Đảng CSVN mở đường cho ông Chu Hảo lập "đảng đối lập"?

25 Tháng Mười Một 20187:22 CH(Xem: 10789)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ HAI 26 NOV 2018


Đảng CSVN mở đường cho ông Chu Hảo lập "đảng đối lập"?


Tổng hợp

image010

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu. Ảnh: VOV


Tổng bí thư Trọng nói về lý do kỷ luật GS Chu Hảo


BBC 24/11/2018


image011

Image caption Tổng bí thư Trọng phát biểu hôm 24/11 khi tiếp xúc cử tri tại Hà Nội.


Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói suy thoái chính trị 'còn nguy hiểm hơn suy thoái kinh tế' và phải kỷ luật vài người để 'cứu muôn người'.


Thông điệp được ông Trọng đưa ra tại buổi tiếp xúc với cử tri ở Hà Nội nơi ông nhấn mạnh nỗ lực ổn định chính trị.


Ông Trọng nói về quyết định khai trừ đảng với Giáo sư Chu Hảo như một ví dụ về "suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa".


"Tự diễn biến, tự chuyển hóa trong mỗi con người, nó biến mình thành người khác lúc nào không biết, nó lái con đường của chúng ta đi vô cùng phức tạp.


"Về cơ bản là rất tốt rồi nhưng không phải không có những người cậy mình có chút công lao để sinh ra kiêu ngạo, muốn nói gì thì nói, phán gì thì phán, nói trái Điều lệ, nói trái Cương lĩnh.


"Đi tuyên truyền người khác vậy còn xứng là đảng viên nữa không, chưa nói là cán bộ," ông Trọng được truyền thông trong nước dẫn lời.


Tổng bí thư Trọng mô tả về nhu cầu "giáo dục, uốn nắn" những người suy thoái nhưng cũng phải "kỷ luật một vài người để cứu muôn người" và để "người khác đừng phạm vào nữa".


"Nếu cậy mình thế này thế nọ, là công thần rồi phê phán hết cả, phơi bày hết cả thì chế độ này sẽ ra sao? Chính trị suy thoái còn nguy hiểm hơn cả kinh tế.


"Vừa rồi phải khai trừ khỏi Đảng một vài trường hợp khác. Lúc đầu cũng kêu thế nọ thế kia, giờ có kêu gì được nữa không? Xử như vậy có đúng không?", Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói thêm.


Thông cáo báo chí của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng hôm 15/11/2018 kết luận rằng ông Chu Hảo không chấp hành quy định của Đảng, "có hành vi chống đối" và "tự diễn biến" thể hiện qua những bài viết, phát ngôn...có biểu hiện rõ sự "suy thoái về tư tưởng chính trị".


Ngày 26/10/2018, bản thân GS Chu Hảo đã tuyên bố ông "từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam".


GS Chu Hảo từng là Giám đốc - Tổng biên tập Nhà xuất bản Tri thức, nguyên Ủy viên Ban cán sự Đảng, nguyên Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ, nguyên thành viên Hội đồng Trung ương Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.


Hôm 26/10, ông Chu Hảo viết thư "từ bỏ Đảng Cộng sản" sau khi Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật ông trước đó.


image013

Bản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM/Getty Images Image caption Ông Chu Hảo cầm cuốn sách "Dân chủ và Giáo dục' của tác giả John Dewey do Nhà xuất bản Tri thức phát hành


Thông báo của ông Hảo có đoạn:


"45 năm về trước, tôi cũng như nhiều bạn bè và đồng nghiệp cùng thế hệ, đã tự nguyện gia nhạp đảng Lao động Việt Nam (nay là đảng Cộng sản Việt Nam) với lý tưởng cao quý là đấu tranh vì Độc lập dân tộc, vì Dân chủ và Phát triển đất nước.


"Nhưng càng ngày tôi càng nhận thức rõ hơn rằng tổ chức chính trị mà mình tham gia không có tính chính danh, hoạt động không chính đáng, có nhiều khuất tất, ngày càng thoái hóa, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc và xu thế tiến bộ của nhân loại.


GS Hảo nói kết luận của UBKTTW đề nghị kỷ luật ông trước đó là bản cáo trạng vô căn cứ và thâm độc nhằm không những đe dọa riêng ông mà cả những người đồng chí hướng.


