Những quân bài nặng ký "đối tác" Dân chủ và Độc tài

12 Tháng Bảy 20188:26 CH(Xem: 11105)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ SÁU 13 JULY 2018


Những quân bài nặng ký "đối tác" Dân chủ và Độc tài


Nhà thơ Lưu Hà đến Đức


image001Bà Lưu Hà khi tới sân bay quốc tế Helsinki, Phần Lan, trước khi tới Đức, ngày 10/07/2018.Lehtikuva/Jussi Nukari REUTERS


Nhà thơ Lưu Hà đã tới Đức ngày 10/07/2018, tìm được tự do sau 8 năm bị Bắc Kinh quản thúc mà không được cho biết phạm tội gì. Máy bay chở người vợ góa của nhà ly khai quá cố, Nobel Hòa Bình 2010, đáp xuống phi trường Berlin lúc 15 giờ, giờ quốc tế. Trong số những người bạn ra đón có nhà văn tị nạn Lưu Diệc Vũ và Nobel Văn Học Herta Muller.


Vì sao Trung Quốc thả Lưu Hà, từ Berlin, thông tín viên Pascal Thibaut giải thích :


Với nụ cười rạng rỡ, Lưu Hà đặt chân xuống phi trường Berlin sau khi quá cảnh ở Hensinki. Người vợ góa của nhà tranh đấu Trung Quốc Lưu Hiểu Ba không đưa ra một lời tuyên bố nào và đã lập tức lên xe cùng với những người đón tiếp chạy về thành phố. Nhà văn Trung Quốc ly khai Lưu Diệt Vũ, tị nạn tại Berlin, muốn cho Lưu Hà tạm trú. Ông cho biết rất vui mừng khi được tin Lưu Hà được tự do.


Theo thông cáo của bộ ngoại giao Trung Quốc, vợ góa của khôi nguyên Nobel Hòa Bình 2010, qua đời cách nay gần đúng một năm, sang Đức « theo nguyện vọng của bà ». Bắc Kinh cho biết Lưu Hà muốn được chăm sóc sức khỏe.


Sau 8 năm bị giam lỏng, Lưu Hà có triệu chứng trầm cảm. Bắc Kinh khẳng định là sự kiện nhà thơ Lưu Hà rời Trung Quốc không có liên hệ gì với chuyến thăm Đức của thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường kết thúc cùng ngày.


Tuy nhiên, bối cảnh thương mại quốc tế căng thẳng và mưu tính của Trung Quốc muốn được Đức ủng hộ chống áp lực của Mỹ giải thích vì sao Bắc Kinh phải thả Lưu Hà. Một người bạn thân của nhà thơ cho biết chuyến công du Trung Quốc hồi tháng 5 của thủ tướng Angela Merkel đã đóng vai trò quyết định.


Phản ứng của Mỹ


Hoa Kỳ, qua phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Heather Nauert, hôm qua đã chào mừng Lưu Hà được tự do và kêu gọi chính quyền Trung Quốc thả tất cả tù nhân bị kết án vì bất đồng chính kiến, tôn trọng quyền tự do và nhân quyền.


Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau khi Lưu Hà lên máy bay, Trung Quốc tuyên án 13 năm tù nhà hoạt động dân chủ Tần Vĩnh Mẫn với tội danh « tụ tập đông người bất hợp pháp ». Tần Vĩnh Mẫn đã trải qua 22 năm tù sau khi nộp đơn xin lập đảng Dân Chủ vào năm 1998, nhân một chuyến viếng thăm của tổng thống Bill Clinton./( Tú Anh 11-07-2018)


++++++++++++++++++++++++++++++++


Trung Quốc ‘cho phép vợ Lưu Hiểu Ba đi Đức’


image002Bản quyền hình ảnh Handout/AFP Image caption Ông Lưu Hiểu Ba và vợ, Lưu Hà - ảnh chụp tháng 10/2002


Người vợ góa của Lưu Hiểu Ba, nhà đối kháng Trung Quốc được giải Nobel Hòa bình, được cho phép rời Trung Quốc để sang Đức.


