Đào Như: Từ xa nhìn về Tổ quốc (Kỳ 20

02 Tháng Mười 201811:45 CH(Xem: 10607)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ TƯ 03 OCT 2018


image006

Đào Như


Từ xa nhìn về Tổ quốc


(Kỳ 2)


VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI VŨ TRANG NGUYÊN TỬ    


NHỮNG SỰ THẬT PHÍA SAU SỰ DẮC THỦ VŨ KHÍ NGUYÊN TỬ CỦA NHỮNG QUỐC GIA CHẬM TIẾN


Việt Nam nghĩ gì khi Trung Quốc quan ngại khả năng đắc thủ vũ khí nguyên tử của Nhật Bản?  Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc ngăn chận các quốc gia khác không được quyền đắc thủ công nghệ chế tạo vũ khí hạt nhân http://nghiencuuquocte.org/2018/08/14/trung-quoc-lo-ngai-nhat-phat-trien-vu-khi-hat-nhan. Trong quá khứ TQ đã từng ngăn chận Ấn độ, Pakistan và nhất là những năm gần đây TQ kiên quyết ngăn chận Bắc Triều Tiên phát triển vũ khì hạt nhân. Nhưng mọi ngăn chận của TQ không được kết quả như ý muốn. Ấn độ và Pakistan lần lươt thành công chế tạo vũ khí hạt nhân dưới sự ‘bảo hộ’ của Mỹ. Ngay sau đó hai quốc gia này đươc Hội Đồng Bảo An của LHQ thừa nhận là những quốc gia có võ trang vũ khí nguyên tử.  Thế giới nhận diện sự kiện này như là lực lượng võ trang nguyên tử mà Mỹ muốn có để đối trọng với lực lương nguyên tử của TQ tai Châu Á Ấn Độ Dương...


 Ở một diện khác, sự can thiệp của Trung Quốc vào vấn đề võ trang nguyên tử của Bắc Triều Tiên là cả một sự kiện quá phức tạp: Vừa được tin Binh Nhưỡng hôm 12-12-2012 phóng tên lửa đạn đạo Unha-3, một loại tên lửa đẩy đưa một vệ tinh khí tượng có tính năng như một đầu đạn vào quỹ đạo.


Tư lệnh Thái Binh Dương Mỹ, Đô Đốc Samuel Locklear liền đưa 4 chiến hạm trang bị tên lửa mang đầu đạn tầm xa: tuần dương hạm Shiloh và 3 Khu truc hạm, John S.McCain, Benfold và Fitzerald vào vị trí gần vùng biển TQ gọi là để theo dõi và chống lại kế hoạch phóng tên lửa mang đầu đạn tầm xa của Triều Tiên.  Dĩ nhiên Bắc kinh cảm thấy an ninh của chính mình bị hâm dọa vì động thái tiêu chuẩn kép của Đô Đốc Samuel Locklear. Trung Quốc kinh hoàng khi thấy toàn thể đất nước TQ, những cơ sở doanh ngiệp sản xuất, những trung tâm đầu não quân đội cũng như Biệt khu Trung Nam Hải, Bắc Kinh, đều nằm trong tầm nhắm của bom hạt nhân và hỏa tiễn mang đầu đạn tầm xa của Bắc Triều Tiên và của các Khu Truc Hạm Mỹ đang soi bóng trên biển Đông Hải. Trung Quốc nặng nề lên án Mỹ đã chú tâm dùng vấn đề hạt nhân của Triều Tiên để làm cái cớ tăng cường sự hiện diện của hạm đội Mỹ ở trong vùng biển sát sườn của TQ. Thật không ngoa nếu ai đó cho rằng sự phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa mang đầu đạn tầm xa của Bình Nhưỡng là vũ khí chiến lược của Washington dùng để răn đe Bắc Kinh khi cần. Có được nhận định chính xác như vây, chúng ta mới biết tại sao, hôm 4 tháng 8-2018 Bắc kinh đã hốt hoảng lên tiếng tố cáo Nhật Bản có nhiều khả năng đang chế tạo vũ khí hạt nhân. Phản diện của sự tố cáo này của Bắc Kinh cố ý cho chúng ta thấy rằng có Mỹ đứng sau viêc Nhật Bản chế tạo vũ khí hạt nhân.


Vào ngày 12 tháng 2 năm 2013  BắcTriều Tiên thử nghiệm thành công lần thứ III bom hat nhân. Ngay lập tức bộ trưởng ngoại giao của TQ, Dương Khiết Trì, triệu đại sứ Bắc Triều Tiên (BTT.)  đến cùng ngày để tỏ thái độ của chinh phủ TQ về vụ thử nghiệm bom hạt nhân của BTT. gây thiệt hại đến quyền lợi của TQ tạo ra địa chấn mạnh. Trước đó gần 2 tháng, đặc sứ TQ tại LHQ đã lên án hành động thử tên lửa đẩy Unha-3 của BTT.


