thư Petrus Key. 


Và do đó, trong suốt 20 năm qua, không có bài viết nào phản bác hiệu quả những lời tuyên bố của ông Nguyên Vũ về lá thư Petrus Key.  Năm 2002, ông Nguyên Nguyên có viết một bài với tựa đề Thử nhận xét về “Tâm Bút” phê phán Petrus Ký[32], trong đó ông đã nêu lên rất nhiều điểm bất hợp lý của lá thư Petrus Key.


Nhưng vì không có bản chính của lá thư Petrus Key, cũng như không có thủ bút của ông Petrus Ký, ông Nguyên Nguyên chỉ có thể nêu lên rất nhiều câu hỏi về lá thư Petrus Key, mà không thể nào phản bác hiệu quả được với cái “phóng ảnh” lá thư Petrus Key của ông Nguyên Vũ.


Trong khi đó, với những người chuyên đả kích Petrus Ký, thì lá thư Petrus Key trở thành một tài liệu vô giá.  Điển hình là nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân.  Hãy xem những gì ông Nguyễn Đắc Xuân viết về lá thư Petrus Key:


“Theo sử biên niên, sau chiến dịch bắn phá Đà Nẵng (01.91858), Regault (sic) de Genouilly xuôi tàu vào chiếm Gia Định ở Nam bộ (17.01.1859) (sic), Genouilly giao cho Trung tá hải quân Jean Bernard Jauréguiberry và 800 quân ở lại giữ Gia Định còn y trở lại đánh phá Đà Nẵng lần thứ hai. Lúc đó chàng trai 23 tuổi (sic) Trương Vĩnh Ký đang ở Cái Mơn (Bến Tre) bèn bí mật ‘vượt qua những rừng rậm, núi đồi’ lên Gia Định tìm gặp Jauréguiberry để cầu mong hải quân Pháp về ‘giải phóng’ cho ông và những người đồng đạo của ông. Nhưng có lẽ chung quanh khu đóng quân của ông Jauréguiberry lúc đó đang bị quân Nguyễn bao vây chặt nên Trương Vĩnh Ký không thể tiếp cận được kẻ thù số một của dân Nam bộ lúc đó. Trương Vĩnh Ký dùng cái khả năng tiếng Pháp tuyệt vời của mình viết cho Jauréguiberry một cái thư rất thống thiết, ký tên là Pétrus (sic) Key. Thư viết vào cuối tháng 3/1859, sau khi Pháp chiếm thành Gia Định hơn một tháng. Đây là lá thư đầu tiên của Trương Vĩnh Ký gởi cho thực dân Pháp và chưa hề được trích dẫn trên sách báo xuất bản tại Việt Nam trong hơn một thế kỉ qua. [1]


 Trương Vĩnh Ký cho biết ông đã viết lá “Thư gởi Đại nhân và tất cả các sĩ quan tôn kính của Đội Hải thuyền Pháp quốc trong hoàn cảnh: ‘… giữa đường tôi không được chuẩn bị gì, không có giấy, không có sổ ghi chép, không có mực vừa ý, không có bú (sic) thích hợp. Nhưng tôi nhân danh là người đại diện cho tín hữu Ki tô kính dâng lên Ngài lời cầu xin của chúng tôi, tôi đến để tế lể (sic) cùng Ngài nỗi thống khổ mà chúng tôi hằng gánh chịu dưới bạo quyền của các quan lại triều đình gây ra, vì Ngài sẽ là người phục thù và mang lại tự do cho chúng tôi’ (au milieu de la route, je n’ai rien à ma disposition, ni papier, ni bonne notes, ni encre convenable, ni plumes approprieés. Mais je vien come champion de tous les Chrétiens vous offrir nos supplications, je viens vous raconter tous les maus que la cruelle tyrannie des mandarins nous fair subir, car vous êtes les vengeurs de notre liberté…).


 Trương Vĩnh Ký trình bày với tên lính viễn chinh Pháp cảnh ông và gia đình ông (sic) ‘đang sống giữa đàn chó sói đói ăn [2] (au milieu des loupes rapaces)’ và ‘giữa những sợ hải triền miên đó, giữa những nguy hiểm không ngừng đó (au milieu de ces craintes continuelles de ces dangers incessants)’, ông ‘chỉ còn hy vọng sự giúp đỡ” (seule notre esperance en vous nous soutientt) của Hải quân Pháp ‘mới nâng đỡ được tinh thần’ cho ông. Ông báo động với kẻ thù dân tộc lúc đó là: ‘Tất cả chúng tôi chắc sẽ chịu chết nếu Ngài không kịp đánh đuổi kẻ thù của chúng ta [3] (Nous sommes tous menacés de la mort si vous ne chassez bientôt nos ennemis).


 Trương Vĩnh Ký báo cho Jauréguiberry biết ông đã hết sức nỗ lực mà không gặp được vị cứu tinh của ông: ‘Thực uổng công của chúng tôi đã vượt qua những rừng rậm, núi đồi để tìm đến Ngài mà không được. Bây giờ thì khó mà tiếp tục, nên đành phải chờ đợi các vũ khí vô địch của Ngài… (En vain, J’ai essayé de franchir les forêts, les champs, les montagnes, les valler (sic) pour aller à vous; dejà même il m’est difficile de… mes pas. J’attents donc ici que vos armes invincibles…)’.


 Kết thúc lá thư, Trương Vĩnh Ký hạ một lời kêu cứu khẩn thiết và khẳng định Jauréghuiberry (sic) là người giải phóng cho Trương Vĩnh Ký: ‘Hãy thương xót chúng tôi ! Hãy thương xót chúng tôi ! Ngài sẽ là người giải phóng chúng tôi…’ (Ayez pitié de nous! Ayez pitié de nous! Vous êtes nos liberateurs).”[33]


Không hiểu ông Nguyễn Đắc Xuân có được tài liệu này từ ông Nguyên Vũ, hay đã tự kiếm ra lá thư Petrus Key, nhưng người viết nhận thấy rằng ông có trích nhiều đoạn trong thư bằng tiếng Pháp hơn là ông Nguyên Vũ, và những câu dịch cũng có khác bản lược dịch của ông Nguyên Vũ.[34] 


Ông Nguyễn Đắc Xuân là một thí dụ điển hình của những người trong suốt 20 năm qua đã dùng lá thư Petrus Key này để công kích Petrus Ký và để kết luận là Petrus Ký đã làm “tay sai cho giặc”. Đối với các nhà nghiên cứu này, lá thư Petrus Key do tiến sĩ sử học Vũ Ngự Chiêu giới thiệu mặc nhiên được chấp nhận như là một sự thật.[35]  Không một ai trong bọn họ nêu lên một câu hỏi nào về xuất xứ hay về nguyên văn của lá thư.


Và do đó, trong suốt 20 năm qua, kể từ khi ông Nguyên Vũ “công bố” lá thư Petrus Key cho đến nay, lá thư này đã được dùng như vũ khí số một để công kích Petrus Ký.


Như vậy, phải nhìn nhận rằng, với uy tín tiến sĩ sử học, cùng với bằng cấp tiến sĩ luật học ở Mỹ, và với cách trình bày tài liệu theo kiểu vừa thêm thắt vừa cắt xén như trên, ông Nguyên Vũ – Vũ Ngự Chiêu đã khá thành công trong việc tạo ra được một nghi vấn về cuộc đời cũng như về ý thức chính trị của Petrus Ký – khiến cho ngay cả những người ủng hộ Petrus Ký cũng phải tin rằng đó là sự thật.


Tuy vậy, nếu chỉ cần chịu khó bỏ thì giờ đọc cẩn thận những gì ông Nguyên Vũ tức sử gia Vũ Ngự Chiêu “công bố” từ năm 1997 đến nay, như người viết bài này đã trình bày bên trên, một người đọc bình thường không có thiên kiến, sẽ dễ dàng nhận ra những chi tiết đã được thêm thắt chung quanh lá thư, và từ đó sẽ đặt câu hỏi rằng có thể nào ông Petrus Ký là tác giả của lá thư Petrus Key hay không.


Từ chỗ đặt câu hỏi đó, người viết bài này đã đi đến bước kế tiếp là tìm cho ra bản chính lá thư Petrus Key.  Vì chỉ với bản chính này, người viết mới có thể dùng nó để so sánh với nội dung bản dịch lá thư của ông Nguyên Vũ. 


Nhưng trước khi đi vào nội dung lá thư Petrus Key, để hiểu rõ thêm vấn đề, và để đi đến kết luận có phải ông Petrus Ký là tác giả của lá thư đó hay không, người viết xin cung cấp một số dữ kiện lịch sử về nước An Nam, về xứ Nam Kỳ, và về ông Petrus Ký trong thời gian hậu bán thế kỷ 19, vào cuối thập niên 1850s.


 


Chương III.


Tiểu Sử Petrus Ký Và Bối Cảnh Lịch Sử An Nam – Nam Kỳ Trong Giai Đoạn 1859-1861  


Petrus Trương Vĩnh Ký sinh ngày 6 tháng 12 năm 1837 tại Cái Mơn, Vĩnh Long, dưới thời Minh Mạng. 


Năm 1845, vào tiểu chủng viện Cái Nhum học với linh mục Henri Borelle (tên Việt là Hoà). 


Năm 1849, học với linh mục Charles-Émile Bouillevaux (tên Việt là Long) lúc đó mới từ Pháp sang Cái Nhum. 


Năm 1850, đi cùng linh mục Bouillevaux sang học tại chủng viện Pinhalu bên Cao Miên. 


Năm 1851, được nhận vào học ở đại chủng viện Penang (Poulo Pinang, Pulau Penang) tại Mã Lai. 


Năm 1858, vào mùa thu, trở về Cái Mơn vì mẹ ông vừa qua đời.  Trong thời gian mấy tháng đầu sau khi trở về, Petrus Ký phụ linh mục Borelle dạy học tại tiểu chủng viện Cái Nhum.[36]


Vào khoảng thời gian đó, liên quân Pháp – Tây Ban Nha bắt đầu tấn công Đà Nẵng.  Cuối tháng 8 đầu tháng 9 năm 1858, dưới quyền chỉ huy của Phó Đô Đốc (Vice Amiral) Rigault de Genouilly[37], liên quân chiếm bán đảo Sơn Trà và bắt đầu cuộc chiến với triều đình nhà Nguyễn.  Sau khi thấy không thể tiến đánh Huế được, Rigault de Genouilly chuyển hướng qua tấn công Nam Kỳ, vựa lúa của nhà Nguyễn.  Giữa tháng 2 năm 1859, phần lớn liên quân di chuyển vào Nam và tiến vào cửa biển Cần Giờ.  Ngày 18 tháng 2 năm 1859, liên quân chiếm thành Gia Định.


Sau khi chiếm được thành Gia Định, cho rằng không thể giữ được thành vì có số quân quá ít, Rigault de Genouilly cho đốt thành vào ngày 8 tháng 3 năm 1859.  Khoảng cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm 1859, ông ta quay trở ra Đà Nẵng và giao Sài Gòn lại cho Capitaine de Frégate (Hải Quân Trung Tá) Jean Bernard Jauréguiberry.  Sau đó, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dưới sự chỉ huy của Jauréguiberry rút về đóng ở đồn Hữu Bình (Fort du Sud) tại khu cầu Tân Thuận, nhưng vẫn kiểm tra được một khoảng đất kéo dài từ sông Thị Nghè đến Chợ Lớn dọc theo kinh Tàu Hủ (Arroyo Chinois, Tân Bình Giang, Rạch Vàm Bến Nghé) và từ Đường Trên (đường Nguyễn Trãi ngày nay), xuống tới kinh Tàu Hủ.  


image024


Bản Đồ Về Cuộc Tấn Công Sài Gòn Năm 1859. Nguồn: Colonel Henri De Ponchalon, Souvenirs De Voyage Et De Campagne, p. 141, Alfred Mame Et Fils, Tours, 1896


Sau khi liên quân Pháp – Tây chiếm thành Gia Định, dân chúng Sài Gòn bỏ chạy di tản, chỉ còn sót lại những làng có giáo dân như làng Nhơn Giang tức Chợ Quán.  Người lãnh đạo Thiên Chúa Giáo ở Nam Kỳ lúc đó, Giám mục Dominique Lefèbvre, tập hợp những giáo dân mới tị nạn đến Sài Gòn và lập thành khu giáo dân mới Xóm Chiếu ở sát với nơi đóng quân của liên quân tại đồn Hữu Bình, gần khu Chợ Quán.  


Như vậy, sau khi liên quân Pháp – Tây chiếm thành Gia Định, họ đã kiểm soát được một khu vực từ Sài Gòn đến Chợ Lớn dọc theo kinh Tàu Hủ, có các làng giáo dân vây quanh giống như trái độn.  Các giáo dân người Việt này ở gần liên quân để được bảo vệ khỏi sự truy bắt của quan quân nhà Nguyễn.  Cần lưu ý rằng lúc nào liên quân Pháp – Tây cũng kiểm soát và giữ liên lạc với khu Chợ Lớn, vì từ nơi đây các thương gia người Hoa đã cung cấp những vật dụng và thực phẩm cần thiết cho đội quân viễn chinh.  


Trong khi đó, về phía nhà Nguyễn, sau khi thất trận ở thành Gia Định, hai vị thống lãnh là Hộ Đốc Võ Duy Ninh và Án Sát Lê Từ đều bỏ chạy khỏi thành, rồi sau đó tự tử.  Tàn quân Nguyễn rút về đóng ở đồn Thuận Kiều gần cầu Tham Lương, tức là rút về phía Hóc Môn Bà Điểm trên đường đi Tây Ninh và Cao Miên.  Một số khác rút về Biên Hoà. 


Được tin thất trận, vua Tự Đức cử thượng thư Tôn Thất Hiệp (tức Tôn Thất Cáp) vào làm chỉ huy quân Nguyễn ở Gia Định để đối phó với quân Pháp, vì Nguyễn Tri Phương lúc đó vẫn còn phải chỉ huy mặt trận Đà Nẵng.  Sau khi vào Nam, Tôn Thất Hiệp khởi sự xây đồn Tả, đồn Hữu và đồn Trung ở khu vực Chí Hoà để bắt đầu lấn tới phòng tuyến và khu kiểm soát của liên quân Pháp – Tây, và cũng để cắt đứt liên lạc giữa liên quân và Chợ Lớn, nơi cung cấp lương thực và các vật dụng cần thiết cho liên quân. 


Tháng 10 năm 1859, Đề Đốc (Contre Amiral) Thégène Francois Page được cử thay thế Rigault de Genouilly làm Tổng tư lệnh liên quân Pháp – Tây Ban Nha tại Việt Nam.  Page giao chiến vài trận lớn với nhà Nguyễn ở Đà Nẵng.  Sau đó, vì Pháp cần thêm quân cho cuộc chiến tranh Nha Phiến (Opium War) cùng với Anh để đánh Tàu, Page phải bỏ luôn Đà Nẵng và kéo đại quân qua Tàu phụ cho Phó Đô Đốc (Vice Amiral) Léonard Victor Joseph Charner.  Phần quân sĩ còn lại được dùng để tăng cường cho đội quân nhỏ đóng ở Sài Gòn, lúc đó vẫn còn đang ở dưới sự chỉ huy của Jauréguiberry. 


Tháng 4 năm 1860, Joseph D’Ariès được cử thay thế Jauréguiberry làm chỉ huy liên quân ở Sài Gòn.  Liên quân Pháp – Tây bắt đầu mở rộng thêm phòng tuyến và lấn về phía quân Nguyễn ở Phú Thọ.  Họ chiếm các chùa chiền để lập ra cái gọi là “phòng tuyến các chùa”, chạy dài từ chùa Cây Mai trong Chợ Lớn đến chùa Kiểng Phước (Clochetons), chùa Hiển Trung (Mares) và chùa Khải Tường (Barbé). 


Ngày 3 và 4 tháng 7 năm 1860, quân Nguyễn phục kích liên quân Pháp – Tây tại chùa Kiểng Phước (Clochetons)  nhưng thất bại và bị đẩy lui.  Tôn Thất Hiệp bị giáng chức và Nguyễn Tri Phương được cử vào Nam làm Tổng Thống (và cũng vì lúc đó quân Pháp đã bỏ Đà Nẵng).  Nguyễn Tri Phương đem thêm rất nhiều quân lính vào Nam và khởi công xây chiến lũy hay đại đồn Chí Hòa (Kỳ Hòa) kéo dài từ Lăng Cha Cả tới chùa Cây Mai trong Chợ Lớn. 


Theo Trần Văn Giàu thì sau khi Nguyễn Tri Phương vào Nam:


“Từ Đại đồn Chí Hoà về phía chùa Cây Mai, ta đào đắp một chiến lũy dài và xây ‘đồn hữu’ làm điểm tựa. Từ Đại đồn Chí Hoà về phía rạch Thị Nghè, ta cũng đào đắp một chiến lũy dài và xây ‘đồn tả’ làm điểm tựa. Đàng sau Đại đồn Chí Hoà ta xây nhiều đồn nhỏ yểm trợ: đồn Tham Lương, đồn Thuận Kiều, đồn Rạch Tra.[38]


Tháng 2 năm 1861, sau khi kết thúc chiến tranh Nha Phiến,  Phó Đô Đốc Charner kéo đại quân Pháp từ Tàu về tập trung đánh vỡ chiến lũy Chí Hòa.  Ngay sau đó, liên quân Pháp – Tây đánh chiếm luôn đồn Thuận Kiều, hậu cứ của quân Nguyễn.  Quân Nguyễn chạy về đóng ở Biên Hòa.


