Ts Trần Diệu Chân và Ts Nguyễn Phúc Liên viết về TPP

08 Tháng Mười 20159:24 CH(Xem: 15929)

"BÁO VĂN HÓA- CALIFORNIA" THỨ SÁU 09 OCT 2015

 

TPP: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam

image068

Trần Diệu Chân

6-10-2015

image069

Hiệp Ước Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa được thông qua vào lúc 5g sáng, giờ địa phương Atlanta, Hoa Kỳ, ngày 5-10-2015.

12 quốc gia thành viên bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Hoa Kỳ, Malaysia, Mexico, New Zealand, Nhật Bản, Peru, Singapore và Việt Nam. Tổng sản lượng quốc gia GDP của khối là 28,5 ngàn tỷ USD, tương đương với 40% GDP toàn cầu, và là một thị trường với 600 triệu dân.

Sau khi kết thúc đàm phán, TPP được ghi nhận là một thỏa thuận lịch sử, mở ra một tương lai mới cho kinh tế thế giới.

Là quốc gia thành viên yếu kém nhất trong TPP, Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều nhất nếu biết khai thác cơ hội này. Tuy nhiên, cơ hội lớn cũng đem lại các thách thức nghiêm trọng mà chúng ta cần phải tỉnh táo nhận định cho tương lai lâu dài của dân tộc.

TPP và cơ hội mới

Nền kinh tế VN nói chung sẽ gia tăng xuất khẩu một số mặt hàng (hàng dệt may, da giày, đồ gỗ, nông sản) do thuế suất giảm, gia tăng đầu tư ngoại quốc, tăng trưởng kinh tế, cải thiện kỹ năng và đời sống người dân (với sản phẩm chất lượng cao, vệ sinh và an toàn, giá rẻ), chấm dứt nạn nhập siêu quá lớn từ hàng hóa Trung Quốc. Theo các điều kiện pháp lý, Việt Nam sẽ phải thay đổi cơ chế theo thị trường, cải tổ luật kinh tế, bảo vệ bản quyền trí tuệ, và quyền lợi của doanh nghiệp tư nhân sẽ do pháp trị định đoạt.

Là thành viên TPP, Việt Nam sẽ phải cam kết thi hành hai điều không có trong WTO.

Thứ nhất là cam kết công khai hóa về đầu tư công, mua sắm chính phủ, chính sách cạnh tranh và vấn đề quản trị, hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước…

Thứ hai là phải điều chỉnh những điều không trực tiếp mang tính thương mại nhưng có liên quan đến thương mại như quyền của người lao động, quyền thành lập công đoàn và các tổ chức xã hội dân sự, bảo vệ môi trường, chống buôn bán động vật hoang dã và thực hiện công ước CITES để bảo vệ các loài động/thực vật hoang dã bị nguy cơ diệt chủng.

Những cam kết tiến đến “nền kinh tế thị trường” đúng nghĩa và tạo lập một môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cũng như công nhận sự hoạt động của các công đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi người lao động ... đều giúp chuyển biến xã hội VN theo hướng có lợi cho dân tộc.

Quan trọng nhất là khi Việt Nam gần gũi với Mỹ sẽ gia tăng cơ hội thoát Trung và chống lại chính sách bành trướng của Bắc Kinh. Cụ thể là sự đòi hỏi của luật TPP liên quan tới những sản phẩm xuất khẩu không được sử dụng nguyên vật liệu từ các quốc gia ngoài khối, sẽ khiến VN giảm lệ thuộc nhập cảng từ Trung Quốc.

TPP và những thách thức

Trong ngắn hạn khi TPP được thực thi, các dòng thuế quan sẽ giảm dần tới 0% khiến doanh thu về thuế giảm, nhập khẩu tăng trong khi xuất khẩu giảm do không cạnh tranh lại với phẩm chất hàng ngoại quốc, và các mặt hàng nội địa yếu kém có nguy cơ bị tiêu diệt (như ngành chăn nuôi, lâm nghiệp, sản phẩm gỗ, khoáng sản, công nghiệp). Trong trung và dài hạn, VN sẽ không còn khả năng duy trì lợi thế về lao động giá rẻ, trong khi nhu cầu về lao động có kỹ năng lại gia tăng.

Các tiêu chuẩn cao về sở hữu trí tuệ sẽ khiến cho doanh nghiệp và người dân phải mất chi phí cao hơn cho các bản quyền nhu liệu cũng như các sáng chế liên quan đến sản xuất thuốc men.

Các công cụ điều hành kinh tế của Chính phủ và Ngân hàng sẽ giảm hiệu lực vì bị phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới. Ngành ngân hàng sẽ chịu sức ép cạnh tranh rất lớn của các tập đoàn tài chính thuộc các nước thành viên với các dịch vụ đa dạng. Các doanh nghiệp hưởng lợi từ hoạt động chi tiêu công của chính phủ sẽ bị cạnh tranh trực tiếp khi phải đấu thầu với các nhà thầu nước ngoài thay vì cơ chế chỉ định thầu.

Nếu không chuẩn bị kỹ, những lợi thế và bất lợi của TPP sẽ đan xen vào nhau, dẫn đến mất kiểm soát.

Tuy TPP có đem lại một thắng lợi “tâm lý” quan trọng, đó là tạo ra niềm phấn khởi cho người dân trong tình cảnh bi đát của đất nước ngày hôm nay, nhưng do tư duy và hệ thống chính trị-kinh tế lạc hậu, Việt Nam cần thời gian, nỗ lực và thiện chí để có những thay đổi thích hợp hầu có thể đạt được những thành quả và tránh bị những thách đố mới hủy hoại, thí dụ:

1. Cường độ cạnh tranh từ những sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc, Thái Lan và các mặt hàng chất lượng cao của hàng Âu, Mỹ, Nhật sẽ tiêu diệt hàng nội địa. Đa số các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong môi trường kinh tế mang tính “ăn xổi ở thì” và thiếu hiểu biết về luật pháp quốc tế, do đó mà khi hội nhập vào TPP, doanh nghiệp Việt Nam chỉ loay hoay trong sân chơi của mình, trong khi các doanh nghiệp của những quốc gia thành viên TPP sẽ nhảy vào đầu tư ở Việt Nam để “đón sóng” TPP, nhất là các ngành da giày, dệt may - những ngành được cho là thế mạnh của VN. Việt Nam sẽ tiếp tục mất đi cơ hội chủ động kinh tế mà chỉ đi làm công cho các hãng xưởng ngoại quốc.

