Phim tài liệu Chiến tranh Việt Nam- Phỏng vấn Đạo diễn Lynn Novick

07 Tháng Chín 20177:08 CH(Xem: 11217)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ  SÁU  08  SEP  2017


Phim tài liệu Chiến tranh Việt Nam- Phỏng vấn Đạo diễn Lynn Novick


06/09/2017


Hoài Hương-VOA


 image011

Đạo diễn Ken Burns, bên trái, Trent Reznor, Atticus Ross và đạo diễn Lynn Novick, bên phải, nói về phim tài liệu "Chiến tranh Việt Nam" trên đài PBS trước Hội các nhà phê bình phim truyền hình ở Pasadena, California. Ảnh chụp ngày 15/1/2017.


Hơn 42 năm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, nhiều người vẫn bị giằng xé vì cuộc chiến không dứt gây tranh cãi này. Nhiều người bình thường thuộc tất cả các bên tham chiến, bị hoàn cảnh đẩy đưa vào cuộc chiến, vẫn bị dằn vặt bởi những dấu hỏi lớn về những nguyên do dẫn tới chiến tranh và kết cuộc bi thảm của nó, với hàng triệu người chết, nhiều triệu người khác mang thương tật hoặc chấn động tâm lý vĩnh viễn. Ngoảnh nhìn quá khứ, họ tự hỏi liệu cái giá mà tất cả các bên – kể cả bên thắng cuộc, phải trả, có quá đắt? Liệu có hay không một giải pháp không đổ máu cũng có cơ may mang lại hòa bình, độc lập, tự quyết cho Việt Nam? Và, nên rút ra bài học nào để tránh lặp lại lịch sử?


Phim tài liệu 10 tập, dài 18 tiếng “The Vietnam War, Chiến tranh Việt Nam” của đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick sắp ra mắt khán giả trên kênh truyền hình PBS, khởi sự từ ngày 17/9/2017. Đạo diễn Lynn Novick đã dành cho VOA-Việt ngữ một cuộc phỏng vấn sau khi trở về từ Việt Nam, nơi nhiều trích đoạn của tập phim tài liệu được trình chiếu trước một số cử tọa chọn lọc, kể cả một số người xuất hiện trong phim. Mời quý vị theo dõi cuộc trao đổi giữa Hoài Hương và đạo diễn Lynn Novick sau đây.


VOA: Tập phim tài liệu này đã mất tới 10 năm mới hoàn tất. Đây là một câu chuyện bi tráng đòi hỏi một nỗ lực làm việc phi thường. Xin bà cho biết kết quả của những nỗ lực đó, bộ phim tài liệu này đã có những đóng góp nào mới để kể lại câu chuyện về chiến tranh Việt Nam?


Lynn Novick: “Đạo diễn Ken Burns và tôi tin rằng chúng tôi đã kể lại câu chuyện về chiến tranh Việt Nam theo cách chưa từng được kể trước dây, bởi vì phim tài liệu của chúng tôi trình bày quan điểm của những chứng nhân đã trải qua cuộc chiến từ cả 3 bên tham gia: người Mỹ, và người Việt, thuộc cả bên thắng cuộc lẫn bên thua cuộc. Cho tới nay, chưa ai làm điều đó. Về phương diện đó, chúng tôi đã đưa ra những góc nhìn mới về chiến tranh Việt Nam, một câu chuyện cực kỳ phức tạp và bi tráng.”


VOA: Thưa như bà nói, phim tài liệu này kể lại chiến tranh Việt Nam theo một cách mới khác với các phim tài liệu trước đây. Bà so sánh như thế nào phim tài liệu này với phim tài liệu “Vietnam: A Television History” của Stanley Karnow?