Và đó là bối cảnh lịch sử cho lá thư ký tên Petrus Key.


Chương IV.


Nguyên Văn Lá Thư Petrus Key Bằng Tiếng Pháp Và Bản Dịch Của Winston Phan Đào Nguyên


Lá thư Petrus Key là một lá thư không có ngày tháng, không có địa chỉ, không có tên họ người nhận, không có tên họ người gởi, mà chỉ có độc một chữ ký “Petrus Key” ở cuối thư.  Lá thư được xếp trong hồ sơ của Jean Bernard Jauréguiberry tại Văn Khố Service Historique De La Defense ở Chateau Vincennes, Paris.[39]  Và vì Jauréguiberry làm chỉ huy liên quân Pháp – Tây Ban Nha tại Sài Gòn trong thời  gian từ cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm 1859 đến tháng 4 năm 1860, và sau đó không còn ở Việt Nam nữa, nên lá thư Petrus Key có lẽ đã phải đến tay Jauréguiberry trong thời gian một năm này. 


Trước khi đi vào nội dung lá thư Petrus Key, người viết xin giới thiệu với bạn đọc toàn văn bằng tiếng Pháp của nó.  Vì là một lá thư rất cổ, có nhiều nơi giấy bị rách, hoặc mực bị nhòa, nên nhiều chữ trong thư rất khó đọc.  Tuy vậy, người viết đã cố gắng chép lại nguyên văn lá thư từ bản chính.  Để tiện cho các bạn đọc kiểm chứng, ảnh chụp lá thư gồm bốn trang sẽ được đăng kèm theo sau đây. 


Ngoài ra, cũng trong chương IV này, người viết sẽ trình bày bản dịch tiếng Việt của chính mình để tiện cho bạn đọc so sánh với bản dịch của ông Nguyên Vũ.  Như đã nói, tuy người viết rất cố gắng để chép lại cho chính xác nguyên văn lá thư, nhưng vì lá thư có những chỗ bị rách hoàn toàn không đọc được, nên những nơi đó người viết sẽ đánh 3 chấm (…) cho bạn đọc lưu ý.  Và vì đây là một lá thư rất cổ, người viết có thể không hiểu hết nên đã dịch sai.  Trong trường hợp đó, xin thành thật xin lỗi trước cùng bạn đọc.[40] 


 Nhưng điều chắc chắn là người viết đã cố gắng dịch một cách trung thực và theo sát nguyên bản tiếng Pháp, thậm chí đến từng dấu phẩy.  Vì lý do đó, cách hành văn sẽ có vẻ lạ lùng và khô cứng, chứ không giống như cách hành văn tiếng Việt. 


Và đây là nguyên văn lá thư Petrus Key bằng tiếng Pháp:


=========================================================================


J.M.J.


A.M.D.G. 


Grand chef,


Et vous tous, très honorables officiers de la Flotte Française 


Votre haute position devrait certainement m’empêcher de vous écrire; mais quand la mort nous menace à chaque pas, quand des dangers pressants nous environnent de toutes parts, ne m’est-il pas permis de vous adresser ces quelques mots que votre bonté, j’en suis sûr, excusera. Je n’agis pas ainsi par un vain orgueil, l’utilité commune me guide, et les périls qui nous entourent me dictent impérieusement cette conduite. Autrefois les apôtres, tourmentés par la tempête, s’adressaient avec confiance au Dieu de repos, lui disant: Sauvez-nous, nous périssons. Mais la nécessité ne connaît pas de lois. Ce grossier papier, cette lettre mal tournée vous diront assez combien ma situation est précaire; ici, en effet, au milieu de la route, je n’ai rien à ma disposition, ni papier, ni bonnes notes, ni encre convenable, ni plumes appropriées. Mais je viens comme le champion de tous les Chrétiens vous offrir nos supplications; je viens vous raconter tous les maux que la cruelle tyrannie des mandarins nous fait subir, car vous êtes les vengeurs de notre liberté, vous êtes les envoyés de Dieu que, dans sa divine providence, il a choisi pour nous délivrer des mains de nos ennemis, comme jadis il envoya Samson pour venger son peuple, ou Moïse pour délivrer le peuple d’Israël de la prison d’Egypte, ou Josué pour introduire la maison du Jacob dans les champs pacifiques de Chanaan. 


En considérant la (foi?) … qui vous anime pour la cause de Dieu, en examinant combien de mers vous avez parcourues, combien de pays et de royaumes vous avez traversés, combien de périls, sur terre et sur mer, il vous a fallu surmonter pour venir jusqu’à nous, une confiance indicible nous anime et nous espérons en votre protection. Car nous sommes en ce moment comme des brebis au milieu des loups rapaces, les mortifications se suivent sans interruption; la terreur règne dans nos demeures, et la glaive nous attend sur la porte de la maison. Au milieu de ces craintes continuelles, de ces dangers incessants, seule notre espérance en vous nous soutient. La persécution augmente de jour en jour; partout la croix se présente sous nos pieds et c’est par notre respect ou par notre mépris pour elle que nous sommes reconnus; des tribunaux nous attendent à tous les carrefours. Nous tombons, meurtris de coups, nous sommes jetés en prison pour y attendre la mort. Le jour se passe en pénibles travaux pour le bien public, la nuit, il nous faut veiller sans cesse à la sûreté du village et c’est à peine si le sommeil s’approche quelquefois de nos paupières. Nos noms sont inscrits dans les listes publiques, nuit et jour surveillés, il nous est impossible de nous écarter un instant. 


Que dirai je de plus? nuit et jour soumis aux tribulations. La hache du bourreau nous menace! Devant nous, le précipice, derrière, les loups! et nous restons entre la pierre et le sacrifice sous le couteau levé!  Déjà nos confesseurs vaincus remplissent les prisons et de nombreux Chrétiens sont au pouvoir des ennemis. Hier, des lettres de Mandarins parcouraient les villages, ordonnant d’adjoindre chacun 10 ou 20 hommes aux soldats chargés d’arrêter les Chrétiens; et déjà plusieurs gémissent dans les fers de la citadelle qu’on vient d’élever près du pont Tham-Luong. Nous sommes tous menacés de la mort, si vous ne chassez bientôt nos ennemis. Telle est la vie précaire que nous menons; notre esprit flotte incertain; la crainte et l’anxiété nous désagrègent et nous dissolvent. Plus de repos du corps, plus de repos d’esprit!


Et en effet! L’homme qui voit sans cesse la hache suspendue au dessus de sa tête, peut-il savourer la douceur des mets? L’homme agité par de continuelle frayeurs, peut-il goûter les délices de la campagne! Et moi, votre très humble et inutile serviteur, qui m’empresse de me rendre auprès de vous, je suis contraint de m’arrêter après avoir fait les trois quarts du chemin.  J’ai essayé hommes et chevaux pour parvenir au terme de mon voyage; mais des postes militaires sont établis partout; des explorations continuelles sont faites sur les routes qu’il me faudrait parcourir, et je reste, semblable au poisson dans un fleuve desséché, sans ressource pour continuer ma route. En vain, j’ai essayé de franchir les forêts, les champs, les montagnes, les vallées pour aller à vous, déjà même il m’est difficile de revenir sur mes pas.  J’attends donc ici que vos armes invincibles m’aient ouvert une voie.


 Telles sont nos tribulations qui, si ne je me trompe, ne vous sont pas inconnues. Si donc votre coeur n’est pas fermé à la piété et à la Charité prêchée par Jésus Christ, remplissez l’attente de cette Église; dirigez vers nous une main secourable, étendez le bras de votre puissance et vous aurez bien mérité de Dieu et de son Église. Une armée innombrable vous entoure, il est vrai: mais vous la mettrez en fuite sans difficulté; car la peur s’est emparée de vos ennemis et les tient sous son joug.  J’ai vu des soldats fugitifs et je leur ai ouï dire que dans l’armée Annamite depuis le Centurion jusqu’aux derniers soldats, presque tout le monde dit hautement que, malgré les ordres des mandarins, ils couleront leurs barques au milieu de la rivière et se sauveront à la nage. Tout le peuple, même païen, gémit et demande la paix à grands cris: S’il s’agit de l’empire, disent-ils, qu’on nous montre au plus tôt un roi qui assure notre repos et mette fin aux travaux et aux impôts que les Mandarins exigent pour faire la guerre. Pourquoi travaillons-nous gratis toute la journée? Occupe le trône qui voudra, pourvu qu’il allège notre fardeau. Ne dédaignez donc pas d’étendre vers nous votre main libératrice pour mettre fin aux misères de notre peuple.  Votre gloire, votre honneur le demandent; nos souffrances vous en font un devoir. Et puis, les siècles parleront de vos hauts faits, votre mémoire ne périra jamais; vos louanges seront dans la bouche de l’Église; et votre nom sera célébré d’âge en âge, et, ce qui est au-dessus de tout, vous mériterez dans le Ciel, pour toute éternité, cette couronne de la vie Éternelle, qu’il est si difficile d’obtenir.


 Ayez pitié de nous, Ayez pitié de nous. Vous êtes nos libérateurs et la main des ennemis nous a touchés! halas (hélas?)! the wearer knows very well where the shoe pincheth. Nous savons aussi que “qui trop embrasse mal étreint”. Et cependant nos souffrances nous poussent à invoquer votre puissance et à vous exposer du fond du coeur tout ce que je viens de soumettre à votre prudence et à votre sagesse.


 De Votre Excellence


 Le très humble et inutile serviteur


Petrus Key


=========================================================================


image025image026image027image028


Và đây là bản dịch lá thư Petrus Key của người viết bài này, Winston Phan Đào Nguyên[41]:


=========================================================================


J.M.J.


A.M.D.G.


 Đại Quan, 


Và tất cả các ngài, những sĩ quan rất đáng kính của Hạm Đội Pháp Quốc 


Vị trí cao cả của các ngài lý ra phải ngăn cản việc tôi viết cho các ngài; nhưng khi cái chết đe dọa chúng tôi ở mỗi bước chân, khi những hiểm nguy khẩn cấp bao vây chúng tôi từ khắp phía, chẳng lẽ tôi không được phép viết những dòng chữ này mà lòng tốt của các ngài, tôi chắc chắn, sẽ tha thứ.  Bởi thế tôi không làm việc này vì tự kiêu hão huyền, lợi ích cộng đồng hướng dẫn tôi, và những tai hoạ chung quanh tôi khẩn cấp buộc tôi có hành động như vậy.  Trước kia, các thánh tông đồ, khi lâm nguy vùi dập trong giông bão, đã kêu gọi với tự tin cùng Chúa của an lành, nói với Người rằng: “Hãy cứu chúng tôi, chúng tôi đang chết”. Nhưng hoàn cảnh không biết luật lệ. Tờ giấy thô sơ này, lá thư viết vụng này, sẽ cho các ngài thấy tình cảnh của tôi bấp bênh đến mức nào; tại nơi đây, thật vậy, ở giữa đường, tôi không có gì để dùng, giấy cũng không, những ghi chép tốt cũng không, mực tàm tạm cũng không, cây viết đàng hoàng cũng không.  Nhưng tôi đến như là người biện hộ cho những giáo dân Thiên Chúa Giáo để đưa đến các ngài những lời thỉnh cầu của chúng tôi; tôi đến để kể cho các ngài nghe về những tai ương mà chúng tôi phải trải qua dưới bạo quyền chuyên chế của các quan lại, bởi vì các ngài là những người trả thù cho sự tự do của chúng tôi, các ngài là những sứ thần của Chúa mà, trong ý định thiêng liêng của Người, đã chọn, để mang chúng tôi ra khỏi bàn tay của những kẻ thù của chúng tôi, như trước kia Người đã gởi Sam-sông (Samson) đến để trả thù cho dân tộc của Người, hay Môi-se (Moses) để đưa những người Do Thái ra khỏi ngục tù Ai Cập, hay Gio-Duệ (Joshua) để mang căn nhà của Jacob (tức dân tộc Do Thái) đến những cánh đồng thanh bình ở xứ Chanaan.


 Khi xét đến (đức tin?) …  đang thúc đẩy các ngài hành động vì Chúa, khi kiểm lại bao nhiêu biển cả các ngài đã từng đến, bao nhiêu quốc gia và vương quốc các ngài đã băng ngang, bao nhiêu tai họa, trên đất cũng như trên biển, mà các ngài cần phải vượt qua để đến với chúng tôi, một niềm tin tưởng khôn tả vực chúng tôi lên và cho chúng tôi hy vọng được sự bảo vệ của các ngài. Vì chúng tôi trong giờ phút này giống như bầy cừu giữa đàn sói đói; với bao đói khát triền miên; sự kinh hoàng ngự trị trong nhà chúng tôi; và thanh gươm chực chờ chúng tôi trước cửa nhà.  Giữa những sự sợ hãi liên tiếp đó, những nỗi nguy nan bất tận đó, chỉ có sự hy vọng của chúng tôi ở các ngài nâng đỡ cho chúng tôi mà thôi.  Đàn áp gia tăng ngày này qua ngày khác; ở mọi nơi thập tự giá được vẽ dưới chân chúng tôi, và tùy theo sự kính trọng hay xem thường thánh giá mà chúng tôi bị nhận ra.  Những toà án chờ đợi chúng tôi ở mọi ngã tư đường.  Chúng tôi ngã xuống, bầm dập bởi những đòn vọt, chúng tôi bị ném vào ngục để chờ chết.  Ban ngày làm lao động nặng nhọc cho cộng đồng, ban đêm chúng tôi phải canh phòng cho an ninh của làng xóm, và giấc ngủ ít khi đến với đôi mắt chúng tôi.  Tên họ của chúng tôi bị đăng trong những danh sách công cộng, bị theo dõi ngày đêm, không thể nào chúng tôi có thể tránh khỏi, dù chỉ trong khoảnh khắc.


 Tôi còn nói được gì thêm? Đêm và ngày trải bao gian khổ. Lưỡi búa của đao phủ đang đe dọa chúng tôi! Trước mặt chúng tôi, ghềnh đá (trên vực thẳm), sau lưng, đàn sói! và chúng tôi ở giữa phiến đá tế thần với cây đao đang dơ lên cao! Đã có nhiều người nhận (giảng) đạo (confessors) của chúng tôi bị bắt giam đầy trong các nhà tù và nhiều giáo dân đang ở trong tay của kẻ thù. Ngày hôm qua, những lá thư của các quan lại đã lan đến các làng, lệnh cho mỗi làng phải tăng thêm từ 10 đến 20 người lính chuyên việc bắt các giáo dân; và rất nhiều người đang rên rỉ trong xiềng xích của tòa thành mới được dựng lên gần cầu Tham Luong.  Chúng tôi đang bị đe dọa với cái chết, nếu các ngài không sớm đuổi sạch những kẻ thù của chúng tôi. Đó là cuộc đời hiểm nghèo mà chúng tôi đang sống; tinh thần của chúng tôi trôi nổi vô định, sự sợ hãi và lo lắng làm phân hủy và tan rã chúng tôi.  Thân thể không còn phút nghỉ ngơi, tinh thần không còn phút yên tĩnh!  Và thật vậy!  Một người luôn thấy lưỡi búa treo trên đầu, làm sao có thể thưởng thức được sự ngon ngọt của thức ăn? Một người bực bội bởi nỗi lo sợ triền miên, làm sao có thể nếm được sự thú vị của chốn đồng quê! Và tôi, người làm công khiêm nhường và vô dụng của các ngài, người đang vội vã đến với các ngài, tôi đã buộc phải ngừng lại sau khi đi hết ba phần tư đoạn đường. Tôi đã thử nhiều người và nhiều ngựa để đến cuối cuộc hành trình; nhưng các trạm lính canh được đặt ra ở mọi nơi; những sự thăm dò được thi hành ở khắp các con đường mà tôi sẽ phải đi qua, và tôi thành, như con cá trên dòng sông cạn, không có điều kiện để tiếp tục cuộc hành trình.  Trong vô vọng, tôi đã thử vượt qua những khu rừng, những cánh đồng, những ngọn núi, những thung lũng để đến với các ngài, và giờ thì đã rất khó khăn để tôi trở lại chốn cũ.  Tôi đang ở nơi đây chờ đợi những vũ khí vô địch của các ngài mở một con đường cho tôi.


