Tính chính danh của Hiến Pháp

24 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 19008)

Huỳnh Thục Vy

Gửi cho BBCVietnamese.com từ Sài Gòn

Cập nhật: 10:07 GMT - thứ ba, 20 tháng 3, 2012

quoc_hoi_viet_nam_dang_chuan_bi_sua_doi_hien_phap

Quốc hội Việt Nam đang chuẩn bị 'sửa đổi Hiến pháp'

Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.

Một chính thể có thể hình thành từ nhu cầu hành lập các nhà nước dân chủ quân sự đầu tiên, từ sự kế thừa các thiết chế chính trị trước đó, như sự hình thành nhà nước quân chủ lập hiến hiện nay ở Vương quốc Anh, từ một cuộc bầu cử hay cũng có thể là từ đấu tranh chống ngoại xâm, cách mạng lật đổ chế độ cũ, hay từ đảo chính nội bộ.

Thực tế cho thấy, con đường hình thành một chế độ quy định một số đặc tính của nó, nhưng điều đó không có nghĩa là không thể thay đổi được tương lai và bản chất của chế độ đó.

Tính chính danh

Một chế độ chính trị bước ra từ một cuộc cách mạng lật đổ nếu có đầy đủ các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội sẽ trở nên chính đáng. Ngược lại, một chế độ lên nắm quyền bằng một cuộc bầu cử, bằng những hành động của mình, có thể đánh mất đi tính chính đáng đã có này.

Người dân là chủ thể có thẩm quyền duy nhất để trao cho hay tước bỏ tính chính danh, chính đáng của một chính quyền.

Dù có xuất phát từ nhu cầu hay tình trạng nào, khi một thực thể chính trị mang vào mình cái vai trò của một Nhà nước thì bản thân nó phải có khả năng tự vận động để thực hiện những chức năng bắt buộc, nhằm có được lý do chính đáng cho sự tồn tại của mình.

Nếu thiếu đi những lý do này, Nhà nước sẽ chỉ tồn tại trong sự bất chính. Những lý do đó là: sự đồng thuận trao quyền của người dân, sự hoàn thành tốt các chức năng quản lý và phát triển xã hội của Nhà nước đó, và cuối cùng là sự đảm bảo trách nhiệm bảo vệ chủ quyền Quốc gia và thiết lập sự hiện hữu hài hoà của cộng đồng mà nó quản lý với cả cộng đồng nhân loại.

Dù được thành lập theo cách nào, một chính quyền chính danh phải có được những điều kiện trên, hoặc tiến hành càng sớm càng tốt những thay đổi để có được những điều kiện đó.

Các chế độ độc tài được kiến lập từ sự trao quyền của người dân thông qua một cuộc bầu cử mang tính mị dân, như trường hợp cuộc bầu cử năm 1998 đưa Hugo Chavez của Venezuela lên cầm quyền, thường không có được những nhận thức sâu sắc về sự kiện trao quyền quan trọng này.

"Một khế ước phải có hai bên tham gia, hai bên phải đặt bút ký kết"

Thậm chí những kẻ độc tài mới trỗi dậy nhờ một cuộc bầu cử mị dân như thế sẽ cảm thấy đắc ý với những chiêu thức lừa bịp dân chúng ngoạn mục của mình chứ không phải cảm thấy vinh hạnh vì được lên cầm quyền nhờ sự trao quyền nghiêm túc bằng cả ý thức và tinh thần trách nhiệm của người dân như trong chế độ dân chủ tự do thực sự. Vì thế, đối với những kẻ độc tài này, nhân dân và quyền lực xuất phát từ nhân dân chỉ là một trò cười, là một thứ để hắn ta lợi dụng.

Ở mức độ nghiêm trọng hơn, các chế độ hình thành từ "cướp chính quyền" như kiểu cách mà những người Cộng sản Việt Nam đã làm để lên nắm quyền, càng không nhìn nhận vai trò của sự trao quyền này bởi cái tâm thức rằng: chính quyền là do họ cướp được chứ không phải do người dân giao phó cho...Vì thế khi đã nắm được quyền lực trong tay, những kẻ chuyên quyền sẽ sử dụng quyền lực và các nguồn lực Quốc gia như thứ tài sản riêng, bất chấp lợi ích của đại đa số người dân và vận mệnh của cả dân tộc.

