Phản hồi về bài viết của Ts Pham Cao Dương trên báo Văn Hóa

19 Tháng Hai 20175:38 CH(Xem: 12572)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  20  FEB  2017


Phản hồi về bài viết của Ts Pham Cao Dương trên báo Văn Hóa:


"Sinh Hoạt Giáo Dục ở Miền Nam Thời Trước Năm 1975"


From: Ts Anh Tuan Nguyen (Hawaii)


Cám ơn chị Khánh Vân


Đoạn kết luận của anh Dương thật chính xác và tuyệt vời khi nói về quan niệm cách mạng bảo thủ của anh. Đúng là khi còn trẻ người non dạ thì thích khuynh hương tự do và đả phá. Nhưng khi đã lớn tuổi và trải qua nhiều kinh nhiệm lịch sử đau thương mới thấy bảo thủ là cần thiết.


Cầu mong anh Dương và chị Vân luôn luôn khỏe mạnh để đem những kiến thức và sự hiểu biết sâu dày của thực tế lịch sử nước nhà mà soi sáng cho tuổi trẻ biết được họ phải đi về đâu.


Thăm anh chị


NAT


Hồi đáp:


Xin thành thực cảm ơn Anh Nguyễn Anh Tuấn đã chia sẻ những lời nhận xét thật tinh tế và sâu sắc về bài viết của Anh Dương về nền giáo dục của Việt Nam Cộng Hoà, trước biến cố 1975.


Xin chúc Anh Chị luôn an vui hạnh phúc ở thiên đường Hạ Uy Di, quê hương của cây đàn mà tôi rất thích nghe.


Thân kính,


KV


+++++++++++++++++++++++++++++


From: Gs Trần Thế Đức (Úc châu)


Hồi đáp:


Anh Trần Thế Đức thân mến,


Xin thành thực cảm ơn Anh ̣đã chia sẻ tâm tình của người Thày sau bao thập niên mà vẫn sống với phấn bảng tuy đã bước qua tuổi thất thập cổ lai hy.


Bao người Việt, trong đó có chúng ta đã may mắn sống trong nền giáo dục của Việt Nam Cộng Hoà, trước biến cố năm 1975 mà xin trích bài viết của Ông Dương "ba nguyên tắc Dân Tộc, Nhân Bản và Khai Phóng này vẫn đã trở thành căn bản của nền giáo dục của miền Nam mà không ai lưu tâm tới vấn đề là không biết.  Chúng đã giúp cho nền giáo dục này giữ được những truyền thống cơ bản của dân tộc và phát triển một cách vững vàng từng bước một để theo kịp với đà tiến triển của cả nhân loại mà không chạy theo những gì của thời thượng để trở thành lai căng, mất gốc, đồng thời cũng không bị gán cho là bảo thủ, lỗi thời… "


Hơn thế nữa, tôi rất tâm ý với Anh Đức "Nhà giáo phải giữ tư cách của mình, xã hội tin tưởng ở nhà giáo (những nhà đạo đức,dạy dỗ con trẻ)."


Tôi cũng vẫn không quên lời của Nhà Giáo Vũ Công Hiển "Nhưng em còn nhớ buổi học đầu tiên tại Trường ĐHSP Sài gòn, tháng 10-1964 là lớp Cổ Sử Tây phương do Thầy phụ trách. Đó là first impression của trường mà em còn lưỡng lự chưa chọn lựa vì năm đó em cũng đậu vào Trường Quốc Gia Hành Chánh nữa.


Cái danh sách thư mục cả trăm cuốn sách cho môn học viết bằng tiếng Pháp làm em hơi hoảng vì sinh ngữ chính dưới trung học là Anh ngữ. Tuy nhiên giọng giảng bài sang sảng và đầy lửa của Thầy khiến em yên tâm. Kiến thức về Cổ Sử Tây phương mà Thầy dạy gần nửa thế kỷ trước cũng theo thời gian mà trôi đi gần hết rồi, nhưng lời Thầy dặn dò thì em còn nhớ: làm nhà giáo thì cần hai điều kiện, KIẾN THỨC và TƯ CÁCH. Kiến thức thì vô biên khó mà có đủ, nhưng điều kiện thứ hai thì em vẫn nghe lời Thầy dặn mà giữ được suốt 42 năm dạy học từ Việt Nam sang tới Mỹ."


Trong thư Anh có nhắc tới lời của GS Dương Thiệu Tống "Một cán bộ giáo dục cộng sản hỏi Giáo sư Dương Thiệu Tống rằng:" Có thể thành lập một trường trung học Kiểu Mẫu Thủ Đức thứ hai được không?" Thày Tống trả lời:" Không bao giờ". Câu trả lời này khiến tôi liên tưởng tới phản ứng hóa học, phản ứng chỉ xẩy ra khi hội đủ những điều kiện ắt có và đầy đủ.


Xin chúc Anh sức khoẻ dồi dào để mong có ngày hội ngộ.


Thân quý,


Khánh Vân