Vấn đề đặt ra cho Việt Nam là phải nhanh chóng tái cấu trúc nền kinh tế, qua đó đẩy mạnh phát triển khu vực tư doanh để tận dụng sự nhạy bén thị trường của giới doanh nhân, cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ quản trị thì mới có thể tham gia vào sự cạnh tranh đầy hứa hẹn của TPP. Nếu không thì hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam tiếp tục đứng ở bảng thấp nhất trong các nước.

2. Chênh lệch giàu nghèo gia tăng do tham nhũng từ hệ thống chính trị độc tài, và sân chơi bất bình đẳng dành cho những nhóm lợi ích và quyền thế - không kịp và không thể cải sửa theo đòi hỏi của TPP. Do đó, áp lực cải tổ chính trị song song với những cải tổ kinh tế để loại trừ tham nhũng, để đáp ứng với sự cần thiết về minh bạch sổ sách, chi tiêu công, đầu tư v...v... càng gia tăng khi VN gia nhập TPP.

Chúng ta không thể ngây thơ hay ảo tưởng tin rằng khi giàu có, thịnh vượng hơn và tiếp cận với Hoa Kỳ cũng như các quốc gia dân chủ thì các chính quyền độc tài sẽ “tự diễn biến” và trở nên dân chủ hơn, tôn trọng nhân quyền hơn. Trung Quốc là một thí dụ điển hình, và VN trong suốt gần 30 năm mở cửa giao thương kinh tế với thế giới tự do, những quyền căn bản của người dân vẫn bị vi phạm trầm trọng.

Kết luận:

TPP là một công cụ nằm trong chiến lược xoay trục về Á Châu Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, bằng cách dùng các ảnh hưởng kinh tế để hình thành một liên minh chống lại sự bành trướng của Trung Quốc.

Với tham vọng bành trướng, Trung Quốc qua chiến lược “Con Đường Tơ Lụa” sẽ nối kết 64 quốc gia trong khu vực với tổng nhân số lên đến 4,4 tỷ người, chiếm 29% GDP của cả thế giới.

Điều này cho thấy là tại Á Châu sẽ có hai thị trường lớn được hình thành song song, trong đó TPP có nhiều ưu thế hơn vì là thị trường có hai cường quốc Hoa Kỳ và Nhật Bản dẫn đầu.

Nếu CSVN chọn lựa tiếp tục đu dây như hiện nay để tham gia vào cả hai thị trường TPP và “Con đường tơ lụa của Bắc Kinh” do tư duy “thần phục Bắc Triều” chưa thay đổi, thì việc đu dây bây giờ sẽ bị chính những thành viên TPP tạo áp lực và bị chế tài vì không chu toàn trách nhiệm. Hy vọng, TPP là một cơ hội để thoát khỏi gọng kềm Bắc Phương với những nỗ lực tranh đấu không khoan nhượng của toàn dân.

Những đòi hỏi của TPP tự chúng không bảo đảm sự tôn trọng đầy đủ quyền con người và quyền lao động ở Việt Nam nhưng là những bước cần thiết và quan trọng để đi đúng hướng.

Nhiều người hy vọng là qua Hiệp định TPP, CSVN sẽ phải công nhận quyền thành lập Công Đoàn Độc Lập của người lao động tại Việt Nam, chấm dứt sự khống chế của Tổng liên đoàn lao động như trong những năm vừa qua. Và khi Công Đoàn Độc Lập xuất hiện thì dù có luật hay không có luật về quyền lập hội, lần lượt các tổ chức, đoàn thể xã hội và chính trị sẽ ra đời hoạt động công khai như các đoàn thể xã hội dân sự hiện nay.

Nhưng cũng có người không lạc quan như thế mà cho rằng, CSVN sẽ tiếp tục trì hoãn bằng cách giao cho quốc hội nghiên cứu nhưng không bao giờ mang ra biểu quyết như tình trạng về Luật Biểu Tình, Luật về Quyền Lập Hội hiện nay. Hơn thế nữa, trong lúc cần Hoa Kỳ và Nhật Bản ủng hộ cho việc tham gia TPP, CSVN sẽ hứa làm tất cả, nhưng sau khi gia nhập rồi thì Hà Nội làm ngơ, hay đàn áp thô bạo hơn. Sự tráo trở của Hà Nội khiến cho người ta không tin vào các cam kết của CSVN.

Tuy nhiên, nếu chúng ta coi các ràng buộc về quyền của người lao động, sự hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự trong TPP là những cam kết mà các quốc gia thành viên của TPP phải thi hành, thì đó là những lý cớ tốt nhất để tiếp tục vận động tạo áp lực buộc Hà Nội phải tôn trọng.

Người dân nếu chỉ vì một chút quyền lợi kinh tế được gia tăng mà xuôi tay ngừng tranh đấu thì đất nước lại trải qua thêm 40 năm nữa không có dân chủ. Nếu chúng ta không đấu tranh, thì không đương nhiên “thoát Trung” dù gần Mỹ.

Từ bỏ quyền lực hay thực hiện một chính sách tôn trọng nhân quyền là điều mà không một chế độ độc tài nào tự ý làm nếu không có nỗ lực tranh đấu của toàn dân./

 

++++++++++++++++++++++++++++++++

CSVN phải thay đổi thể chế thực sự theo những điều kiện đặt ra cho các thành viên TPP

image071

Nguyễn Phúc Liên

Muốn là thành viên của Hiệp Hội Tự do Mậu dịch TPP, những nước phải thực hiện cụ thể những điều kiện mà chính TT.Obama đã tuyên bố ngay từ đầu nhân cuộc họp APEC tại Hạ Uy Di năm 2011. Đây là những điều kiện hoàn toàn có tính cách tiền bạc làm ăn chung, chứ không phải những điều kiện luân lý nhân quyền như thả "tù nhân lương tâm" co dãn chẳng hạn.

