Quan hệ Việt Trung: Sau căng thẳng đến hòa dịu

07 Tháng Mười Một 20175:09 CH(Xem: 10505)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ -  THỨ  TƯ  08  NOV  2017


Quan hệ Việt Trung: Sau căng thẳng đến hòa dịu


Thanh Phương


06/11/2017


image011

Ngoại trưởng Vương Nghị và Ngoại trưởng Phạm Bình Minh trước cuộc họp ngày 02/11/2017 tại Văn phòng Chính phủ, Hà Nội.REUTERS/Kham


Sau những căng thẳng từ đầu mùa hè vừa qua, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc nay đang hòa dịu trở lại trên vấn đề Biển Đông, vào lúc chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang chuẩn bị viếng thăm Việt Nam để tranh giành ảnh hưởng với tổng thống Mỹ Donald Trump tại Việt Nam nói riêng và tại châu Á nói chung.


Sau khi dự thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng ( 10 và 11/11/2017 ), chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ mở chuyến viếng thăm cấp Nhà nước tại Việt Nam và Lào từ ngày 12 đến 14/11. Chuyến viếng thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình diễn ra sau khi Bắc Kinh thông báo là nhân chuyến viếng thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đến Việt Nam từ ngày 02 đến 04/11, hai nước vừa đạt được một thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông thông qua “các cuộc đàm phán thân thiện”.


Thông báo của bộ Ngoại giao Việt Nam, được công bố ngày 02/11, thì không nói đến việc hai nước đạt thỏa thuận về giải quyết tranh chấp Biển Đông, mà chỉ cho biết là khi gặp Ngoại trưởng Vương Nghị, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đã đề nghị hai bên “giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.”


Một mặt cố giải hòa với Việt Nam, mặt khác, Trung Quốc đã tỏ thái độ kiên quyết không chấp nhận các nước bên ngoài, đặc biệt là Mỹ, xen vào chuyện Biển Đông. Ngày 30/10/2017, tức là trước khi tổng thống Donald Trump công du châu Á, đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ Thôi Thiên Khải ( Cui Tiankai ) đã yêu cầu Mỹ đừng can thiệp vào đàm phán giữa Trung Quốc với các nước láng giềng nhằm đạt đến một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.


Ngày 03/11, thứ trưởng bộ Ngoại Giao Trung Quốc Trịnh Trạch Quang ( Zheng Zeguang ) cũng đã đưa ra yêu cầu tương tự khi tỏ ý hy vọng là Hoa Kỳ " không gây thêm vấn đề” cho tranh chấp Biển Đông. Vị thứ trưởng này khẳng định rằng Biển Đông không phải là chuyện giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ, rằng không hề có vấn đề về tự do hàng hải ở Biển Đông và Bắc Kinh chống lại bất cứ nước nào lấy cớ bảo vệ tự do hàng hải để gây phương hại đến chủ quyền và các lợi ích an ninh của Trung Quốc.


Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, cho rằng mặc dù Trung Quốc thông báo đạt thỏa thuận về giải quyết tranh chấp Biển Đông, nhưng thỏa thuận đó chẳng có ý nghĩa gì, tuy đúng là quan hệ hai bên đang hòa dịu trở lại:


Tiến trình hòa dịu trở lại trong quan hệ Việt-Trung


Trước khi đến thăm Việt Nam, ngày 30/10 vừa qua, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiếp ông Hoàng Bình Quân, đặc phái viên của tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Về mặt chính thức thì ông Hoàng Bình Quân, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương, sang thăm để “chúc mừng thành công Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc”.


Trước đó, trong tháng 9, Bắc Kinh đã cử ông Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đến Việt Nam. Khi gặp các lãnh đạo Hà Nội, ông Lưu Vân Sơn đã có một tuyên bố đáng chú ý : hai nước Việt Nam và Trung Quốc là “cộng  đồng chung vận mệnh”, ám chỉ là hai nước không có con đường nào khác hơn là phải giải hòa với nhau.


Như vậy là quan hệ Việt – Trung đã hòa dịu trở lại sau một thời gian căng thẳng, mà đỉnh điểm là tháng 6 vừa qua, khi tướng Phạm Trường Long, phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, bất ngờ rút ngắn chuyến viếng thăm Việt Nam. Đây là một sự kiện chưa có tiền lệ trong quan hệ Việt Trung. Lý do khiến ông Phạm Trường Long đột ngột rời khỏi Việt Nam dường như là do Hà Nội từ chối làm theo yêu cầu của Bắc Kinh : ngưng để cho công ty dầu khí Tây Ban Nha khoan thăm dò dầu khí tại một khu vực đang tranh chấp ở Biển Đông. Căng thẳng song phương do vấn đề Biển Đông đã kéo dài cho đến tháng 8, khi một cuộc họp giữa hai Ngoại trưởng Việt Trung bên lề thượng đỉnh ASEAN ở Manila đã bị hủy bỏ.T


Forbes: Việt Nam, Trung Quốc mãi là “ Bạn thù” tốt nhất


Trang web của tờ Forbes ngày 03/11/2017 đã đăng một bài viết của tác giả Ralph Jennings về quan hệ Việt-Trung với tựa đề “China And Vietnam, Best “Frenemies” Forever.”


Tác giả ví hai nước Việt Nam Trung Quốc như là một cặp tình nhân, bỏ nhau, trở lại với nhau, rồi lại bỏ nhau, vì hai nước chia sẻ những lợi ích sâu rộng, nhưng cũng rất ngờ vực nhau. Trung Quốc và Việt Nam đã sống quen với mối quan hệ luôn dao động này, có nghĩa là các tranh chấp mới ( về Biển Đông ) có thể sẽ không bao giờ dẫn đến xung đột vũ trang giữa hai nước.


Theo Ralph Jennings, cứ mỗi lần xảy ra xáo trộn là cả hai bên đều cố nhanh chóng tìm cơ hội gặp nhau: gặp chính thức, gặp giữa hai đảng hoặc gặp bên lề một hội nghị khu vực, nơi mà mọi người thường cố đạt đồng thuận. Cả hai nước thậm chí đều có ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương riêng. Phiên họp của Uỷ ban chỉ đạo hợp tác song phương Trung Quốc - Việt Nam vào tháng tư đã diễn ra rất tốt.


Tác giả bài viết trích lời chuyên gia về Đông Nam Á, giáo sư Carl Thayer, Đại học New South Wales, Úc, nhận định rằng quan hệ Việt Nam là một mối quan hệ ổn định, tin cậy. Theo giáo sư Thayer, sự suy thoái trong quan hệ Việt Trung không thể dẫn đến xung đột vũ trang./
16 Tháng Sáu 2022(Xem: 3781)