"Tôi cực lực phản đối và không chấp nhận bản Kết luận này," ông Hảo viết.


"Tôi tự nguyện từ bỏ đảng CSVN, ngay từ hôm nay, để tiếp tục đi theo con đường mình đã chọn: Góp phần nâng cao dân trí theo tinh thần Khai sáng của Phan Châu Trinh: Dân tộc, Dân chủ và Phát triển: chủ yếu thông qua các hoạt động văn hóa và giáo dục. Đề nghị Chi bộ, và các cấp ủy xóa tên tôi trong Danh sách Đảng viên".


Ủy ban Kiểm tra Trung ương gần đây nói khi làm Tổng Biên tập, Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức, đã cho in nhiều sách "có nội dung sai phạm, trái quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng".


Ủy ban này, thông qua một bài viết, cho rằng ông Chu Hảo đã tham gia ký vào các thư kiến nghị, thư ngỏ và có nhiều bài viết trên báo chí trong và ngoài nước, mạng xã hội.


Trong số này có thể nói tới "Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992" được nhà chức trách mô tả là "dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm" và "Thư gửi Bộ Chính trị giai đoạn Đại hội Đảng 12 có nội dung phê phán đường lối lãnh đạo của Đảng trong 30 năm qua.


Ông Chu Hảo được mô tả là sáng lập hay tham gia nhiều hội, nhóm, diễn đàn…trong đó có "Diễn đàn xã hội dân sự", bị nói là "nhằm góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta một cách ôn hòa".


Đại diện Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói ông Chu Hảo còn có "nhiều bài trả lời phỏng vấn trên các đài, báo nước ngoài có các nội dung sai trái (BBC, RFA, RFI)".


Phản ứng quốc tế


image012

Bản quyền hình ảnh http://ubkttw.vn/ Image caption Khai trừ Đảng GS Chu Hảo là một trong số nội dung Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương tuyên bố trong kỳ họp từ 12 đến 14/11/2018.


Quyết định khai trừ Đảng đối với GS Chu Hảo được đưa ra vài ngày sau khi một loạt trí thức Việt Nam và nước ngoài ký một bản kiến nghị phản đối cách chính quyền của Đảng CSVN đối xử ông.


'Thư bày tỏ quan ngại về các cáo buộc đối với Giáo sư Chu Hảo và Nhà Xuất bản Tri Thức' được gửi tới TBT, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, và các Đại sứ quán nước ngoài tại Hà Nội.


Hơn 80 người ký tên ở Việt Nam và nước ngoài nói họ là "học giả, các giáo sư và nhà nghiên cứu, những người đã dành phần lớn sự nghiệp và cuộc sống" cho việc nghiên cứu Việt Nam, và đến từ các trường đại học và viện nghiên cứu trên khắp thế giới".


Lá thư có đoạn viết:


"Chúng tôi viết lá thư này để bày tỏ sự không đồng và thất vọng sâu sắc của chúng tôi về những cáo buộc đối với Giáo sư Chu Hảo, Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức, bởi Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào ngày 25 tháng 10 năm 2018, cũng như về các bình luận tiếp theo được đăng trên trang mạng của Ủy ban vào ngày 31 tháng 10."


Trong số các tên tuổi ký tên có những nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sỹ từ Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Hà Lan, Australia, Việt Nam./


Trấn áp GS Chu Hảo cho thấy ''sự rệu rã'' của đảng Cộng Sản Việt Nam


RFI Đăng ngày 25-11-2018 Sửa đổi ngày 25-11-2018 14:28

image013

Giáo sư Chu Hảo, với bản dịch cuốn "Dân Chủ và Giáo dục/Democracy and Education" của John Dewey. Ảnh chụp ngày 31/08/2010 tại Hà Nội.AFP PHOTO/HOANG DINH Nam


Vụ GS Chu Hảo bị đảng Cộng Sản Việt Nam khai trừ tiếp tục có thêm nhiều phản ứng. Hôm nay, Chủ Nhật 24/11/2018, ông Nguyễn Quang A, một chuyên gia độc lập trong nước, nhận định việc đảng Cộng Sản Việt Nam chủ trương trấn áp GS Chu Hảo và một số biện pháp đàn áp mới đây cho thấy rõ đảng đang « rệu rã hết sức trầm trọng » và « vô cùng bế tắc », phải dùng đến các trấn áp « tư tưởng » để duy trì đoàn kết nội bộ.