 Theo nhận định của Tác giả Donald EMMERSON, thì Trung quốc muốn nhấn mạnh đến một Tổ chức Đông Á gồm các quốc gia Đông Nam Á và Trung quốc, Nhật, Nam Hàm thêm vào, nghĩa là không có Hoa kỳ. Tổ chức Tự do Mậu dịch đó gọi là CAFTA(China-Asean Free Trade Agreement/ Thỏa thuận Trung quốc-Đông Nam Á về Tự do Mậu dịch). Hà nội đã bị Trung quốc ép ký 10 thoả ước ( Trương Tấn Sang, Bắc kinh 6/2013) nhằm , sớm đưa Việt Nam vào quỹ đạo của TQ bành trướng bá quyền qua CAFTA (China Asean Free Trade Agreement) !

 Nhưng trong cuộc Họp APEC ngày 12/13.11.2011 tại Hạ Uy Di, lợi dụng vấn đề An Ninh chung Thái Bình Dương, nhất là vấn đề Biển Đông, Hoa kỳ đề nghị một Hiệp ước rộng lớn hơn gọi là Hiệp Hội Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership TTP). Các quốc gia Vùng Thái Bình Dương, vì vấn đề An Ninh, cần sự hiện diện của Hoa kỳ, một quốc gia ưu thế về quân sự. Khi Hoa kỳ đặt Căn cứ quân sự tại Úc cũng trong ý hướng an ninh Thái Bình dương này, nhằm giảm mối đe dọa về an ninh từ Trung quốc.

 Chính TT.Obama tuyên bố 5 điều kiện thiết cần cho mỗi Thành viên TPP như sau: 

1)         Điều kiện thứ 1:Tự do Kinh doanh, nghĩa là dân chủ hóa Kinh tế. Chính trị không độc đoán nắm trọn sinh hoạt Kinh tế nữa.

2)         Điều kiện thứ 2: Tôn trọng quyền lao động quốc tế.

3)         Điều kiện thứ 3: Tôn trọng bản quyền tư hữu trí tuệ.

4)         Điều kiện thứ 4: Tôn trọng Môi trường.

5)         Điều kiện thứ 5: Để Tỷ giá Tiền tệ uyển chuyển đối với đô la.


11 Thành viên của TPP là những nước đã thực hiện đầy đủ 5 Điều kiện trên đây, chỉ có Việt Nam trơ trọi ra là chưa thực hiện một Điều nào cả.

Tự do Mậu dịch là Tổ chức cho những nước chủ trương nền Kinh tế Tự do và Thị trường đích thực, nghĩa là những sinh hoạt của nền Kinh tế ấy phải được thực hiện trong một Môi trường Chính tri--Luật pháp Dân chủ Phù hợp (Environnement Politico--Juridique Démocratique Adéquat). Hiện nay dưới Cơ chế CSVN, Mô hình Kinh tế mà CSVN gọi là Tự do và Thị trường lại phải chịu một Môi trường Chính tri--Luật pháp Độc tài (Environnement Politico--Juridique Dictatorial). Đó là việc tréo cẳng ngỗng, lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia !

 Trước khi có thể mở "Lễ Hội Lượm Dollars", CSVN phải thực hiện cụ thể những Điều kiện nêu ra trên đây, nghĩa là phải có thực sự một Môi trường Chính trị--Luật pháp Dân chủ, hay nói cách khác phải trao quyền lại cho Dân để chính Dân thực hiện một nền Kinh tế quốc dân với Luật pháp Dân chủ do Dân quyết định.

 Liệu CSVN có thực hiện mau chóng những Điều kiện đó không mà Truyền thông CSVN đã nhẩy múa tưng tưng như Lễ Hội Lượm Dollars sắp xẩy ra !

Tổ chức TPP chính thức cho phép 11 nước Thành viên khác đến lượm Dollars tại Việt Nam

 Về Tự do Mậu dịch Quốc tế, phải nói đến 3 Chế độ:

(i) Chế độ Tự túc (Autarcie);

(ii) Chế độ Bảo hộ Thương mại (Protectionnisme Commercial) ;

(iii) Chế độ Tự do Mậu dich (Libre Echange).

Các quốc gia tùy theo hoàn cảnh, tùy theo hàng hóa... mà áp dụng một Chế độ Mậu dịch. Tỉ dụ một nước nghèo có thể áp dụng Chế độ Tự túc, nghĩa là cấm nhập cảng một số hàng hóa xa xỉ phẩm nước ngoài để buộc phải sản xuất những hàng đó từ nội đia, buộc dân chúng phải tiêu thụ hàng nội hóa.

Chính phủ Việt Nam thời Đệ I Cộng Hòa đã áp dụng Chế độ Tự túc này cho một số hàng xa xỉ phẩm nước ngoài. Cũng vậy, những nước đang trên đà phát triển công nghệ, phải sử dụng Chế độ Bảo hộ Mậu dịch cho những Kỹ nghệ đang phát sinh (Protectionnisme des Industries naissantes). Không thể áp dụng hoàn toàn Tự do Mậu dịch để những nước đã Kỹ nghệ hóa giết chết những ngành nghiệp Kỹ nghệ đang trên đà phát sinh của nước mình. Tỉ dụ nếu để nhập cảng tự do xe hơi của Nhật và Hoa kỳ, thì làm thế nào gây dựng được Kỹ nghệ chế xe hơi tại Việt Nam bắt đầu phát sinh chẳng hạn. Tự do Mậu dịch đòi các nước Thành viên của Tổ chức phải có mức phát triển ngành nghiệp tương đối ngang nhau (Développements économiques relativement égaux). Đây là điều kiện thực hiện Tự do Mậu dịch tránh cho những nước đã phát triển đè bẹp những nước chưa phát triển hay chỉ mới phát triển.