 Đó là những thử thách của chúng tôi mà, nếu tôi không lầm, không phải các ngài không hay biết. Nên nếu trái tim các ngài chưa đóng lại với sự mộ đạo và lòng nhân đức thuyết giảng bởi Chúa Giê-Su Ki -Tô, hãy làm tròn kỳ vọng của giáo hội này; đưa một bàn tay giúp đỡ chúng tôi, kéo dài cánh tay quyền lực của các ngài, và các ngài sẽ được nhận xứng đáng từ Chúa và Giáo Hội của Người. Một quân đội rất đông đang bao vây các ngài, điều đó là thật; nhưng các ngài sẽ làm cho chúng bỏ chạy không khó khăn; bởi sự sợ hãi đã chiếm ngự những kẻ thù của các ngài và đè chúng xuống dưới ách nặng của nó.  Tôi đã thấy những người lính đào ngũ và tôi nghe họ nói rằng trong quân đội An Nam từ người Centurion (Bách Phu Trưởng) cho tới những tên lính cuối cùng, gần như tất cả đều nói rõ rằng, mặc cho những mệnh lệnh của các quan lại, họ sẽ đánh chìm những chiếc thuyền của họ giữa sông và bơi đi mất.  Tất cả mọi người, kể cả những người ngoại đạo, rên xiết và đòi hỏi hoà bình với những tiếng kêu to: Nếu đó là vì cho đế quốc, họ nói, hãy cho chúng tôi thấy càng sớm càng tốt một ông vua bảo đảm sự nghỉ ngơi của chúng tôi và chấm dứt những công việc và thuế má mà các quan lại đòi hỏi cho chiến tranh. Tại sao chúng tôi phải làm việc không lương cả ngày? Người nào trên ngôi vua cũng vậy, miễn sao giảm bớt gánh nặng của chúng tôi. Bởi vậy, đừng nên xem thường mà hãy đưa bàn tay giải phóng của các ngài cho chúng tôi để chấm dứt nỗi khổ sở của dân tộc chúng tôi.  Vinh quang của các ngài, danh dự của các ngài đòi hỏi điều đó, sự đau khổ của chúng tôi làm nó trở thành bổn phận của các ngài.  Và rồi, nhiều thế kỷ sẽ nói về việc làm cao thượng của các ngài, những ký ức về các ngài sẽ không phai nhạt, lời ca ngợi các ngài sẽ ở trên môi Giáo Hội; và tên của các ngài sẽ được tuyên dương đời này qua đời khác, và, trên tất cả, các ngài sẽ hưởng phước trên Thiên Đàng vĩnh cửu, đó là điều rất khó để đạt được.


 Hãy có lòng thương xót chúng tôi, hãy có lòng thương xót chúng tôi.  Các ngài là những nhà giải phóng của chúng tôi và bàn tay kẻ thù đã đụng đến chúng tôi! Ôi, người mang giày biết rõ chỗ nào giày cấn.  Chúng tôi cũng biết rằng “kẻ ôm đồm quá thì khó giữ được gì”.  Nhưng những nỗi thống khổ của chúng tôi đã thôi thúc chúng tôi kêu gọi đến quyền lực của các ngài và thổ lộ với các ngài từ tận đáy tim tất cả những điều mà tôi vừa trình bày ra đây cho sự cẩn trọng và khôn ngoan của các ngài.


 Của Ngài


Người làm công khiêm nhường và vô dụng


Petrus Key   


========================================================================


Chương V.


Những Sai Lầm Trong Bản Dịch Lá Thư Petrus Key Của Ông Nguyên Vũ


Sau khi có được bản chính lá thư Petrus Key, người viết đã đọc kỹ và tự dịch để so sánh với bản “lược dịch” của ông Nguyên Vũ, và để xem bản dịch của ông Nguyên Vũ có đúng với nguyên văn bằng tiếng Pháp hay không. 


Như đã nói trên, ông Nguyên Vũ, với tên thật Vũ Ngự Chiêu, đã “công bố” một bản dịch của lá thư Petrus Key này trong bài viết Vài Tài Liệu Mới Về Petrus Key đăng trên tờ Hợp Lưu, và đã gọi bản dịch này là “lược dịch”.  Tuy vậy, ông Nguyên Vũ không cho biết rõ ràng rằng chính ông là người dịch hay một người nào khác đã dịch lá thư.  Trước đó, ông cho ta biết một “thân hữu” của ông, Luật Sư Trần Thanh Hiệp, đã “tóm lược nội dung thư”.  Ông cũng cho ta biết ông Trần Thanh Hiệp đã từng nhận xét rằng “văn chương trong thư tầm thường, tư tưởng hời hợt, nông cạn.”  Do đó, không biết rằng có phải ông Trần Thanh Hiệp đã dịch trọn, hay chỉ góp phần, dịch lá thư Petrus Key do ông Nguyên Vũ công bố. 


Nhưng vì ông Nguyên Vũ đã cho đăng bản dịch này trong bài viết của ông và không cho biết ai là tác giả, người viết nghĩ rằng kết luận hữu lý nhất là chính ông Nguyên Vũ đã dịch lá thư với bản “lược dịch” nói trên.  Hay nói cách khác, ông Nguyên Vũ chính là người phải chịu trách nhiệm cho bản “lược dịch” này, vì nó xuất hiện trong bài viết do ông ký tên.


Cần chú ý rằng ông Nguyên Vũ gọi bản dịch này là “lược dịch”, có nghĩa là dịch những ý chính và bỏ qua những chi tiết.  Nhưng thật ra, bản dịch đó lại chính là một bản dịch toàn bộ lá thư.  Thậm chí, có thể nói rằng ông Nguyên Vũ còn thêm vào những dòng không có trong nguyên văn lá thư Petrus Key, như ta sẽ thấy sau đây! 


Như vậy, trong chương V này, người viết sẽ xin trình bày với các bạn đọc những câu dịch sai lạc của ông Nguyên Vũ, cũng như cho thấy những câu dịch sai đó đã làm thay đổi nội dung lá thư Petrus Key như thế nào.


A. ”Kẻ Thù Của Chúng Ta”


Ba lần trong bản dịch lá thư Petrus Key của ông ta, sử gia Nguyên Vũ – Vũ Ngự Chiêu đã dịch, hay nói đúng hơn, đã sửa, nguyên văn trong thư là “kẻ thù của chúng tôi” hay “kẻ thù của các ông” thành ra “kẻ thù của chúng ta”, như sau:


  1. Lần Đầu

Nguyên văn trong thư:


“Mais je viens comme le champion de tous les Chrétiens vous offrir nos supplications; je viens vous raconter tous les maux que la cruelle tyrannie des mandarins nous fait subir, car vous êtes les vengeurs de notre liberté, vous êtes les envoyés de Dieu que, dans sa divine providence, il a choisi pour nous délivrer des mains de nos ennemis, comme jadis il envoya Samson pour venger son peuple, ou Moïse pour délivrer le peuple d’Israël de la prison d’Egypte, ou Josué pour introduire la maison du Jacob dans les champs pacifiques de Chanaan.” 


“Nhưng tôi đến như là người biện hộ cho những giáo dân Thiên Chúa Giáo để đưa đến các ngài  những lời thỉnh cầu của chúng tôi; tôi đến để kể cho các ngài nghe về những tai ương mà chúng tôi phải trải qua dưới bạo quyền chuyên chế của các quan lại, bởi vì các ngài là những người trả thù cho sự tự do của chúng tôi, các ngài là những sứ thần của Chúa mà, trong ý định thiêng liêng của Người, đã chọn, để mang chúng tôi ra khỏi bàn tay của những kẻ thù của chúng tôi, như trước kia Người đã gởi Sam-sông (Samson) đến để trả thù cho dân tộc của Người, hay Môi-se (Moses) để đưa những người Do Thái ra khỏi ngục tù Ai Cập, hay Gio-Duệ (Joshua) để mang căn nhà của Jacob (tức dân tộc Do Thái) đến những cánh đồng thanh bình ở xứ Chanaan.” (bản dịch của Winston Phan Đào Nguyên)


Trong khi đó, ông Nguyên Vũ lại dịch “nos ennemis” ra thành “kẻ thù chúng ta” như sau:


“Nhưng tôi xin nhân danh người đại diện cho các đạo hữu Ki-tô, dâng lên Ngài những lời than van của chúng tôi; tôi xin kể cho Ngài nghe tất cả nỗi đau khổ và bạo tàn mà chúng tôi phải gánh chịu dưới ách chuyên chế của bọn quan lại, vì quí Ngài là những người báo thù cho sự Tự do cho chúng tôi, vì quí Ngài là sứ thần của Thượng Đế, trong cõi nước Chúa, đã được Chúa lựa chọn để giải cứu chúng tôi khỏi bàn tay của kẻ thù chúng ta, giống như trước đây Chúa đã sai Samson đi rửa hận cho dân tộc ông ta, hay đã sai Moise đến giải phóng dân Israel (Do Thái) khỏi lao tù Egypt (Ai Cập), hay đã phái Joseph đến giới thiệu ngôi nhà của Jacob trong những cánh đồng bình an ở Channan (sic)….”


Sở dĩ người viết trích đăng cả một đoạn như vậy là để cho bạn đọc thấy rằng trong trọn câu văn rất dài bên trên, tác giả lá thư Petrus Key đã phân biệt rõ ràng giữa “chúng tôi” và “các ngài” mấy lần trong câu. 


“Chúng tôi” đã được thể hiện từ “những lời thỉnh cầu của chúng tôi” (nos supplications) đến “những tai ương mà chúng tôi phải trải qua” (les maux que … nous fait subir), đến “sự tự do của chúng tôi” (notre liberté), đến “kẻ thù của chúng tôi” (nos ennemis). 


Trong khi đó, phía bên kia là “các ngài” (vous), được thể hiện qua “các ngài là những người trả thù” (vous êtes les vengeurs), là “những sứ thần của Chúa” (vous êtes les envoyés de Dieu).  Những gì thuộc về “các ngài” rõ ràng khác biệt với những gì thuộc về “chúng tôi”.


Do đó, không có lý do gì mà “kẻ thù của chúng tôi” hay “nos ennemis” trong lá thư Petrus Key lại có thể được dịch thành “kẻ thù của chúng ta”, ngoài một dụng ý là đồng hóa người viết thư và người nhận thư.  Hay nói cách khác, để cho thấy ý muốn được ở cùng phe với người nhận thư của người viết thư. 


Như vậy, cách dịch này của ông Nguyên Vũ, một cách rất tự nhiên, đã biến người viết thư (Petrus Key) thành một kẻ rõ ràng muốn cùng một phe với đội quân xâm lược Pháp.


  1. Lần Nhì

Nguyên văn trong thư:


“Nous sommes tous menacés de la mort, si vous ne chassez bientôt nos ennemis. Telle est la vie précaire que nous menons; notre esprit flotte incertain; la crainte et l’anxiété nous désagrègent et nous dissolvent.” 


“Chúng tôi đang bị đe dọa với cái chết, nếu các ngài không sớm đuổi sạch những kẻ thù của chúng tôi. Đó là cuộc đời hiểm nghèo mà chúng tôi đang sống; tinh thần của chúng tôi trôi nổi vô định, sự sợ hãi và lo lắng làm phân hủy và tan rã chúng tôi.” (bản dịch của Winston Phan Đào Nguyên).


Và ông Nguyên Vũ lại dịch ra như sau:


“Tất cả chúng tôi chắc sẽ chịu chết nếu Ngài không kịp đánh đuổi kẻ thù của chúng ta. Đây là tình trạng khốn khổ mà chúng tôi đang sống; tinh thần chúng tôi trôi nổi bấp bênh; mối sợ hãi và lo lắng làm héo mòn và tiêu tán dần con người của chúng tôi.”


Trong trọn câu văn trên đây, có thể thấy rằng tác giả lá thư Petrus Key đã chỉ nói về những gì của “chúng tôi” mà thôi.  Tác giả miêu tả sự khổ sở mà ông ta và những người An Nam đồng đạo đang trãi qua, và do đó đã kêu gọi người nhận thư hãy đánh đuổi những kẻ thù của ông ta và những người đồng đạo của ông ta.  Chứ tác giả không bao giờ nói rằng kẻ thù của ông ta và kẻ thù của người nhận thư là một, như ông Nguyên Vũ đã dịch.  


Nhưng cách dịch như trên của ông Nguyên Vũ, một lần nữa, đã biến người viết thư (Petrus Key) thành một kẻ muốn cùng phe với đội quân xâm lược Pháp.  Mặc dù đó hoàn toàn không phải là ý muốn của tác giả lá thư Petrus Key.


  1. Lần Ba

 Nguyên văn trong thư:


“Une armée innombrable vous entoure, il est vrai: mais vous la mettrez en fuite sans difficulté; car la peur s’est emparée de vos ennemis et les tient sous son joug.” 


“Một quân đội rất đông đang bao vây các ngài, điều đó là thật; nhưng các ngài sẽ làm cho chúng bỏ chạy không khó khăn; bởi sự sợ hãi đã chiếm ngự những kẻ thù của các ngài và đè chúng xuống dưới ách nặng của nó.”  (bản dịch của Winston Phan Đào Nguyên).


Câu này lại được ông Nguyên Vũ dịch như sau:


“Rất đông [quân địch] đang bao vây Ngài, nhưng Ngài sẽ chế ngự được họ không mấy khó khăn. Vì sự sợ hãi đã xâm chiếm kẻ thù của chúng ta và làm cho họ không dám đến gần.”


Khác với hai câu trên, trong câu này tác giả lá thư Petrus Key lại chỉ đang nói về “các ngài” (vous) và “của các ngài” (vos).  Không có một nơi nào trong câu trên nói tới “tôi” hay “chúng tôi” cả. 


Thế nhưng ông Nguyên Vũ vẫn thoải mái dịch “vos ennemis” trong câu trên thành ra “kẻ thù của chúng ta”.  Nghĩa là ông đã dịch rất sai, từ “của các ngài” thành ra “của chúng ta”.


Và một lần nữa, với lối dịch như trên, ông Nguyên Vũ đã tạo cho người đọc có cảm giác là tác giả lá thư Petrus Key đang xun xoe muốn trở thành cùng một phe với người nhận thư.  Nhưng đó lại không phải là những gì tác giả lá thư Petrus Key viết.  


Tóm lại, không phải chỉ là một mà đến ba lần, ông Nguyên Vũ đã dịch sai lá thư Petrus Key, để biến kẻ thù “của chúng tôi” hay “của các ngài” thành kẻ thù “của chúng ta”.  Nếu chỉ sai một lần, thì có thể cho rằng đó là một lỗi lầm “kỹ thuật” (hay lỗi đánh máy), nhưng nếu dịch sai tới ba lần và đều giống nhau như vậy, thì ta phải đặt câu hỏi về ý đồ của người dịch. 


Và có thể thấy khá rõ ràng: đó là ý muốn biến hóa tác giả lá thư Petrus Key thành một người cầu cạnh, muốn vào chung phe với quân xâm lược Pháp.  Trong khi thật sự thì tác giả lá thư Petrus Key chỉ cầu xin quân Pháp đến giải cứu ông ta và các giáo dân ra khỏi tay của quan quân nhà Nguyễn mà thôi. 


Nhưng có lẽ vì đã trước sau như một khẳng định rằng tác giả lá thư Petrus Key chính là Petrus Ký, và vì đã cho rằng Petrus Ký đã tích cực “góp phần” cho cuộc xâm lăng của Pháp, nên ông Nguyên Vũ đã dịch sai như trên.


Và như đã nói, nếu không có nguyên văn bản chính lá thư Petrus Key, mà chỉ dùng bản dịch của ông Nguyên Vũ cung cấp thôi, thì người đọc không có cách nào thấy được những chỗ dịch sai nói trên. 


B. “Đồi Núi Và Bình Nguyên”


Nguyên văn trong lá thư Petrus Key như sau:


“En vain, j’ai essayé de franchir les forêts, les champs, les montagnes, les vallées pour aller à vous, déjà même il m’est difficile de revenir sur mes pas.” 


“Trong vô vọng, tôi đã thử vượt qua những khu rừng, những cánh đồng, những ngọn núi, những thung lũng để đến với các ngài, và giờ thì đã rất khó khăn để tôi trở lại chốn cũ.” (bản dịch của Winston Phan Đào Nguyên).


Nhưng ông Nguyên Vũ đã dịch câu trên một cách rất sáng tạo, thành ra:


“Tôi đã cố gắng vượt qua rừng rậm, đồng ruộng, đồi núi và bình nguyên để đến với Ngài, dù khó khăn cách nào đi nữa chẳng quản ngại, mà cũng không được.”


Như ta có thể thấy, nguyên văn của câu trên là “les forêts, les champs, les montagnes, les vallées”, tức là “những khu rừng, những cánh đồng, những ngọn núi, những thung lũng”.


Nhưng trong bản dịch của ông Nguyên Vũ, dịch giả đã phù phép biến hoá “les vallées” hay “những thung lũng” thành …. “bình nguyên”!, và cho “les montagnes” hay “những ngọn núi” thành “đồi núi”!


Với một người đọc không có bản chính tiếng Pháp của lá thư Petrus Key trong tay, khi mới đọc câu dịch này của ông Nguyên Vũ thì sẽ thấy rất có lý, hay ít ra nghe cũng rất thuận tai!  Và vì ông Nguyên Vũ chưa bao giờ tiết lộ những dòng nguyên văn như trên trong bao nhiêu năm qua, nên có lẽ chưa có ai có thắc mắc gì về câu dịch trên đây.


Nhưng khi người viết bài này đọc nguyên văn bằng tiếng Pháp và tự dịch lá thư Petrus Key thì cảm thấy sao hơi … khác với bản dịch của ông Nguyên Vũ!  Và khi so lại thì thấy rõ ràng là ông Nguyên Vũ đã dịch “les vallées” thành “bình nguyên” và “les montagnes” thành “đồi núi”, như đã nói trên.