Vụ GS Chủ Hảo, nguyên giám đốc Nhà xuất bản Tri thức bị ban lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam kỷ luật đã gây nhiều phản ứng trong giới nghiên cứu quốc tế về Việt Nam. Hôm 14/11, hơn 80 trí thức nước ngoài và gốc Việt gửi thư ngỏ bày tỏ « bất đồng » và « thất vọng sâu sắc » về những cáo buộc đối với ông Chủ Hảo. Các trí thức ký thư ngỏ ca ngợi công việc của ông Chu Hảo tại Nhà xuất bản Tri Thức đã « giúp các sinh viên và học giả Việt Nam tiếp cận nhiều hơn với các công trình học thuật lớn của các nước khác (được coi là « nền tảng của nghiên cứu và tư duy hiện đại trong ngành khoa học xã hội và nhân văn ») bằng cách dịch chúng sang tiếng Việt ».


Hôm qua, 24/11, trong một cuộc tiếp xúc với cử tri tại Hà Nội, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng bảo vệ việc « kỷ luật » và « khai trừ » GS Chu Hảo là điều đúng. Theo ông Nguyễn Phú Trọng, GS Chủ Hảo là người có các tuyên bố « trái với Điều lệ và Cương lĩnh của đảng ». Việc khai trừ ông Chu Hảo được ông Nguyễn Phú Trọng coi là một biện pháp răn đe, với mục tiêu mà ông gọi là « kỷ luật một vài người để cứu muôn người, để người khác đừng phạm vào nữa » (trước đó, ngày 26/10/2018, GS Chu Hảo đã tuyên bố ra khỏi đảng Cộng Sản Việt nam).


Về vấn đề này tiến sĩ Nguyễn Quang A cho biết quan điểm của ông :


« Ý kiến của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng – tôi nói là ông tổng bí thư chứ không phải là ông chủ tịch Nước, vì đây là chuyện của đảng Cộng Sản Việt Nam – tiết lộ một điều mà mọi người còn nghi vấn : (Quyết định kỉ luật và khai trừ GS Chu Hảo) liệu có phải từ cấp cao nhất của đảng Cộng Sản hay không ?


Với sự tiết lộ của ông tổng bí thư, đã rõ nguyên hình đây là chủ trương nhất quán của đảng Cộng Sản Việt Nam ở cấp chóp bu, tức ở cấp ông Trọng. Họ đã thực sự trở thành cảnh sát tư tưởng, và ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành cảnh sát trưởng về tư tưởng.


Tiếp theo làn sóng đánh ông Chu Hảo là nhiều làn sóng lăn tăn, như việc khai trừ khỏi đảng ông chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng, một người thực sự đã bỏ đảng từ lâu rồi. Rồi tiếp theo là 15 ông cán bộ của báo Thanh Niên. Vì không phải là đảng viên, nên bị loại khỏi chức vụ trưởng, phó phòng.


Có thể nói, đây là một sự tha hóa vô cùng nghiêm trọng của đảng Cộng Sản Việt Nam. Nó cũng chứng tỏ đảng Cộng Sản Việt Nam đang đối mặt với các thách thức rất là lớn trong nội bộ. Với việc siết chặt kỷ luật trong nội bộ này người ta hy vọng sẽ được sự thống nhất của đảng…. Với tư cách của một người đứng ngoài nhìn vào, tôi thấy rằng chỉ khi một tổ chức bị rệu rã hết sức trầm trọng người ta mới phải dùng đến một biện pháp như thế. Những biện pháp như thế là quay trở lại với các khủng bố tư tưởng thời Stalin. Nó báo hiệu một con đường vô cùng bế tắc.