 Người ta thường ca tụng hiện tượng Toàn cầu hóa hàng hóa, nhưng có những nhà Kinh tế coi việc Toàn cầu hóa hàng hóa như việc các nước đã Kỹ nghệ hóa đi chiếm Thị trường bán hàng hóa đến tận những nững nước chưa mở mang để thu góp từng đồng xu về những nước đã Kỹ nghệ hóa mà người ta gọi là hiện tượng Tập trung hóa Tài chánh (Centralisation Financière).

Toàn cầu hóa Hàng hóa = Tập trung hóa Tài chánh

Mondialisation des Marchandises = Centralisation Financière


Nhìn vào Tổ chức Tự do Mậu dịch TPP, chúng ta thấy những nước đã Kỹ nghệ hóa như Hoa kỳ, Nhật, Canada, Úc châu, Singapore. Những nước này muốn Việt Nam là một Thành viên của Tổ chức vì Việt Nam chỉ là nước tiêu thụ chứ không phải là nước sản xuất cạnh tranh với 5 nước này. Không dại gì mà loại một nước Tiêu thụ, không có khả năng sản xuất trong một thời gian còn dài nữa, ra khỏi Tổ chức nhằm bán những sản phẩm của mình.

Nếu xét về khả năng cạnh tranh Kinh tế của Việt Nam, chúng ta đứng ở mức chót trong những nước còn lại. Nếu Việt Nam chưa có khả năng sản xuất để mang sản phẩm lên đấu trường cạnh tranh, nghĩa là chúng ta yếu kém về xuất cảng, thì Việt Nam chính yếu chỉ là một nước Tiêu thụ. Nếu chưa phát triển năng lực Kinh tế của mình, thì khi lên đấu trường quốc tế, Việt Nam sẽ bị đánh bại chết ngay tại đấu trường.

Về những Hàng Công nghệ, Kỹ nghệ, Việt Nam sẽ bị tràn ngập bởi những Hàng hóa của Hoa kỳ, Nhật, Úc châu, Canada và Singapore. Về những Hàng thông dụng, Hàng hóa những nước còn lại trong Tổ chức cũng tự do nhập vào thị trường nước mình để cạnh trạnh. Việt Nam có khả năng về những Hàng nông nghiệp như gao, cá mắm..., nhưng CSVN đã không quan tâm đầu tư và chăm sóc lãnh vực này để đến nỗi Gạo của Việt Nam đã bị thụt về phẩm chất sau Cao Mên.

Tóm lại, lấy gì để cạnh tranh trên đấu trường Tự do Mậu dịch mà mong mở Lễ Hội Lượm Dollars. Ngược lại, Hoa kỳ, Nhật, Úc châu, Canada, Singapore và những nước khác đã phát triển Kinh tế hơn Việt Nam, kéo nhau vào chính Thị trường mình để thu những đồng Dollars mà khối người Việt Hải ngoại gồm đồng bào Tỵ nạn CSVN và khối Lao động xuất cảng ra nước ngoài gửi tiền về cho Gia đình, Thân nhân.

Vào Tự do Mậu dịch TPP mà không có khả năng đi lượm tiền nơi nước ngoài, thì những nước ngoài đến nước mình vơ vét từng đồng xu đưa ra.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 07.10.2015

Web : http://VietTUDAN.net

Facebook : Phuc Lien Nguyen

Chú thích : Một số người vì phe nhóm, đã cố tình viết lệch lạc về Lý Lịch của tôi, nên tôi xin phép cho ở đây cái Link Lý Lịch NGUYỄN PHÚC LIÊN như sau :  http://www.viettudan.net/36984/index.html


TÓM TẮT LÝ LỊCH THEO TỰ THUẬT CỦA TÁC GIẢ TRÊN VIET TUDAN


 Tên :      NGUYỄN PHÚC LIÊN 

 Sinh :    17 tháng 6 năm 1939 
              tại Thanh hóa

 Địa chỉ hiện tại :   
              22 Rue du Prieuré 
              1202 GENEVA,  
              Switzerland

 Tel:        0041 22 731 82 66
              0041 22 738 26 48
              0041 32 365 24 49
 Mobiles: 0041 79 766 65 83
              0041 79 766 65 72 
 Fax/Tel : 0041 22 738 28 08
              0041 32 365 24 49

 Titre de voyage (Ty nan):
              No. N0015846
              Issued by Switzerland
 (Giữ Quốc tịch Viêt Nam.Không
   vào Quốc tịch nước khác)


        Dien Thu Ca nhan/ Private E-Mail Address/ Adresse electronique privee:   
            nguyenphuclien2009@yahoo.com  /   nguyenphuclien2009@gmail.com

Sinh năm 1939 tại Làng Văn Đức, Tổng Tân Phong, Huyện Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hóa. Gia đình có 8 người con: 7 trai và 1 em gái út. Cha tôi nhận thêm 3 ngươi con nuôi trai nữa. Như vậy tổng cộng là 10 trai. Cha mẹ những người con nuôi này bị chết hồi tháng ba đói ngoài Bắc, nên Cha tôi nhận làm con nuôi. Một người con nuôi theo Cộng sản và về nhà cùng với một số người Cộng sản khác để bắt Cha tôi đưa vào tù Lam Sơn, Chiến khu IV. Cha tôi chết mất xác trong tù năm 1952.

Học chương trình Tiểu học tại Nga sơn, Thanh Hóa.

Di cư vào Nam năm 1954. Đi tu, học tại Tiểu chủng viện Thánh Giuse Bảo Lộc, thuộc địa phận gốc Thanh Hóa. Đầu tiên Cha Hân là Cha đỡ đầu của tôi. Sau khi Cha Hân qua đời, Cha Phan Du Vịnh là Cha đỡ đầu.

Xong Tú Tài II, đi giúp xứ Thanh Hải, Phan Thiết. Cha Chính Phạm Ngọc Oanh làm chính xứ. Dậy học Trường Thanh Hải mà Cha Đinh Hữu Phương làm Hiệu trưởng.

Trở về Đại chủng viện Bùi Chu, Đường Làng 21, Gia Đi.nh. Sau một năm, tôi xuất tu và tiếp tục học Đại Học Văn Khoa Sài gòn về Ban Triết học.

