Ts. Nguyễn Tiến Hưng: Đôi lời về Cố Tổng Trưởng Châu Kim Nhân

19 Tháng Bảy 20187:59 CH(Xem: 14262)

VĂN HÓA ONLINE - Ý KIẾN  -  THỨ HAI 23 JULY 2018


Nguyễn Tiến Hưng: đôi lời về ông Châu Kim Nhân


19 Tháng Bảy 20187:59 CH(Xem: 106)


VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ TƯ 20 JULY 2018


LTS: Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Tổng trưởng Kế hoặch VNCH, hiện nay ông đang sinh sống tại Viginia; ông là cây bút chủ về tài liệu và bình luận chính trị, có nhiều bài viết trên Văn  Hóa Online. Nhân người bạn tri kỷ của ông: cố Bộ trưởng Tài chính VNCH Châu Kim Nhân vừa tạ thế ở Hoa Kỳ (1928-2018), Ts Hưng gởi đến VĂN HÓA bài viết ngắn, bày tỏ tâm tình và sự ngưỡng mộ của ông đối với người quá cố. Trong bài này, tác giả cũng nhắc đến một số sự kiện chính trị, tình hình ngân sách tài chính VNCH thời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, cũng như sự cống hiến vô vị lợi của cố Tổng trưởng Tài chính VNCH Châu Kim Ngân cho quốc gia. Trân trọng. (lkt)  


Đôi lời về Cố Tổng Trưởng Tài Chánh Châu Kim Nhân


Nguyễn Tiến Hưng


image012


Kính thưa chị Châu Kim Nhân,


Kính thưa quý thân hữu,


Anh Phạm Đỗ Chí đã nói tới gương sáng về sự liêm chính của người quá cố.  Chúng tôi xin thêm đôi lời để nhắc lại một vài thành tích mà Cố Tổng Trưởng CKN còn để lại, những thành tích mà chính cá nhân chúng tôi được chứng kiến và khâm phục:


- Thứ nhất, là sự tin tưởng vững chãi của ông về nhu cầu phải cải tiến nền hành chánh vì không quốc gia nào tiến bộ được nếu không có một nền hành chánh hữu hiệu và trong sạch. Mùa Thu 1973 đang khi Chương trình Cách mạng Hành Chính của TT Thiệu tiến mạnh thì Miền Nam bất chợt rơi vào cảnh lạm phát phi mã  do cú sốc dầu lửa Trung Đông gây ra: dầu thô tăng gấp 3 lần: từ $4/một thùng lên $12/thùng. Ngân sách cạn kiệt, không tìm đâu ra tiền để tài trợ cho chương trình. Nhưng Tổng trưởng Tài Chánh Châu Kim Nhân đã mất ngủ nhiều đêm để tìm các ngóc ngách ngân sách, thu vén đủ tiền giúp cho Đại Tá Quách Huỳnh Hà - người đặc trách chương trình này -  để ông đủ sức thẳng tiến.


- Thứ hai, khi đã có đà, TT Thiệu lại chỉ thị cho Bộ Kế Hoạch làm dự án để mở chi nhánh của Học Viện QGHC tại cấp tỉnh, rồi dần dần tới cấp huyện. Nhưng hết tiền rồi thì làm sao mà mở được, thưa Tổng Thống? Chúng tôi  bàn bạc với ông Nhân, và ông lại mau lẹ tìm cách đáp ứng. Một trong những biện pháp là tăng thu. Nhìn đi nhìn lại thì cũng chẳng còn nguồn nào mà tăng thu. Ông bèn quyết định ra lệnh cho đột nhập vào cơ sở của các thương gia Chợ Lớn để kiểm kê và thu thuế, một khu vực mà cho tới lúc ấy, chưa có ông Tổng Trưởng Tài Chánh nào trong cả hai nền Cộng Hòa xâm nhập vào nổi.


- Thứ ba, là khủng hoảng Mùa hè 1974. Tháng 8 năm 1974 chính là tháng định mệnh của VNCH. Định mệnh vì qua những cuộc khủng hoảng trước – như đảo chính 1963, Tết Mậu Thân, Mùa hè Đỏ Lửa - Miền Nam ngã xuống rồi vẫn có thể chỗi dậy và vươn lên.


Nhưng lần này: tháng 8, 1974, đã nằm xuống là nằm luôn.