Lynn Novick: “Tôi nghĩ rằng chúng tôi không ở trong vị thế để nêu lên những khác biệt hay tương đồng giữa hai phim tài liệu đó. Tôi chỉ có thể nói rằng nhiều năm đã trôi qua từ khi bộ phim tài liệu có tính dấu mốc của Karnow ra đời tiếp theo sau cuộc chiến. Thời ấy, bộ phim của Karnow đã đẩy xa biên cương của truyền thông báo chí, nhưng những nhà làm phim không thể có cái nhìn lịch sử như chúng ta bây giờ khi ngoái nhìn lại quá khứ. Nhiều năm đã trôi qua, bao nhiêu điều đã xảy ra, và đối với những người sống qua cuộc chiến, cái nhìn của họ đã biến đổi, lịch sử Hoa Kỳ và lịch sử Việt Nam cũng có những chuyển biến, quan hệ hai nước đã đổi cũng như trải nghiệm của những người Mỹ gốc Việt, mố tương quan giữa họ với Việt Nam bây giờ và Việt Nam ngày trước cũng khác đi nhiều. Bây giờ chúng ta được tiếp cận nhiều nguồn tài liệu hơn nhờ những trao đổi học thuật giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Một khác biệt nữa là phim của Karnow phần lớn nhìn lại lịch sử theo cách nhìn từ trên xuống, nghĩa là qua quan điểm của những nhân vật đã từng làm những quyết định quan trọng về cuộc chiến. Ngược lại, phim tài liệu của chúng tôi nhìn lịch sử từ dưới lên, qua lăng kính của những người bình thường đã trải qua cuộc chiến, mang ra đối chiếu với những gì diễn ra trong Toà Bạch Ốc, trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, và trong Dinh Tổng thống ở Sàigòn.”


image012

Ảnh tư liệu.


VOA: Về mặt tài liệu, trong quá trình nghiên cứu, các nhà làm phim lần này có được tạo điều kiện để tra cứu những hồ sơ, tài liệu đặc biệt mà trước đây chưa hề được phổ biến?


Lynn Novick: “Tôi có thể nói là lần này, chúng tôi được tiếp cận nhiều tài liệu từ các kho lưu trữ tài liệu về chiến tranh Việt Nam. Các trung tâm lưu trữ trên khắp thế giới đều mở cửa cho phép chúng tôi tiếp cận các tài liệu trên mạng của họ, trong đó có các hãng tin đã gửi các đoàn quay phim sang Việt Nam để tường trình về cuộc chiến. Chúng tôi đã lục lọi kho lưu trữ của họ để tìm ra những thước phim bị lãng quên từ lâu, chúng tôi cũng được nhiều cá nhân cho phép sử dụng hình ảnh, âm thanh và video riêng tư của gia đình họ. Mạng internet cho phép chúng tôi tìm tài liệu hữu hiệu, thế cho nên chúng tôi có thể tìm ra những tài liệu mà thế hệ đi trước không sao tìm được, vì chưa có internet. Quan trọng hơn, chúng tôi có thể tra cứu các băng ghi âm các mẫu đối thoại mà nhiều Tổng thống Mỹ cho ghi lại, từ Tổng thống Kennedy, Tổng thống Johnson, nhất là Tổng thống Nixon. Chúng ta được nghe các nhà lãnh đạo này thảo luận những gì diễn ra ở Việt Nam thời đó, và nghe họ cân nhắc nên làm gì. Trong khi một số tài liệu đó đã được công bố trong độ 10, 15 năm trở lại đây, rất khó khai thác để gạn lọc thông tin và tìm ra một khoảnh khắc thực sự gây ấn tượng, một khoảnh khắc mà khi xem qua, khán giả không thể nào quên được. Chúng tôi có sự hướng dẫn của các chuyên gia để làm việc này.”