Ấy thế nhưng, bất cứ thực thể nào trong thế giới tồn tại được và có thể tồn tại lâu dài cũng chỉ vì nó có lý do để đảm bảo cho sự hiện hữu của mình. Thiếu đi tính chính đáng và sự chính danh thì sự tồn tại này chỉ là một chuỗi những nỗ lực bám víu khó khăn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Bởi vậy, ta không ngạc nhiên khi tất cả các chế độc độc đoán đều sợ bị lật đổ. Nỗi sợ hãi này xuất phát từ bản chất bất chính của nó. Ngai vàng đặt trên sự lừa bịp, các vấn nạn xã hội, sự không cân xứng và hài hoà của các thiết chế xã hội, sự nghèo khổ và mất tự do của người dân trở thành một thứ quyền lực đáng thèm khát nhưng đầy bất hạnh của những kẻ khát quyền lực và của cải bất chính.

image080

Cuộc cướp chính quyền đưa đảng Cộng sản lên làm chủ đất nước

Trong tình trạng đầy bất trắc đó, rất khó có thể chối bỏ những giá trị dân chủ tự do, nhưng thay vì phải thực tâm thực hiện những nỗ lực thay đổi để sự cầm quyền của mình có được tính chính đáng, những kẻ chuyên quyền tìm cách tạo nên phiên bản giả mạo của các định chế dân chủ như chế độ bầu cử, nhưng là Đảng cử dân bầu, và Hiến pháp như ở Việt Nam ta. Nhưng cái gì cũng có những nguyên tắc chủ đạo dẫn dắt và thể hiện bản chất của nó. Những trò gây hoa mắt không thể biến Gà thành Công.

Khế ước quyền lực

Như mọi người đều biết, một bản Hiến pháp chính trị đúng nghĩa theo cách hiểu của chúng ta ngày nay là một khế ước (hợp đồng) trao quyền với hai bên tham gia, một là người cầm quyền, hai là người dân. Bởi bản Hiến pháp hiện đại đầu tiên xuất hiện trong Thời đại Khai sáng, sau nỗ lực giành tự do kiên cường và kiến lập nền Cộng hoà pháp trị cho một dân tộc non trẻ. Nên khi nói đến Hiến pháp hiện đại, chúng ta mặc nhiên nghĩ về những đặc tính dân chủ pháp trị của nó.

Vì thế, có thể nói, một bản Hiến pháp không có những quy định về các nguyên tắc chính trị căn bản nhằm phân chia, cân bằng và kiểm soát quyền lực chính trị; tạo lập cấu trúc cho một chính quyền tôn trọng tự do của người dân và nền pháp trị thì chỉ có thể được gọi là một văn bản mang tên Hiến pháp (nếu người lập ra nó muốn gọi như thế) chứ không phải là một khế ước trao quyền thực sự.

Chính tính chất của Hiến Pháp như là văn kiện giao phó quyền lực chính trị từ người dân cho Nhà nước- tổ chức quyền lực thay họ điều hành đất nước và đảm bảo an toàn, tự do cho họ-đã làm nảy sinh những tiêu chuẩn bắt buộc trong thủ tục thành hình một bản Hiến pháp hiện đại đúng nghĩa. Vậy thế nào là một khế ước trao quyền?

Đã nói đến khế ước, tức là chúng ta thừa nhận sự có mặt của các bên tham gia trong tư thế tự do, tự nguyện và bình đẳng. Người dân muốn tham gia vào khế ước này trước tiên phải bầu ra những người đại diện cho mình trong một Nghị hội Quốc gia, để rồi những người này với kiến thức về luật pháp cũng như trình độ chuyên môn sẽ thay mặt người dân lập ra một khế ước.

Cả hai bên tham gia ký kết khế ước này đều có những quyền và bổn phận riêng biệt theo nguyên tắc quyền của một bên là bổn phận của bên kia và ngược lại. Xem xét quá trình hình thành bản khế ước Hiến pháp này, ta nhận thấy rằng, để đảm bảo cho sự tham gia bình đẳng của phía người dân thì sự đại diện của các nhân vật dân cử vô cùng quan trọng.

Sự đại diện càng nghiêm túc, tức là Quốc hội thực sự là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của người dân, thì bản khế ước càng đảm bảo quyền lợi cho phía người dân. Làm sao để có sự đại diện nghiêm túc trong Quốc hội?