Chúng tôi muốn nhắc tới ngày 5/8/1974 – chúng ta đang trong tháng 7, sắp tới tháng 8/2018. Ngày 5/8/1974 QH Hoa Kỳ ngang nhiên cắt đứt 60% quân viện cho VNCH, ngược hẳn với những cam kết của TT Nixon là sẽ tăng viện để bù đắp phần nào cho việc đơn phương rút một nửa triệu quân đội Mỹ và việc VNCH ký Hiệp Định Paris. Viện trợ đang từ $2.4 tỷ xuống $1 tỷ. Vì chỉ còn 3 ngày nữa là TT Nixon phải từ chức (vào ngày 8/8 – chúng tôi gọi là “ngày song bát”), ông buộc lòng phải chấp nhận ký thành luật.


Nhưng luật thì luật, chỉ mấy ngày sau khi TT Nixon từ chức, Ban Chuẩn Chi QH lại xén thêm  $300 triệu nữa, chỉ còn $700 triệu.


Trong khoản này, Bộ Quốc Phòng lại trừ đi  số tiền ứng trước để mua 34 chiếc máy bay phản lực F-5E, cho nên sau cùng thì chỉ còn không tới $500 triệu.


Thưa quý vị, với lạm phát phi mã và giá xăng nhớt tăng gấp ba lần, khoản này trong thưc tế là vô nghĩa.


- Cũng chưa hết, xin quý vị và lịch sử ghi rõ điểm này – vì đối với chúng tôi, đây là một điểm son thật đậm của cố Tổng trưởng CKN – nói theo kiểu người Anh : thì đây là một cái lông thật đẹp nữa  cài trên cái mũ  của ông:  QH Mỹ xiết chặt thêm cái ống dưỡng khí cho VNCH: nghiêm cấm Bộ Tài Chính, ngăn chận ông CKN không được  dùng tiền viện trợ Mỹ từ “Quỹ Đối Giá” (quỹ tiền Việt Nam góp lại từ tài khoản bán những hàng nhập cảng do viện trợ Mỹ) để tài trợ cho ngân sách Quốc Phòng. Mà đây lại là nguồn chính để trả lương cho quân đội.


Cả chính phủ bàng hoàng, nhưng Tổng trưởng CKN bình tĩnh phát biểu: Để tôi tìm xem có cách nào không?”


Ông suy nghĩ mấy ngày rồi đưa ra một giải pháp: lấy tiền riêng của Việt Nam từ thuế nội địa và bán công khố phiếu cho những hãng ngoại quốc như Đài Loan, Đại Hàn, Thái Lan, Singapore để chi cho ngân sách quốc phòng, rồi chỉ dùng Quỹ Đối Giá của Mỹ để tài trợ các khoản khác như  xã hội, giáo dục, y tế, lao động.


Chúng tôi hỏi ông: làm như vậy trước sau rồi cũng bị phát hiện? Ông vỗ vai tôi trấn an: anh đừng lo, trước hết ta sẽ làm thật kín theo như lời căn dặn của tổng thống, đó là tất cả những tin tức về cắt viện thì Khối Kinh Tế/Tài Chánh phải giữ cho thật kín để quân, dân khỏi nản lòng. Thứ hai: đây chỉ là biện pháp tạm thời để sống qua ngày, ngày mai ta sẽ tính sau, biết đâu dầu lửa ngoài khơi lại sẽ đến với chúng ta sớm hơn. (Mà đúng như vậy, Dàn khoan Bạch Hổ đã tìm được dầu sớm hơn là mong đợi).


Nghe vậy, chúng tôi hết sức khâm phục. Thì ra bên trong con người với cặp mắt lim dim, đi đứng khoan thai, nhẹ nhàng, ăn nói nhỏ nhẻ, coi vẻ như chậm chạp – và nhiều người đã cho là ông chậm chạp -  lại tiềm ẩn một bộ óc rất nhanh nhẹn, tháo vát, xoay xở kịp thời để đáp ứng với những hoàn cảnh éo le của thời cuộc.


- Thứ tư, khan hiếm gạo. Năm 1974, một số tỉnh trưởng vùng đồng bằng Cửu Long ra lệnh “cấm gạo xuất tỉnh” (nông dân không được chở gạo ra khỏi tỉnh) vì gạo bị thất thoát sang Cao mên (An Giang, Châu Đốc nằm sát biên giới Cao Mên). Nhưng lệnh này lại làm cho gạo ở Sài Gòn và Miền Trung khan hiếm, giá tăng vọt. Trong hoàn cảnh này, ông CKN đã nối tay rất chặt chẽ với Tổng trưởng Kinh Tế Nguyễn Đức Cường thuyết phục được chính phủ hủy bỏ lệnh này và các ghe thuyền lại từng đoàn tiếp tục chở gạo qua sông  rạch lên Sài Gòn.


Trên đây chúng tôi chỉ vừa nhắc lại bốn thí dụ cụ thể về sự nghiệp của người quá cố. Là một con người thanh liêm, chính trực, làm việc đêm ngày  với một bộ óc sắc bén, Tổng trưởng CKN đã như một vết sáng chiếu rọi lên bầu trời tối tăm ảm đạm của VNCH trước khi sụp đổ.