VOA: Thưa bà, trong chiến tranh những hành động tàn bạo thường xảy ra, và cả hai bên đều phạm những tội ác. Truyền thông quốc tế tốn rất nhiều giấy mực để nói về vụ thảm sát ở Mỹ Lai do một đơn vị quân đội Mỹ thực hiện, nhưng dường như giới truyền thông về phần lớn, đã bỏ qua, hoặc tường trình qua loa và một cách không trung thực về vụ thảm sát Tết Mậu Thân năm 1968 do người cộng sản miền Bắc thực hiện. Phim tài liệu của bà và đạo diễn Ken Burns nhắc đến vụ thảm sát ở Huế, mà có người tố cáo là một hành động diệt chủng. Mặc dù Hà nội chưa bao giờ công nhận vụ thảm sát này, trong phim tài liệu này, lần đầu tiên có người bên thắng cuộc thừa nhận vụ thảm sát khi hàng ngàn người, cả thường dân vô tội, bị hành quyết và chôn tập thể. Theo một số nguồn tin, một số người có thể đã bị chôn sống. Xin bà cho biết bà và đạo diễn Burns đã cân nhắc như thế nào và quyết định đưa vụ thảm sát ở Huế vào bộ phim tài liệu này?


Lynn Novick: “Vâng, chiến tranh là một hoạt động đáng ghê sợ, đã xảy ra từ khi có loài người. Và trong chiến tranh, có khả năng xảy ra những hành động nhân bản cũng như phi nhân bản. Không một bên nào trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào giữ độc quyền về tội ác. Điều đó cũng đúng ở Việt Nam như trong Đệ nhị, Đệ nhất Thế chiến, hay bất cứ cuộc chiến tranh nào khác. Chúng tôi muốn làm một phim tài liệu nói lên sự thật, tường trình một cách trung thực những gì đã xảy ra. Thật không đúng nếu chúng ta chỉ đề cập đến hành động tội ác của một bên, trong khi bỏ qua hành động tội ác của phía bên kia trong cuộc chiến. Chúng tôi muốn tìm hiểu chiến tranh và những tình huống trong đó những hành động tội ác xảy ra, có thể xảy ra, và đã xảy ra. Đó là lý do vì sao chúng tôi không thể nhắm mắt làm ngơ trước những gì đã xảy ra ở Huế, cũng như không thể làm ngơ những gì đã xảy ra ở Mỹ Lai. Chúng tôi không so sánh hành động nào ác độc hơn hành động nào, mà chỉ muốn khán giả xem phim hiểu rõ những gì đã thật sự xảy ra và vì sao.”


image013

Ảnh tư liệu.


VOA: Bà vừa sang Việt Nam để trình chiếu và thảo luận về phim tài liệu Chiến tranh Việt Nam cho một số cử tọa. Xin được hỏi nói chung bộ phim đã được đón nhận ra sao?


Lynn Novick: “Vâng, tôi vừa trở về cách đây vài ngày, ở Việt Nam chúng tôi trình chiếu một số đoạn đáng chú ý nhất cho những người đã xuất hiện trong phim, khoảng 20 nhân chứng đã chia sẻ quan điểm với chúng tôi. Chúng tôi cũng có 7 buổi chiếu phim cho công chúng, và ngoài ra tổ chức một số buổi chiếu phim riêng dành cho các nhà văn, các sử gia và giới quan tâm. Có thể nói, phản ứng của mọi người nói chung hết sức tích cực, bộ phim gây rất nhiều chú ý, nhất là họ muốn biết chúng tôi kể lại chiến tranh Việt Nam như thế nào.”


VOA: Vâng, đối với những người đã sống qua chiến tranh, chứng kiến những gì xảy ra trong chiến tranh, họ có những nhận xét gì?