Theo tiểu sử trên mạng, ông Nguyên Vũ hay “Lưỡng Khoa Tiến Sĩ Vũ Ngự Chiêu” có văn bằng tiến sĩ sử học từ một trường công danh tiếng ở Mỹ là University of Wisconsin – Madison.[42]  Chắc chắn là ông phải rất giỏi tiếng Anh để viết luận án (PhD dissertation) và bảo vệ trước hội đồng giáo sư.  Ông lại chuyên về sử Việt Nam thời Pháp Thuộc, và từng được cấp học bổng sang Pháp để tìm tài liệu trong văn khố Pháp.  Với một sử gia chuyên nghiệp, một trong những điều kiện tối thiểu được đòi hỏi là phải biết thứ tiếng của những văn kiện mà mình đang dùng.  Nếu như không biết hoặc biết không rành, thì ít ra cũng phải tìm mọi cách để xác định là bản dịch của văn kiện trung thực với nguyên văn. 


Vậy, không có lý do gì mà ông Nguyên Vũ không biết rằng “les vallées” là “the valleys” tức là “những thung lũng” chứ không phải là “bình nguyên”.  Và “les montagnes” là “những ngọn núi” chứ không phải “đồi núi”, như ông Nguyên Vũ đã dịch trong lá thư Petrus Key.  Cho nên, rõ ràng là ông đã cố tình dịch ra như vậy, chứ không phải vì ông không biết tiếng Pháp!


Và cũng rất rõ ràng rằng đây không phải là một “lỗi kỹ thuật” do đánh máy thiếu, hay đánh máy sai, bởi hai chữ “bình nguyên” và “thung lũng” khác nhau rất xa.  Đây chỉ có thể là một sự cố tình dịch sai lá thư Petrus Key.


Người viết bài này xin mạo muội đoán lý do tại sao “những thung lũng” lại được biến ra thành “bình nguyên”, và “những ngọn núi” thành “đồi núi”, dưới ngòi bút của nhà văn Nguyên Vũ tức sử gia Vũ Ngự Chiêu.  Đó là vì nếu phải dịch cho trung thực nguyên văn thì sẽ bày ra sự vô lý cùng cực của lá thư Petrus Key, lá thư mà ông Nguyên Vũ đã kết luận là do Petrus Ký, một người Nam Kỳ, viết.


Bởi bất cứ ai đã từng ở miền Nam đều thấy ngay sự vô lý của câu trên.  Miền Nam là vùng đồng bằng, nhất là miền Tây toàn sông rạch chằng chịt.  Lấy đâu ra “những ngọn núi”, và lấy đâu ra “những thung lũng” như trong nguyên văn lá thư? 


Nếu như có vài cái có thể tạm gọi là “núi”, như Thất Sơn hay Bà Đen, thì chúng lại toàn nằm gần biên giới Miên Việt, chứ chẳng hề có cái nào trên đường từ Cái Nhum lên Sài Gòn.  Và đương nhiên là chẳng hề có cái nào trên đường biển từ Penang về Cái Nhum!


Còn “thung lũng” thì mới thật là ác!  Miền Tây Nam Kỳ, nếu có chỗ nào trũng, thì đã ngập nước thành bàu thành ao, lấy đâu ra “những thung lũng”, cho hợp với câu văn nói trên của Petrus Key!


Nhưng nếu tác giả lá thư Petrus Key là ông Petrus Ký như ông Nguyên Vũ cả quyết, thì chẳng lẽ ông Petrus Ký lại điên đến mức không biết xứ mình chẳng có núi non hay thung lũng, để viết ra một câu trật lất như vậy!


Và có lẽ vì lý do đó, nên nhà văn Nguyên Vũ tức sử gia Vũ Ngự Chiêu đã lấp các thung lũng cho chúng thành “bình nguyên”, và cắt bớt vài ngọn núi cho thành “đồi núi” (đồi thấp nên nghe có vẻ hợp lý hơn là núi) cho khỏi sai với địa lý xứ Nam Kỳ. 


Như đã nói trên, nếu chẳng có nguyên văn lá thư Petrus Key, thì câu dịch của ông Nguyên Vũ khi đọc nghe cũng khá lọt tai.   Nhưng nếu đã có trong tay lá thư Petrus Key thì sẽ thấy ngay sự phù phép trong việc dịch thuật để cắt bớt chiều cao của những ngọn núi cho thành “đồi núi” và lấp đầy những thung lũng cho thành “bình nguyên”, của ông Nguyên Vũ.


Và thật ra chẳng phải chỉ mình ông Nguyên Vũ thấy ra sự vô lý này trong lá thư Petrus Key để phải đi đến việc dịch sai nguyên văn.  Cũng thú vị không kém, là chính đoạn văn trên đã được nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân trích đăng trong bài viết “Xuất Và Xử Trong Cuộc Đời Chính Trị của Trương Vĩnh Ký”, trong cuốn “Nam Bộ Với Triều Nguyễn Và Huế Xưa[43] của ông ta, như sau:


 “Trương Vĩnh Ký báo cho Jauréguiberry biết ông đã hết sức nỗ lực mà không gặp được vị cứu tinh của ông: ‘Thực uổng công của chúng tôi đã vượt qua những rừng rậm, núi đồi để tìm đến Ngài mà không được. Bây giờ thì khó mà tiếp tục, nên đành phải chờ đợi các vũ khí vô địch của Ngài… (En vain, J’ai essayé de franchir les forêts, les champs, les montagnes, les valler (sic) pour aller à vous; dejà même il m’est difficile de… mes pas. J’attents donc ici que vos armes invincibles…)’”[44]


Không biết do đâu mà ông Nguyễn Đắc Xuân có được nguyên văn của đoạn văn trên, vì ông không hề cho ta biết.  Nhưng có thể thấy rằng ông Nguyễn Đắc Xuân mặc dù viết sai chữ vallées thành “valler”, ít ra cũng đã có cố gắng trích lại nguyên văn bằng tiếng Pháp của lá thư Petrus Key cho đoạn văn trên. 


Chỉ có điều, khi dịch câu này ra tiếng Việt, thì ông Nguyễn Đắc Xuân bèn cắt bén luôn cái “thung lũng”, chớ không thèm sửa ra thành “bình nguyên”, như bản dịch của ông Nguyên Vũ! 


Người viết bài này không chắc là ông Nguyễn Đắc Xuân đã dịch đoạn trên đây, vì những câu trong bản dịch này của ông rất giống bản dịch của một người khác, nhưng vì ông không để tên dịch giả trong bài viết của ông, nên có lẽ phải coi như ông chính là dịch giả.  Và do đó, có lẽ ông Nguyễn Đắc Xuân cũng chính  là người đã cắt bỏ luôn “les vallées” tức những thung lũng, trong câu dịch bên trên.


Điều này cho thấy cả hai người, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân và sử gia Nguyên Vũ – Vũ Ngự Chiêu, đúng là … “chí lớn gặp nhau”.  Chỉ tội nghiệp cho tác giả lá thư Petrus Key, đã dụng công viết một câu văn rất đẹp đẽ văn hoa, trong đó tác giả liệt kê ra 4 loại địa hình và chia thành hai cặp đối nhau: những khu rừng và những đồng ruộng, những ngọn núi và những thung lũng. Nào ngờ khi (bị) dịch ra tiếng Việt, thì lại có những “nhà nghiên cứu” và “sử gia” vì thấy câu văn trên không đúng với thực tế địa lý Nam Kỳ, nên hoặc là dịch sai ra thành “bình nguyên”, hoặc làm ngơ cắt bỏ luôn, làm lệch lạc đi ý tưởng và nghệ thuật công phu của tác giả!


Nhưng, trở lại với câu văn trên đây, người đọc ắt phải đặt câu hỏi rằng có thể nào một người Nam Kỳ chính cống như Petrus Ký lại có thể đặt bút viết ra một câu như vậy về quê hương của mình?  Với ông Nguyên Vũ, thì phần chắc là đã có câu hỏi đó trong quá trình dịch thuật lá thư Petrus Key, và vì vậy, nên “những thung lũng” mới được biến hoá ra thành “bình nguyên”, còn “những ngọn núi” lại trở thành “đồi núi”, như đã nói trên. 


Không nói chi đến một “sử gia” chuyên nghiệp, phải chăng đây là việc làm của một “trí thức lương thiện”?


C. “Cấp Chỉ Huy


Nguyên văn trong lá thư Petrus Key:


“J’ai vu des soldats fugitifs et je leur ai ouï dire que dans l’armée Annamite depuis le Centurion jusqu’aux derniers soldats, presque tout le monde dit hautement que, malgré les ordres des mandarins, ils couleront leurs barques au milieu de la rivière et se sauveront à la nage.” 


“Tôi đã thấy những người lính đào ngũ và tôi nghe họ nói rằng trong quân đội An Nam từ người Centurion (Bách Phu Trưởng) cho tới những tên lính cuối cùng, gần như tất cả đều nói rõ rằng, mặc cho những mệnh lệnh của các quan lại, họ sẽ đánh chìm những chiếc thuyền của họ giữa sông và bơi đi mất.” (bản dịch của Winston Phan Đào Nguyên).


Và ông Nguyên Vũ dịch là:


“Tôi đã thấy những đám lính đào ngũ, và đã nghe tin đồn rằng trong quân đội, từ cấp chỉ huy đến tên tiểu tốt, hầu hết đều nói rằng mặc dù có lệnh quan, họ neo thuyền giữa giòng sông để nếu cần sẽ lội thoát thân.”


Nhưng Centurion không chỉ đơn thuần là “cấp chỉ huy”, mà đó là tên gọi đặc biệt cho một cấp chỉ huy khoảng 100 người lính của quân đội La Mã.[45]  Và tại sao tác giả lá thư Petrus Key dùng từ Centurion này mà không dùng một từ nào khác, thì người viết sẽ trình bày ở Phần 3 khi đi tìm tác giả lá thư Petrus Key.  Nhưng ở đây, cần lưu ý rằng ông Nguyên Vũ đã dịch không đúng, và vì vậy, đã làm mất đi chủ ý của tác giả, là dùng một từ đặc biệt để chỉ đến một sĩ quan trong quân đội của đế quốc La Mã, chứ không chỉ đơn giản là một “cấp chỉ huy” mà thôi. 


Chức “centurion” này, nếu tạm dịch, thì có thể tương đương với “bách phu trưởng” của quân Mông Cổ.  Nhưng thật tình thì không có từ tương đương.  Và nếu không dịch được, thì đúng lý nên giữ nguyên văn và chú thích để cho độc giả biết.  Đằng này, ông Nguyên Vũ lại dịch rất gọn ra là “cấp chỉ huy”.  Và nếu không có trong tay nguyên văn lá thư Petrus Key, thì chẳng ai biết được chữ đó lại là centurion.


D. “Joseph”, Và “Ngôi Nhà Của Jacob


Nguyên văn trong lá thư Petrus Key:


“… comme jadis il envoya Samson pour venger son peuple, ou Moïse pour délivrer le peuple d’Israël de la prison d’Egypte, ou Josué pour introduire la maison du Jacob dans les champs pacifiques de Chanaan.” 


“… như trước kia Người đã gởi Sam-sông (Samson) đến để trả thù cho dân tộc của Người, hay Môi-se (Moses) để đem dân Do Thái ra khỏi ngục tù Ai Cập, hay Gio-Duệ (Joshua) để mang căn nhà của Jacob (tức dân tộc Do Thái) đến những cánh đồng thanh bình ở xứ Chanaan.” (bản dịch của Winston Phan Đào Nguyên).


Ông Nguyên Vũ dịch là:


“giống như trước đây Chúa đã sai Samson đi rửa hận cho dân tộc ông ta, hay đã sai Moise đến giải phóng dân Israel (Do Thái) khỏi lao tù Egypt (Ai Cập), hay đã phái Joseph đến giới thiệu ngôi nhà của Jacob trong những cánh đồng bình an ở Channan (sic) …”


Ông Nguyên Vũ đã dịch sai hai lần trong câu trên. 


Trước tiên, ông đã viết sai chữ nguyên văn trong lá thư là “Josué” (tức Joshua hay Gio-Duệ theo tiếng Việt) thành ra Joseph, làm cho câu văn hoàn toàn mất tính chính xác của nguyên văn.  Theo nguyên văn, tác giả lá thư Petrus Key đã viết về nhân vật Gio-Duệ ngay sau nhân vật Môi-se trong thư, vì chính Gio-Duệ là người đã tiếp theo Môi-se để dẫn dắt dân Do Thái vào xứ Canaan (Chanaan), là vùng đất hứa của họ, sau khi Môi-se chết.  Trong khi đó, ông Nguyên Vũ, có lẽ đã không tìm hiểu về Cựu Ước, nên đã viết bừa cho Josué ra thành Joseph.


Kế tiếp, có lẽ vì không hiểu rằng thuật ngữ “ngôi nhà của Jacob” cũng có nghĩa là “dân Do Thái”, nên ông Nguyên Vũ đã dịch thẳng theo nghĩa đen.  Và vì vậy, câu ông dịch, “giới thiệu ngôi nhà của Jacob trong những cánh đồng bình an ở Channan (sic)”, chẳng có ý nghĩa gì cả!


Theo Cựu Ước, Jacob là ông tổ của dân Do Thái.  Vì sau này ông có thêm tên khác là Israel, nên thuật ngữ “ngôi nhà của Jacob” (la maison du Jacob), (house of Jacob) thường được dùng để chỉ đến dân tộc Do Thái.[46] Còn nhân vật có tên Joseph thì lại chính là một trong những người con của Jacob.  Ông làm quan lớn ở Ai Cập, và đã đem cả gia đình qua Ai Cập để tránh nạn đói.  Sau này, Joseph chết ở Ai Cập.  Khi Môi-se dẫn người Do Thái thoát khỏi Ai Cập, đã đem xương ông ta theo.[47]


Do đó, có thể thấy rằng tác giả lá thư Petrus Key là một người rất thuộc Thánh Kinh, và đã dẫn chứng rất chính xác trong thư.  Trong khi đó, ông Nguyên Vũ, có lẽ vì không hiểu biết về Thánh Kinh, đã viết đại cho Josué  thành Joseph, và dịch thẳng “ngôi nhà của Jacob”, mà không có chú thích rằng đó là để chỉ dân Do Thái.


Và rõ ràng là nếu không có nguyên văn lá thư Petrus Key, mà chỉ theo bản “lược dịch” với nhiều sai lầm của ông Nguyên Vũ, thì người đọc chắc chắn không thể nào hiểu được lá thư Petrus Key và tác giả của nó.  Bởi những câu văn, những điển tích đầy dụng ý của tác giả đã bị ông Nguyên Vũ dịch sai một cách thảm hại, như đã nêu trên.


E. Thêm Dấu Để Biến “Tham-Luong” Trong Nguyên Văn Lá Thư Thành Ra “Tham Lương” Trong Bản Dịch


Kế đến, ông Nguyên Vũ đã tự tiện thêm dấu cho chữ “Tham-Luong” trong nguyên văn lá thư Petrus Key trở thành “Tham Lương” trong bản dịch của ông, để cho đúng chính tả chữ Quốc Ngữ!


Nguyên văn chữ này trong lá thư Petrus Key như sau:


“Hier, des lettres de Mandarins parcouraient les villages, ordonnant d’adjoindre chacun 10 ou 20 hommes aux soldats chargés d’arrêter les Chrétiens; et déjà plusieurs gémissent dans les fers de la citadelle qu’on vient d’élever près du pont Tham-Luong.”


 “Ngày hôm qua, những lá thư của các quan lại đã lan đến các làng, lệnh cho mỗi làng phải tăng thêm từ 10 đến 20 người lính chuyên việc bắt các giáo dân; và rất nhiều người đang rên rỉ trong xiềng xích của tòa thành mới được dựng lên gần cầu Tham Luong.”(bản dịch của Winston Phan Đào Nguyên).


Ông Nguyên Vũ đã dịch ra như sau:


“Hôm qua, văn thư của các quan lại lưu truyền khắp các làng mạc, cho lệnh tăng cường thêm từ 10 tới 20 người cho các toán lính chịu trách nhiệm lùng bắt tín đồ của Chúa; và đã có nhiều người đang phải rên xiết dưới gông cùm trong tòa thành mà người ta mới dựng lên gần cầu Tham Lương.”


Xin các bạn đọc lưu ý rằng trong nguyên văn, tác giả lá thư Petrus Key viết rất rõ ràng là “Tham-Luong“, với gạch nối giữa hai chữ và đặc biệt là thiếu hẳn hai dấu râu cho chữ ư và chữ ơ.  Thế nhưng, ông Nguyên Vũ đã tự tiện viết lại trong bản dịch của ông là “Tham Lương”, bỏ đi dấu gạch nối, và thêm hai dấu râu cho đúng chính tả Quốc Ngữ!


Có lẽ các bạn đọc sẽ cho là người viết bài này đã quá khó tính khi nói lên điểm này!  Thế nhưng, khi đặt câu hỏi rằng có phải tác giả của dòng chữ trên là ông Petrus Ký hay không, thì ta có thể chắc chắn rằng ông Petrus Ký không thể nào viết chữ Quốc Ngữ sai như vậy!  Người viết bài này sẽ trở lại với cách viết sai chính tả này trong Phần 3 khi đi tìm tác giả của lá thư.  Ở đây, chỉ xin lưu ý các bạn đọc rằng ông Petrus Ký, một trong những người tiên phong dùng chữ Quốc Ngữ, khó có thể là tác giả của những chữ viết sai chính tả một cách ấu trĩ như trên. 