Tôi nhập vào đời sống chính trị sinh viên thời ấy, liền sau năm 1963. Tôi có thiện cảm với Đảng Cần Lao vì những người họ hàng hoặc quen thân, thuộc hoặc gần kề với Cần Lao: Giáo sư Roch Cường, Thẩm Phán Trần Trọng Hòa, Luật sư Nguyễn Văn Chức, Bác sĩ Trần Kim Tuyến, Giáo sư Phạm Việt Tuyền… Tham dư tổ chức cuộc Biểu tình về vụ Đặng sĩ. Tham dự đấu tranh chống Hiến Chương Vũng Tầu thời Tướng Nguyễn Khánh. Cùng thời hoạt động song hành có Lê Hữu Bôi, Nguyễn Trọng Nho, nhưng tôi đứng về phía Sinh viên Liên khoa chống Cộng.

Hồi này, tôi cùng một số anh em xin lập đảng chính trị trẻ lấy tên là TỰ DÂN (viết tắt của TỰ do DÂN chủ). Ong Bộ Trưởng Nội Vụ Hà Thúc Ký cho Giấy phép lập đảng. Những anh em trong nhóm có những người như Nguyễn Phúc Tài, Vũ Công, Nguyễn Văn Cẩm, Nguyễn Văn Bảo, Vũ Thái Hoàn... Tôi làm Chủ tịch của đảng TỰ DÂN và tham gia cuộc Chỉnh Lý chống lại Tướng Nguyễn Khánh.

Sau cuộc Chỉnh Lý (Đảo chánh) 19/3/65 lật đổ Tướng KHÁNH, tôi bị bắt vào Tổng Nha Cảnh sát, thời Ong Phạm Văn Liễu. Chính đêm tôi bị bắt là đêm giải Ong Tôn Thất Dương Kỵ khỏi Tổng Nha để trục xuất qua Cầu Bến Hải. Họ nhốt tôi cùng phòng với Ong Mã Tuyên. Vì vậy tôi có đồ ăn ngon do Ong Mã Tuyên chia cho. Hồi ấy tôi là Sinh viên nghèo lắm, không ai tiếp tế đồ ăn vào tù cho tôi.

Nhờ cuộc biểu tình của Sinh viên, Ong Liễu nhượng bộ và cho tôi tự do tạm. Ban Chấp Hành Sinh viên phải ký giấy với Ong Liễu. Tôi ở ngoài, chỉ đi hoạt động ban đêm, cho đến ngày nghe Tòa án Mặt Trận Vùng III Chiến Thuật do Tướng Đặng Văn Quang làm Chánh án thời Thủ tướng Phan Huy Quát, đã kêu bản án khiếm diện 10 năm khổ sai cho tôi.

Tôi nhờ Trung Ương Công Giáo Đại Đoàn Kết lo liệu dùm cho tôi thoát ra nước ngoài. Tôi biết là có những Nhân vật Cần Lao được hưởng sự lo liệu ấy. Nhưng đến lần tôi, thì vì tôi chỉ là một sinh viên nghèo, nhỏ bé, nên không ai lo liệu cho tôi cả.

Tôi nhờ một anh sinh viên rất thân và hết mực trung thành, Anh Đinh Văn Minh, tìm đường cho tôi lên Chợ Trời Tây Ninh. Đêm trước ngày đi, Anh và tôi ăn một đùi thịt chó và uống bia để sáng sớm Anh dẫn đường cho tôi lên Chợ Trời. Tôi luôn luôn nhớ ơn Anh. Nếu không ai lo liệu cho mình vì mình nghèo và chưa có chức phận gì trong xã hội, thì mình tự lo liệu lấy. Tôi làm tờ cớ mất căn cước , đổi tên là Lm Nguyễn Văn Thanh. Đi xe đò từ Ngã Tư Bẩy Hiền lên Tây Ninh. Nghèo quá, các anh em sinh viên thân tín góp vào cho tôi được 2400 đồng Viê.t-Nam (bằng 2 tháng lương Lính binh Nhì thời ấy). Một anh cùng tu xuất, Anh Đỗ Văn Hóa, sắm cho chiếc áo chùng thâm để ra đi. Tôi biết rằng ra đi như vậy là liều chết và đã viết thư từ giã những người thân nhất, xin họ rằng nếu không có tin , thì xin cho một lễ mồ.

Tôi rời Việt Nam ngày 01 tháng 11 năm 1965.

Gần Chợ Trời, tôi cởi áo chùng thâm chôn xuống ruộng, vào Chợ Trời, rồi bước qua biên giới Cao Mên. Tôi bị bắt tại biên giới. Họ chở tôi về Swairieng, rồi 15 ngày sau, chở về Nam Vang. Họ nghi tôi là gián điệp cho Mỹ và nhốt hỏi cung trong vòng 5 tháng. Sau cùng họ trục xuất tôi qua Lào, thả ở giữa rừng ở Nam Lào. Tôi sống trong rừng 3 ngày, sau cùng tìm thấy một đồn lính của Lào, tôi vào trình diện để xin tị nạn. Họ nhốt và nghi rằng tôi là Lính Bắc Việt đào ngũ tại Atopeu vì theo lý lịch, tôi sinh ra ở Thanh Hóa (Bắc Việt). Họ nhốt  ba tháng tại Vạn Tượng để điều tra. Trong lúc ấy, Ong Đại sứ Phạm Trọng Nhân muốn xin dẫn độ tôi về Miền Nam theo ký kết trước đây thời Oâng Vũ Văn Mẫu. Nhưng Cố vấn Mỹ và Công an Lào muốn sử dụng tôi, nên việc dẫn độ không xẩy ra.

Công an Lào yêu cầu tôi làm công an mật cho họ. Họ xếp tôi làm việc tại Lido Night Club Bar Dancing Vientiane, để qua các cô gái làm trong Bar, được xếp nói chuyện tiếp đãi các nhân vật «Ngoại giao & Quân sự» đến đây mua vui và mình thu tin tức. Cố vấn Mỹ thì yêu cầu tôi lui tới Sứ quán Cộng sản Bắc Việt để chơi thân và lấy tin tức. Thời ấy là thời kỳ Ong Đại sứ Lê Văn Hiến của Bắc Việt. 