Khác với Bắc Kinh, Tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama, chưa bao giờ tuyên bố Mỹ sẽ đơn phương trừng phạt BTT.  Ông Obama chỉ tuyên bố Mỹ sẽ sát cánh cùng với Đồng Minh và Hội Đồng Bảo An- HĐBA-LHQ, tuy nhiên Tổng thống Obama chưa hề xác định hành động cứng rắn của Mỹ và của Đồng Minh đối với những vụ thử nghiệm hạt nhân của BTT. Ngoài ra chính giới và báo chí của Hoa Kỳ cũng có ý kiến. Theo Richard Bush, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến Lược Đông Bắc Á, cho rằng có thể “Kim Jong-un muốn thử nắn gân Tập Cận Bình tân Chủ Tich nước TQ. vừa mới lên nắm chính quyền”


Cuối cùng Nam Hàn và Nhật Bản phát hiện ra rằng không có sự nhất trí giữa Bắc Kinh, Washington, và HĐBA-LHQ  trong việc trừng phạt BTT, nhất là thái độ chần chừ gần như dung túng của Mỹ đối với những cuộc thử nghiệm bom hạt nhân của BTT. Do đó báo chí và các chinh giới của Nam Hàn và Nhật Bản liền đồng loạt nêu lên câu hỏi: Liệu Hoa Kỳ có thể bảo vệ Seoul và Tokyo trong trường hợp Bình Nhưỡng đe dọa tấn công bằng vũ khí hạt nhân? Do đó các giới nhân sĩ và báo chí của Nam Triều Tiên- NTT- và Nhật Bản đồng loạt lên tiếng hô hào quốc gia của họ cần tự sản xuất vũ khí hạt nhân để tự bảo vệ khi cần.


Khi biết được tin này, ngay lâp tức đại diện chính phủ Hoa Kỳ, Carl Baker, Giám Đốc Điêu Hành Diễn Đàn Thái Bình Dương, có trụ sở ở Washington D.C. liền đưa ra nhận định: ”Bất kỳ hành động nào của NH và NB nhằm khơi động chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân sẽ không được sự chấp thuận của chính phủ Mỹ. Vì theo cam kết trong các thỏa ước “An Ninh Quốc Phòng Hỗ Tương” giữa Mỹ và NB cũng như giữa Mỹ và NTT trong hơn nhiều thâp kỷ qua: NTT cũng như NB được sự bảo vệ dưới cây dù nguyên tử của Mỹ. Hơn thế nữa chúng ta đã ký thỏa ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân-Nuclear-Non-Proliferation-Treaty-NPT-thỏa ước này đòi hỏi những quốc gia chưa có vũ khí hạt nhân không được quyền chế tạo vũ khí này…”. Và Carl Baker đưa ra lời cảnh cáo: ”nếu NB hay NTT vi phạm những thỏa ước này đó sẽ là những diễn tiến rất xấu…”.


Những lời cảnh cáo của đại diện chinh phủ Mỹ, Carl Baker, nhắc lại trong quá khứ, từ nhiều thập niên trong thế kỷ trước cũng như mãi đến hôm nay, Mỹ, Liên Xô,TQ, Pháp và Anh là 5 thành viên thường trực của HĐBA-LHQ. Quân đội của 5 nước này (còn gọi là Ngũ Cường) có toàn quyền võ trang nguyên tử. Trong hơn 6 thập niên qua và đến bây giờ họ không ngừng tăng cường và hiên đại hóa (upgraded) khả năng chiến lược nguyên tử hạt nhân của họ. Với quyền phủ quyết tuyêt đối-Veto- 5 thành viên thường trực này như những tên săn đầm quốc tế- International Gendarmes- đã xử sự độc đoán với thế giới còn lại họ cấm chỉ không một quốc gia nào ngoài họ được quyền chế tạo vũ khí nguyên tử dù cho chỉ để bảo vệ.           http://www.vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=101483     Tuy nhiên trong nhiều thập niên qua có những quốc gia lén lúc nghiên cứu và phát triển công nghệ vũ khí hạt nhân. Có vài quốc gia như Ấn Độ, Pakistan, đã công khai sự thành công của họ thông qua sự “bảo hộ” của Mỹ. Riêng Do Thái những năm 69-72 của thế kỷ trước đã được Tổng thống Mỹ, Richard Nixon, viện trợ trực tiếp vũ khí nguyên tử để xứ này có đủ khả năng khống chế quân sự trọn vùng Trung cận Đông. (Middle East and Near East). Ấn Độ, Pakistan, Do Thái đắc thủ được vũ khí hạt nhân cũng chỉ vì một phần nào dựa trên lợi ich của nước Mỹ.


Chúng ta vừa thoáng qua lich sử phát triển vũ khí hạt nhân của các quốc gia yếu thế, Ấn Độ, Pakistan, Do Thái, dưới sự kiềm chế độc đoán của các thành viên thường trực của HĐBA-LHQ: Nga, Mỹ, TQ, Pháp và Anh. Riêng người dân Triều Tiên đã phải chấp nhận những hy sinh vô cùng to lớn, lao động như khổ sai, 2 triêu người dân trên tổng số 20 triêu dân của BTT đă chết vì đói và rét vào những năm khủng hoảng kinh tế 1990-1992 do lệnh cấm vận đất nước này của những thành viên thường trực của HĐBA-LHQ, Người dân BTT đã hy sinh vô cùng to lớn, ngay cả sinh mạng của họ, để cho tổ quốc đắc thủ vũ khí hạt nhân, để bảo vệ đất nước, để xây dựng kinh tế, để thống nhất đất nước, để đạt được sự kinh nễ của thế giới.   


VIÊT NAM ĐANG Ở ĐÂU TRONG THẾ GIỚI VŨ TRANG NGUYÊN TỬ HÔM NAY?