Bởi vì một tổ chức không để cho các tiếng nói khác nhau, nhất là các tranh luận về khoa học, được phát triển, mà bắt người ta phải im miệng hết, thì đó là đi đến con đường bế tắc mất rồi. Ngược lại hoàn toàn với cái thời ông Hồ Chí Minh, ít ra năm 1945 còn có đa đảng…


Tất cả các đảng viên của Đảng Cộng Sản Việt Nam bây giờ ai không răm rắp nghe theo ông Nguyễn Phú Trọng thì sẽ bị khai trừ, nói một cách nôm na như vậy. Họ phải trở thành những con rô bốt…. Cái biện pháp siết chặt của ông này như thế chưa biết chừng nó lại là phản tác dụng, có thể dẫn đến chuyện người ta rời khỏi đảng Cộng Sản »./


Tổng bí thư chỉ trích GS Chu Hảo, nói kỉ luật là để ‘cứu muôn người’


VOA 24/11/2018

image014

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong buổi tiếp xúc cử tri ở Hà Nội hôm thứ Bảy, chỉ trích điều mà ông nói là “những biểu hiện suy thoái, biến chất” trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên.


Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng hôm thứ Bảy nói việc khai trừ Giáo sư Chu Hảo khỏi Đảng là một biện pháp cần thiết để chống lại quá trình “tự diễn biến, tự chuyển hóa” gây nguy hại cho an ninh chính trị đất nước, và rằng hình thức kỉ luật này là để “cứu muôn người.”


Ủy ban Kiểm tra Trung ương tuần trước loan báo hình thức kỉ luật khai trừ khỏi Đảng đối với ông Chu Hảo, Giám đốc-Tổng biên tập Nhà xuất bản Tri thức, vì ông bị cho là có hành vi chống đối, thách thức sau khi được Ủy ban nhắc nhở, kiểm điểm về một kết luận của họ trước đó nói rằng ông đã cho xuất bản một số sách “có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước.”


Kết luận đó khơi ra một tuyên bố từ bỏ Đảng của ông vào cuối tháng 10. Ông Chu Hảo, người cũng từng là thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, nói rằng tổ chức chính trị mà ông từng là thành viên “không có tính chính danh, hoạt động không chính đáng, có nhiều khuất tất, ngày càng thoái hóa, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc và xu thế tiến bộ của nhân loại."


Ông Trọng, trong buổi tiếp xúc cử tri ở Hà Nội hôm thứ Bảy, chỉ trích điều mà ông nói là “những biểu hiện suy thoái, biến chất” trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và kêu gọi chú trọng đến việc giữ gìn an ninh chính trị đất nước “vô cùng hệ trọng.”


“Vừa rồi, trường hợp ông Chu Hảo bị xử lí kỉ luật khai trừ khỏi Đảng, không phải là do tham nhũng, mà quá trình ‘tự diễn biến, tự chuyển hóa’ trong mỗi con người đã biến mình thành con người khác lúc nào không biết, lái hướng chúng ta đi, vô cùng phức tạp,” ông được dẫn lời phát biểu.


“Bây giờ có tình trạng, về cơ bản là tốt, nhưng không phải không có người cậy mình có ít chút công lao (như ngày xưa Bác Hồ đã nói), sinh ra kiêu ngạo, muốn nói thì nói, muốn phán gì thì phán, nói trái điều lệ, trái cương lĩnh, trái Hiến pháp, đi tuyên truyền này khác, thế có còn là đảng viên không?”


Tổng bí thư được dẫn lời nói thêm:


“Bất cứ ai suy thoái đều phải giáo dục phải uốn nắn, kỉ luật một vài người để cứu muôn người, để người khác không phạm vào nữa, đừng cậy mình thế này thế nọ, công thần, phê phán hết cái nọ cái kia, suy thoái chính trị nguy hiểm hơn suy thoái kinh tế.”


Những phát biểu của ông Trọng không gây nhiều ngạc nhiên đối với một nhà lãnh đạo Đảng vốn bị nhiều người phê phán là nặng về giáo điều. Trên mạng xã hội, những phát biểu này nhanh chóng khơi ra nhiều chỉ trích.


“[Tổng bí thư] quên mất nguyên tắc phê bình và tự phê bình rồi sao. Khi có quá nhiều sai lầm và thối nát thì càng phải lên tiếng. Sao lại bắt Đảng viên câm miệng như vậy là trái với quy tắc của Đảng rồi,” một người dùng Facebook tên Ga Xe Phay bình luận dưới một post của trang Nhật ký yêu nước.


Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói từ 2005 đến 2009, ông Chu Hảo đã xuất bản năm cuốn sách bị chính quyền cấm phát hành.