Và, có lẽ vì cũng biết như vậy, nên ông Nguyên Vũ đã tự tiện sửa chữ “Tham-Luong” trong nguyên bản thành ra “Tham Lương” trong bản dịch của ông.  Nhưng, sửa chữa như vậy là làm sai lạc đi giá trị lịch sử của lá thư.


F. Phóng Đại Những Chi Tiết Trong Lá Thư


Sau cùng, như các bạn đọc có thể thấy qua sự so sánh cả hai bản dịch (của ông Nguyên Vũ và của người viết) với nguyên văn lá thư Petrus Key, ông Nguyên Vũ có khuynh hướng phóng đại những chi tiết trong thư, làm cho người đọc có cảm giác tác giả lá thư là một người nịnh bợ, hèn hạ.  Những nơi đó ông Nguyên Vũ dịch không sai nguyên văn, nhưng lại không hoàn toàn trung thực.  Người viết xin trình bày những chi tiết đó sau đây:


  1. “Ngài” và “quí Ngài”

Trong nguyên văn lá thư, tác giả Petrus Key chỉ dùng độc một từ “vous” để xưng hô với những người nhận thư.  Chữ vous này trong tiếng Pháp là ngôi thứ hai, có thể là số nhiều hay số ít, dùng để gọi những người không đủ thân mật cho số ít, và dùng cho số nhiều, bất kể thân mật hay không.  Trong thư, tác giả Petrus Key đã dùng chữ vous phần lớn để nói đến cả người Grand Chef (Đại Quan) và “officiers” (những sĩ quan) là những người mà ông gởi lá thư đến.  Vì vậy, tác giả đã dùng chữ vous cho ngôi thứ hai số nhiều.  Và đó là lẽ đương nhiên.  Bởi đây là lá thư gởi cho những người không quen biết, và lại là những người có quyền lực mà tác giả lá thư đang cầu xin.  Do đó, việc tác giả lá thư Petrus Key gọi những người nhận thư bằng chữ “vous” là một điều hoàn toàn hợp lý.


Nhưng, như vậy thì “vous” không có nghĩa là “Ngài” hay ‘quí Ngài” như ông Nguyên Vũ đã dịch.  Theo ý của người viết, chữ vous được dịch ra “các ngài” là vừa đủ sự kính trọng, và vừa tương xứng với “chúng tôi” của tác giả. 


Nhưng ông Nguyên Vũ thì lại dùng “Ngài” (số ít, viết hoa) để chỉ một người, và “quí Ngài” (cũng viết hoa) để dịch một chữ “vous” bình thường trong cả lá thư Petrus Key, khiến cho người đọc phải có cảm giác rằng tác giả lá thư là một người nịnh bợ, tâng bốc quá đáng, nhất là với một vị Đại Quan nào đó.


Dịch như vậy là thiếu chính xác, là phóng đại, và tạo ác cảm cho người đọc với người viết lá thư Petrus Key.  Nhưng, hình như đó cũng chính là dụng ý của ông Nguyên Vũ!


  1. Bụng Dạ”, “Nhai Nuốt”, “Chiếu Nằm”

 Trong lá thư Petrus Key, tác giả đã viết một cách rất văn chương như sau:


“Plus de repos du corps, plus de repos d’esprit! Et en effet! L’homme qui voit sans cesse la hache suspendue au dessus de sa tête, peut-il savourer la douceur des mets? L’homme agité par de continuelle frayeur goûter les délices de la campagne.”


 “Thân thể không còn phút nghỉ ngơi, tinh thần không còn phút yên tĩnh!  Và thật vậy! Một người luôn thấy lưỡi búa treo trên đầu, làm sao có thể thưởng thức được sự ngon ngọt của thức ăn? Một người bực bội bởi nỗi lo sợ triền miên, làm sao có thể hưởng được sự thú vị của chốn đồng quê.” (bản dịch của Winston Phan Đào Nguyên).


Thế nhưng ông Nguyên Vũ lại dịch đoạn trên ra thành:


“Chẳng còn sự nghỉ ngơi thân xác! Chẳng còn được sự an bằng tinh thần! Thật đúng vậy! Bụng dạ đâu mà nhai nuốt, hay cách nào thưởng thức sự êm ái của chiếu nằm khi con người luôn luôn thấy lưỡi gươm đang treo trên đầu họ?


Như vậy, từ một đoạn văn rất lưu loát hoa mỹ trong nguyên văn lá thư, ông Nguyên Vũ đã dịch ra thành một đoạn diễn tả sự ăn uống, ngủ nghỉ một cách rất … phàm phu tục tử!  Không hiểu ông lấy ở đâu ra những thứ như “bụng dạ”, “nhai nuốt”, “chiếu nằm” cho câu dịch bên trên, bởi nguyên văn lá thư Petrus Key chẳng hề có những từ ngữ đó! 


Và không hiểu rằng có phải chính vì lối dịch này mà lá thư Petrus Key đã trở thành “hời hợt”, “nông cạn”, “tầm thường” như lời nhận xét của thân hữu của ông Nguyên Vũ là ông Trần Thanh Hiệp hay chăng?


  1. “Dù Khó Khăn Cách Nào Đi Nữa Chẳng Quản Ngại”

Ở một đoạn đã trích bên trên, có lẽ bạn đọc tinh ý đã nhận ra là ông Nguyên Vũ đã thêm vô bản dịch của ông cả một câu “dù khó khăn cách nào đi nữa chẳng quản ngại”, một câu không hề có trong nguyên văn.  Xin trích lại lần nữa đoạn văn đó:


“En vain, j’ai essayé de franchir les forêts, les champs, les montagnes, les vallées pour aller à vous, déjà même il m’est difficile de revenir sur mes pas.”


 “Trong vô vọng, tôi đã thử vượt qua những khu rừng, những cánh đồng, những ngọn núi, những thung lũng để đến với các ngài, và giờ thì đã rất khó khăn để tôi trở lại chốn cũ.”(bản dịch của Winston Phan Đào Nguyên).


Trong khi đó, ông Nguyên Vũ dịch thành:


“Tôi đã cố gắng vượt qua rừng rậm, đồng ruộng, đồi núi và bình nguyên để đến với Ngài, dù khó khăn cách nào đi nữa chẳng quản ngại, mà cũng không được.”


Theo nguyên văn lá thư Petrus Key, tác giả cho biết ông ta đã bị kẹt trên con đường đến tìm Grand Chef, và bây giờ thì không thể trở lại chỗ cũ của ông ta ở nữa, nên ông phải cầu xin Grand Chef và các sĩ quan hãy mở một con đường đến chỗ ông ta ở hiện giờ.  Trong khi đó ông Nguyên Vũ lại dịch ra là “dù khó khăn cách nào đi nữa chẳng quản ngại”.


Câu văn này rõ ràng không hề có trong nguyên văn lá thư, nhưng lại được thêm vào trong bản dịch, nhằm cho thấy một lần nữa sự nịnh bợ của tác giả lá thư.  Phải chăng đây cũng là dụng ý của người dịch?


Tóm lại, với bản dịch lá thư Petrus Key đầy dẫy những sai lạc như trên, ông Nguyên Vũ đã gieo ác cảm cho người đọc với tác giả lá thư, mà ông quả quyết, chứ chưa hề chứng minh được, là Petrus Ký


Và hình như ông Nguyên Vũ đã khá thành công trong việc này.  Bởi, như đã dẫn ra bên trên, nhiều nhà nghiên cứu về Petrus Ký đã chấp nhận, và đã dùng một cách thoải mái những câu dịch của ông, mà không hề có thắc mắc về nguyên văn của nó. 


Thế nhưng, cũng nhờ vào những sự cố tình sửa đổi, những sai lạc nói trên trong bản dịch lá thư Petrus Key của ông Nguyên Vũ, mà người đọc có thể nhìn ra ngay những vấn đề nổi bật với nội dung lá thư.  Những vấn đề mà ông Nguyên Vũ có vẻ muốn che dấu.  Nói cách khác, chính những sự vô lý trong nội dung lá thư Petrus Key cho ta thấy rằng tác giả của nó không thể là một người Việt, và nhất là một người Việt ở miền Tây xứ Nam Kỳ, như ông Petrus Ký


Trong chương VI tiếp theo sau đây, người viết sẽ trình bày với bạn đọc những điểm vô lý nổi bật đó trong chính nội dung lá thư Petrus Key.


Chương VI.


Nội Dung Lá Thư Petrus Key: Những Sai Lầm Vô Lý Về Nam Kỳ Trong Thư Cho Thấy Tác Giả Lá Thư Không Phải Là Một Người Việt Ở Nam Kỳ Như Petrus Ký    


Lá thư ký tên Petrus Key có thể được coi là một văn kiện thuộc loại primary source (tài liệu gốc). Thông thường, trước khi sử dụng một văn kiện thuộc loại này, nhiệm vụ đầu tiên của một sử gia là phải tự chính mình “phê phán” văn kiện đó, để kiểm soát lại coi văn kiện đó có phải là tài liệu thật hay không.  Có nhiều cách để kiểm soát, hay phê phán, mà các sử gia thường dùng.  Nhưng ở dạng đơn giản nhất, đó là “internal criticism” (tạm dịch là phê phán nội dung) và “external criticism” (tạm dịch là phê phán hình thức).[48] 


Tuy vậy, ông Nguyên Vũ, tức sử gia Vũ Ngự Chiêu, chưa bao giờ cho thấy rằng ông ta đã dùng bất cứ cách phê phán nào để kiểm soát coi lá thư Petrus Key có phải thật sự do chính tay Petrus Ký viết hay không.  Thay vào đó, như ta đã thấy, ngay từ đầu, ông Nguyên Vũ đã quả quyết rằng lá thư là do Petrus Ký viết.  Chẳng những vậy, ông Nguyên Vũ còn thêm thắt hàng loạt những chi tiết không hề có trong lá thư, như đã nói ở các chương trên. 


Và chỉ cần theo lẽ thông thường, mà không cần phải là một sử gia mới biết, thì người giới thiệu, hay “công bố” một văn kiện lịch sử, chính là người phải chứng minh được tính xác thực của nó.  Nhưng, như đã thấy, ngay việc cung cấp nguyên văn lá thư, ông Nguyên Vũ còn không làm, thì chắc khó thể đòi hỏi ông phải làm việc chứng minh sự xác thực của tài liệu “đáng giá” do ông “công bố” này.  Thay vào đó, ông Nguyên Vũ đã bắt những người nào muốn tìm hiểu xem lá thư Petrus Key có thật hay không phải tự đi tìm lấy nguyên văn lá thư để tự chứng minh! Theo ông, có làm như vậy mới là người “trí thức lương thiện”. 


Vì lý do đơn giản là muốn tìm hiểu xem lá thư Petrus Key có thật do ông Petrus Ký viết hay không, chứ không phải vì muốn làm một “trí thức lương thiện”; vì không phải là một “sử gia” như ông Nguyên Vũ định nghĩa; và nhất là vì không phải là người khám phá hay công bố lá thư Petrus Key, nên người viết bài này sẽ xin chứng minh tính xác thực của  lá thư Petrus Key qua hai cách kiểm soát đơn giản nhất nói trên: nội dunghình thức.


Trong chương VI này, người viết xin được trình bày những chi tiết bất hợp lý trong chính nội dung lá thư Petrus Key, những chi tiết khiến người đọc có thể đi đến kết luận rằng lá thư không thể do ông Petrus Ký, một người Việt ở Nam Kỳ trong thời gian đó, viết ra.  


A. Toà Thành (Citadelle) Mới Gần Cầu Tham Lương


Trong chương V, khi chỉ ra những sai lạc trong bản dịch lá thư Petrus Key của ông Nguyên Vũ, người viết đã có dịp trình bày với bạn đọc việc ông Nguyên Vũ đã thêm dấu cho chữ Tham Lương trong bản dịch cho trở thành đúng với chính tả chữ quốc ngữ. 


Trong chương VI này, người viết sẽ xin bàn đến một chi tiết khác, cũng cùng với hai chữ đó, và đó là chi tiết tác giả lá thư Petrus Key cho rằng có một toà thành (citadelle) mới được xây ở gần cầu Tham Lương.  Xin chép lại lần nữa nguyên văn trong thư, như sau:


“Déjà nos confesseurs vaincus remplissent les prisons et de nombreux Chrétiens sont au pouvoir des ennemis. Hier, des lettres de Mandarins parcouraient les villages, ordonnant d’adjoindre chacun 10 ou 20 hommes aux soldats chargés d’arrêter les Chrétiens; et déjà plusieurs gémissent dans fers de la citadelle qu’on vient d’élever près du pont Tham-Luong.”


 “Đã có nhiều người nhận (giảng) đạo (confessors) của chúng tôi bị bắt giam đầy các nhà tù và nhiều giáo dân đang ở trong tay của kẻ thù. Ngày hôm qua, những lá thư của các quan lại đã lan đến các làng, lệnh cho mỗi làng phải tăng thêm từ 10 đến 20 người lính chuyên việc bắt các giáo dân; và rất nhiều người đang rên rỉ trong xiềng xích của tòa thành mới được dựng lên gần cầu Tham Luong.”


Đây là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất trong lá thư mà tác giả Petrus Key cho ta thấy một địa danh có thật, có liên quan đến tình hình đang xảy ra vào thời gian đó ở Nam Kỳ, và đó là địa danh Tham Lương.  Vì lá thư Petrus Key không có địa chỉ, hay ít ra là nơi người viết đang ở, và vì nó không có ngày tháng, nên nếu không có địa danh “Tham-Luong” này, người đọc sẽ khó mà biết được thời điểm và nơi chốn của lá thư.  Tuy nhiên, cũng từ hai chữ này mà ta sẽ thấy một điều vô lý trong nội dung lá thư Petrus Key.


Nhưng trước tiên, cần phải biết Tham Lương là gì và ở đâu.      


  1. Tham Lương Trong Lịch Sử

Cầu Tham Lương là một địa danh lịch sử của vùng Sài Gòn – Gia Định.  Đó là cái cầu bắc qua kinh (kênh) Tham Lương trên đường quốc lộ đi qua vùng Hóc Môn Bà Điểm, lên Tây Ninh và qua Cao Miên.  Thời Tây Sơn, đã có một trận đánh rất lớn ở đó. 


Theo Đại Nam Thực Lục Chính Biên: 


“Mùa hạ, tháng 4, năm 1782 tiết chế dinh Bình Thuận là Tôn Thất Du đem Tả chi Trần Xuân Trạch, thuộc tướng là Trần Văn Tư, và thuộc tướng đạo Hòa Nghĩa là Trần Công Chương vào cứu viện. Gặp tiền binh của giặc, ập đánh, chém được hộ giá giặc là Phạm Ngạn ở cầu Tham Lương. Tham tán Hồ Công Siêu bị súng giặc bắn chết. Nguyễn Nhạc nghe tin Ngạn chết, đau như mất hai tay, cho rằng đạo quân Hòa Nghĩa toàn người Thanh, bèn sai bắt hết người Thanh hơn một vạn người ở Gia Định, không kể là lính là dân hay là người buôn bán, đều giết hết mà quăng xác đầy sông. Hơn một tháng trời, không ai dám ăn tôm cá và uống nước sông. Sự tàn sát thê thảm đến thế ! (Công Siêu được truy tặng là Tham khám).”[49]


  1. Tham Lương Trong Trận Chiến Pháp-Việt Năm 1859

Và đây là bản đồ Sài Gòn trước trận đánh chiến lũy Kỳ Hoà (Chí Hoà) của liên quân Pháp – Tây Ban Nha, trong đó có địa danh Tham Lương:


image031


Như vậy, trong cả hai tấm bản đồ trên, địa danh Tham Lương đã được viết ra thành “Tam-Leang”.  Phía trước của Tham Lương nhìn về phía Sài Gòn là đại đồn, hay chiến lũy Chí Hòa.  Phía sau, và rất gần với Tham Lương, là “Forts de Tong-Keou” hay “các đồn Thuận Kiều”.


Như có thể thấy trên bản đồ, Tham Lương là một vị trí trọng yếu trên đường từ tiền tuyến là chiến lũy Chí Hòa đến hậu cứ là các đồn ở Thuận Kiều, nơi chứa lương thực và vũ khí của quân nhà Nguyễn.  Và trong cả hai tấm bản đồ này của Pháp, Tham Lương được biết đến như một “làng” (Village de Tam-Leang).


Theo Trần Văn Giàu trong Địa Chí Văn Hóa Thành Phố Hồ Chí Minh đã dẫn ở Chương III, thì quân nhà Nguyễn có xây phía sau chiến lũy Chí Hòa … “đồn Tham Lương, đồn Thuận Kiều, đồn Rạch Tra”. 


Tóm lại, địa danh Tham Lương đã được nhắc đến trong những tài liệu lịch sử với những “Cầu Tham Lương”, “Kinh Tham Lương”, “Làng Tham Lương”, và “Đồn Tham Lương”.


Nhưng, tuyệt nhiên không hề có một sử liệu nào, bất kỳ là Pháp hay Việt, hoặc vết tích nào còn sót lại, cho thấy đã có một cái “thành” hay “citadelle” ở gần Cầu Tham Lương, như đã được viết trong lá thư Petrus Key.