Hình như Viêt Nam trong những thập niên qua có cái nhìn thụ động nếu không muốn nói là tiêu cực đối với thế giới vũ trang nguyên tử. Tháng 6 năm 2013 Nga và Mỹ đã vận chuyển gần 16 Kg Uranium được làm giàu ở câp độ cao-high enriched uranium- có thể chế bom nguyên tử, ra khỏi Việt Nam với biện chứng của chương trình toàn cầu hạn chế nguyên liệu làm bom hạt nhân, với mục đích không để nhiên liệu này rơi vào tay bọn khủng bố:


https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2013/07/130702_vietnam_uranium_removed.


Trong thực tế, 6 năm về trước, năm 2007, Nga đã vận chuyển nguyên liệu uranium ra khỏi VN. Năm 1975, trước khi tháo chạy khỏi VN, Mỹ đã mang nhiên liệu hạt nhân từ lò phản ứng hat nhân tai Đalat, VN, về nước. Nuclear Reactor tại Đalat được phục hồi vào năm 1983, tái khởi động bằng các thanh nhiên liệu mới của Liên Xô vào thời đó. Lò phản ứng hạt nhân-Nuclear Reactor- của VN tại Dalat có khả năng tạo đồng vị  Plutonium 239 và 235 có thể dùng chế tạo bom hạt nhân.   


Xin nhìn vào tấm ảnh bên dưới, minh họa Phó Thủ Tướng, kiêm Bộ trưởng bộ Ngoại Giao VN, ông Phạm Bình Minh đang bị kiềm chế đã phải cúi đầu ký thỏa ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân Non Nuclear Proliferation Treaty-NNPT–vào ngày 23-9-2017 tại buổi họp thường niên Đai Hội Đồng LHQ lần thứ 72.

image007

Qua những sự kiện trên, khiến nhiều người Việt trong nước cũng như hải ngoại tự hỏi: Việt Nam còn có đủ tiềm lực đánh thức tư duy bảo vệ tổ quốc và nâng tầm đất nước trên trường quốc tế? Viêt Nam còn có đủ nghị lực để có những bước đi của môt quốc gia độc lâp và có chủ quyền? Khi phải chấp nhận để Mỹ và Nga tước đoạt của ta gần 16Kg High Enriched Uranium; khi phải cúi đầu thò tay ký vào bản thỏa thuận NNPT, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đương nhiệm Ngoại trưởng Phạm Bình Minh có nhớ rằng lò phản úng hạt nhân của ta có đủ khả năng tinh luyện Plutonium ở cấp độ cao để cung cấp nguyên liệu để chế tạo vũ khí hạt nhân, để bảo vệ đất nước, để giử lấy chủ quyền thiêng liêng lãnh thổ, lãnh hải và bầu trời của tổ quốc?


Ngày 23-8-2018, người phó phát ngôn bộ ngoai giao VN, Nguyễn Phương Trà, lên tiếng bày tỏ quan ngai về việc TQ  điều động vũ khí hạt nhân vào Biển Đông. Nghĩa là tố cáo TQ di chuyển vũ khí hạt nhân vào vùng biển sát sườn Việt Nam.


 https://news.zing.vn/vn-len-tieng-ve-kha-nang-trung-quoc-dua-vu-khi-hat-nhan-ra-bien-dong-post871083.html


Đúng là người học trò giỏi của Đô đốc Samuel Lockklear, Tập Cận Binh lập lại y chang bài hoc mà Đô đốc Mỹ Locklear đã dạy cho họ Tập  năm 2012.   


Lời phản đối của người phó phát ngôn bộ ngoai giao VN là lối tiêp cận vấn đề một cách điển hình của VN. Chúng ta thường nhìn thảm họa xâm lăng từ các kẻ thù trong quá khứ như là những sự kiện đang xảy ra chúng ta phải đối phó với những phương tiện có hiệu năng nhất thời mà không tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa


http://tiasang.com.vn/dien-dan/Khong-chi-la-“doi-pho”-voi-tham-hoa-va-ngan-chan-rui-ro-hinh-thanh-12720.


Cách tiếp cận các thảm họa xâm lăng như thế này đã khiến nước ta hứng chịu những thảm họa xâm lăng triền miên trong quá khứ. Điển hình gần đây nhất, lối tiêp cận của ta qua vụ Giàn Khoan Hải Dương-981 của TQ, đã dẫn chúng ta đến những đương đầu mới, những vụ xâm lăng khác  của TQ trên vùng biển của chúng ta. Và bây giờ chúng ta đương đầu vói sự hâm dọa của vũ khí hạt nhân của TQ từ Biển Đông. Chúng ta thiếu tầm nhìn xa, tìm cách ngăn ngừa giảm thiểu tối đa những tác động tai hại gây ra từ kẻ xâm lăng hay khống chế kẻ thù trước khi chúng triển khai kế hoạch xâm lăng như Lý Thường Kiêt đă từng Nam bình Chiêm, Bắc phạt Tống, diệt trừ mộng xâm lăng của kẻ thù ngay từ lúc chúng vừa có manh tâm.  Viêt Nam cần một cộng đồng, một chính phủ biết làm chủ vận mệnh của mình, của đất nước mình. Viêt Nam cần có những nhà lãnh đạo có tư duy lãnh đạo của quốc gia có Chủ quyền, Độc lập, Tự do, Binh đẳng, có tầm nhìn xa, phát triển chiến lược, chiến thuật, văn hóa khoa học công nghệ, cũng như vũ khí quốc phòng hầu phòng ngừa ngăn chận lòng tham của kẻ khác.