Hai người Lào gốc Việt lo liệu cho tôi nhiều vấn đề. Đó là Ong Nguyễn Thiệu Giốc (anh của Giáo sư Nguyễn Thiệu Lâu Hà nội) và Ong Lê Trọng Khương.

Trong cái xui có cái may. Thực vậy, lúc ấy, tại Lido Night Club, có một Ong Phó Giám đốc Công an mê cô gái số 10, rất xinh. Tôi luôn luôn xếp cô này chuyện vãn tiếp đãi  Ong ta. Chuyện hy hữu là con trai của Ong này cũng mê cô số 10.  Tôi tính toán công việc vượt biên lần nữa. Tôi đề nghị với Oâng Phó Giám đốc này cho một Thông Hành giả của Lào. Tất nhiên Oâng ấy nể và ‘’sợ’’ tôi vì cô gái số 10. Cuối cùng Ong ta đồng ý làm Thông Hành giả ấy, nhưng yêu cầu tôi phải trả tiền 500 đo la Mỹ. Số tiền này khá lớn vì tỉ dụ để ngồi trong Bar nói chuyện với một cô gái trong một tiếng đồn hồ, chỉ cần trả 1 đo-la.

Tôi cầm Thông hành giả với tên là Thao BOUNSOU.

Làm thế nào xin được Visa qua Pháp ? Cũng may, trong thời gian này, tôi dậy học tiếng Anh cho người Mẹo của Lào do các Cha Thừa Sai Paris tổ chức. Vì nghĩ đến Chủng viện trước đây, ăn cơm Nhà Chúa, tôi đã dậy học không lấy tiền công. Chính vì vậy mà lúc này Đức Giám Mục Thừa sai muốn giúp tôi. Đức Giám Mục đã cầm Passport giả của tôi lên Tòa Lãnh sự để lấy Visa cho kín đáo.

Nhưng làm thế nào để có tiền mua vé máy bay sang Pháp ?

Thực tình là nghèo quá. Tôi đánh liều định đi đường bộ. Tôi sắm một chiếc xe đạp, mua thuốc Aspirine, sắm một bộ Tondeuse, kéo để cắt tóc. Tôi định liều ra đi bằng xe đạp. Đi đến đâu, xin cắt tóc cho người ta và xin ăn, xin ngủ. Nếu người ta có tiền đi máy bay, thì mất hai ngày mới sang Pháp; còn mình không có tiền thì đành phải đi hai năm ! Đây là quyết định liều chết vì bí quá không lối thoát.

Nhưng may mắn, gặp tuần cấm phòng tại Vientiane, cha Hồng Phúc từ Sài gòn lên giảng. Tôi đã ngầm nhờ Ngài gửi một lá thư về cho một anh sinh viên thân tín nói là tôi sẽ ra đị đường bộ như vậy vì không tiền mua vé máy bay. Anh sinh viên thân tín này đi vận động rất nhanh và hăng say để cho tôi một cái vé ‘’Aller sans retour’’. Cha Chính Oanh cho tôi 500, Cha Vịnh 200, Thanh Lãng 200, phần còn lại là anh em sinh viên đóng góp.

Tôi thường nhắc lại cho đến bây giờ rằng: ‘’Thời còn trẻ sinh viên, hăng say làm việc, những người có chức phận hưởng. Khi gặp hữu sự, thì tụi trẻ phải hy sinh chịu trận, những người có chức phận lại được săn sóc. Những người trẻ đùm bọc lấy nhau, chia sẻ cho nhau từng đồng nghèo khổ’’.

Tôi vượt biên qua Thái Lan. Rồi sang được Pháp, hành lý không có gì hết, ngay cả không có một chiếc áo veste để bận cho có vẻ ‘’đi du học bên Tây!’’  

Sang đến Tây, Paris, không quen biết ai, không biết ngủ đâu. Tôi lang thang ở gần tour Eiffel, leo bộ lên tour cho cao để nhìn rõ Mẫu quốc. 

Tôi gặp một người Việt-Nam đi đường, thuật cho họ nghe câu chuyện và xin họ xem có chỗ ngủ và cho ăn cơm. Ít ngày sau, tôi tỏ ý muốn sang Thụy sĩ. Họ lại đi xin giùm Visa du lịch cho tôi. Họ mua cho tôi một vé xe lửa cũng ‘’Aller sans retour’’. Rời Việt-Nam cho đến giờ, tôi chỉ ‘’Aller sans retour’’. Tôi nghĩ đến Phim mà Marilyn  Monroe đóng với Robert Mitchum: ‘’River without Return !’’. Có lẽ chính vì vậy mà tôi nhất định giữ lại Quốc tịch Việt Nam để có ngày ‘’Retour’’. 

Sang đến Thụy sĩ với Visa du lịch, nhưng tôi ở luôn và xin tị nạn. Tôi là người Việt-Nam tị nạn đầu tiên tại Thụy sĩ. Tôi còn sức làm lại việc học hành. Tôi phải thi nhập Đại học vì mình mang Tú tài Việt-Nam. Nhưng may mắn tôi đã đỗ Thủ khoa nhập Đại học. Cái Triết lý học được ở Việt-Nam và đời sống vật lộn với cảnh nghèo đã dậy tôi rằng phải xoay sang học Kinh tế, may ra có làm được nhiều tiền. Lúc đầu tôi theo Kinh tế Chính trị. Nhưng Khoa nay bàn cãi nhiều quá, nên tôi ghét và đã chuyển hẳn sang học Kinh tế Toán học để đỡ phải nói nhiều, mà chỉ dùng những con số. Vì học Toán, nên theo luôn máy Điện tử để tính toán cho nhanh. Xong Cử Nhân Kinh tế Toán học, xong Tốt nghiệp Đại học Điện toán, tôi thấy Đại học đề nghị với Sinh viên chủ đề Luận án Tiến sĩ là ‘’Thị Trường Chứng Khoán Thụy sĩ’’, có sự tài trợ nghiên cứu của Ngân Hàng Thụy sĩ. Không sinh viên Thụy sĩ nào muốn làm đề tài ấy vì họ ngán những  Ong Ngân hàng gia cáo già. Tôi bực mình xin làm đề tài này. Họ khá ngạc nhiên. Nhưng đây là tự ái dân tộc Việt-Nam mình. Tôi nhất định làm đề tài ấy để ‘’kiêu ngạo’’ với Thụy sĩ. Tôi đã làm xong với Mention SUMMA CUM LAUDE và Luận án Tiến sĩ được chọn liền vào Collection Universitaire. Chính vì vậy mà tôi mới xin dậy học dễ dàng. Từ 1976 đến nay, tôi đã liên tục dậy học tại Geneva, Thụy sĩ.