Trong một bài viết đăng trên website của Ủy ban giải thích quyết định đề nghị kỉ luật ông Chu Hảo, Ủy ban đưa ra một số ví dụ như cuốn "Karl Marx" của Peter Singer bị nói là có những “nhận xét sai lầm về học thuật, phủ định những nội dung tư tưởng cốt lõi của chủ nghĩa Marx.” Hay cuốn "Ông Sáu Dân trong lòng dân" cho thấy nhà xuất bản có "dấu hiệu khuynh hướng tập hợp những bài viết về những người có quan điểm khác với chủ trương, đường lối của Đảng, nhằm ‘gợi ý,’ ‘gợi mở’ một hướng đi khác, cách nhìn khác không có lợi cho sự nghiệp xây dựng đất nước."


Trong một bức thư ngỏ gửi cho ông Trọng, một nhóm 81 học giả và các nhà nghiên cứu từ 10 quốc gia đã lên tiếng ủng hộ ông Chu Hảo và bày tỏ lo ngại về việc nhà chức trách Việt Nam ngăn cấm xuất bản những tác phẩm học thuật mà họ nói là “nền tảng của nghiên cứu và tư duy hiện đại trong ngành khoa học xã hội và nhân văn.”


“Là các nhà nghiên cứu và nhà giáo dục từ khắp nơi trên thế giới, chúng tôi bác bỏ bất kì khẳng định nào cho rằng những tác phẩm này là mối đe dọa cho sự phát triển ổn định hoặc hòa bình của Việt Nam,” họ viết.


Hưởng ứng trào lưu thoái Đảng sau quyết định từ bỏ đảng của ông Chu Hảo, hàng chục đảng viên kì cựu khác cũng tuyên bố từ bỏ Đảng trong tháng qua./


Về mặt chính trị, suy thoái còn nguy hiểm hơn cả kinh tế


Theo VOV


14:22 24/11/18


 (GDVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: "Bây giờ cả hệ thống, cả bộ máy vào cuộc chống tham nhũng rồi chứ không một mình ai cả".


Sáng 24/11, phúc đáp lại ý kiến cử tri quận Ba Đình, Tây Hồ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết, ông rất phấn khởi trước các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các cử tri.


Các ý kiến của cử tri sẽ được các đại biểu Quốc hội tiếp thu, báo cáo với Quốc hội.


image010

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu. Ảnh: VOV


Bất cứ ai nếu suy thoái thì phải giáo dục, uốn nắn

Trả lời ý kiến cử tri về việc chống tự diễn biến, tự chuyển hóa, đảm bảo an ninh, quốc phòng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho rằng, cử tri nêu rất đúng, bởi đây là vấn đề hệ trọng.

Nhân nói về việc xử lý kỷ luật ông Chu Hảo, dù đây không phải tham nhũng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Tự diễn biến, tự chuyển hóa trong mỗi con người nó biến mình thành người khác lúc nào không biết, nó lái con đường của chúng ta đi vô cùng phức tạp.


Về cơ bản là rất tốt rồi, nhưng không phải không có những người cậy mình có chút công lao để sinh ra kiêu ngạo, muốn nói gì thì nói, nói trái điều lệ, trái cương lĩnh.


Thế ông có còn đảng viên nữa không, chưa nói là cán bộ. Vừa rồi phải khai trừ khỏi Đảng một vài trường hợp khác.


Lúc đầu cũng kêu thế nọ thế kia, giờ có kêu gì được nữa không? Xử như vậy có đúng không?”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói.


Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, bất cứ ai nếu suy thoái thì phải giáo dục, uốn nắn.


Kỷ luật một vài người để cứu muôn người, để người khác đừng phạm, đừng cậy mình thế này, thế nọ, là công thần rồi phê phán hết cả, phơi bày hết cả.


“Về mặt chính trị, suy thoái còn nguy hiểm hơn cả kinh tế”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Về việc cử tri kiến nghị phải khắc phục tình trạng "trên nóng, dưới lạnh", "trên bảo dưới không nghe", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói chúng ta cũng đang làm và bên dưới cũng đang chuyển động.

Về vấn đề tham nhũng vặt, người đứng đầu Đảng, Nhà nước nhấn mạnh: "Tham nhũng vặt như ghẻ ruồi, rất khó chịu”.