Mãi đến hôm nay, vẫn chưa nghe phản ứng của chinh phủ CSVN trước sự di chuyển vũ khí hạt nhân của chinh phủ TQ vào biển Đông, ngoại trừ những lời phản đối suông của người phó phát ngôn của bộ ngoại giao VN, bà Nguyễn Phương Trà.  Liệu chính phủ Hà Nội có thấy trước việc Bắc Kinh có thể hâm dọa tấn công VN bằng vũ khí hạt nhân để làm áp lực trên một vấn đề nào đó?  Sau khi điều động võ khí hạt nhân vào Biển Đông, hôm 16-9-2018, TQ chủ động gửi ngoại trưởng Vương Nghị đến Hà Nội đưa ra đề nghị VN và TQ cùng khai thác những vùng biển còn tranh chấp ở Biển Đông. Chinh phủ CSVN chỉ biết thụ động chấp nhận đề nghị trên và ‘ngọng nghịu’ tuyên bố: “Chủ trương nhất quán của VN là cùng hợp tác trên Biển Đông theo đúng qui định và định chế của LHQ về luật biển-1982…VN sẽ không chấp nhận bất cứ áp lực nào…”!


https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-huong-ung-de-nghi-cua-trung-quoc-cung-khai-thac-bien-dong/4579960.html 


Nhưng chủ yếu của chinh phủ Băc Kinh là phản diện của thỏa ước trên: Một khi chính phủ VN chấp nhận thỏa ước trên, có nghĩa là VN chấp nhận những vùng biển còn tranh chấp ở Biển Đông như là một thực tế hiển nhiên không còn tranh cãi. Như vậy cũng có nghĩa là VN công nhận vùng biển đường lưỡi bò là vùng biển hợp lệ của TQ!


Nhưng có câu hỏi ở đây: Tai sao VN chấp nhận một vị thế yếu hèn trước TQ? Câu trả lời hơp lý duy nhất là vì sự bất tương xứng giữa hai lực lương vũ trang giữa TQ và VN. ĐCSVN chưa bao giờ biết đầu tư trí tuệ vào việc xây dựng lực lương quân đội ta có vũ trang nguyên tử.


Ngày 20-1-2008 TQ phát động “Chiến dịch Bồ Câu Hòa BÌnh”, TQ đang cố gắng thiết lập môt Trật Tự Mới-Một Thế Giới Mới- Một Quỹ Đạo Mới và muốn cả thế giới đi vào quỹ đạo của mính.


 https://vietbao.com/a216106/dao-nhu-trung-quoc-dang-o-dau


Đứng trước những diễn tiến của Chiến dịch Bồ Câu Hòa Bình của TQ, bắt buộc mọi người Việt yêu nước, chớ không phải riêng tôi, phải mạnh dạn lên tiếng: “Muốn bảo vệ nền Độc lập, Chủ quyền đất nước, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, muốn được trường tồn cùng nhân loại trong vinh dự, Viêt Nam cần được võ trang nguyên tử toàn diện trước năm 2020. Vũ trang nguyên tử toàn diện cho quân đội Viêt Nam, là một đòi hỏi bức thiết cho sự sống còn của Việt Nam trước mộng bá quyền toàn cầu của Hán tộc hôm nay!”..


 Tại sao người dân Việt ta, các nhà lãnh ĐCSVN đã không dám nói lên một cách quyết liệt như Triều Tiên, VN chúng tôi cần phải đươc vũ trang nguyên tử toàn diện để bảo vệ tổ quốc của chúng tôi? Phải chăng lãnh đạo công sản Viêt Nam đã lệ thuộc quá nhiều bởi cái vòng kim cô “16 chữ vàng và 4 tốt” mà bọn lãnh đạo cộng sản Tầu đă niền trên đầu các phần tử lãnh đạo ĐCSVN từ thời hội nghị Thành Đô ngày 3-9-1990. Phải chăng vì thế, những lời kêu gọi vũ trang nguyên tử toàn diên cho quân đội ta bi các lãnh đạo của ĐCSVN lãng quên, lời kêu gọi của chúng tôi rơi vào hoang mạc.


Bất ngờ, hôm 10 tháng 6 năm 2014 nhà báo Mỹ, Andrew L. Peek xuất hiện trên trang mạng bảo thủ của nước Mỹ, TheFiscaltimes.com với bài viết có tựa đề làm sửng sốt cả thế giới:” Why Vietnam Will Be The Next Nuclear State-Việt Nam phải là thành viên của các quốc gia có vũ trang nguyên tử”.  Nhân cơ hội này, tôi bèn viết một bài nhân định về bài viết của nhà báo Andrew l. Peek, có ý làm sống lại lời kêu gọi của chúng tôi hơn 8 năm về trước. Do đó không phải là vô tình mà bài nhận định của tôi có tựa đề: Việt Nam Và Võ Trang Nguyên Tử Toàn Diện-https://vietbao.com/a224016/goc-nhin-viet-nam-va-vo-trang-nguyen-tu,