Trong suốt thời gian học Đại học, nghèo quá, ở Việt Nam cũng như tại Thụy sĩ. Tôi biết những con Ong lớn sang đây có nhiều tiền chuyển ngân. Mỗi buổi sáng tôi đi phát báo, kiếm đựoc tiền thuê được cái phòng nhỏ. An uống thì đi xin ăn cơm thừa tại nội trú của các Soeurs Ste URSULE. Muốn đi ciné, thì xin đi làm xếp ghế tại các Rạp chiếu bóng. Mùa hè thì đi rửa chén bát ở các Nhà Hàng.

Cái nghèo trước đây và tính ham hoạt động tranh đấu khiến tôi lập gia đình rất muộn. Tôi không muốn lấy đầm. Khi Sai gon bị Cộng sản chiếm, thì sợ không có các cô gái Việt-Nam sang đây nữa. Nhưng rồi đợt vượt biên bắt đầu.

Tôi lân la đến các trại tiếp cư để thăm đồng bào và thấy nhiều cô tị nạn trong các trại thực xinh xắn. Đồng bào ở trong các trại thèm đồ ăn Viê.t-Nam, nhờ tôi đi mua. Tôi phải chạy sang Paris để mua nước mắm… Cuối cùng tôi mua sẵn để tiện mỗi lần đồng bào nhờ mua, thì mình đã có để đưa cho họ. Tôi gọi đó là Asia Stock.

Tôi quen một gia đình  trong trại tị nạn. Tôi mua hàng cho gia đình và quen luôn cô gái trong gia đình mà hiện nay là Bà Xã của tôi người Miền Tây gốc Sa đéc.

Học Cử nhân và xong Luận án Tiến sĩ về Đề tài Thị trường Chứng khoán của nước này, nên tôi đi dậy học tại chỗ. Tôi đi dậy học suốt từ 1976 đến nay tại Geneva, tôi liên tục dậy chính yếu những Cours sau đây:

=> Kế Toán Kỹ Nghệ và Phân tích Chi Tiêu Xí Nghiệp

=> Kinh tế Chính trị

=> Quản trị và Tổ chức Xí nghiệp

=> Tài chánh Xí nghiệp

=> Thị trường Tài chánh và Tiền tệ quốc tế

=> Thị trường Chứng khoán

Song hành với việc dậy học, tôi hoạt động thực tiễn về ngành học tài chánh, chính yếu về Project Funding. Tôi làm việc với Tập đoàn Tài chánh Hoa kỳ có Trụ sở tại Zurich. Học Lý thuyết tài chánh ở Đại học, thấy đơn giản, nhưng khi vào lãnh vực thực tiễn của «Thế giới Tiền bạc/ Tài chánh« , mới thấy nó phức tạp hơn nhiều với những trường hợp dễ dàng bị lừa đảo !

Về hoạt động đấu tranh, tôi luôn luôn tiếp tục «Chính trị Sinh viên«  trước và sau năm 1975. Hồi ấy, tôi có nhiều liên hệ hoạt động với Tổng Hội Sinh viên Paris, với nhóm Anh TRẦN VĂN BÁ.

Vào khoảng những năm 1980, tôi thấy chán ngán các Đoàn thể, các «Chính phủ lưu vong lưu bị«. Sau trên 15 năm không tham gia bất cứ Hội đoàn nào, tôi tái nhập cuộc tranh đấu mới đây, sau khi được một người bạn, Anh TRẦN VĂN BÁU, cho biết những tin tức về cuộc đấu tranh anh dũng của Cha Nguyễn Văn Lý. Đảng Cộng sản Việt-Nam, để cố thủ giữ Chế độ chuyên chính, đã chủ trương giết cái DŨNG của người Dân mà Tiền nhân đã nêu gương trong Lịch sử. Tôi ngưỡng mộ cái DŨNG nơi Linh mục NGUYỄN VĂN LÝ mà Cộng sản cố giết, nhưng không giết được. Sự CAN ĐẢM của Linh mục NGUYỄN VĂN LÝ kêu gọi tôi tái nhập cuộc đấu tranh nhằm dứt bỏ CSVN, một đảng đã gây chết chóc và đầy tội ác trên Quê Hương Việt Nam mà tôi phải xa cách./

           image072

Prof.Dr.NGUYEN PHUC LIEN, Economist

Linh tinh/ Varieties: TỒN KHO/ STORAGE :
                 
                 ***************NHỮNG BÀI ĐÃ PHỔ BIẾN TRONG NĂM 2011
                                    ====> 
TỒN KHO /STORAGE VTFI/2011
                 ***************NHỮNG BÀI ĐÃ PHỔ BIẾN TRONG NĂM 2010
                                    ====> 
TỒN KHO /STORAGE VTFI/2010
                 ***************NHỮNG BÀI ĐÃ PHỔ BIẾN TRONG NĂM 2009
                                    ====> 
TỒN KHO /STORAGE VTFI/2009
                 ***************NHỮNG BÀI ĐÃ PHỔ BIẾN TRONG NĂM 08-07
                                    ====> 
TỒN KHO /STORAGE VTFI/08-07
                 ***************NHỮNG BÀI ĐÃ PHỔ BIẾN TRONG NĂM 06-04
                                    ====> 
TỒN KHO /STORAGE VTFI/06-04
                 ***************NHỮNG BÀI ĐÃ PHỔ BIẾN TRONG NĂM 03-01
                                    ====>
TỒN KHO /STORAGE VTFI/03-01