Khó chịu đến mức đến cửa nào cũng phải tiền, không có tiền thì không trôi. Xin giấy tờ học hành cho con, cho cháu, chuyển chỗ nọ chỗ kia... có phong bì thì được việc không có thì cứ “ngâm” ở đó.


Điều này làm hư hỏng cán bộ và đây không phải là chuyện nhỏ".


image015


Chưa bao giờ nhụt chí vì chống tham nhũng

Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV là một trong những kỳ họp để lại dấu ấn tốt tốt đẹp, nhiều nội dung quan trọng, khó, phức tạp, trao đổi rất dân chủ, chất vấn có nhiều đổi mới, nhưng cuối cùng đã được thống nhất rất cao, thời gian rút ngắn chỉ còn 22,5 ngày so với trước đây kéo dài cả tháng.


Có được kết quả này là do công tác tổ chức tốt, trình độ, ý thức chính trị của đại biểu ngày càng cao.

“Dân chủ nhưng phải có kỷ cương, phải đúng hướng, đúng đường lối chỉ đạo của Đảng, tiếp thu ý kiến trí tuệ của nhân dân, đồng thời phát huy vai trò của từng đại biểu Quốc hội.


Cho nên kết quả biểu quyết rất cao mặc dù có nhiều tranh luận. Khó như Luật phòng chống tham nhũng, Luật Công an... nhưng vẫn được thống nhất cao.


Hay như công tác nhân sự cũng đạt được kết quả gần như tuyệt đối”- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho biết.

Về phòng chống tham nhũng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho biết, tại cuộc tiếp xúc nào vấn đề này cũng được đề cập, chứng tỏ đây là vấn đề lớn, được nhân dân rất quan tâm.


Bây giờ cả hệ thống, cả bộ máy vào cuộc rồi chứ không một mình ai cả. Sở dĩ ông nói hình ảnh “lò nóng lên rồi” là tất cả đều vào cuộc.


Nhân dân đóng góp ý kiến, Đảng hệ thống, đề ra đường lối, các cơ quan thanh tra, điều tra, kiểm toán, kiểm sát, tòa án, tất cả các khâu tư pháp đều nhịp nhàng.


Khâu nào yếu phải chấn chỉnh ngay, mắt xích nào hỏng phải thay ngay.

Nhấn mạnh còn nhiều việc phải làm, người đứng đầu Đảng, Nhà nước cho rằng cần phải bình tĩnh, làm từng việc, làm chắc bước này để làm tiếp bước sau, “cùng một lúc làm nhiều việc sẽ không được”.


“Còn các bác cứ yên tâm không bao giờ chùn lại, chùng xuống hay mệt mỏi đâu. Tôi đã nói rồi, ai nhụt chí thì đứng sang một bên cho người khác làm.


Tinh thần là như thế, và phải có phương pháp chứ không phải hăng hái, quyết liệt mà được đâu. Nhiệt tình nhưng phải có trình độ, phải có phương pháp, cách làm, thuộc luật pháp.


Cái nào thiếu luật pháp thì phải bổ sung luật pháp, phải có quy chế để ngăn ngừa, răn đe, cảnh tỉnh. Không làm không xảy ra là tốt, chứ để xảy ra rồi mà đi chữa cháy thì chưa chắc đã hay”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói.

Ông nhấn mạnh thêm: "Trung ương không bao giờ nhụt chí. Quốc hội thống nhất cao, lòng dân như thế, quốc tế phải thừa nhận đánh giá cao chỗ này".

Về kê khai tài sản, theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước điều vừa qua chưa được thống nhất cao là về xử lý tài sản do còn nhiều ý kiến khác nhau.


Với tinh thần cái  nào đã rõ, đã chín, được thống nhất cao thì thông qua làm. Còn cái nào chưa rõ, chưa chín thì cho làm thí điểm, tổng kết rồi rút kinh nghiệm, chứ không phải vì một điều mà dừng tất cả các luật lại.

Cuối phần phát biểu, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cảm ơn tình cảm của cử tri đã dành cho ông khi được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Tâm tư thế nào ông đã nói trước Quốc hội và hứa sẽ cố gắng hết sức để thực hiện những điều đã hứa.


Theo VOV