Câu trả lời chính là phải có một cuộc bầu cử tự do, minh bạch, công bằng, đa đảng, có sự giám sát của tư pháp, xã hội dân sự và khu vực truyền thông tự do.

bieu_quyet_tai_dai_hoi_dang

Biểu quyết tại Đại hội Đảng: quyền lực thực đến từ Đảng hơn là Quốc hội

Điều kiện thứ hai cần được nói đến là sự cần thiết bắt buộc của một cuộc trưng cầu dân ý để phúc quyết Hiến pháp. Đây là một thủ tục pháp lý đặc biệt và mang tính cưỡng hành để một bản Hiến pháp dân chủ được thông qua và trở thành văn kiện pháp lý cao nhất của Quốc gia.

Một khế ước có hai bên tham gia, hai bên phải đặt bút ký kết. Và thủ tục phúc quyết chính là cơ hội để người dân đưa ra quyết định cuối cùng trong việc giao ước, được coi như là chữ ký của phía người dân quyết định đồng ý với giao ước đã được lập ra đó.

Theo cách đó, với kiểu cách "Đảng cử dân bầu" hiện nay tại Việt Nam, Quốc hội không phải là thực thể đại diện cho ý chí người dân mà chỉ là một cơ quan khác của Đảng cầm quyền. Họ không phải là người đại diện hợp pháp cho phía người dân thì họ không có đủ tư cách pháp lý để lập ra Hiến pháp giao ước. Nếu họ tự cho mình cái quyền lập ra giao ước, thì nó cũng không phải là một giao ước đúng nghĩa.

Một khế ước mà từ đầu chí cuối chỉ do một bên soạn thảo, phê chuẩn nội bộ rồi ban hành, còn người dân hoàn toàn không biết gì về nội dung của nó cho đến khi nó trở thành "sự đã rồi", cả cái quyền đặt bút ký kết (bằng phúc quyết) cũng bị tước mất, thì bản giao ước này thực chất đã bị giả mạo chữ ký, hay đúng hơn quá trình này là cả một cuộc tiếm quyền ngoạn mục.

Nếu chính quyền cộng sản Việt Nam không tổ chức một cuộc bầu cử đa đảng, minh bạch, tự do thực sự để bầu ra cơ quan lập hiến, lập pháp đủ thẩm quyền pháp lý, và tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý nhằm phúc quyết Hiến pháp đó thì thực chất họ không có được sự giao phó quyền lực từ nhân dân để có đủ tư cách cầm quyền, cũng như lập ra Hiến pháp, luật pháp.

Quả vậy, những đóng góp cho việc sửa đổi Hiến pháp của một số trí thức Việt Nam hiện nay vô hình chung mang lại tính chính danh nguy hiểm cho sự cai trị độc đoán của chế độ; cũng như cung cấp cho cái gọi là "Hiến pháp" của họ một thẩm quyền giả tạo, để họ có thể tiếp tục cai trị chuyên quyền và đàn áp đối lập.

Tâm huyết và tri thức ấy, oái ăm thay, lại đang giúp cho chế độ độc tài xoa dịu những nan đề thuộc về bản chất của chế độ trong bối cảnh sự tồn tại bất chính của nó đang bị đông đảo các tầng lớp dân chúng chú mục theo dõi trong sự bất bình, qua những thất bại trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước hay trong chính sách đối phó với sự xâm phạm chủ quyền quốc gia của Trung Quốc.

Thiết nghĩ, vấn đề chính danh của Nhà nước và Hiến pháp nên được chú trọng trước khi chúng ta có những hành động xa hơn nhằm đóng góp cho sự thay đổi tích cực của nước nhà.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Quý vị có ý kiến đồng ý hay phản biện lại về bài này, xin chia sẻ trên trang Facebook của BBC Tiếng Việt. Chúng tôi sẽ tiếp tục đăng các ý kiến đa chiều về nhu cầu cải tổ hiến pháp ở Việt Nam.

