Bài viết của Ts. Nguyễn Nhã

22 Tháng Sáu 20189:13 SA(Xem: 11957)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ SÁU 22 JUNE 2018


image016

Ts Nguyễn Nhã


Dưới đây là bài viết của Ts Nguyễn Nhã gởi cho VH ngày 19 tháng 6, 2018:


Chung toi da doc bai tho Dan Viet Phai Lam Gi cua Nha . Bai tho noi dung rat hung trang, cam dong va de vao lich su dan toc .  O hai ngoai chung toi rat buon . .


QuangSon Canada


PHẢI LÀM GÌ HỠI DÂN NAM


  • Hãn Nguyên Nguyễn Nhã

Phải làm gì hỡi dân Nam


Phải trung thực bởi dối gian quá rồi


Phải chất lượng phát triển thôi


Phải tử tế với mọi người Việt Nam


Phải bỏ thù hận mọi đàng


Phải giáo dục có kỹ năng thế nào


Phải yêu nước thật ra sao


Phải thấy  tâm xấu nào Bắc Phương


Phải cương quyết chống Bắc Phương


Phải ra sức dựng hùng cường Việt Nam


Phải tận diệt bọn quan tham


Phải giữ bản sắc Việt Nam


Phải nhiều đề án Việt Nam hùng cường


Phải lương đủ sống chuyện thường


Phải cần kết nối thành cường quốc thôi


Phải xóa lỗi hệ thống rồi


Phải xây dựng cuộc đời tự do


Phải bảo vệ độc lập thôi


Phải quyết tâm bảo vệ nước tôi chủ quyền


Việt Nam, 16/6/2018


TÂM THƯ CỦA TIẾN SĨ SỬ HỌC NGUYỄN NHÃ GỬI CÁC NHÀ KHOA HỌC VIỆT NAM, CÁC HỌC TRÒ ĐÃ NHẬN HỌC BỔNG KHUYẾN HỌC “ HOÀNG SA HỌC” CŨNG NHƯ HỌC BỔNG KHÁC CỦA QUỸ VĂN HÓA GIÁO DỤC HÃN NGUYÊN NGUYỄN NHÃ


Tiếp theo nội dung đã  gửi qua mạng sáng ngày 9 /6/2018 với nội dung như sau: “ Mong các nhà khoa học  nghiên cứu thấu đáo thấy rõ cái lợi cái hại, nhất là lợi bất cập hại khi Tướng Phạm Văn Dỹ đã từng tuyên bố "Nguy cơ mất nước là có thật"; khi Trung Quốc không còn giấu giếm, ngoài việc làm dữ ở Biển Đông, các học giả như Vương  Hàn Lĩnh từng tuyên bố trước 1885 Việt Nam là thuộc quốc ,dù dư biết từ thế kỷ X đến 1945 , thời vua Bảo Đại Việt Nam luôn tự xưng Hoàng đế và lấy quốc hiệu  từ Đại Cồ Việt đến Đại Việt, Đại Nam. Các du khách Trung Quốc đến Đà Nẵng, Nha Trang tuyên bố đây là đất của họ... Và Hội Nghị Thành Đô  do Trung Quốc công bố Việt Nam là khu tự trị của Trung Quốc.


 Hàng ngàn năm nay, Việt Nam rất tự hào là quốc gia độc lập luôn chống lại bất cứ giặc xâm lược nào từ Bắc Phương hay từ Tây Phương. Và người nước ngòai kể cả các vị đứng đầu quốc gia như TT. Mỹ Trump đến Việt Nam đều ngưỡng mộ Việt Nam có anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng.


 Thời nào, Việt Nam cũng có Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống song luôn có Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Quang Trung- Nguyễn Huệ.... Tôi là người học sử, nghiên cứu lịch sử Việt Nam , thấy rõ như vậy. Mong được mọi người chia sẻ”.


 Đêm  ngày 10/6/ 2018 ,  hồi 03g46 ,tôi thức dạy viết Tâm thư này sau khi nằm mơ nảy ý kiến  lấy ông Tổ giáo dục Việt Nam là An Tiêm.


 Trong giấc mơ này có nội dung trao đổi, Tôi  đã từng đề nghị trong Đại Hội Thành lập Hiệp Hội Văn Hóa Ẩm Thực Việt Nam hồi tháng 10 năm 2017, lấy Lang Liêu, Hùng Vương Thứ 7 là ông Tổ của Ẩm Thực Việt Nam theo gợi ý của nhà sử học Dương Trung Quốc, tại sao không lấy An Tiêm là ông Tổ giáo dục Việt Nam.


 Với hành động tự cường tự lập ngoài hoang đảo tự lo trồng dưa hấu mà sinh sống thật là tấm gương lớn cho giáo dục Việt Nam về tinh thần giáo dục cho các thế hệ trẻ Việt Nam tự học tự nghiên cứu là chính cùng tinh thần sáng tạo, tự thân tự lập của Anh Tiêm. Đó cũng là xu hướng giáo dục trên thế giới lấy người học là trung tâm.