Theo tác giả Andrew L. Peek vũ khí hạt nhân có khả năng giải quyết một số vấn đề lớn. Những nước nhỏ sống bên cạnh những nước lớn có nhiều tham vọng bành trướng, không có vũ khí nào có thể bảo đảm sự tồn vong của những nước nhỏ bé này ngoài vũ khí hạt nhân. Như Việt Nam ở gần TQ là một trường hợp điển hình. Nhưng Andrew L. Peek cũng quan ngại việc đắc thủ vũ khí nguyên tử của những nước nhỏ trong trường hợp như thế này, liệu có bị cản trở từ Cộng đồng Quốc tế vốn dĩ không chấp nhận tự bảo vệ bằng vũ khí nguyên tử? Nhưng trường hợp Viêt Nam, Andrew L. Peek kêu gọi cộng đồng Quốc tế phải hiểu cho Việt Nam, một quốc gia duy nhất và cá biệt toàn cầu có nền an ninh bất ổn một cách nguy hiểm vì họ sống bên cạnh Trung quốc, một lân bang 17 lần lơn hơn về dân số, 37 lần lớn hơn về kinh tế, có nhiều tham vọng bành trướng lãnh thổ, lãnh hải, một quốc gia có toàn quyền vũ trang nguyên tử toàn diện. https://www.thefiscaltimes.com/Columns/2014/06/10/Why-Vietnam-Will-Be-Next-Nuclear-state  


(Hình phía bên dưới- ảnh của trang mạng Thefiscaltimes.com, minh họa nội dung bài viết của nhà báo Andrew L. Peek)’

image008

Tác giả Andrew L. Peek nhắc lại chỉ trong quá khứ gần đây TQ đã xâm phạm chủ quyền lãnh thổ lãnh hải của VN từ cuộc hải chiến tại Hoàng Sa năm 1974 và tại Trường sa năm 1988 cho đến việc TQ dàng dựng bản đồ lưỡi bò với đường gẫy 9 khúc dự mưu tước đoạt nhiều trăm ngàn Km2 biển của VN. Đầu tháng 5-2014, TQ ngang ngược hạ đặt giàn khoan Hải dương GKHD-981 trong vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN, mặc dầu TQ gặp phải phản ứng dữ dội  từ chính phủ VN và cộng đồng quốc tế. Nếu không có sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế, nhất là Mỹ, làm sao VN có thể đẩy lùi được công cuộc xâm lăng của TQ bằng GKHD-981 mặc dầu VN có lý nhưng TQ có lực. Theo báo cáo của “Viện Hòa Bình Thế Giới-Stockholm International Peace Institute” ngân khoản Quốc phòng của TQ từ năm 2013  lên đến 188 tỷ Mỹ kim, 5 lần lớn hơn Nam Triều Tiên, đứng nhì thế giới, chỉ thua Mỹ. Trong khi thế giới dồn hết nỗ lực xây dựng hòa bình và phát triển kinh tế, thì TQ dồn hết nỗ lực xây dựng kinh tế song song với lực lượng chiến tranh, phát triển và sáng chế vũ khí chiến lược gồm cả Drones, Tầu Ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, Tàu Sân Bay, Vệ tinh, Đầu đạn nguyên tử….Mặc dầu trong 10 năm tới VN và TQ có thể phồn vinh hơn về kinh tế và hùng cường hơn về quốc phòng. Nhưng trên thực tế tỷ lệ khác biệt giữa VN và TQ về Dân số, Kinh tế quá lớn, cho nên cả hai nước càng phát triển cái hố cách biệt giữa VN và TQ  trở nên ngày càng sâu hơn. Cụ thể về kinh tế: VN phát triển 1 cùng lúc đó TQ có thể phát triển 37 lần lớn hơn VN. Như vậy nhìn về tương lai không xa lắm, chỉ trong một vài thập niên sắp đến, nền độc lập VN sẽ không tồn tại nếu VN không sớm đươc vũ trang nguyên tử. Vì với vũ khí nguyên tử một kẻ yếu có thể đánh trả một cách hữu hiêu, ngay cả những kẻ thù có vũ trang nguyên tử manh hơn nhiều lần. 


Tác giả Andrew L. Peek, nguyên là sỹ quan Tình báo Trung ương của Quân đội Hoa Kỳ, nguyên là cố vấn cấp cao của Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương-NATO-và cũng là nhân vật trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của chinh phủ Hoa Kỳ, hiện là Giáo sư Tiến sỹ Viện Johns Hopkins. Với tư chất, kinh ngiệm bản lĩnh và uy tín dường ấy dĩ nhiên tiếng nói của Andrew L. Peek thể hiện phần nào ý chí của chính phủ Hoa Kỳ đối với Việt Nam.


Ngày 23-5-2016, nhân chuyến viếng thăm VN, từ Hà Nội Tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama, đã gửi thông điệp đến chính quyền Bắc Kinh: “Tất cả các quốc gia đều có chủ quyền, dù lớn hay nhỏ, chủ quyền quốc gia đều phải được tôn trọng và bảo đảm, các nước lớn không có quyền hiếp đáp các nước nhỏ…” Có điều lý thú ở đây, trong phần cuối của thông điệp mà Tổng thống Obama gửi đến chính quyền Bắc Kinh ông nhắc lại câu mở đầu của Bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Viêt Nam: “Sông núi nước Nam vua Nam ở…Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư…”. Lý Thường Kiệt là tác giả của Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của VN. Và Lý Thường Kiệt cũng là người đã đem 10 vạn quân phạt Tống (đánh Tầu) vào thế kỷ XI năm 1075. Ấn tượng mà Tổng thống Obama để lại trong lòng người dân Việt Nam trong chuyên thăm VN lần này, việc ông dỡ bỏ vô điều kiện lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Viêt Nam. Nghĩa là các nhà các nhà sản xuất vũ khí chiến tranh của Mỹ có trọn quyền bán vũ khí sát thương tối tân nhất cho Việt Nam.