Bà Lưu Hà đã bị quản thúc từ khi chồng bà được giải Nobel năm 2010.


Ông Lưu Hiểu Ba, một giáo sư đại học chuyển sang hoạt động nhân quyền, bị giam năm 2009 và qua đời vì ung thư năm 2017.


Nhà thơ Lưu Hà chưa từng bị khởi tố, nhưng hồi tháng Năm, bà nói sẵn sàng chết để phản đối việc bị quản thúc.


Theo một người bạn cho báo chí hay, bà đã lên chuyến bay Finnair từ Bắc Kinh sang Berlin hôm thứ Ba.


image003

Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Bà Lưu Hà cầm chân dung Lưu Hiểu Ba hồi tháng Bảy 2017


Đức đã kêu gọi Trung Quốc cho phép bà Lưu Hà ra đi.


Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thăm Đức tuần này.


Hồi tháng Năm, bà Lưu Hà nói với một người bạn Liêu Diệc Vũ qua điện thoại rằng "chết dễ hơn sống".


"Nếu tôi không thể ra đi, tôi sẽ chết trong nhà mình," bà được dẫn lời.


Chính phủ Trung Quốc tuyên bố bà Lưu Hà là công dân tự do, nhưng bà đã bị hạn chế đi lại.


Tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế kêu gọi Trung Quốc ngừng quấy nhiễu những người thân của bà Lưu Hà còn ở Trung Quốc./( BBC 10/7/2018)


+++++++++++++++++++++++++++++++++++++


LS Đài và bà Lê Thu Hà ra tù, lên đường sang Đức


image004

Bản quyền hình ảnh Hoi Anh Em Dan Chu Image caption Luật sư Đài và bà Lê Thu Hà bị giới chức bắt hồi 12/2015


Luật sư Nguyễn Văn Đài và cộng sự Lê Thu Hà đêm 7/06 được đưa ra khỏi nhà tù, tới sân bay quốc tế Nội Bài rời Việt Nam.


Cùng đi với hai tù nhân vừa được thả là vợ luật sư Đài, bà Vũ Thị Minh Khánh.


Từ Quảng Trị, bà Hoàng Thị Bình Minh, thân mẫu của bà Thu Hà, cho BBC biết vợ chồng luật sư Đài và bà Hà đã lên chuyến bay mang số hiệu VN037 rời Hà Nội.


Ba người đáp xuống phi trường Frankfurt vào đầu giờ sáng thứ Sáu, 8/06.


Bà Hoàng Thị Bình Minh vừa từ Hà Nội quay về Quảng Trị hôm 6/06, ngay sau hôm kết thúc phiên xử phúc thẩm vụ "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền" quy định tại Điều 79, Bộ luật Hình sự năm 1999.


Bà nói bà không được biết trước về việc con gái bà được thả, cũng không biết kế hoạch sắp tới của con gái bà tại Đức là gì.


"Nếu mà biết thì tôi cũng cố chờ, cho dù có thể vẫn không được cho gặp."


Xác định tin luật sư Đài được trả tự do, một quan chức của Liên minh châu Âu tại Việt Nam, từ chối nêu tên, cho Reuters biết trong một tin nhắn "trên máy bay đến Đức", khi được hỏi về nơi ở của ông Đài.


Tại Đức một báo ở thành phố Cologne (KSTA.De) sáng thứ Sáu cũng đăng lại tin của DPA nói ông Đài được thả để sau đó sang Đức.


image005

Bản quyền hình ảnh Brotherhood For Democracy Image caption Bà Lê Thu Hà 37 tuổi, là giáo viên dạy tiếng Anh ở tỉnh Quảng Trị


Luật sư Đài cùng trợ lý Lê Thu Hà và bốn thành viên Hội Anh Em Dân Chủ, trong phiên xử sơ thẩm 5/04 đã bị trao các mức án tù nặng.


image006

Bản quyền hình ảnh Other Image caption Luật sư Nguyễn Văn Đài trong một cuộc gặp với thượng nghị sĩ Mỹ John McCain


Luật sư Đài và bà Lê Thu Hà không kháng cáo, chấp nhận mức án sơ thẩm.