Kính thưa anh CKN, trong suốt cuộc hành trình trên trần gian này, anh đã chọn con đường chính lộ, hết lòng với đất nước, với xã hội, với gia đình, với bạn bè. Giờ đây anh có thể ra đi về thế giới bên kia với niềm tự hào lớn lao và với sự bình an vĩnh cửu.


Xin kính chào ngưỡng mộ và vĩnh biệt anh.
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13224)
Ts Nguyễn Nhã: Tôi vốn là người học và nghiên cứu lịch sử từ hơn nửa thế kỷ nay, được các báo đài trên thế giới phổ biến những lời tuyên bố của Chủ tịch, đặc biệt có hai vấn đề mà Tôi rất quan tâm: 1/ Trung Quốc có chủ quyền về quần đảo Trường Sa từ thời Cổ đại. 2/ Hoạt động xây dựng có liên quan mà Trung Quốc đang tiến hành ở Trường Sa không nhằm mục tiêu hoặc gây ảnh hưởng đến bất cứ quốc gia nào và Trung Quốc không có ý định theo đuổi (mục đích) quân sự. - Tân Hoa Xã: Đối với dân tộc Việt Nam, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không gian sinh tồn cùng các quyền và lợi ích hợp pháp khác ở Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là bất biến và không thể đánh đổi với bất kỳ lợi ích nào.
02 Tháng Mười Một 2015(Xem: 32024)
" Báo chí Mỹ nói là chúng tôi thất trận vì chúng tôi tham nhũng. Tôi không chối là đã có tham nhũng tại Việt Nam. Có. Có tham nhũng trên thị trường, trên chính trường và trong một vài đơn vị quân đội. Nhưng dứt khoát không có tham nhũng trong Không Quân. Những người lính không quân tin vào Tổ Quốc Không Gian, và họ tin cậy cấp chỉ huy. Không có chuyện tham nhũng nơi các sĩ quan quanh tôi".
28 Tháng Mười 2015(Xem: 36646)
"Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đang gắn lon Thiếu Tướng cho Tướng Trình Minh thế vào ngày 13-2-1955. Để rồi chưa đầy ba tháng sau Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ôm thi hài của Tướng Thế, hôn lên mắt, mà khóc thương cho một chiến sĩ Quốc Gia đã ngã xuống bởi tên tay sai của Pháp: Mai Hữu Xuân".
20 Tháng Mười 2015(Xem: 15603)
"Vị tổng-thống sau này của nước Mỹ có thể sẽ phải tiếc nuối là ông Obama đã không để ý đến những lời khuyến cáo như loại của ông Kissinger. Cứ bắt tay vào việc rồi mới mò ra chiến-lược chiến-thuật, Tổng-thống Obama đã gieo gió. Người đến sau gần như chắc chắn sẽ phải gặt bão".
19 Tháng Mười 2015(Xem: 15052)
- Mai Loan: Hiệp ước Hợp tác Mậu dịch xuyên Thái Bình Dương (TPP). - Nguyễn Phúc Liên: Kinh tế VN bị tê liệt vì hàng ngoại.
15 Tháng Mười 2015(Xem: 16944)
Từ hai năm trở lại đây, đặc biệt trước thềm Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 12 sẽ diễn ra vào đầu năm sau, 2016, từ trong nước đã lan tin này: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một khi nắm chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ giải tán Đảng. Vì vậy, những người Việt Nam đấu tranh cho dân chủ cũng như Mỹ và các nước dân chủ phương Tây khác hãy ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam”.
13 Tháng Mười 2015(Xem: 16739)
- Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, nếu Lịch sử trở thành môn tự chọn, thì bản chất là thủ tiêu môn học này. - "Thử đặt câu hỏi, sẽ thế nào nếu con, cháu chúng ta không biết về lịch sử dân tộc, không biết gốc gác của mình là ai?”, Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ đặt câu hỏi.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 14836)
"Như vậy, nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG không thể nào đi đôi với một Thể chế Chính trị độc tài độc đảng toàn trị. Không thể có trường hợp tréo cẳng ngỗng, hay "râu ông nọ cắm cằm bà kia", nghĩa là Cơ chế độc tài độc đảng toàn trị dám tuyên bố là mình theo nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG!"
08 Tháng Mười 2015(Xem: 15929)