Thoạt đầu, người viết bài này nghĩ rằng có lẽ tác giả lá thư Petrus Key đã viết lộn “đồn” Tham Lương ra thành “thành” Tham Lương.  Nhưng nghĩ kỹ lại, thì điều đó không thể xảy ra, nếu tác giả lá thư là một người bản xứ Nam Kỳ. 


Vì cả khu Sài Gòn – Gia Định từ trước cho đến thời gian đó (1859 – 1860), chỉ có mỗi một cái có thể gọi là “thành” hay “citadelle” duy nhất.  Đó là thành Gia Định, hay còn gọi là thành Phụng, được vua Minh Mạng cho xây, sau khi đã phá thành Phiên An (tức thành Qui) vì vụ loạn Lê Văn Khôi.  Thành Phụng ở Gia Định này chính là điểm tấn công của quân Pháp, bị Pháp chiếm ngày 18 tháng 2 năm 1859 và bị đốt ngày 8 tháng 3 năm 1859 theo lệnh của Rigault de Genouilly, như đã nói ở chương III bên trên.


Do đó, bất cứ một người Việt nào ở Nam Kỳ trong thời gian đó cũng phải phân biệt được sự khác nhau giữa “thành” tức “citadelle” với đồn tức “fort” ở Sài Gòn, một cách không mấy khó khăn.  Họ chắc chắn đã thấy, và đã biết, là tòa thành đồ sộ ở Sài Gòn đã bị đốt cháy từ đầu tháng 3 năm 1859, tạo ra một đám cháy rất lớn mà tương truyền là cả năm sau vẫn còn. Trong khi đó, đồn, hay “fort”, là một kiến trúc phòng thủ nhỏ hơn rất nhiều, và được dựng lên khắp nơi, như “các đồn Thuận Kiều” đã được vẽ trong hai bản đồ ở trên.  


Do đó, không thể nào có việc nhầm lẫn từ “đồn” ra “thành”, nếu tác giả lá thư là một người Việt bình thường ở Nam Kỳ, chứ đừng nói tới một học giả như ông Petrus Ký, người mà sau này đi tiên phong và viết rất nhiều khảo cứu về Sài Gòn, đặc biệt là về thành Qui và thành Phụng. 


Cũng cần nói thêm là hai chữ này trong tiếng Pháp rất dễ phân biệt.  Nếu một người Việt có đủ trình độ tiếng Pháp để viết một lá thư văn hoa như lá thư Petrus Key, thì không lý nào lại không đủ trình độ để phân biệt giữa “fort” và “citadelle”. 


Nhưng, chữ “citadelle”, tức “thành”, lại chính là chữ mà ta gặp được trong lá thư Petrus Key.


Có thể nào tác giả lá thư Petrus Key đã nhầm lẫn và gọi “chiến lũy” hay “đại đồn Chí Hòa” thành cái “citadelle” ở gần cầu Tham Lương như trong thư chăng?  Điều này càng khó thể xảy ra hơn, vì “đại đồn Chí Hòa” thật sự chỉ là một chiến lũy dài từ Lăng Cha Cả đến Chợ Lớn, được các “Đồn Tả”, “Đồn Tiền”, “Đồn Trung, “Đồn Hữu” làm điểm tựa.  Chiến lũy này được xây theo chiến thuật cố hữu “đánh và giữ” của nhà Nguyễn, và đặc biệt là của Tổng thống Nguyễn Tri Phương, để từ từ lấn ép đến sát quân Pháp, như họ đã làm và tương đối thành công ở Đà Nẵng.  Nhưng lũy được kiến tạo bởi nguyên liệu chính là đất, không phải gạch đá như tường thành, và rất dài, chứ không phải vuông vức như thành.  Thêm nữa, khoảng cách giữa chiến lũy Chí Hòa và cầu Tham Lương rất xa, cho nên nếu có coi chiến lũy Chí Hòa là “citadelle” đi nữa, cũng không thể nào có thể viết rằng “gần cầu Tham Lương” (près du pont Tham-Luong) như trong lá thư Petrus Key được.


Tóm lại, việc tác giả lá thư Petrus Key viết rằng có một cái “thành” hay “citadelle” ở gần cầu Tham Lương, trong khi trong thực tế không hề có một cái “thành” nào ở gần cầu Tham Lương hay thậm chí ở cả Sài Gòn, khiến cho ta phải thắc mắc về tính xác thực của lá thư, hay đúng hơn là về tác giả của lá thư.  Bởi khó thể một người Nam Kỳ nào, không cần phải là học giả về Nam Kỳ như ông Petrus Ký, lại có thể viết được những dòng vô lý nổi bật như vậy. 


B. Dùng Nhiều Người Và Nhiều Ngựa


Trong lá thư Petrus Key, có một đoạn chắc hẳn phải gây ngạc nhiên cho người đọc, vì tác giả cho biết đã dùng “nhiều người và nhiều ngựa”, (“hommes et chevaux”) để đi đến đích của cuộc hành trình tìm gặp Grand Chef.  Nguyên văn trong thư như sau:


“Et moi, votre très humble et inutile serviteur, qui m’empresse de me rendre auprès de vous, je suis contraint de m’arrêter après avoir fait les trois quarts du chemin.  J’ai essayé hommes et chevaux pour parvenir au terme de mon voyage; mais des postes militaires sont établis partout;”


“Và tôi, người làm công khiêm nhường và vô dụng của các ngài, người đang vội vã đến với các ngài, tôi đã buộc phải ngừng lại sau khi đi hết ba phần tư đoạn đường. Tôi đã thử nhiều người và nhiều ngựa để đến cuối cuộc hành trình; nhưng các trạm lính canh được đặt ra ở mọi nơi.”


Đây là một câu văn rất vô lý, vì nó hoàn toàn không phù hợp với thực trạng Nam Kỳ trong thời gian đó, và lại càng cực kỳ vô lý với một giáo dân đang trốn lánh quan quân nhà Nguyễn như Petrus Ký. 


Với câu văn này, có lẽ cách hiểu đơn giản nhất là Petrus Key đã dùng nhiều người và nhiều ngựa như là những phương tiện giao thông cho cuộc hành trình đi tìm Grand Chef. 


Nhưng cả hai phương tiện giao thông mà Petrus Key dùng để diễn tả cách đi tìm Grand Chef trong lá thư đều không phù hợp với thực tế của Nam Kỳ vào thời gian đó, cũng như hoàn cảnh của Petrus Ký.


Trước nhất, dùng hay thử “nhiều ngựa” thì còn hiểu được, chứ còn dùng hay thử “nhiều người” là thế nào? Ở Nam Kỳ thời đó, có lẽ chỉ có thể hiểu là dùng sức người để khiêng kiệu, hay khiêng võng.  Và chữ “người” trên đây chỉ có thể được hiểu rằng tác giả muốn nói đến việc đã dùng kiệu hay võng như một phương tiện di chuyển.  Nhưng nếu như chỉ dùng kiệu và võng (người) hoặc dùng ngựa, cả hai phương tiện di chuyển này đều rất vô lý cho một người như ông Petrus Ký vào thời gian đó ở Nam Kỳ.  Vì cả hai đều là những phương tiện chỉ dành cho những người sang trọng, uy quyền hay có nhiều tiền của thời đó.


Cần nhớ rằng Petrus Ký lúc đó chỉ là một thanh niên 21 tuổi mới chân ướt chân ráo từ Penang, Mã Lai trở về Nam Kỳ.  Ông đang làm phụ tá dạy học cho linh mục Borelle thì bị quân nhà Nguyễn bố ráp, phải bỏ trốn lên Sài Gòn.  Tiền đâu mà mướn người khiêng kiệu khiêng võng?  Tiền đâu mà mua hay mướn ngựa?  Mà phần chắc là ông làm gì biết cỡi ngựa!  Hãy thử tưởng tượng ra cảnh cậu thư sinh Petrus Ký áo dài khăn đóng lượt thượt leo lên lưng ngựa!  Đó là chưa nói rằng không phải chỉ dùng một mà là nhiều con ngựa, theo lá thư Petrus Key! 


Do đó, việc tác giả Petrus Key cho biết đã dùng, hay “thử” nhiều người và ngựa, là một điều cực kỳ vô lý, vì đơn giản là Petrus Ký không thể có điều kiện để di chuyển theo những kiểu đó. 


Kế đến, câu văn trên càng tỏ ra vô lý hơn vì nó cho thấy tác giả Petrus Key đã dùng đường bộ để đi đến gặp Grand Chef. 


Đó là vì trước nhất, đường bộ gần như không có để đi từ Cái Nhum lên Sài Gòn vào thế kỷ 19, trong khi đường thủy bằng ghe thuyền trên sông rạch mới là phương tiện di chuyển duy nhất ở miền Tây Nam Kỳ. 


Thứ hai, dùng đường thủy thì dễ dàng trốn tránh tai mắt của quân Nguyễn hơn là phi ngựa hay mướn người khiêng kiệu khiêng võng đi nghênh ngang trên đường lộ.   


Một sử gia sống ở Nam Kỳ, ông Alfred Schreiner, đã miêu tả thực trạng giao thông ở Nam Kỳ vào thời gian đó (khi phê phán Nguyễn Tri Phương đã sai lầm khi chọn khu vực Phú Thọ để xây  chiến luỹ Chí Hòa), như sau:


“… Les vraies routes étaient et sont encore aujourd’hui: pour Mỷ-Tho et Phnom-Penh, le fleuve,


sans compter le réseau des rạch et canaux; pour Hue, la mer. Les troupes impériales n’ont jamais suivi d’autre chemin, sauf durant la révolte de Khôi, où Minh-Mang, tout en se servant de la voie maritime, achemina une partie de ses troupes par la route mandarine. Non, cet ouvrage ne commandait rien, n’avait aucune importance stratégique; par contre, il avait un but tactique bien déterminé et très visible. Les Français étaient à Saigon-Chợ-Lớn, il fallait les en déloger sinon leur offrir la bataille dans des conditions de bonne chance et aussi de possibilité de retraite. Cette retraite ne devant s’opérer que vers le Nord, soit dans la direction de Thuận-Kiều, Trảng-Bàng. A Thuận-Kiều (environ 5 kilom. du camp) se trouvaient d’ailleurs les grands magasins de l’armée, la meilleure indication sur la ligue de retraite. Celle-ci ne pouvait viser directement ni Biên-Hòa, avec la rivière de Saigon et le Đồng-Nai à traverser, ni Mỷ-Tho, avec les deux Vaico à franchir. En présence de cette situation, Nguyen-Tri-Phuong fit travailler et manoeuvrer dans le sens du délogement, il n’y réussit point et dut subir la balaille qu’il perdit, comme nous verrons plus loin.”[50] (những chỗ in đậm do người viết nhấn mạnh)


 Người dịch sách của ông Schreiner ra tiếng Việt, ông Nguyễn Văn Nhàn, đã dịch đoạn văn trên như sau:


“ … Đường thật trong khi ấy cùng lúc này nữa: đi xuống Mỷ-Tho và lên Nam-Vang, thì là sông, không kể tới đám kinh rạch; còn ra Huế, thời là biển, binh nhà vương thuở trước không có theo đàng nào khác, trừ ra trong lúc ngụy Khôi, khi đức vua Minh-Mạng dùng đàng thuỷ, thì người có sai một phần binh đi theo quan lộ đặng vào mà thôi.  Không, đồn ấy chẳng quản suất sự chi hết, nó không có một điều ích lợi nào về phép thau lược, song nó có một ý chỉ về đồ trận đã quyết định cùng minh kiến lắm.  Là phải đánh đuổi người langsa ở tại  Sài-Gòn với Chợ-Lớn đi, bằng chẳng thì khiêu chiến cách làm sao cho may mắng cũng hồi cho quân được.  Sự binh có lui đặng và phải thối về như vậy, thời là qua phía Bắc mà thôi, nghĩa là hướng Thuận-Kiều, Trảng Bàng.  Vã chăng, tại Thuận-Kiều (cách trại binh chừng 5 ngàn thước tây) có nhiều kho lẩm lớn của đại binh, đó là dấu chỉ rỏ hơn hết nơi đường binh rút .  Đường này không băng ngay Biên-Hoà đặng, vì phải trẩy qua hai sông Sài-Gòn với Đồng-Nai, hay là nhắm thẳng xuống Mỷ-Tho được, bởi bị hai Sông Vàm Cỏ phải vượt qua.  Gặp gỡ thì sự như vậy, nên ông Nguyễn Tri Phương dạy đào hào đắp lủy cùng hành quân theo cách thế đuổi binh langsa ra khỏi chổ đóng, song người làm không nên việc và phải chịu đánh thua đi,như chúng ta sẽ thấy sau này.”[51] (những chỗ in đậm do người viết nhấn mạnh)


Như vậy, trong  đoạn văn trên, ông Schreiner đã cho ta biết cách di chuyển tại Nam Kỳ của thời đó (1859-1861), và ngay cả trong thời gian ông ta viết cuốn sách trên, vào năm 1905-1906:  Để đến Sài Gòn từ miền Tây (Mỹ Tho), phương tiện duy nhất là đường thủy, vì phải vượt qua hai con sông Vàm Cỏ.


Và nên nhớ là ông Petrus Ký lúc đó đang ở Cái Nhum thuộc Vĩnh Long ngày nay.  Để lên được Sài Gòn, ông còn phải vượt qua hai con sông Cổ Chiên và sông Hàm Luông thuộc sông Tiền (Giang) mới đến được Mỹ Tho. Tức là ông phải vượt qua cả thảy 4 con sông lớn.  Đó là chưa kể đến rất nhiều kinh rạch, vì lúc đó chưa có cầu như ngày nay, để tới Sài Gòn.


Trong khi đó, tác giả Petrus Key lại cho ta biết trong thư là ông đã dùng đường bộ, và đã thử “nhiều người và nhiều ngựa” để  tìm đến Grand Chef.  Làm cách nào để người và ngựa vượt qua 4 con sông nói trên và vô số kinh rạch khác để đến Sài Gòn, là nơi “Grand Chef” đang đóng quân?


Theo Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí, thì nhà Nguyễn đã có làm con đường thiên lý với ngựa trạm từ Huế tới Sài Gòn, và từ Sài Gòn tới Mỹ Tho.  Nhưng từ Sài Gòn trở xuống thì đường trạm trên sông là chính, đường trạm trên bộ là phụ.  Và từ Mỹ Tho trở xuống miền Tây thì không có đường trạm trên bộ mà chỉ có trên sông![52] 


Và đường thiên lý cho ngựa trạm thì đương nhiên phải có quân binh canh gác ở các trạṃ.  Nếu theo như trong lá thư Petrus Key, ở các ngã tư đường, quan quân nhà Nguyễn đã đặt thánh giá để bắt giáo dân, thì chắc chắn đường thiên lý cũng phải có rất nhiều trạm gác như vậy.  Một kẻ trốn tránh quan binh như Petrus Ký chẳng lẽ lại liều lĩnh phóng ngựa hay mướn người khiêng kiệu khiêng võng ngay trên đường thiên lý để dễ bị bắt? 


Do đó, câu văn trên đây là một câu văn cực kỳ vô lý với tình hình Nam Kỳ, và với hoàn cảnh một giáo dân đang trốn chạy quan quân nhà Nguyễn lúc đó như ông Petrus Ký.  Và vì có lẽ tác giả lá thư Petrus Key đã không biết đến hoàn cảnh trốn chui trốn nhủi từ Cái Nhum lên Sài Gòn tị nạn của ông Petrus Ký, nên đã thuật lại trong thư là ông ta đã đi ngựa, dùng người, thay ngựa, thay người, đi đàng hoàng trên đường bộ, và vượt qua những núi non, thung lũng trên đường đi tìm Grand Chef.  Điều này chứng tỏ rằng tác giả lá thư Petrus Key không biết gì về địa lý Nam Kỳ cũng như thực trạng của người giáo dân Nam Kỳ lúc bấy giờ.  Trong khi đó, ông Petrus Ký, một giáo dân người Việt sinh ra ở miền Tây Nam Kỳ, thuộc nhóm người chuyên đi lại bằng đường thủy trên sông rạch, lẽ nào lại có thể viết ra một câu văn cực kỳ vô lý như vậy?


Và một điều thú vị liên quan đến câu văn trên đây là cách ông Nguyên Vũ cũng thấy được sự vô lý của nó.  Nhưng ông ta lại đem câu văn này ra để cười chế nhạo Petrus Ký, mà không hề nghĩ hay đặt trường hợp rằng lá thư này vốn không thể được viết bởi Petrus Ký! 


Đây là đoạn ông Nguyên Vũ viết về câu văn trên, trong phần mở đầu tập tâm bút Góp Phần Nghiên Cứu Về Trương Vĩnh Ký – Ngàn Năm Soi Mặt:


“Đọc tài liệu trường Collège général de Pinang (Đại chủng viện Pinang) mới rõ chương trình huấn luyện các thầy kẻ giảng bản xứ và đại cương về các chủng sinh. (Nên không thể không đặt câu hỏi Petrus Key tốt nghiệp trường Pinang chưa mà không được thụ phong linh mục hay thầy kẻ giảng ở Pinang, đã phải vội vã “cưỡi ngựa”, vượt sông vượt biển về Cái Nhum chờ đón những sứ giả “Moises và Jacobs” mà “Thiên chúa” gửi sang “giải phóng” giáo dân Việt năm 1858?…”[53]


Với đoạn văn trên đây, có thể thấy rằng theo ý ông Nguyên Vũ thì lá thư Petrus Key đã được Petrus Ký viết ở Cái Nhum, sau khi đã “cưỡi ngựa” “vượt sông vượt biển” từ Mã Lai (Penang) về Cái Nhum!  Và cái hành trình tìm gặp Grand Chef và phải “đổi ngựa và người” mà ông Nguyên Vũ cho đăng trong bản dịch của ông đó, chính là cuộc hành trình từ Penang về Cái Nhum! 