Bức thư này sẽ đem vào phụ lục của tác phẩm sách: “Việt Nam Huyết Lệ Thi Thư, tập 3: Đại Hòa- Quốc Đạo- Cường Quốc Biển”  và sẽ đưa vào phần kết luận của tác phẩm “ Khoa cử Nho Học Thời Pháp Thuộc”( 1884-1919), vốn là Luận văn Cao học giáo dục  khóa 1 (1970-1971 ) tại Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, sẽ xuất bản một ngày gần đây.


 Thân mến,


 TP. HCM ngày 10 tháng 6 năm 2018


 Nguyễn Nhã


TẬP SAN S ĐỊA (1966-1975)


     LỜI NÓI ĐẦU:


 Ông Tổ họ Nguyễn của tôi vốn gốc Quỳnh Lưu, Nghệ An, từng là ngư dân , vào thời Hồng Đức nhà Lê đã ra Càn Thôn , xã Yên Mô , huyện Yên Mô Ninh Bình lập nghiệp, nên tôi, Nguyễn Nhã, tiến sĩ sử học sẵn sàng viết về Tập San Sử Địa mà tôi là chủ nhiệm kiêm chủ bút.


Hoàn cảnh nào Tập San Sử Địa ra đời


Năm 1966 khi ra mắt Tập San Sử Địa tại Trung Tâm Báo Chí ở đường Tự Do ( Đồng Khởi), Ông Trần Thúc Linh ( chú ruột của GS Trần Quốc Vượng) đã viết bài báo trên Nhật báo Thần Chung rằng năm 1966 có hai sự kiện quan trọng: Một là hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Việt ở Honolulu về chính trị và hai là ra mắt Tập San Sử Địa về văn hóa. Khi ấy Tôi mới 27 tuổi.


Ngay Lá Thư Tòa soạn số 1, tôi đã chấp bút viết:” Tuy với đường lối khách quan sử học , Tập San không quên sử là nguồn sinh lực tinh thần quốc gia, Tập San sẽ cố gắng khai thác các đề tài có tính cách khơi động lòng tự hào dân tộc như làm sáng tỏ các sự nghiệp của các danh nhân , nhưng sự thực lịch sử luôn được tôn trọng.”


 Mặc dù có người như GS Nguyễn Thế Anh có lần nhắc nhở Tôi không nên viết trong Lá Thư Tòa Soạn những lời không đựợc khách quan khoa học, Tôi vẫn giữ quan điểm những bài viết phải khách quan song viết để làm gì thì phải “ khơi động lòng tự hào dân tộc”.


Tập San Sử Địa đã  làm được những gì sau gần 10 năm hoạt động với 29 số báo


Mặc dù trong Lá thư Tòa Soạn số 1 có viết:“ Khởi đầu Tập San sẽ ra ba tháng một kỳ, một ngày gần đây Tập San sẽ được ấn hành hai tháng hay một tháng một kỳ khi hoàn cảnh cho phép”.Song lời hứa tến tới ra 1 tháng 1 kỳ không được thực hiện mà do nhiều khó khăn có khi 6 tháng hay hơn mới có một số báo ra. Và rồi số báo cuối cùng, số 29 đặc khảo về Hoàng Sa & Trường Sa  với giá 980$/ 1c ( công sở giá gấp đôi) cùng toàn bộ số báo số 27& 28 giao cho hai nhà tổng phát hành Nam Cường và Đồng Nai và một số các đại lý ở Vĩnh Long, Đà Lạt, Huế  đã không thu hồi lại tiền bán báo , khi Tập San Sử Địa chưa ra số báo 30, mới tới hạn trả tiền bán báo.


 Tuy về tài chánh mất trắng, song trong Bản tường trình về Tập San Sử Địa cho Ban Quân Quản trường Đại Học Sư Phạm TPHCM năm 1976 , tôi đã viết dù với Tập San Sự Địa chưa đóng góp là bao, Tôi  luôn tự hào về những gì mình đã làm mà lương tâm mình cho là đúng.


 Ngoài các số  đặc khảo về danh nhân như Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Phan Thanh Giản, Quang Trung hay  Kỷ niệm Chiến thắng Xuân Kỷ Dậu, 200 năm Phong trào Tây Sơn, Việt Kiều tại các lân bang Thái Miên Lào, Phong tục Tết Việt Nam & Các Lân bang, Đà Lạt và các số báo mà  GS Phan Huy Lê nhận xét trong Lời mở đầu số hóa Tập San Sử Địa của Trường Viễn Đông Bác Cổ ( Pháp):... “Nhiều bài viết trên Tập San thật sự là những công trình nghiên cứu có giá trị cao, sưu tầm tư liệu công phu , xử lý thông tin khoa học, thái độ khách quan trung thực và nhất là góp phần dấy lên tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc và nêu cao các giá trị văn hóa dân tộc”...