Ông Đài bị 15 năm tù và 5 năm quản chế. Bà Hà bị án 9 năm tù và 2 năm quản chế.


Hai người bị giới chức bắt hồi 12/2015.


Ban đầu, họ bị cáo buộc tội 'tuyên truyền chống nhà nước', nhưng sau bị đổi thành tội 'hoạt động nhằm lật đổ chính quyền'.


Bốn người còn lại đệ đơn kháng cáo nhưng không được tòa phúc thẩm giảm án, gồm các ông Trương Minh Đức, Phạm Văn Trội, Nguyễn Bắc Truyển và Mục sư Nguyễn Trung Tôn.


Họ cùng bị bắt hồi tháng Bảy năm ngoái./( BBC 8/6/2018)


- Phim "Mẹ vắng nhà"-Mẹ Nấm-người được đề cử giải Nobel Hòa Bình lại bị cấm
01 Tháng Mười 2015(Xem: 14365)
"Tóm lại, trên hồ sơ Biển Đông, Tập Cận Bình vẫn không lùi bước, cho dù bị Tổng thống Obama thúc ép ngưng ngay các hoạt động xây dựng trên những đảo đang tranh chấp. Nói cách khác, cuộc họp thượng đỉnh ở Nhà Trắng đã chẳng giải quyết được gì. Hoa Kỳ thật sự có quyết tâm ngăn chận tham vọng chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông hay không, thời gian sẽ trả lời."
29 Tháng Chín 2015(Xem: 16645)
"Năm nay, vào dịp cuối tháng 9, một số giới tại Indonesia lại làm lễ tưởng niệm vụ thảm sát những người cộng sản năm 1965 trong một trang sử đen tối của nước này." "Theo trang Jakarta Globe, ít nhất ba triệu đảng viên cộng sản, đã bị phái hữu và̀ các nhóm dân quân được chính quyền hỗ trợ, giết chết."
27 Tháng Chín 2015(Xem: 15259)
"Trước hết, vấn đề đàm phán về quần đảo Hoàng Sa. Như chúng ta đều biết, trên Biển Đông hiện nay có bốn vấn đề nổi cộm: tranh chấp chủ quyền biển, đảo; an ninh khu vực; tự do thông thương hàng hải, hàng không quốc tế và vấn đề bảo vệ tài nguyên biển. Ba vấn đề sau thu hút dư luận quốc tế, nhất là khi gần đây Trung Quốc mở rộng và xây cất ồ ạt trên các đá (rock) và các rạn san hô (coral reef), làm mờ đi một vấn đề thiết thân đến chúng ta: tranh chấp chủ quyền biển, đảo.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 14764)
- "Linh mục Tadeo Nguyễn Văn Lý, 69 tuổi, một tù nhân lương tâm nổi tiếng của Việt Nam, bị Hà Nội kết án 4 lần với tổng cộng hơn 53 năm tù giam. - "Ông từng chịu tù khổ sai và bị biệt giam hơn 23 năm, bị quản thúc trên 15 năm, nay đang thi hành bản án 8 năm tù tuyên hồi năm 2007 về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ sau các hoạt động mà giới bảo vệ nhân quyền xem là cổ súy cho quyền tự do tôn giáo và tự do ngôn luận tại Việt Nam, nhưng bị nhà cầm quyền Hà Nội gọi là ‘chống phá nhà nước."
23 Tháng Chín 2015(Xem: 14975)
- "Những sai phạm nghiêm trọng trong điều hành của ông Dũng được cho là lý do khiến Trung ương Đảng phải họp kín sớm hơn dự đoán hồi đầu tháng Mười." - Là "một thủ tướng nhiều quyền lực nhất trong lịch sử Việt Nam và là người theo đuổi chính sách tăng trưởng nóng", tuy nhiên, “điểm yếu lớn nhất của ông Dũng là sự ngạo mạn và thiếu khả năng lắng nghe những ý kiến quan trọng,” giáo sư Carl Thayer bình luận."