Từ đó, ông Nguyên Vũ đã cười vì cho rằng Petrus Ký đã viết một câu rất ngu xuẩn như thế trong lá thư Petrus Key.  Mà ông lại không hề nghĩ rằng đó chính là lý do cho thấy Petrus Ký không phải là tác giả lá thư, vì Petrus Ký không thể viết ra một câu như vậy.  Nhưng, vì đã quả quyết rằng Petrus Ký chính là tác giả lá thư Petrus Key, ông Nguyên Vũ đã không thể nào thấy được điểm đó.


Tóm lại, câu văn “dùng nhiều người và nhiều ngựa” trên đây trong lá thư Petrus Key, vốn tự nó đã vô lý, lại càng vô lý gấp mấy lần nữa, với lối dịch và cách diễn giải của ông Nguyên Vũ.  Nhưng, mặc dù với một sự vô lý tràn trề như trên, ông Nguyên Vũ vẫn không hề đặt câu hỏi rằng có thể nào một người Việt ở Nam Kỳ lại có thể viết ra được một câu như vậy.


Và thay vì đặt câu hỏi rằng phải chăng lá thư này do một người ngoại quốc viết, thì ông Nguyên Vũ lại quả quyết là do Petrus Ký viết.  Rồi khi thấy vô lý quá thì một là đổi câu dịch, biến thung lũng thành bình nguyên, hai là quay ra cười chế nhạo Petrus Ký đã ngu xuẩn viết rằng đã “cưỡi ngựa”, “vượt sông vượt biển” từ Penang về Cái Nhum!


C. Những Hình Ảnh Tây Phương Trong Thư: Thung Lũng, Núi Non, Đàn Sói, Bầy Cừu, Ghềnh Đá, Vực Thẳm


Trong chương V bên trên, người viết đã trình bày việc ông Nguyên Vũ thay đổi “thung lũng” thành “bình nguyên” khi dịch lá thư Petrus Key.  Đó có lẽ là vì ông Nguyên Vũ cũng thấy ra sự vô lý là miền Tây Nam Kỳ không làm gì có “thung lũng”, cũng như chẳng có những ngọn núi nào như tác giả Petrus Key đã viết trong thư. 


Nhưng điều sai lầm này chỉ vô lý nếu tác giả là một người Việt ở Nam Kỳ như Petrus Ký.  Điều vô lý này sẽ không còn nữa, nếu ta đặt giả thuyết rằng tác giả lá thư là một người Âu Châu.


Vì nếu đọc kỹ, ta sẽ thấy rằng trong lá thư Petrus Key có rất nhiều hình ảnh Tây Phương, trong khi hầu như không có những hình ảnh Việt Nam hay Á Châu.


Trước nhất, tác giả lá thư Petrus Key có vẻ rất quen thuộc với một loài thú là chó sói.  Trong thư, tác giả hai lần nhắc đến chó sói như sau:


“Car nous sommes en ce moment comme des brebis au milieu des loups rapaces …”


 “Vì chúng tôi trong giờ phút này giống như bầy cừu giữa đàn sói đói



“Devant nous, le précipice, derrière, les loups!” 


“Trước mặt chúng tôi, ghềnh đá (trên vực thẳm), sau lưng, đàn sói!”


Với những dòng trên, tác giả lá thư Petrus Key đã dùng nghệ thuật parallelism trong văn chương để đối chọi những hình ảnh một cách điêu luyện: bầy cừu và đàn sói, ghềnh đá và đàn sói.


Nhưng những hình ảnh này không có một chút gì là … Việt Nam, hay thậm chí là Á Châu.  Mà đó là hình ảnh của Âu Châu với bầy cừu, với đàn sói, với ghềnh đá cheo leo trước vực thẳm, và đàn sói đói rượt theo sau lưng.  Trong khi đó, ở miền Tây thuộc xứ Nam Kỳ của ông Petrus Ký, không có “đàn sói”, không có “bầy cừu”, cũng như không có ghềnh đá cheo leo trước vực thẳm (précipice), mà chỉ có cọp, có cá sấu, có sông rạch, có ao hồ.


Đã đành rằng trong lúc viết thì tác giả có thể dùng trí tưởng tượng hoặc dùng những gì đã được đọc trong sách vở ra áp dụng vào câu văn.  Nhưng có thể nào chỉ dùng trí tưởng tượng mà không dùng thực tế hay chăng? Tại sao tác giả lá thư Petrus Key, nếu là một người Nam Kỳ như ông Petrus Ký, lại không nói đến cọp, đến cá sấu, mà lại dùng hình ảnh chó sói?  Tại sao không nói về sông rạch, ao hồ, mà lại dùng ghềnh đá, vực thẳm, là những thứ không có ở Nam Kỳ?


Phải nói rằng việc tác giả lá thư Petrus Key đem những hình ảnh Tây Phương xa lạ trên vào trong thư không phải là một điều mà tự nó hoàn toàn vô lý, như những chi tiết về “thành” Tham Lương, về việc dùng “người và ngựa”, hay về “núi và thung lũng”, như đã nói trên.  Nhưng khi cộng điều này với những chi tiết kia, ta không thể không đặt câu hỏi rằng phải chăng tác giả lá thư Petrus Key không phải là người Việt, nhất là một người ở Nam Kỳ như Petrus Ký?  Điều này sẽ được thể hiện rõ ràng hơn khi  ta đọc một lá thư thật sự được viết bởi Petrus Ký, nơi mà những hình ảnh Nam Kỳ hiện ra rõ rệt trong từng câu văn.


Tóm lại, trong chương VI, nội dung lá thư Petrus Key cho thấy tự nó có rất nhiều điểm vô lý, nếu tác giả lá thư là một người Nam Kỳ như Petrus Ký.  Trước nhất, lá thư nói đến một cái “thành” hay “citadelle” mới xây ở gần cầu Tham Lương tại Sài Gòn, trong khi cả Sài Gòn lúc đó chẳng còn cái thành nào, vì thành Gia Định đã bị đốt ngay trước đó.  Kế đến, lá thư Petrus Key cho biết tác giả đã dùng đường bộ, và chi tiết hơn, bằng “ngựa và người”, để đi tìm gặp Grand Chef.  Trong khi đó, xứ Nam Kỳ, nhất là từ miền Tây lên Sài Gòn, chỉ có đường sông rạch là phương tiện di chuyển chính yếu.  Sau cùng, lá thư Petrus Key đưa ra những hình ảnh giống với Âu Châu hơn là những hình ảnh của xứ Nam Kỳ, với những đàn sói, bầy cừu, ghềnh đá trên vực thẳm. 


Do đó, những điểm bất hợp lý nổi bật nói trên đã cho thấy rằng tác giả lá thư Petrus Key không thể nào là một người Nam Kỳ chính gốc như ông Petrus Ký.


 


Chương VII. 


Hình Thức Lá Thư Petrus Key: So Sánh Nét Chữ Và Chữ Ký Của Lá Thư Petrus Key Với Nét Chữ Và Chữ Ký Thật Sự Của Petrus Ký Trong Thập Niên 1870s 


Nếu nội dung lá thư Petrus Key cho thấy tác giả lá thư khó có thể là một người Việt ở Nam Kỳ vì những điểm vô lý trong thư, thì phần hình thức của nó sẽ cho thấy tác giả không thể nào là ông Petrus Ký.  Vì khi đem so sánh nét chữ và những chữ ký đã được chứng thực của ông Petrus Ký với nét chữ và chữ ký trong lá thư Petrus Key, ta có thể thấy rõ là hai nét chữ và hai chữ ký hoàn toàn khác nhau.


Trong chương VII này, người viết xin giới thiệu với bạn đọc ba tài liệu với chữ viết và chữ ký thực thụ của ông Petrus Ký trong thập niên 1870s, để so sánh với chữ viết và chữ ký của lá thư Petrus Key.  Hai tài liệu đầu, một bằng tiếng Việt và một bằng tiếng Pháp, do người cháu cố của Petrus Ký là ông Gilbert Trương Vĩnh Tống cung cấp.  Tài liệu thứ ba được lấy từ website của ông Hervé Bernard, một sử gia Pháp và là cháu của ông Henri Rieunier, người đã dẫn phái đoàn Phan Thanh Giản qua Pháp năm 1863 để điều đình chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ.


Tài liệu thứ nhất là một lá thư của ông Petrus Ký viết cho con cháu để dạy cách sống trên đời.  Lá thư này đã được in lại trong nhiều sách vở về Petrus Ký, như cuốn Petrus J.B. Trương-Vỉnh Ký của Jean Bouchot hay cuốn Trương Vĩnh Ký, Nhà Văn Hoá của Nguyễn Văn Trung.[54]  Lá thư này cũng đã được trích đăng nhiều lần trên mạng (dù rằng đã bị trích đăng với nhiều chỗ sai vì người trích không hiểu nghĩa những chữ được dùng của ông Petrus Ký).  Ông Petrus Ký đã viết và ký tên lá thư vào ngày 23 tháng 7 năm 1872 tại Sài Gòn, như sau:


image032


Tài liệu thứ hai là một trang chỉ dẫn cho một cuốn sách về đàm thoại tiếng Pháp và tiếng An Nam cho người du lịch.  Trang này được được viết tại Saigon ngày 23 tháng 7 năm 1872 và ký tên khá rõ ràng là P. Trương Vĩnh Ký.


image033


Tài liệu thứ ba là một lá thư viết tay rất dài của ông Petrus Ký gởi cho người chỉ huy phái đoàn Soái Phủ Pháp dẫn phái đoàn An Nam qua Pháp năm 1863 để thương nghị về việc chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ.  Người đó là ông Henri Rieunier. 


Trong chuyến đi Tây này, Petrus Ký đã dạy tiếng Việt cho Henri Rieunier, và là người thông dịch cho những cuộc đàm thoại giữa Phan Thanh Giản và Rieunier.  Những câu đàm thoại của hai bên được ông Petrus Ký ghi lại và được gia đình ông Rieunier giữ cho đến nay.  Một người cháu của ông, sử gia Hervé Bernard, đã cho đăng những tài liệu quí giá về chuyến đi này mà gia đình ông Rieunier còn giữ. 


Và trong số những tài liệu của Rieunier do ông Hervé Bernard đăng lên mạng, có lá thư viết tay của Petrus Ký gởi cho Rieunier.[55]  Người viết bài này xin chỉ đăng lại trang đầu và trang cuối của lá thư, với mục đích nhận dạng nét chữ và chữ ký mà thôi. 


Lá thư gởi cho Rieunier được viết ở “Chợquán le Xbre 1876” và được ký rất rõ ràng là P. Trương Vĩnh Ký, như sau:


image034image035


Do đó, chỉ cần nhìn qua hình thức của ba tài liệu này và so sánh với lá thư Petrus Key, bạn đọc có thể thấy ngay những điểm nổi bật như sau:


i. Trước hết, ông Petrus Ký lúc nào cũng thận trọng đề nơi chốn, ngày tháng của những gì ông viết, cho dù đó là những lời dạy con cháu trong nhà, cho dù đó là lời chỉ dẫn về một cuốn sách, hay cho dù đó là một lá thư gởi cho một người bạn. Trong khi đó, lá thư Petrus Key, như ta đã biết, không có nơi chốn, không có ngày tháng, và không có cả tên người nhận.


ii..  Nét chữ trong các tài liệu trên hoàn toàn khác với nét chữ trong lá thư Petrus Key.


iii.  Cách viết tiếng Việt cho địa danh của ông Petrus Ký rất khác với Petrus Key: Như đã thấy trong lá thư Petrus Key, địa danh Tham Lương được viết là “Tham-Luong”, không bỏ dấu và dùng gạch nối, và cả hai chữ đều được viết hoa.  Trong khi đó, ông Petrus Ký lại viết những địa danh hoặc tên người như là “Chợquán”, “Hànội”, “Batường”, tất cả đều bỏ dấu, và được viết dính nhau.  Chẳng những vậy, những chữ thứ nhì như quán, nội, tường, đều không viết hoa.  Đó là cách viết chữ Việt đặc biệt của ông Petrus Ký.  Cách viết này, ta không thấy được trong lá thư Petrus Key. 


iv. Chữ ký của Petrus Ký: Như có thể thấy trong lá thư Petrus Key, tác giả đã ký cụt lủn là Petrus Key.  Trong khi đó, ở tất cả ba tài liệu viết tay dẫn ra trên đây, ông Petrus Ký lúc nào cũng ký tên mình rất rõ ràng là P. Trương Vĩnh Ký, với dấu sắc rõ ràng trên chữ Ky


Do đó, khi so sánh hình thức lá thư Petrus Key qua nét chữ và chữ ký trong thư, với nét chữ và chữ ký thực thụ của ông Petrus Ký trong ba tài liệu trên, ta có thể dễ dàng đi đến kết luận rằng Petrus Ký không phải là tác giả của lá thư Petrus Key.  Vì cách viết, nét chữ và chữ ký trong ba văn kiện này không có chút gì giống với lá thư Petrus Key.


Nhưng vì ba tài liệu trên được viết ra trong khoảng thời gian 1872 -1876, tức là khá xa sau thời gian của lá thư Petrus Key (vào năm 1859-1860), nên một câu hỏi chính đáng có thể được đặt ra về thời gian tính của các tài liệu nói trên.  Vì rất có thể là ông Petrus Ký đã thay đổi nét chữ và chữ ký trong thập niên 1870s, làm cho chúng khác đi so với nét chữ và chữ ký năm 1859-1860 của lá thư Petrus Key. 


Nhưng vấn đề về thời gian tính nói trên có thể được giải quyết một cách dứt khoát với một lá thư được viết bởi Petrus Ký vào ngày 4 tháng 2 năm 1859, ngay trước khi quân Pháp tấn công Sài Gòn. 


Đó là lá thư Petrus Ký viết cho những bạn học ở Penang để cho biết tình hình xứ An Nam lúc bấy giờ.  Xin gọi đó là “lá thư Penang” mà người viết sẽ trình bày trong Phần 2 tiếp theo đây. 



(còn tiếp)


Chú thích:


[1] Nguyễn Đình Đầu, Petrus Ký, Nỗi Oan Thế Kỷ, Nhà Xuất Bản Tri Thức, Nhã Nam, Hà Nội, 2016


[2] Đoàn Lê Giang, “Petrus Ký – Nỗi Oan Thế Kỷ, Một Quyển Sách Nên Đọc, Nhưng Vẫn Còn Xa So Với Kỳ Vọng Của Độc Giả”, January 6, 2017. Chỗ in đậm do người viết bài này muốn nhấn mạnh.


https://anhbasam.wordpress.com/2017/01/07/11-252-petrus-ky-noi-oan-the-ky-mot-quyen-sach-nen-doc-nhung-van-con-xa-so-voi-ky-vong-cua-doc-gia/


[3] Đoàn Lê Giang, “Ứng Xử Thời Cuộc Của Trương Vĩnh Ký Có Hoàn Toàn Đúng Đắn Không?”, January 7, 2017. Chỗ in đậm do người viết bài này muốn nhấn mạnh.


http://bon-phuong.blogspot.com/2017/01/petrus-ky-noi-oan-ky-mot-quyen-sach-nen.html


[4] Winston Phan Đào Nguyên,“Minh Oan Cho Petrus Trương Vĩnh Ký Về Câu Ở Với Họ Mà Không Theo Họ”, April 2107,


http://www.viet-studies.net/PhanDaoNguyen_PetrusKy.htm


hay


https://nghiencuulichsu.com/2017/04/13/minh-hoa-cho-petrus-truong-vinh-ky-ve-cau-o-voi-ho-ma-khong-theo-ho/


[5] Sưu tầm và tản mạn thêm của Kevin Trần về bài “Minh Oan Cho Petrus Trương Vĩnh Ký Về Câu Ở Với Họ Mà Không Theo Họ”.  http://giaodiemonline.com/2017/04/minhoanTVK.htm


[6] Nguyên Vũ, Paris, Xuân 1996, Nhà Xuất Bản Văn Hoá, Houston, 1997


[7] Ibid, p. 67.  Chữ sic trong ngoặc là do người viết thêm vào trong câu trên để cho biết ông Nguyên Vũ đã viết y như thế.  Và đó là vì ông Nguyên Vũ đã sai lầm về tuổi của Petrus Ký.  Petrus Ký sinh ngày 6 tháng 12 năm 1837.  Do đó, tháng 3 năm 1859, ông chỉ mới 21 tuổi! Còn chữ sic thứ hai do người viết thêm vào là để cho biết ông Nguyên Vũ cũng đã sai lầm trong đoạn văn trên đây vì cái tên được viết trong lá thư Petrus Key là Josué  tức Joshua tức Gio Duệ, chứ không phải Jacob như ông Nguyên Vũ đã trích dẫn.  Người viết sẽ nói đến sự sai lầm này với nhiều chi tiết hơn trong những chương sau.