 Gần đây Tạp Chí Xưa  & Nay đã tái bản nhiều số đặc khảo và nhất là cuốn sách dầy cộm” Những bài khảo cứu của Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn” ( đã đăng trên Tập Sna Sử Địa) và hiện nay đang cùng với tôi chủ biên “ Tâp San Sử Địa nối dài” với các số đăc khảo của các tỉnh thành về Du lịch ẩm thực mà số đầu tiên sẽ là  “Đặc khảo Huế  du lịch ẩm thực”. Sau đó là “Đặc khảo Vĩnh Long du lịch ẩm thực”, “Đặc khảo Quảng Nam -Đà nẵng- Hội An du lịch ẩm thực”, “Đặc khảo Mỹ Tho- Bến Tre du lịch ẩm thực”...Cùng Công Ty Tin Học Lạc Việt sẽ ra “trang web. Tap San Su Dia.com”.


 Đúng Tôi rất hãnh diện về những gì tôi đã làm cho Tập San Sử Địa khi tôi viết “ Nguyễn Nhã là ai “ cho www.sachhiem.net khi có người bêu rếu tôi trên mạng.


MỘT CẢNG SÂU VÂN PHONG MỘT CON ĐƯỜNG XUYÊN Á


Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, Tiến sĩ sử học     


PDF.In            . Email


Viết bởi Cộng tác viên  


Thứ tư, 10 Tháng 1 2018 21:36


Kinhtebien online : TS Nguyễn Nhã là người khởi xướng Quỹ văn Hóa Giáo Dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, Trưởng Đề án Bếp Việt- Bếp của Thế giới.


Hàng ngàn năm năm nay, các vị vua Việt Nam từ thế kỷ X đến vua Bảo Đại vẫn tự xưng là Hoàng Đế và vẫn theo truyền thống ngoại giao khôn khéo như “cầu phong, nộp cống”.Và như thế dù bé nhỏ như thời Đại Cồ Việt, Đinh Tiên Hoàng Đế mới qua Đèo Ngang một tí chứ chưa nhờ Huyền Trân Công Chúa thời Lý qua được đèo Hải Vân, vẫn theo truyền thống độc lập tự chủ, vẫn cho nước mình không nhỏ.


Sau hàng trăm năm Trung Quốc bị các nước Phương Tây xử ép, đang cố trổi dậy với chủ trương: “Một vành đài, một con đường” để bành trướng thế lực của mình qua Biển Đông, Ấn Độ Dương sang Phương Tây, dĩ nhiên tác động đầu tiên ở Biển Đông, trực tiếp đến nền độc lập tự chủ của Việt Nam, đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam.


Để tồn tại và phát triển, Việt Nam không có cách nào khác phải ứng xử: “ Một cảng sâu Vân Phong và một con đường xuyên Á”.


Từ đó Việt Nam sẽ có những cái lợi như sau:


Một là Việt Nam sẽ có cái lợi với tầm quan trọng của Biển Đông cứ 4 chiếc tầu ở đại dương thì có 1 chiếc tầu qua Biển Đông, khiến thế giới sẽ quan tâm đến cảng sâu nhất thế giới là cảng Vân Phong và các tầu trọng tải lớn từ 4 hay 500 ngàn tấn sẽ tới giao thương trực tiếp đến Vân Phong mà không cần quá cảnh một cảng sâu nào như Cảng Hồng Kông hay Singapore. Và như thế Cảng Hải Phòng và Cảng Sàigòn sẽ rất lợi, tiếp nhận hàng hóa rẻ hơn khi quá cảnh qua Hông Kông hay Singapore.


Hai là khi thế giới quan tâm như thế thì tự do hàng hải được bảo đảm, chủ quyền biển đảo cũng được sự trợ tích cực của thế giới, Việt Nam không cô đơn.


Ba là đường cao tốc xuyên Á từ Cảng Vân Phong sẽ giúp Việt Nam phát triển kinh tế với các nước từ Lào, Myanmar, Thái, Bangladesh, Pakistan, nhất là Ấn Độ….


Chiến lược liên minh an ninh biển: Nhật- Việt Nam - Ấn sau đó với Úc và ASEAN sẽ bảo đảm an ninh vững chắc cho “ Một cảng sâu Vân Phong và một con đường xuyên Á”.


Ngoài ra xây dựng thiên đường học tập tại Đà Lạt với sự có mặt các đại học nổi tiếng Mỹ như Harvard hay, Nhật, Pháp…sẽ thu hút sinh viên ASEAN và Khách du lịch ASEAN cùng với Khu Đặc quyền kinh tế Phú Quốc, thủ phủ kinh tế biển của ASEAN sẽ không chóng thì chầy khiến Việt Nam cất cánh trở thành cường quốc biển một ngày không xa.


 Copyright © 2018 Bản quyền thuộc về KINH TE BIEN ONLINE.


Joomla! là phần mềm miễn phí được lưu hành theo giấy phép GNU/GPL.