Lynn Novick: “Tôi có ghi lại ý kiến của một số người trên máy tính. Xem nào, để tôi coi lại vì muốn dẫn lời họ một cách thật chính xác. Họ nói họ chưa bao giờ được xem một bộ phim nào trình bày cuộc chiến như phim tài liệu của chúng tôi. Chúng tôi nhận được rất nhiều lời khen về sức mạnh của bộ phim, cách biên tập, tính trung thực và sự thành thực, sẵn sàng và thẳng thắn trình bày chiến tranh nó tàn bạo đến mức nào, với bạo lực và những tàn phá, những đau thương và gian khổ của con người ở mọi bên cuộc chiến. Họ nói được lắng nghe quan điểm của tất cả các bên là một điều mới. Nhiều người bình luận rằng đây không phải là cách mà chiến tranh Việt Nam được kể lại ở Việt Nam, họ nói chiến tranh thường được kể như một cái gì trừu tượng, và cái giá phải trả không được đề cập. Chính vì vậy mà một số cảnh trong phim đã gây sốc và bất an cho nhiều người. Một số người tiếp xúc với chúng tôi, nói rằng rất quan trọng là người Việt Nam ở trong nước phải xem những gì thực sự xảy ra. Một điều mà tôi cảm nhận một cách là sâu sắc là khi được nghe nhiều người nói câu chuyện của chúng tôi đã giúp bên thắng cuộc hiểu hơn về những gì xảy ra ở bên thua cuộc, và nhận ra kích thước nội chiến của chiến tranh Việt Nam. Nhiều gia đình đã bị chia rẽ vì chiến tranh, họ hiểu được qua trải nghiệm của chính mình, rằng còn phải làm rất nhiều mới có thể đi đến hòa giải, và có thể phim tài liệu của chúng tôi có thể đóng góp phần nào khi trình bày cho cả hai bên phía bên kia đã gian khổ đau thương như thế nào.”


VOA: Câu hỏi cuối, 10 năm để thực hiện phim là một thời gian khá dài trong đời. So sánh chính mình khi khởi sự dự án, và Lynn Novick của 10 năm sau? Nói cách khác, dự án này đã thay đổi bà như thế nào?


Lynn Novick: “Ken và tôi bàn luận với nhau rất nhiều về điều này, bởi vì cả hai chúng tôi đều cảm nhận những thay đổi sâu sắc nơi chính mình sau trải nghiệm này, một phần là do phải làm việc những tài liệu đen tối, phải đối diện với những đau đớn tột cùng của con người, với sự dã man và tàn bạo của chiến tranh, và tính phi nhân của một số hành động xảy ra trong chiến tranh, nhưng điều mà tất cả những ai cộng tác với chúng tôi thực hiện phim tài liệu này đều chia sẻ, là sự cảm kích đối với những người đã sẵn lòng chia sẻ câu chuyện của họ với chúng tôi. Thấu hiểu trải nghiệm của họ một cách sâu sắc, biết họ đã trải qua những gì, và chứng kiến sức chịu đựng của họ trước một thảm họa ở tầm mức này, mà vẫn phấn đấu để tiếp tục sống và đóng góp, thật đáng ngưỡng mộ, không có lời để diễn tả cho hết.”