Cảm nhận được sự trung thực của những điều phát biểu của Tổng thống Obama và tri ân ông đã dỡ bỏ lệnh cấm vân vũ khí sát thương cho Viêt Nam, tôi có viết bài nhận đinh: Xoay Quanh Chuyến Thăm Việt Nam Vừa Rồi Của Tổng Thống Barack Obama-


https://vietbao.com/a253832/xoay-quanh-chuyen-tham-viet-nam-vua-roi-cua-t-t-barack-obama.


Trong phần kết luận của bài nhận định tôi có viết:” Vâng, việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam sẽ rất là quan trọng cho Việt Nam. Nhân dân và Chính phủ VN sẽ nhớ ơn nhân dân và chính phủ Hoa Kỳ nếu ngài Tổng thống và các yếu nhân trong chính phủ Mỹ và lưỡng viện Quốc Hội Mỹ có đủ can đảm, sáng suốt và quên đi hận thù quá khứ, giúp cho VN đắc thủ công nghệ hiên đại hóa quân đội, các Xí nghiệp thuộc bộ Quốc phòng Việt Nam được quyền nhập khẩu từ Mỹ Công Nghệ Chế Tạo Vũ Khí Hạt Nhân…Tôi tin chắc rằng với thiện chí sẵn có giúp đỡ Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, chống lại sự xâm lăng, bành trướng của TQ ở khu vực cũng như toàn cầu, với một tư duy mới trong quan hệ xây dựng lòng tin chiến lược giữa Mỹ và VN, Tổng thống và các yêu nhân trong chinh phủ và lưỡng viên Quốc Hội Hoa Kỳ có đầy đủ lý do vững chắc thực hiện quyết tâm cao cả này…”   


DONALD TRUMP-SỰ KIÊN MỚI-THỜI ĐẠI MỚI-Ý THỨC MỚI VỀ NỀN CHÍNH TRỊ TOÀN CẦU


 Trong lúc những điều phát biểu chân thành của Tổng thống Barack Obama nhân chuyến thăm Hà Nội, nhất là việc ông dỡ bỏ vô điều kiện lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam, chưa kịp giác ngộ những nhà lãnh đạo ĐCSVN từ bỏ giấc mơ thế giới xã hội chủ nghĩa, vào cuối năm 2016 sự xuất hiện bất ngờ của ứng cử viên tổng thống Mỹ, Donald Trump, như một luồn Sinh khí mới- Sự kiện mới-Thời đại mới- Ý thức mới về một nền chinh trị mới, đang càng quét qua mặt địa cầu. Donald Trump, một nhà kinh doanh, đầu tư, khi đắc cử tổng thống Mỹ, ông lãnh đạo nước Mỹ với với phương châm: Nothing but American Interest-Không gì ngoài lợi ích của nước Mỹ.


Quan điểm này rất là kinh điển cổ truyền  thông suốt gần 300 năm xây dựng nước Mỹ. Nothing but American interest là châm ngôn hành động cho mọi nhà lãnh đạo nước Mỹ, cho moi nhà hoạt động của Mỹ từ Chính trị, Kinh tế, Văn hóa, Xã Hội, Giáo dục, Y tế, Tôn giáo…Vốn dĩ là nhà kinh doanh, Trump nhìn mọi vấn đề nội trị, ngoai giao đều dựa trên lợi ích của nước Mỹ. Không có vấn đề đạo đức hay danh dự rỡm. Giữa các quốc gia không có tình bạn vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn chỉ có lợi ích của quốc gia là vĩnh viễn. Đối với Bắc Triều Tiên-BTT- lúc ban đầu Trump theo chính sách hâm dọa, làm cho nao núng khủng hoảng tinh thần (Shock and awe) kẻ đối trọng. Nhưng khi thấy càng làm dữ Bắc Triều Tiên-BTT-càng kiên quyết điên cuồng chống lại Mỹ một cách nguy hiểm. Trump bèn quay sang chính sách cổ điển của Mỹ: “if I can beat you, I beat you, if I fail beating you, I join you-Nếu đánh bại được anh, tôi đánh, nếu không đánh bại đươc thÌ tôi hơp tác làm ăn với anh”.  Chính Tổng thống Donald Trump là người đầu tiên chấp nhận nói chuyên với Kim Jong-un tại Santosa-Singapore hôm 12-6-2018. Kết quả của buổi họp thượng đỉnh này là hai nhà lanh đạo Mỹ và BTT thân thiện với nhau, cùng hướng đến đàm phán, hòa binh, hơp tác, hai bên cùng hưởng lợi. Cả thế giới cảm thấy nhẹ nhỏm, vừa thoát được mối nguy của cuôc chiến nguyên tử. (hình bên trái minh họa  sự thân thiện giữa Kim Jong un và Donald Trump tai thượng đỉnh Santosa-Singapore hôm 12-6-2018- Ảnh tìm thấy trên Internet) Vào thời khoang đó vị thế lãnh đạo của ông Trump được nâng cao trên diện quốc tế cũng như trong nước Mỹ. Mặc dầu đối với nội tinh nước Mỹ hiên tại, Trump đang gặp nhiều khó khăn, ông đang ở thế yếu, nhưng không một ai dám lên tiếng chỉ trích việc ông họp thượng đỉnh với Kim Jong un. Hôm 10 tháng 9 năm 2018, người phát ngôn tòa Bạch ốc, bà Sarah Huckabee Sanders vừa hoan hỉ cho hay Tổng thống Trump chuẩn bị họp thượng đỉnh lần thứ hai với Kim Jong-un. Nơi chốn và thời gian của buổi họp chưa được công khai. Tuy nhiên bà Sanders cho hay thư của ông Kim Jong Un đề xuất buổi họp thượng đỉnh lần thứ hai với Tổng thống Trump chan chứa lời lẽ vô cùng ấm áp, tích cực và xây dựng.

