Đào Như: Việt Nam sẽ thay đổi tư duy lãnh đạo?

07 Tháng Giêng 201611:34 CH(Xem: 13790)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 08 JAN 2016

PHẢI CHĂNG TRƯỚC THỀM  ĐẠI HỘI XII ĐẢNG CSVN THAY ĐỔI TƯ DUY LÃNH ĐẠO? 

 image052

Đào Như                                                                                   

                                 Những chuyển biến có tính toàn cầu hay khu vực nhất là trong ba năm trở lại đây có những chỉ dẫn cho thấy năm 2016, năm Việt Nam bắt đầu bằng Đại Hội XII của ĐCSNVN sẽ là năm quyết liệt đòi hỏi các cấp lãnh đạo của ĐCSVN phải chấm dứt từ bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin và tiến hành cải cách chính trị triệt để và toàn diện để cứu nguy dân tộc, phát triển đất nước mặc dầu quá muộn nhưng vẫn còn hơn.

Vào thời điểm này ĐCSVN phải biết nhìn nhận quyền tự do cá nhân, quyền tư hữu tài sản vật chất hay tinh thần, quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi con người, bằng những hành động cụ thể đày quả cảm chứ không phải chỉ thông qua ngôn ngữ của những bản tuyên ngôn, nghị quyết, “kiến nghị gửi cho nhau” tiếp tục lừa dối dân tộc đồng bào.  

Mặc dầu hãng thông tấn Pháp AFP đưa tin: Năm 2015 tăng trưởng của Việt Nam là 6,68%, so với  năm 2013 là 5,42%, năm 2014  là 5,98%. tỷ lệ lạm phát 0,68%, thắp nhất trong 14 năm qua.  Như vậy Việt Nam trong 3 năm qua luôn luôn dẫn đầu tỷ lệ tăng trưởng ở khu vực ASEAN.

Nhưng nhìn vào khối Nợ Công (Nợ Quốc Gia) mà World Bank vừa bất ngờ đưa ra hôm 22/7/2015 là $110 tỷ USD. Như vậy mỗi công dân Việt Nam gánh nặng $1200usd Nợ công,, vượt quá mức an toàn. Thế mới biết 40 năm sau cuộc chiến Việt Nam có tham vọng ‘đi tắt đón đầu’ nhưng giới lãnh đạo kinh tế Việt Nam không có đầy đủ ý thức rằng trước hết là phải kiến tạo xây dựng Hạ tầng cơ sở cho thật tốt với những công nhân tay nghề cao với một đội ngũ Nhân Sự tiên tiến, phải giải phóng toàn bộ Hạ tầng cơ sở và đội ngũ Nhân sự ra khỏi sự lệ thuộc kềm kẹp phi lý của chuyên chính vô sản.

Do đó, trong 40 năm qua sau cuộc chiến, kỹ năng công nghệ Việt Nam tiến lên rất chậm chạp ở cấp số cộng, trong khi nhiều quốc gia khác trên thế giới đã tiến lên theo cấp số nhân. Càng tiến lên cùng thời  gian Việt Nam càng tụt hậu trong kỹ năng công nghệ. Cho đến hôm nay Tổng Sản Lượng Nội Địa-GDP- của Việt Nam chưa vựợt quá $200 tỷ USD.        

Càng tiến đến gần Đại Hội XII, các cơ quan truyền thông, báo chí trong nước đưa ra nhiều thông tin về sự tranh chấp quyền lực trong hàng ngũ lãnh đạo ĐCSVN hiện nay. Qua những hàng tít lớn của trang mạng VNEXPress: “Phát biểu Của TBT Bế Mạc Hội Nghị Trung Ương 13”. Nội dung bài viết này cho người dân thấy rằng càng gần đến ngày Đại Hội XII, sự tranh chấp quyền lực lãnh đạo trong hàng ngũ ĐCSVN đã trở nên công khai, không còn dấu diếm, sẽ có cơ bùng nổ to.      

Mãi đến 30-12-2015, trong buổi Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các đại diện địa phương, để bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải lên tiếng lập lại sự thúc đẩy thực hiện 3 đột phá chiến lược:

1-Không ngừng hoàn chỉnh thể chế , tạo điều kiện cho mỗi cá nhân có cơ hôi phát triển kinh tế mưu cầu hạnh phúc

2-Phải tạo ra cơ chế chính sách thu hút khuyến khích đầu tư

3-Không ngừng đột phá về nguồn nhân lực, nhất là đào tạo nguồn nhân lực cao, đáp ứng cho nhu cầu phát triển

Và Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng cũng kêu gọi gắp rút:

-Tái cơ cấu Doanh nghiệp Nhà nước.

-Tái cơ cấu Ngân Hàng Nhà Nước

- và Tái cơ cấu Nông Nghiệp.

Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước không chỉ ở cổ phần hóa, hay rút vốn đầu tư ngoài ngành mà còn nâng cao năng lực hiệu quả quản trị doanh nghiệp. Chủ điểm của tái cơ cấu là bảo đảm làm tốt 2 yêu cầu: 

1- Nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị kinh tế.

2- Kiểm soát tốt biên chế.

Những đề xuất ở trên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phản ảnh đậm nét của mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển. Theo nguyên nghĩa Nhà nước kiến tạo phát triển không phải làm thay dân mà là một Nhà nước tạo khuôn khổ, thể chế  và mọi điều kiện cần thiết để cho mỗi người dân  có thể thực hiện lý tưởng phát triển kinh tế, sáng tạo tương lai của họ ngày một tốt hơn.

Phải chăng Thủ tướng Dũng đang quyết định việc “thay đổi thể chế cho bằng được”, từ mô hình Nhà nước lãnh đạo toàn diện dịch chuyển sang mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển? Liệu những đề xuất trên của Thủ tướng Dũng có khả năng phủ bóng trên Đại Hội XII của Đảng Cộng Sản Việt Nam?./.

Đào Như

Thetrongdao2000@yahoo.com

Jan 6st -2016

GHICHÚ NGUỒN:

Tất cả các dữ kiện trong bài viết trên đều dựa trên những thông tin của những links sau đây:

1-ViệtNam: Kêu gọi lãnh đạo đổi tên Đảng-Dổi tên nước.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/12/151213_vn_party_congress_12_open_letter


2- PHÁT BIỂU CUA TBT BẾ MẠC HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 13

http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/thong-qua-danh-sach-ung-cu-vien-bo-chinh-tri-3331452-p3.html

01 Tháng Tám 2017(Xem: 13379)
25 Tháng Sáu 2017(Xem: 12325)
Bao giờ Hà Nội mới nói tất cả các đảo ở Biển Đông là của VN từ thời cổ đại?