16 Tháng Tư 2015(Xem: 16125)
"Dù không tham gia vào vụ kiện nhưng Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều trong việc xây dựng lập luận là Tòa Án được thành lập dưới Phụ Lục VII không có thẩm quyền phán xét đơn kiện của Phi Luật Tân. Tuy rằng đã tuyên bố phủ nhận thẩm quyền nhưng Trung Quốc chắc chắn là không muốn bị đặt vào thế khinh mạn phán quyết của Tòa đặc biệt là khi Tòa gồm có những vị thẩm phán hàng đầu được mọi người kính trọng."
14 Tháng Tư 2015(Xem: 16713)
Từ bối cảnh trên, dường như những người nêu giả định trên muốn có câu trả lời cho gỉả thiết: Nếu ngày 30-4-1975 Việt Quốc thắng Việt Cộng, liệu “Bên thắng cuộc Việt Quốc” có đối xử với “Bên thua cuộc Việt Cộng”, như Việt cộng đã làm sau ngày 30-4-1975 đối với Việt quốc hay không? Hay còn tệ hại hơn nhiều?
12 Tháng Tư 2015(Xem: 17482)
* Một số bình luận ghi nhận về bản Thông Cáo Chung ký kết giữa hai đảng CSVN và CSTQ: BBC, VNTB, Ts Nguyễn Thanh Giang, Lê Anh Hùng, Ts Carlyle A. Thayer, Ts Nguyễn Nhã
09 Tháng Tư 2015(Xem: 16852)
"Việt Nam quen dùng vũ khí của Nga trong Cuộc Chiến tranh Đông Dương..." Trong Ba cường quốc (cung cấp vũ khí) đó, Nga là nước duy nhất không bao giờ dùng vũ khí chống lại Việt Nam. Nga là nước duy nhất không có mưu đồ địa chính trị chống lại Việt Nam." "Theo ý kiến của Nga thì trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, hai quốc gia này hoàn toàn đủ thông thái để giải quyết vấn đề một cách hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trên cơ sở hai bên giữ uy tín và cùng có lợi." "Quyền lợi của Mỹ là không được cho phép Trung Quốc quá mạnh trong vùng này [châu Á Thái Bình Dương]. Nghĩa là đấy là trò chơi địa chính trị giữa hai cường quốc, chơi nhau theo [kiểu] zero sum game, ai được cái gì và ai mất cái gì. Việt Nam trong hoàn cảnh này chỉ đóng vai trò như là con tốt. Mỹ chỉ bảo vệ quyền lợi của Mỹ chứ không bảo vệ quyền lợi của Việt Nam đâu."
07 Tháng Tư 2015(Xem: 15608)
"Như vậy sách lược của Henry Kissinger với Biển Đông là cứ giữ nguyên hiện trạng đầy xáo trộn như vậy càng lâu càng tốt. Đúng là sách lược ‘đục nước béo cò’. Nhờ vậy mà TQ và Mỹ tha hồ thủ lợi tốt hơn là Mỹ và TQ tranh chấp gây hấn, chiến tranh một mất một còn trên Biển Đông."
05 Tháng Tư 2015(Xem: 17215)
"Nếu kết quả của đại hội 12 được phía Mỹ toại nguyện thì đương nhiên cánh cửa TPP rộng mở đón Việt Nam. Nếu kết quả đại hội 12 không được lòng người Mỹ thì cũng đồng nghĩa với việc cánh cửa TPP khép lại đối với Việt Nam".
31 Tháng Ba 2015(Xem: 18142)
Ts Nguyễn Hưng Quốc: Một chính khách lớn và một người thầy xấu. Huỳnh Ngọc Chênh: Lý Quang Diệu có độc tài gia đình trị?
22 Tháng Ba 2015(Xem: 17242)
"Nhưng vẫn có lý do để tin rằng, ít nhất là trong nửa đầu thế kỷ này, Mỹ vẫn sẽ giữ được ưu thế của nó về các nguồn lực và tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong cán cân quyền lực toàn cầu. Tóm lại, trong khi kỷ nguyên ưu thế của Mỹ chưa kết thúc, nó sẽ thay đổi theo những cách quan trọng. Những thay đổi này liệu có giúp tăng cường an ninh và thịnh vượng toàn cầu hay không hiện vẫn còn chưa rõ".
17 Tháng Ba 2015(Xem: 16745)
Vì sao chính phủ Hoa Kỳ quyết định lên tiếng công khai dù biết Việt Nam sẽ không hài lòng? Câu trả lời có lẽ là Hoa Kỳ ngày càng lo ngại về khả năng khôi phục hiện diện quân sự của Nga ở những vùng ảnh hưởng của Mỹ. "Vịnh Cam Ranh, nơi từng là căn cứ của Hoa Kỳ và trong quá khứ cũng từng bị hải quân Pháp và Nhật kiểm soát, nằm cách Sài Gòn 290 km về hướng Đông Bắc là một cảng nước sâu tự nhiên. Guam, lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương, nơi đặt căn cứ không quân Andersen, cách Việt Nam 4.000 cây số về hướng Đông".