image009

Phải chăng Tổng thống Donald Trump đã hoạch định: Một khi đã thâu phục được Bình Nhưỡng Washington sẽ tạo ra một vành đai có vũ trang nguyên tử để ngăn chận sự bành trướng của TQ tại vùng Đông Á và Đông Nam Á nhát là tại Biển Đông bằng cách liên kết Nhật Bản, Nam Triêu Tiên, Bắc Triều Tiên. Vành đai NB-NTT-BTT là một đối trọng khủng khiếp đối vối Bắc Kinh trên cả hai phương diện Kinh tế và Quốc phòng. Chắc chắn lúc đó cục diên địa chính trị của thế giới sẽ thay đổi theo chiều hướng thuận lợi cho Mỹ, cho toàn thế giới, cho các quốc gia Đông Bắc Á, Đông Á, va các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có VN và Biển Đông được ổn định hơn.. Vành đai NB-NTT-BTT là sức cản vô cùng to lớn có thể ngăn chận sự phát triển của kế hoạch: “One belt-One road-Một vành đai-Môt con đường”-giấc mộng lớn của Tập Cận Bình phục hưng đế chế Trung Hoa thời cổ đại.


Cũng trong ý tưởng thâu phục cho bằng được Bình Nhưỡng, Tổng thống Donald Trump đã có lần cho hay, nếu cần ông sẽ triệt thoái 30,000 binh sĩ Hoa Kỳ đang đồn trú tại NTT để bán đảo Triều Tiên tự do khởi đầu những cuộc đàm phán để chấm dứt tinh trạng chiến tranh, thiết lập hòa bình và thống nhất bán đảo Triều Tiên. Đồng thời Tổng thống Donald Trump cũng kêu gọi chính phủ Nhật Bản phải tự vũ trang nguyên tử để giúp Mỹ ngăn chận sự bành trướng của TQ trên vùng biển châu Á Thái Binh Dương  và Biển Đông…  


 Trên thực tiển từ cuối tháng 4 đến nay Nam và BTT đã gặp nhau nhiều lần tại khu phía Bắc của vùng phi quân sự, Banmondiem, để bàn về việc chấm dứt tình trạng chiến tranh, tiến đến hòa binh, hòa giải dân tộc, thống nhất bán đảo Triều Tiên. Theo thông tin của VoatiengViệt, hôm 14 tháng 9 vừa rồi Nam và BTT  mở văn phòng liên lạc chung ở phía Bắc biên giới để thiết lập kênh trao đổi thường trực tiến đến chấm dứt tình trạng chiến tranh giữa hai miền từ năm 1953. Tuần qua, Tổng thống NTT Moon Jae in có chuyến thăm Binh Nhưỡng và được lãnh tụ BTT, Kim Jong un nghinh tiếp trọng thị với tất cả nét cổ truyền thân thiết của dân tộc Triều Tiên. Hôm 27-9 vừa rồi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tái xác nhận vấn đề BTT chỉ được giải quyết bằng phương pháp thương nghị, hòa đàm. Trong khi đó, hôm 4-8-2018 Hoàn Cầu Thời Báo của TQ tố cáo Nhât Bản có nhiều khả năng đang chế tao vũ khí hạt nhân rất có thể dưới sự đồng ý và hỗ trợ của Mỹ…


KẾT LUẬN


Theo trào lưu thế giới hiên tại, Viêt Nam phải biết cách khai thác ý thức mới, tầm nhìn mới của Tổng thống Donald Trump về một nền chinh trị  mới toàn cầu. VN phải tìm cách sở hữu cho bằng được công nghệ chế tạo vũ khí hạt nhân, xuyên qua mối quan hệ quốc tế, với Mỹ, vói Nga ngay cả với Bình Nhưỡng hay Nhật Bản. Sau khi thuyết phục được Binh Nhưỡng ở phía Bắc TQ, và hỗ trợ Nhật Bản chế tạo Vũ khí hạt nhân ở phía Đông,  hy vọng Tổng thống Trump sẽ tiếp tục khuyến khích VN, chế tạo vũ khí hạt nhân ở phía Nam TQ.. Đây là bàn cờ chinh trị và kinh tế cho những ai có đủ sáng suốt và có tầm nhìn xa để ngăn chận TQ phát triển mộng bá quyền toàn cầu.vào năm 2049!