BBC: "Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham Hanoi) ra tuyên bố nói: "Thỏa thuận này sẽ khiến lĩnh vực tư nhân được tiếp cận nhiều hơn tới các thị trường chủ chốt, thúc đẩy cạnh tranh, thu hút thêm đầu tư nước ngoài, và giúp thiết lập hạ tầng cung ứng then chốt, qua đó tạo ra những cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đem lại công ăn việc làm và thu nhập tốt hơn cho người lao động Việt Nam."
01 Tháng Mười 2015(Xem: 14150)
"Tóm lại, trên hồ sơ Biển Đông, Tập Cận Bình vẫn không lùi bước, cho dù bị Tổng thống Obama thúc ép ngưng ngay các hoạt động xây dựng trên những đảo đang tranh chấp. Nói cách khác, cuộc họp thượng đỉnh ở Nhà Trắng đã chẳng giải quyết được gì. Hoa Kỳ thật sự có quyết tâm ngăn chận tham vọng chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông hay không, thời gian sẽ trả lời."
29 Tháng Chín 2015(Xem: 16401)
"Năm nay, vào dịp cuối tháng 9, một số giới tại Indonesia lại làm lễ tưởng niệm vụ thảm sát những người cộng sản năm 1965 trong một trang sử đen tối của nước này." "Theo trang Jakarta Globe, ít nhất ba triệu đảng viên cộng sản, đã bị phái hữu và̀ các nhóm dân quân được chính quyền hỗ trợ, giết chết."
27 Tháng Chín 2015(Xem: 15066)
"Trước hết, vấn đề đàm phán về quần đảo Hoàng Sa. Như chúng ta đều biết, trên Biển Đông hiện nay có bốn vấn đề nổi cộm: tranh chấp chủ quyền biển, đảo; an ninh khu vực; tự do thông thương hàng hải, hàng không quốc tế và vấn đề bảo vệ tài nguyên biển. Ba vấn đề sau thu hút dư luận quốc tế, nhất là khi gần đây Trung Quốc mở rộng và xây cất ồ ạt trên các đá (rock) và các rạn san hô (coral reef), làm mờ đi một vấn đề thiết thân đến chúng ta: tranh chấp chủ quyền biển, đảo.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 14600)
- "Linh mục Tadeo Nguyễn Văn Lý, 69 tuổi, một tù nhân lương tâm nổi tiếng của Việt Nam, bị Hà Nội kết án 4 lần với tổng cộng hơn 53 năm tù giam. - "Ông từng chịu tù khổ sai và bị biệt giam hơn 23 năm, bị quản thúc trên 15 năm, nay đang thi hành bản án 8 năm tù tuyên hồi năm 2007 về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ sau các hoạt động mà giới bảo vệ nhân quyền xem là cổ súy cho quyền tự do tôn giáo và tự do ngôn luận tại Việt Nam, nhưng bị nhà cầm quyền Hà Nội gọi là ‘chống phá nhà nước."
23 Tháng Chín 2015(Xem: 14800)
- "Những sai phạm nghiêm trọng trong điều hành của ông Dũng được cho là lý do khiến Trung ương Đảng phải họp kín sớm hơn dự đoán hồi đầu tháng Mười." - Là "một thủ tướng nhiều quyền lực nhất trong lịch sử Việt Nam và là người theo đuổi chính sách tăng trưởng nóng", tuy nhiên, “điểm yếu lớn nhất của ông Dũng là sự ngạo mạn và thiếu khả năng lắng nghe những ý kiến quan trọng,” giáo sư Carl Thayer bình luận."
21 Tháng Chín 2015(Xem: 17443)
"Hiện có nhiều tin đồn cho rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang tìm cách trở thành Tổng Bí thư tiếp theo và xin được miễn trừ quy định tuổi tác. Điều này là chưa từng có tiền lệ trong nền chính trị Việt Nam," Giáo sư Carl Thayer nhận định"
15 Tháng Chín 2015(Xem: 15713)
"Đó là vùng cấm địa," ông David Blackhall, tổng giám đốc công ty đầu tư bất động sản VinaCapital Real Estate, nói. Ông cho biết chẳng ai muốn làm chuột thí nghiệm cho những luật mới cả.
13 Tháng Chín 2015(Xem: 13393)
"Tại sao một sự việc vốn được xem là rất bình thường ở Mỹ lại trở nên chủ đề gây tranh luận như vậy? Những người ngoài cuộc ‘bàn’ gì về chuyện này? Phóng viên Khánh An của Ban Việt ngữ VOA tìm hiểu thêm..."
10 Tháng Chín 2015(Xem: 15242)
"Ông Đại Sứ nói là bà có quyền đeo khăn choàng cổ có hình ảnh lá cờ VNCH và chính ông chụp chung với bà Minh Ngọc và bà Amy Duong (là vợ của ông Đỗ Hùng) ngay trong phòng họp mà bà Minh Ngọc vẫn đang quấn trên cổ khăn choàng có hình ảnh lá cờ VNCH."