21 Tháng Chín 2015(Xem: 17600)
"Hiện có nhiều tin đồn cho rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang tìm cách trở thành Tổng Bí thư tiếp theo và xin được miễn trừ quy định tuổi tác. Điều này là chưa từng có tiền lệ trong nền chính trị Việt Nam," Giáo sư Carl Thayer nhận định"
15 Tháng Chín 2015(Xem: 15882)
"Đó là vùng cấm địa," ông David Blackhall, tổng giám đốc công ty đầu tư bất động sản VinaCapital Real Estate, nói. Ông cho biết chẳng ai muốn làm chuột thí nghiệm cho những luật mới cả.
13 Tháng Chín 2015(Xem: 13631)
"Tại sao một sự việc vốn được xem là rất bình thường ở Mỹ lại trở nên chủ đề gây tranh luận như vậy? Những người ngoài cuộc ‘bàn’ gì về chuyện này? Phóng viên Khánh An của Ban Việt ngữ VOA tìm hiểu thêm..."
10 Tháng Chín 2015(Xem: 15457)
"Ông Đại Sứ nói là bà có quyền đeo khăn choàng cổ có hình ảnh lá cờ VNCH và chính ông chụp chung với bà Minh Ngọc và bà Amy Duong (là vợ của ông Đỗ Hùng) ngay trong phòng họp mà bà Minh Ngọc vẫn đang quấn trên cổ khăn choàng có hình ảnh lá cờ VNCH."
08 Tháng Chín 2015(Xem: 14849)
"Nhưng chỉ với vài bức ảnh ghi lại khoảnh khắc thi thể một em bé Syria dạt vào bãi biển Bodrum của Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng do đắm tàu trên đường cùng cha mẹ tìm nơi tị nạn, chạy khỏi quê hương đang điêu tàn vì khói lửa chiến tranh và bất ổn đã làm cho rất nhiều người, trong đó có tôi cảm thấy bàng hoàng, đau xót." "... Tất nhiên trong nguyên nhân gây ra chuyện này cũng không thể thiếu sự yếu kém của bộ máy quản lý nhà nước của các quốc gia mà dân chúng phải bỏ nhà bỏ cửa, bỏ quê hương xóm làng tìm nơi lánh nạn…."
06 Tháng Chín 2015(Xem: 16787)
"Một người làm báo trong nước và một người làm báo ở nước ngoài, cả hai đều bị xử lý vì những gì họ viết trên Facebook chứ không phải trong công việc thường ngày. Nhà báo Đỗ Hùng bị miễn nhiệm khỏi chức Phó Tổng Thư ký tòa soạn Báo điện tử Thanh Niên và cũng bị Bộ Thông tin và Truyền thông thông thu hồi thẻ nhà báo. Blogger Lê Diễn Đức bị đài Á châu Tự Do, RFA, hủy hợp đồng mà theo đó ông được sử dụng trang web của đài này để thể hiện cách nhìn của ông về các vấn đề thời sự."
02 Tháng Chín 2015(Xem: 16258)
* Về hai bản Tuyên ngôn Độc lập. * Nhìn lại lời hứa của ông Hồ. * Lời kêu gọi "Đại đoàn kết" của cố TT Võ Văn Kiệt.
31 Tháng Tám 2015(Xem: 14518)
Nguyễn Quang A & Đoàn Viết Hoạt: Bản chất Việt Nam đã có đa nguyên rồi.
24 Tháng Tám 2015(Xem: 17603)