[8] Ibid


[9] Ibid, pp. 68-69.


[10] Tên đúng của nhân vật này là Théophile Le Grand de la Liraye


[11] Ibid, pp.70-71.  Ông Nguyên Vũ đã sai lầm khi cho rằng trường Petrus Ký được đặt tên này vào năm 1946 bởi chính phủ Nam Kỳ Tự Trị  (một chính phủ thân Pháp) của Nguyễn Văn Thinh. Trong thực tế, theo nghị định của thống đốc Nam Kỳ De La Brosse vào ngày 18 tháng 12 năm 1927, trường Collège Franco Indigene tại Chợ Quán mới được đổi tên thành “Collège Pétrus Ky”. http://gilbert.tvt.free.fr/ddpk/wa_files/hommage.pdf.  Như vậy, ngôi trường này được mang tên Petrus Ký lần đầu tiên là vào năm 1927-8 chứ không phải tận năm 1946 như ông Nguyên Vũ đã viết. Cần nói thêm là vì sự sai lầm rất rõ ràng này, nên sau đó, trong bài viết “Góp Phần Nghiên Cứu Về Trương Vĩnh Ký” – “Ngàn Năm Soi Mặt”, ông Nguyên Vũ đã đính chính như sau:”Trở  lại với những chi tiết viết về Petrus Key trong tập  Paris: Xuân 1996. Do lỗi kỹ thuật, khi đánh máy (trang 70, dòng 7) mất hàng chữ “thập niên 1920, chế độ Bảo hộ Pháp, và rồi,” nên chỉ còn “từ năm 1946, chính phủ Nam Kỳ Tự trị của Y sĩ Nguyễn Văn Thinh đã lấy tên Petrus Ký đặt tên trường trung học bản xứ lớn nhất Sài Gòn.”  Như vậy, ông Nguyên Vũ đã cho rằng sự sai lầm nói trên là do lỗi đánh máy, chứ không phải tại ông!  Tuy nhiên, nếu bạn đọc ráp lại trọn câu mà ông đã sửa thì nó sẽ thành như sau: “Để tưởng nhớ công đức với tân trào, thập niên 1920, chế độ Bảo hộ Pháp, và rồi, từ năm 1946, chính phủ Nam Kỳ Tự Trị của Y sĩ Nguyễn Văn Thinh lấy tên Petrus Ký đặt cho trường trung học bản xứ lớn nhất Sài-gòn.” Bạn đọc có thể thấy ngay rằng sự sửa chữa này là một khỏa lấp chữa thẹn khá vụng về.  Bởi có lẽ vì sửa chữa khá vội vàng, nên ông Nguyên Vũ đã quên không thêm một dấu phẩy sau chữ Thinh.  Làm như vậy, thì câu được sửa mới có nghĩa là cả hai chế độ Bảo Hộ Pháp và chính phủ Nguyễn Văn Thinh đều lấy tên Petrus Ký để đặt  cho trường trung học bản xứ vào hai thời điểm khác nhau, chứ không phải chỉ có chính phủ Nguyễn Văn Thinh đặt tên trường như ông Nguyên Vũ đã viết lúc đầu!  Và thật ra, cho dù ông Nguyên Vũ đã có cố gắng khỏa lấp sai lầm bằng cách cộng thêm vào đoạn “thập niên 1920, … , và rồi”, thì phần chính của câu trên, như đã thấy, vẫn còn là “chính phủ Nam Kỳ Tự Trị của Y sĩ Nguyễn Văn Thinh lấy tên Petrus Ký đặt cho trường trung học bản xứ …” Trong khi đó, chính phủ Nguyễn Văn Thinh hoàn toàn không có liên hệ gì với việc đặt tên trường Petrus Ký cả! Tại sao ông Nguyên Vũ lại phải lôi chính phủ Nguyễn Văn Thinh vào đây, nếu không phải vì lý do muốn gán ghép ông Petrus Ký với một chính phủ bù nhìn do Pháp dựng lên? Xin các bạn đọc tự kết luận!


[12] Ibid, pp. 72-73


[13] Vũ Ngự Chiêu, Các Vua Cuối Nhà Nguyễn, 1833-1945, Tập 1, Văn Hoá, Houston, 1999, p. 110.


[14] Ibid, p. 130.


[15] Nguyên Vũ, “Góp Phần Nghiên Cứu Về Trương Vĩnh Ký (1837-1898) – Ngàn Năm Soi Mặt”, 2002, 2010.


http://www.vietnamvanhien.net/gopphannghiencuvetruongvinhky.html


Hay http://nhandanvietnam.org/view.php?storyid=872


[16] Chính Đạo, Hồ Chí Minh, Con Người & Huyền Thoại, Văn Hoá, Houston, 1997.


[17] Nguyên Vũ, Góp Phần Nghiên Cứu Về Trương Vĩnh Ký 1837-1898 (Ngàn Năm Soi Mặt)


[18] Nguyên Vũ, “Góp Phần Nghiên Cứu Về Trương Vĩnh Ký (1837-1898) – Ngàn Năm Soi Mặt”, 2002, 2010.


http://www.vietnamvanhien.net/gopphannghiencuvetruongvinhky.html


Hay vào trang này nếu link trên không còn:  http://nhandanvietnam.org/view.php?storyid=872


Chú ý là trang mạng nhandanvietnam nói trên cắt bài “Góp Phần Nghiên Cứu Về Trương Vĩnh Ký (1837-1898) thành nhiều phần.  Những đoạn bị cắt nằm bên tay phải trong ô chữ màu xanh. 


[19] Ibid.


[20] Ibid, phần “Petrus Key Hay Petrus Ký, http://nhandanvietnam.org/view.php?storyid=873


[21] https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1c_th%C3%A1nh_t%E1%BB%AD_%C4%91%E1%BA%A1o_Vi%E1%BB%87t_Nam


[22] Ibid, phần “Tham Chánh Trong Tân Trào”, http://nhandanvietnam.org/view.php?storyid=875


[23] Vũ Ngự Chiêu, “Vài Tài Liệu Mới Về Petrus Key (Trương Vĩnh Ký) (1837-1898)”, Hợp Lưu, 17/2/ 2011


 https://hopluu.net/a183/vai-tai-lieu-moi-ve-petrus-key-truong-vinh-ky-1837-1898


[24]http://nguyentl.free.fr/Public/Herve-Bernard/HENRI_RIEUNIER_ET_LES_SOUVENIRS_DE_TRUONG_VINH_KY.pdf


[25] http://nguyentl.free.fr/Public/Herve-Bernard/HENRI_RIEUNIER_ET_LA_CONQUETE_DE_LA_COCHINCHINE_(1858-1863).pdf


[26] Ibid,  https://hopluu.net/a183/vai-tai-lieu-moi-ve-petrus-key-truong-vinh-ky-1837-1898


[27] Trần Thạnh, Kỷ Niệm 180 Năm Ngày Sinh Trương Vĩnh Ký


https://petruskyaus.net/ky-niem-180-nam-ngay-sinh-truong-vinh-ky-tran-thanh/


[28] Hy vọng rằng đây không phải là do “lỗi kỹ thuật” của người đánh máy cho ông Nguyên Vũ đã quên không đánh đoạn: “và rồi, từ cuối tháng 3 năm 1859” ở trước đoạn “xung vào đoàn thông ngôn”, như lúc trước người đánh máy đã quên về vụ chính phủ Nguyễn Văn Thinh đặt tên cho trường Petrus Ký, đã được bàn đến trong ghi chú số 11 ở trên!


[29] http://lettresmodernes.univ-rouen.fr/wp-content/uploads/2013/11/secretaire_a_la_mode-exraits-2.pdf


[30] https://founders.archives.gov/documents/Jefferson/01-41-02-0343


[31] Như đã cho thấy trong phần nhập đề của bài viết này, những người đã tin tưởng vào ông Nguyên Vũ về lá thư Petrus Key gồm có cả những giáo sư và nhà nghiên cứu danh tiếng ở Việt Nam.  Về phần những người ủng hộ ông Petrus Ký nhưng lại tin lá thư Petrus Key là của Petrus Ký, và cho lá thư vào trong tác phẩm của mình, gồm có ông Hoàng Lại Giang, “Trương Vĩnh Ký, Bi Kịch Muôn Đời” Nhà Xuất Bản Văn Hoá Và Thông Tin, 2001.  Đây là những gì được viết trong cuốn tiểu thuyết này về lá thư Petrus Key: “Trong tâm trạng buồn lo, ông (Lefèbvre) bức xúc khuyên anh (Petrus Ký) viết thư cầu cứu viên đô đốc người Phangsa … Chính vào lúc ấy, lúc trái tim của anh tan nát, … anh đã tìm giấy, viết …. (lá thư Petrus Key) … Trong cơn phẫn uất tới tột cùng, không chỉ với anh mà với một bộ phận của đồng bào anh – của giáo dân An Nam, anh đã viết và viết như trút một nỗi đau khổ, như chia xẻ một lời cay đắng, như một tiếng kêu cứu, như một lời cầu nguyện!  Anh không ngờ, anh không biết rằng anh đang rơi vào tội lỗi!” Ibid, pp. 293-294.  Dù biết rằng đây chỉ là một cuốn tiểu thuyết, và tác giả chỉ là một nhà văn, nhưng rõ ràng tác giả đã đồng ý rằng chính Petrus Ký đã viết lá thư Petrus Key, và tác giả cũng kết luận luôn rằng Petrus Ký đã “rơi vào tội lỗi” khi viết lá thư trên.  Nếu tác giả cuốn sách, ông Hoàng Lại Giang, một người đã nhận được rất nhiều kỳ vọng của những người ủng hộ Petrus Ký để viết một tác phẩm về ông, lại tin tưởng rằng lá thư Petrus Key là do Petrus Ký viết, một cách không cần phán xét như vậy, có thể nói rằng ông Nguyên Vũ đã rất thành công.


[32] https://petruskyaus.net/thu-nhan-xet-ve-tam-but-phe-phan-petrus-ky/


[33] Nguyễn Đắc Xuân, “Xuất Và Xử Trong Cuộc Đời Chính Trị Của Trương Vĩnh Ký”, Nam Bộ Với Triều Nguyễn Và Huế Xưa, Hồng Đức, pp. 110-116.  Chú ý những chữ in đậm trên là của tác giả Nguyễn Đắc Xuân chứ không phải của người viết.


[34] Đồng thời, ông Nguyễn Đắc Xuân trình bày những chi tiết về Petrus Ký và lá thư Petrus Key sai lạc nhiều hơn ông Nguyên Vũ.  Như các bạn đọc có thể thấy, trong phần người viết trích dẫn nguyên văn những gì ông Nguyễn Đắc Xuân viết bên trên, chỉ trong vài đoạn văn mà ông đã có rất nhiều lỗi lầm.  Những chỗ sai lầm đó đã được người viết bài này trích lại nguyên văn và có thêm vào chữ (sic) kế bên để cho thấy ông Nguyễn Đắc Xuân đã viết sai y như vậy.  Một thí dụ điển hình là ông Nguyễn Đắc Xuân không hiểu vì lý do nào lại có câu “tôi đến để tế lễ” (sic) bên trên, trong khi ý ông thì chắc là muốn nói rằng “tôi đến để kể lể”!


[35] Một nhà nghiên cứu khác ở Việt Nam, ông Cao Tự Thanh với bút hiệu “Tầm Dương”, đã viết như sau về Petrus Ký và lá thư Petrus Key: “Những lá thư của ông trong văn khố Pháp với chữ ký Pétrus (sic) Key mới được công bố cho thấy lúc ra cộng tác với Pháp năm 1859, giống như không ít giáo dân Thiên chúa, ông đã nhìn thấy ở sự thống trị của người Pháp sự “tự do” cho cộng đồng mình. Đây là một bi kịch của những người công giáo Việt Nam trong lịch sử – quyền tự do tín ngưỡng của họ chỉ được thừa nhận về mặt pháp lý khi đất nước đã rơi vào tay kẻ thống trị ngoại nhân, và một số giáo dân Thiên chúa Việt Nam đã rơi vào bi kịch tiếp tay cho quân xâm lược để sinh tồn nhưng lại sống còn trong tư thế của những kẻ phản quốc. Con đường từ giữ mạng đổi đời tới phản dân hại nước mà lịch sử đã tàn nhẫn vạch ra cho họ nói trên là một lộ trình tất yếu, và sự háo hức dấn thân của Trương Vĩnh Ký trên con đường bi thảm ấy là một điều có thể hiểu được dù rằng không phải đáng khen.” Cao Tự Thanh, “Trương Vĩnh Ký trong quá trình tái cấu trúc xã hội ở Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX”, September 23, 2015.  Có thể xem ở đây: https://www.facebook.com/494634687283438/posts/tr%C6%B0%C6%A1ng-v%C4%A9nh-k%C3%BD-trong-qu%C3%A1/919872394759663/


[36] Jean Bouchot, “Petrus J.B. Truong-Vinh-Ky, Un Savant Et Un Patriote Cochinchinois”, Nguyễn Văn Của, Saigon, 1927, pp. 4-12.  Những dòng tóm tắt tiểu sử Petrus Ký được trích từ cuốn sách này.


[37] Chức này, có người dịch là Hải Quân Trung Tướng, có nơi lại dịch là Phó Đô Đốc hoặc Trung Đô Đốc.  Vì hệ thống quân giai của mỗi nước mỗi khác, nên rất khó dịch cho chính xác.  Và thật sự ra, theo tài liệu chính thức của Bazancourt trong “Les Expeditions de Chine et de Cochinchine”, pp. 291-292, thì Rigault de Genouilly được Bộ Trưởng Bộ Thuộc Địa Pháp gởi lệnh thăng chức vào ngày 17 tháng 8 năm 1858 nhưng đến tháng 10/1858 mới nhận được.  Do đó, lúc đánh Đà Nẵng, ông ta vẫn còn là Contre Amiral (Đề Đốc, Chuẩn Đô Đốc, Hải Quân Thiếu Tướng).


[38] Trần Văn Giàu, “Địa Chí Văn Hoá Thành Phố Hồ Chí Minh”, NXBTPHCM, 1987, tập I, p. 252


[39] 74 GG 2, SHD, http://www.servicehistorique.sga.defense.gouv.fr/sites/default/files/SHDMV_EDF_FP_VOL1_1GG2_A_150GG2.pdf


[40] Người viết xin chân thành cám ơn ông Phạm Ngọc Bảo đã góp ý và giúp đỡ người viết rất nhiều cho việc phiên dịch tiếng Pháp trong bài viết này.  Tuy vậy, tất cả những sai  lầm trong việc dịch thuật, nếu có, là hoàn toàn của người viết.


[41] Một lần nữa, vì tôn trọng nguyên văn và bút pháp của tác giả lá thư này, cũng như để các bạn đọc tiện việc kiểm soát những chữ đã được dịch, người viết cố gắng dịch rất sát với cấu trúc của lá thư, và giữ nguyên vị trí tất cả các dấu chấm, dấu phẩy của nguyên bản.  Vì lý do đó, câu dịch sẽ có vẻ cứng và lạ, mong các bạn đọc thông cảm cho.


[42] http://www.vietnamvanhien.org/chinhdao.html


[43] https://www.scribd.com/document/337156787/Nam-B%E1%BB%99-V%E1%BB%9Bi-Tri%E1%BB%81u-Nguy%E1%BB%85n-Va-Hu%E1%BA%BF-X%C6%B0a-Nguy%E1%BB%85n-%C4%90%E1%BA%AFc-Xuan


[44] Nguyễn Đắc Xuân, Ibid


[45] https://en.wikipedia.org/wiki/Centurion


[46] https://en.wikipedia.org/wiki/Jacob


[47] https://en.wikipedia.org/wiki/Joseph_(Genesis)


[48] https://en.wikipedia.org/wiki/Historical_method


[49] Đại Nam Thực Lục Chính Biên, Đệ Nhất Kỷ, Quyển 1, trang 188.  “Người Thanh” ở đây chỉ người Hoa, để phân biệt với “Hán nhân” chỉ người Việt.  Đoạn sử trên đây nói về việc nhà Tây Sơn tàn sát người Hoa ở Gia Định.  Xem thêm chi tiết về cầu Tham Lương ở đây: http://www.baomoi.com/qua-cau-tham-luong-nho-ve-nhung-tran-chien-vang-lung/c/21915798.epi


[50] Alfred Schreiner, Abrégé de l’histoire d’Annam, Deuxième Édition, Saigon, 1906, pp. 150-151


[51] Alfred Schreiner, Ibid, Người Dịch Nguyễn Văn Nhàn, Đại Nam Quốc Lược Sử, Saigon 1905, pp. 257-258


[52] Lê Quang Định, Hoàng Việt Nhất Thống Dư ĐỊa Chí, Người Dịch Phan Đăng, Nhà Xuất Bản Thuận Hóa 2003, Quyển Hai, pp. 88-106


[53] Đây là phần trích từ “Lời Tác Giả (L.T.G.) ở đầu bài viết, http://nhandanvietnam.org/view.php?storyid=872


[54] Nguyễn Văn Trung, Trương Vĩnh Ký, Nhà Văn Hoá, Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn, 1993


image036

Diễn giả Bùi Vĩnh Phúc. Ảnh Văn Hóa trích từ video


image037

Diễn giả Phạm Phú Minh. Ảnh Văn Hóa trích từ video