The Vietnam War, Chiến tranh Việt Nam sẽ được trình chiếu lần đầu tiên vào ngày 17/9/2017 trên kênh truyền hình PBS. Bộ phim hoàn tất sau 10 năm dài là phần kết của bộ ba phim tài liệu của đạo diễn Ken Burns về các cuộc chiến tranh mang tính dấu mốc trong lịch sử Hoa Kỳ, thứ nhất là phim tài liệu về cuộc nội chiến Mỹ, thứ hai là phim tài liệu về Đệ nhị Thế Chiến, và thứ 3 là Phim Chiến tranh Việt Nam. Hai bộ phim sau có sự cộng tác của đạo diễn Lynn Novick./
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13082)
"Người ta không thấy ông nhắc một chữ nào đến mặt trái, mặt tiêu cực của nó để tìm giải pháp tháo gỡ một cách căn cơ, bài bản, cầu thị, nhất là trong bối cảnh hai nước đang có những căng thẳng ngày càng gay gắt trên Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa".
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13229)
Ts Nguyễn Nhã: Tôi vốn là người học và nghiên cứu lịch sử từ hơn nửa thế kỷ nay, được các báo đài trên thế giới phổ biến những lời tuyên bố của Chủ tịch, đặc biệt có hai vấn đề mà Tôi rất quan tâm: 1/ Trung Quốc có chủ quyền về quần đảo Trường Sa từ thời Cổ đại. 2/ Hoạt động xây dựng có liên quan mà Trung Quốc đang tiến hành ở Trường Sa không nhằm mục tiêu hoặc gây ảnh hưởng đến bất cứ quốc gia nào và Trung Quốc không có ý định theo đuổi (mục đích) quân sự. - Tân Hoa Xã: Đối với dân tộc Việt Nam, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không gian sinh tồn cùng các quyền và lợi ích hợp pháp khác ở Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là bất biến và không thể đánh đổi với bất kỳ lợi ích nào.
02 Tháng Mười Một 2015(Xem: 32031)
" Báo chí Mỹ nói là chúng tôi thất trận vì chúng tôi tham nhũng. Tôi không chối là đã có tham nhũng tại Việt Nam. Có. Có tham nhũng trên thị trường, trên chính trường và trong một vài đơn vị quân đội. Nhưng dứt khoát không có tham nhũng trong Không Quân. Những người lính không quân tin vào Tổ Quốc Không Gian, và họ tin cậy cấp chỉ huy. Không có chuyện tham nhũng nơi các sĩ quan quanh tôi".
28 Tháng Mười 2015(Xem: 36649)
"Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đang gắn lon Thiếu Tướng cho Tướng Trình Minh thế vào ngày 13-2-1955. Để rồi chưa đầy ba tháng sau Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ôm thi hài của Tướng Thế, hôn lên mắt, mà khóc thương cho một chiến sĩ Quốc Gia đã ngã xuống bởi tên tay sai của Pháp: Mai Hữu Xuân".
20 Tháng Mười 2015(Xem: 15609)
"Vị tổng-thống sau này của nước Mỹ có thể sẽ phải tiếc nuối là ông Obama đã không để ý đến những lời khuyến cáo như loại của ông Kissinger. Cứ bắt tay vào việc rồi mới mò ra chiến-lược chiến-thuật, Tổng-thống Obama đã gieo gió. Người đến sau gần như chắc chắn sẽ phải gặt bão".
19 Tháng Mười 2015(Xem: 15058)
- Mai Loan: Hiệp ước Hợp tác Mậu dịch xuyên Thái Bình Dương (TPP). - Nguyễn Phúc Liên: Kinh tế VN bị tê liệt vì hàng ngoại.
15 Tháng Mười 2015(Xem: 16946)
Từ hai năm trở lại đây, đặc biệt trước thềm Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 12 sẽ diễn ra vào đầu năm sau, 2016, từ trong nước đã lan tin này: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một khi nắm chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ giải tán Đảng. Vì vậy, những người Việt Nam đấu tranh cho dân chủ cũng như Mỹ và các nước dân chủ phương Tây khác hãy ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam”.
13 Tháng Mười 2015(Xem: 16746)
- Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, nếu Lịch sử trở thành môn tự chọn, thì bản chất là thủ tiêu môn học này. - "Thử đặt câu hỏi, sẽ thế nào nếu con, cháu chúng ta không biết về lịch sử dân tộc, không biết gốc gác của mình là ai?”, Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ đặt câu hỏi.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 14845)