"Tóm lại, Đại hội toàn quốc Đảng CS lần thứ 12 sẽ thông qua các văn kiện Đảng và xác định chiều hướng chính sách đối nội và đối ngoại trong 5 năm sắp tới. Kết quả là một cuộc chuyển hóa thể chế êm đẹp sẽ diễn ra hay chế độ độc tài độc đảng sẽ tiếp tục thống trị đất nước một cách khắc nghiệt hơn và tàn bạo hơn."
21 Tháng Tám 2015(Xem: 16853)
- "Như William J. Duiker ghi nhận trong Vietnam: Nation in Evolution, xuất bản năm 1983, chỉ trong vòng hai tuần – từ ngày 14/08 đến ngày 28/08, khi vua Bảo Đại thoái vị – miền Bắc và miền Trung đã gần như hoàn toàn nằm trong tay Việt Minh và chỉ ở miền Nam những người Cộng sản buộc phải chia sẻ quyền lực với những lực lượng, thành phần khác.Theo học giả này đó là một cuộc chuyển giao quyền lực nhanh gọn, hầu như không có đổ máu gì." - "Trong cuốn Britain in Vietnam – Prelude to Disaster, 1945-6, xuất bản 2007, Peter Neville cho rằng nhân vật trung tâm trong những biến cố tháng Tám năm 1945 là Hoàng đế Bảo Đại. Theo học giả này, việc vua Bảo Đại thoái vị đã mở đường cho một nhóm người thuộc nhiều thành phần, đảng phái, khuynh hướng khác nhau lập nên ‘Việt Nam Dân chủ, Cộng hòa’. Ông cũng cho rằng nếu vua Bảo Đại không từ ngôi, Việt Minh không thể lên nắm quyền."
18 Tháng Tám 2015(Xem: 15851)
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 17 tháng 8 dẫn tờ nguyệt san "Thế giới" Nhật Bản tháng 8 đăng bài viết "Mỹ tạo ra căng thẳng Biển Đông nhằm thúc đẩy Nhật Bản dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể" của cựu giáo sư thỉnh giảng Takashi Okada - Đại học Takushoku Nhật Bản, bình luận viên khách mời của hãng tin Kyodo, Nhật Bản.
17 Tháng Tám 2015(Xem: 15569)
"Theo nguồn tin riêng của báo Văn Hóa,.."
13 Tháng Tám 2015(Xem: 15414)
- Công đoàn là của ai? - Tuyên bố của 21 tổ chức Xã hội Dân sự độc lập ở VN.
06 Tháng Tám 2015(Xem: 14264)
"Trang web của CSIS liệt kê các nhà tài trợ theo hạng mục chung. Họ tiết lộ rằng chính phủ Việt Nam trả cho CSIS trong khoảng từ 50.000 USD tới 500.000 USD trong năm 2014. Nhưng trang này không cho biết khoản tiền đó để dùng làm gì." "Ông Hiebert là đồng tác giả một nghiên cứu năm 2014 của CSIS có tựa “Một Kỷ nguyên Mới trong quan hệ Mỹ-Việt”. Vậy ai có thể đã trả tiền để làm nghiên cứu này?" “Ông Hiebert — sau khi tôi hỏi tới hai lần — đã thú nhận rằng chính phủ Việt Nam trả tiền cho nghiên cứu này. Ông nói rằng không có việc chính phủ Hoa Kỳ cấp vốn cho nghiên cứu đó,” tác giả viết."
04 Tháng Tám 2015(Xem: 16564)
"Theo một nghiên cứu của Bộ Nội vụ, số lượng các tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ ngành càng tăng nhanh đặc biệt là sau đổi mới. Hiện nay cả nước có 500 hội cấp trung ương; 4.000 hội cấp tỉnh, thành phố; và 10.000 hội cấp huyện, xã. Hà Nội có hơn 500 hội, TPHCM có gần 600 hội, Đà Nẵng có 445 hội."