 Dĩ nhiên việc VN chế tạo được vũ khí hạt nhân cũng chưa có thể nói ngay là VN ngang tầm với TQ.  Việc VN có vũ khí nguyên tử so với TQ chẳng khác nào việc BTT có vũ khí nguyên tử so với Hoa Kỳ. Dù sao với vốn vũ khí nguyên tử sẵn có, VN có thể đánh trả hữu hiệu hơn hoặc bẻ gẫy sức bành trướng của TQ.  Điều này khiến TQ  phải đắng đo, suy nghĩ trước khi gây hấn chiến tranh biên giới, chủ quyền biển đảo với VN.  Do đó VN thấy nền độc lập của mình được bảo đảm hơn, nền an ninh được an toàn hơn trước sự đe dọa thường xuyên của TQ.


Di nhiên viêc VN đắc thủ công nghề chế tạo vũ khí hạt nhân, VN cũng phải trả một giá nào đó vối cộng đồng quốc tế vốn dĩ không chấp nhận chính sách tư bảo vệ bằng vũ khì hạt nhân. Uy tín chính trị VN sẽ bị sa sút phần nào với tổ chức Chống Lan Truyền Vũ Khí Hạt Nhân-NNPT-và nhất là đối với Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quóc Tế-IAEA- International Atomic Energy Agency. Hơn thế nữa VN cũng thừa hiểu sức cản từ TQ không phải là nhỏ. Tuy nhiên xuyên qua kinh nghiệm trong quá khứ  của hai quốc gia Pakistan,  Ấn Độ, cũng phải đối diện với những khó khăn như vậy nhất là sức cản từ TQ, Nhưng cuối cùng hai nước Ấn Độ và Pakistan cũng vượt qua đươc nhờ sự hỗ trợ của Mỹ và cộng đồng quốc tế.  Hy vọng VN chúng ta có đủ lý do và khả năng thuyết phục được cộng đồng quốc tế thông hiểu hoàn cảnh cá biêt của mình sống bên cạnh TQ, một nước lớn đầy tham vọng bành trướng.  Hy vọng VN sẽ được cộng đồng quốc tế  đồng thuận cho VN có vũ trang nguyên tử toàn diên.  Đó cũng là công đồng quốc tế tự giúp mình tăng cường sức mạnh chống lại tham vọng bá quyền toàn cầu của TQ


Với sự nhạy cảm tinh thần (sensibility) trong tháng 9 vừa qua, đồng bào VN cũng như ĐCSVN và TBT Nguyễn Phú Trọng đã chứng kiến những sự kiện lịch sử vượt lên trên khuôn khổ ngoai giao binh đẳng giữa hai quốc gia Việt, Trung: Ngày 16-9 vừa rồi, sau khi điều động vũ khí hạt nhân vào vùng biển sát sườn VN ở Biển Đông, Bắc Kinh chủ động gửi ngoại trưởng của họ, Vương Nghị, đến Hà Nội cùng một phái đoàn hùng hậu đưa ra dề nghị VN và TQ cùng khai thác nhũng vùng biển còn tranh chấp chủ quyền giữa VN và TQ.. VN cũng phải ậm ực nuốt hận phát biểu: “Chủ trương nhất quán của VN là cùng hợp tác trên biển đúng theo qui định và định chế của LHQ về luật biển -1982…VN sẽ không chấp nhận bất cứ áp lực nào”. Trong khi bản thỏa ước trên chưa kịp ráo mực, thì hôm 27/9 chính phủ Bắc Kinh lai gửi Triệu Lạc Tế, Trưởng Ban Kiểm Tra Trung Ương ĐCSTQ đến Hà Nội gặp các yếu nhân trong ban lãnh đạo của ĐCSVN. Trong buổi hội kiến với TBT Nguyễn Phú Trọng, hôm 27-9, Triệu Lạc Tế dám xấc xược huênh hoang phát biểu những điều thiếu kiểm chứng:” Các thành tựu của Bắc Kinh không chỉ đem lại lợi ich cho người dân TQ mà còn tạo động lực phát triển cho VIêt Nam và nâng cao mối quan hệ giữa hai quốc gia” Trước luận điêu ấu trĩ nảy của Triệu Lạc Tế, TBT Nguyễn Phú Trọng lạnh nhạt đáp trả:” Quan hệ Viêt-Trung hiện tại tốt đẹp nhất”! …Không hiểu trong những ngày sắp tới chính quyền Tập Cận Bình sẽ còn gửi những quan chức của ĐCSTQ đến Viêt Nam đẻ nói những điều trân tráo như vậy nữa không?


Chúng ta hy vọng đồng bào VN, ĐCSVN, TBT Nguyễn Phú Trọng, hoàn toàn ý thức được rằng nếu Việt Nam sẵn có vũ khí nguyên tử thi chắc chắn Bắc Kinh không thể nào dám có những động thái bất thường để làm áp lực chúng ta như vậy.  Bây giờ chưa phải là muộn để toàn dân Việt Nam, ĐCSVN, và TBT Nguyễn Phú Trọng nhận diện rõ ràng đâu là mặt thật của mối quan hệ xã hội chủ nghĩa giữa VN và TQ. ĐCSVN và TBT Nguyễn Phú Trọng phải tìm ra một đối sách mới mỗi khi tiếp cận với chính quyền Bắc Kinh. Võ trang nguyên tử cho quân đội ta sẽ là một trong những yếu tố chủ đạo tăng cường hiệu năng cho đối sách mới của Nhà Nước Việt Nam mỗi khi tiếp cận với TQ trên bất cứ cuộc trao đổi nào./.


Đào Như


BS Đào Trong Thể


Thetrongdao2000@yahoo.com


Chicago Oct. 1st-2018