15 Tháng Ba 2015(Xem: 15998)
Để đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ, đại sứ Mỹ tại Hà Nội, Ted Osius, tổ chức buổi nói chuyện trực tiếp với toàn thể giảng viên và sinh viên thuộc viện Đại Học Quốc Gia Hà Nội hôm 6 tháng 3-2015. Trong dịp này, đại sứ Ted Osius nêu ra 3 chủ điểm của cột mốc lịch sử -20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ, gồm có:
10 Tháng Ba 2015(Xem: 18469)
Phát biểu quan trọng của Đại sứ Mỹ Ted Osious tại Đại học Quốc gia Hà Nội "Điều đó cho thấy rằng có vẻ như là ông Ted Osius không chỉ nắm được lịch trình của đoàn Việt Nam, sắp tới ông Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, ông Quang và có thể cả những chính sách nữa đi Mỹ, mà còn có thể dự đoán được kết quả của chuyến đi đó thành công như thế nào và thành công ở mức độ nào".
05 Tháng Ba 2015(Xem: 17614)
Rà soát lại hồ sơ cá nhân của ông Kim cho thấy rằng năm 2010 ông Kim đã có một lần tấn công Đại sư Nhật tại Seoul cũng vì chung một chủ đề Thống Nhất Triều Tiên. Ông Kim Young Man, ngưòi phát ngôn của Hội Đồng Hòa Giải và Hợp Tác Thống Nhất Triều Tiên, cũng là đơn vị đã tổ chức mời ông Đại sứ Lippert đến thuyết trình, cũng đã lên tiếng xin lỗi về tình trạng mất an ninh tại sự kiện này.
03 Tháng Ba 2015(Xem: 24048)
Ngày 28/10 năm 2014, trong chuyến công du Ấn Độ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã viếng thăm Bồ Đề Đạo Tràng. Hình ảnh người đứng đầu Chính phủ ngồi xếp bằng, tay đeo tràng hạt, cung kính chắp tay lạy Phật như một Phật tử thuần thành xuất hiện khắp trên các tờ báo lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, chưa thấy ai đặt vấn đề liệu hành vi trên của ông có mâu thuẫn với việc ông phủ nhận có theo bất kỳ tôn giáo nào trong các bản khai lý lịch của mình.
01 Tháng Ba 2015(Xem: 21222)
Mở đầu bài viết “Tản Mạn Chuyện Đổi Mới Sáng Tạo” đăng tải trên báo Tia Sáng hôm 10-2-15, GS Hoàng Tụy viết: “Khi mô tả sự phát triển kém cỏi của đất nước, chúng ta hay dùng từ lạc hậu hay tụt hậu, nhưng tôi để phản ảnh đúng hơn thực chất phải nói ta đang trì trệ trong tụt hậu.
24 Tháng Hai 2015(Xem: 40189)
CDQL có thể là thuộc phe nhóm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vì nó rất có lợi cho ông. Đây là nhận định của rất nhiều người. CDQL phục vụ khá rõ cho ý đồ và tham vọng của ông Dũng nhằm chức Tổng Bí thư, thậm chí kiêm nhiệm thêm chức Chủ tịch nước (như tại Trung Quốc) tại Đại Hội XII tới.
17 Tháng Hai 2015(Xem: 17505)
Với vô vàn cố gắng của hơn 3 năm 6 tháng, trang mạng CDQL hôm 25-1-15 qua bài viết ”MŨI THUYỀN XẺ SÓNG–MŨI CÀ MAU”, đã tung ra trận đánh lớn chống lại Đảng Cộng Sản ViệtNam-ĐCSVN- một cách khốc liệt không khoan nhượng với ý chí loại trừ tận gốc rễ ảnh hưởng của ĐCS trong xã hội Việt Nam.
11 Tháng Hai 2015(Xem: 17033)
Sau khi Nhật đảo chánh Pháp, ngày 11-3-1945 Vua Bảo Đại đã Tuyên Bố Độc Lập cho Việt Nam, bãi bỏ mọi hiệp ước đã ký với Pháp:“Chiếu tình hình thế giới nói chung, và tình hình Á châu nói riêng, chính phủ Việt Nam long trọng công khai tuyên bố, kể từ ngày hôm nay, hiệp ước bảo hộ ký với nước Pháp được bãi bỏ, và đất nước thu hồi chủ quyền độc lập quốc gia…” Đến ngày 17-4-1945, Thủ Tướng Trần Trọng Kim trình danh sách Nội các lên vua Bảo Đại phê chuẩn và Nội các Trần Trọng Kim ra mắt Quốc dân vào 2 ngày sau đó.