"Như vậy, nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG không thể nào đi đôi với một Thể chế Chính trị độc tài độc đảng toàn trị. Không thể có trường hợp tréo cẳng ngỗng, hay "râu ông nọ cắm cằm bà kia", nghĩa là Cơ chế độc tài độc đảng toàn trị dám tuyên bố là mình theo nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG!"
08 Tháng Mười 2015(Xem: 15935)
BBC: "Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham Hanoi) ra tuyên bố nói: "Thỏa thuận này sẽ khiến lĩnh vực tư nhân được tiếp cận nhiều hơn tới các thị trường chủ chốt, thúc đẩy cạnh tranh, thu hút thêm đầu tư nước ngoài, và giúp thiết lập hạ tầng cung ứng then chốt, qua đó tạo ra những cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đem lại công ăn việc làm và thu nhập tốt hơn cho người lao động Việt Nam."
01 Tháng Mười 2015(Xem: 14152)
"Tóm lại, trên hồ sơ Biển Đông, Tập Cận Bình vẫn không lùi bước, cho dù bị Tổng thống Obama thúc ép ngưng ngay các hoạt động xây dựng trên những đảo đang tranh chấp. Nói cách khác, cuộc họp thượng đỉnh ở Nhà Trắng đã chẳng giải quyết được gì. Hoa Kỳ thật sự có quyết tâm ngăn chận tham vọng chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông hay không, thời gian sẽ trả lời."
29 Tháng Chín 2015(Xem: 16448)
"Năm nay, vào dịp cuối tháng 9, một số giới tại Indonesia lại làm lễ tưởng niệm vụ thảm sát những người cộng sản năm 1965 trong một trang sử đen tối của nước này." "Theo trang Jakarta Globe, ít nhất ba triệu đảng viên cộng sản, đã bị phái hữu và̀ các nhóm dân quân được chính quyền hỗ trợ, giết chết."
27 Tháng Chín 2015(Xem: 15115)
"Trước hết, vấn đề đàm phán về quần đảo Hoàng Sa. Như chúng ta đều biết, trên Biển Đông hiện nay có bốn vấn đề nổi cộm: tranh chấp chủ quyền biển, đảo; an ninh khu vực; tự do thông thương hàng hải, hàng không quốc tế và vấn đề bảo vệ tài nguyên biển. Ba vấn đề sau thu hút dư luận quốc tế, nhất là khi gần đây Trung Quốc mở rộng và xây cất ồ ạt trên các đá (rock) và các rạn san hô (coral reef), làm mờ đi một vấn đề thiết thân đến chúng ta: tranh chấp chủ quyền biển, đảo.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 14645)
- "Linh mục Tadeo Nguyễn Văn Lý, 69 tuổi, một tù nhân lương tâm nổi tiếng của Việt Nam, bị Hà Nội kết án 4 lần với tổng cộng hơn 53 năm tù giam. - "Ông từng chịu tù khổ sai và bị biệt giam hơn 23 năm, bị quản thúc trên 15 năm, nay đang thi hành bản án 8 năm tù tuyên hồi năm 2007 về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ sau các hoạt động mà giới bảo vệ nhân quyền xem là cổ súy cho quyền tự do tôn giáo và tự do ngôn luận tại Việt Nam, nhưng bị nhà cầm quyền Hà Nội gọi là ‘chống phá nhà nước."
23 Tháng Chín 2015(Xem: 14847)
- "Những sai phạm nghiêm trọng trong điều hành của ông Dũng được cho là lý do khiến Trung ương Đảng phải họp kín sớm hơn dự đoán hồi đầu tháng Mười." - Là "một thủ tướng nhiều quyền lực nhất trong lịch sử Việt Nam và là người theo đuổi chính sách tăng trưởng nóng", tuy nhiên, “điểm yếu lớn nhất của ông Dũng là sự ngạo mạn và thiếu khả năng lắng nghe những ý kiến quan trọng,” giáo sư Carl Thayer bình luận."
21 Tháng Chín 2015(Xem: 17490)
"Hiện có nhiều tin đồn cho rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang tìm cách trở thành Tổng Bí thư tiếp theo và xin được miễn trừ quy định tuổi tác. Điều này là chưa từng có tiền lệ trong nền chính trị Việt Nam," Giáo sư Carl Thayer nhận định"
15 Tháng Chín 2015(Xem: 15760)
"Đó là vùng cấm địa," ông David Blackhall, tổng giám đốc công ty đầu tư bất động sản VinaCapital Real Estate, nói. Ông cho biết chẳng ai muốn làm chuột thí nghiệm cho những luật mới cả.
13 Tháng Chín 2015(Xem: 13407)
"Tại sao một sự việc vốn được xem là rất bình thường ở Mỹ lại trở nên chủ đề gây tranh luận như vậy? Những người ngoài cuộc ‘bàn’ gì về chuyện này? Phóng viên Khánh An của Ban Việt ngữ VOA tìm hiểu thêm..."