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

image074

Obama: ‘Không để TQ viết luật chơi mậu dịch’

Image copyright Getty
image076

Thỏa thuận mậu dịch lớn nhất trong nhiều thập niên đã đạt được vào hôm thứ Hai, đánh dấu sự kết thúc của 5 năm đàm phán

Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP) cắt giảm thuế quan thương mại và thiết lập các tiêu chuẩn chung trong dậu dịch cho 12 nước trong khu vực vành đai Thái Bình Dương, trong đó có Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Giới ủng hộ nói rằng thỏa thuận này có thể trị giá nhiều tỷ đô la cho các nước liên quan, nhưng giới chỉ trích nói thỏa thuận được đàm phán bí mật và thiên vị cho với các tập đoàn lớn.

Thỏa thuận này chi phối khoảng 40% nền kinh tế thế giới và được ký kết sau năm ngày đàm phán ở Atlanta tại Hoa Kỳ.

Mặc dù có thành công từ các cuộc đàm phán, thỏa thuận này vẫn còn phải được quốc hội từng nước thành viên phê chuẩn.

Thỏa thuận này khởi đầu giữa bốn nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore ký cách đây 10 năm.

Nay thỏa thuận có ảnh hưởng tới khoảng 800 triệu dân ở 12 nước.

Nhật Bản được xem là nước gặt hái những lợi ích kinh tế rất lớn từ thỏa thuận này, trong khi TPP là một bước đi chiến lược quan trọng của Hoa Kỳ.

'Thắng lợi lớn'

Chúng ta không thể để cho các quốc gia như Trung Quốc viết ra luật lệ của nền kinh tế toàn cầu. Chúng ta nên viết ra luật lệ, mở thị trường mới cho sản phẩm của Mỹ trong khi thiết lập các tiêu chuẩn cao để bảo vệ cho người lao động và giữ gìn môi trường.Barack Obama

Đối với Tổng thống Barack Obama, thỏa thuận này là một thắng lợi lớn.

Ông nói: “Thỏa thuận này tạo sân chơi công bằng cho người nông dân, chủ trang trại của chúng ta, và các nhà sản xuất bằng cách loại bỏ hơn 18.000 loại thuế mà các nước đánh vào những sản phẩm của chúng ta".

Nhưng Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, một ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ, nói: "Wall Street và các tập đoàn lớn khác đã giành chiến thắng một lần nữa."

Ông cho biết thỏa thuận này sẽ làm mất việc làm ở Hoa Kỳ và tác động tiêu cực tới người tiêu dùng và rằng ông sẽ "làm tất cả những gì có thể để đánh bại thỏa thuận này" trong Quốc hội Hoa Kỳ.

Trung Quốc đã không tham gia vào thỏa thuận này, và chính quyền Obama đang hy vọng sẽ buộc Bắc Kinh phải chấp nhận hầu hết các tiêu chuẩn TTP đặt ra.

Ông nói: "Khi có nhiều hơn 95% khách hàng tiềm năng của chúng ta sống bên ngoài biên giới của chúng ta, chúng ta không thể để cho các quốc gia như Trung Quốc viết ra luật lệ của nền kinh tế toàn cầu.

"Chúng ta nên viết ra luật lệ, mở thị trường mới cho sản phẩm của Mỹ trong khi thiết lập các tiêu chuẩn cao để bảo vệ cho người lao động và giữ gìn môi trường."

Nhiều người trong cộng đồng doanh nghiệp tại Hoa Kỳ cảm thấy mối lợi thực sự của TPP sẽ nhiều hơn khi mở ra cho các nước khác tham gia, đặc biệt là Trung Quốc.

Các nước thành viên hiện này gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Japan, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ US và Việt Nam.

image077

Image copyright Reuters Image caption TPP chi phối 40% mậu dịch toàn cầu và ảnh hưởng 800 triệu dân tại 12 nước.

Nhưng một số nước có khả năng tham gia gồm Nam Hàn, Đài Loan, Philippines, và Colombia.

Trung Quốc nói họ chấp nhận bất kỳ cơ chế nào theo qui định của WTO mặc dù không bày tỏ ý định tham gia TPP.

Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc gọi TPP là “một trong những thỏa thuận mậu dịch tự do chính cho khu vực châu Á Thái Bình Dương”, theo một thông cáo của Tân Hoa Xã.

"Trung Quốc hy vọng thỏa thuận TPP và các cơ chế mậu dịch tự do khác trong khu vực sẽ bổ trợ cho nhau và góp phần làm tăng mậu dịch, đầu tư và kinh tế cho châu Á Thái Bình Dương,” thông cáo nói.

Vào hôm thứ Ba, Thủ tướng Nhật mô tả thỏa thuận này báo hiệu một “thế kỷ châu Á Thái Bình Dương mới” nhưng nói thêm rằng sẽ có ý nghĩa chiến lược nếu Trung Quốc tham gia trong tương lai.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào hôm thứ Hai nói với các phóng viên thỏa thuận là một "kết cục quan trọng không chỉ đối với Nhật Bản mà còn cho tương lai của khu vực châu Á-Thái Bình Dương".

Trả lời báo giới sau khi kết thúc đàm phán TPP, Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng nói:

Trung Quốc hy vọng thỏa thuận TPP và các cơ chế mậu dịch tự do khác trong khu vực sẽ bổ trợ cho nhau và góp phần làm tăng mậu dịch, đầu tư và kinh tế cho châu Á Thái Bình DươngBộ Thương mại Trung Quốc

“Việt Nam là nước kém phát triển nhất trong nhóm 12 nước tham gia TPP, nhưng chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ vượt qua mọi khó khăn để làm tròn trách nhiệm và quyền hạn của mình.

“Nếu chúng tôi quyết định tham gia vào những gì đã chấp nhận khi đàm phán thì tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ ứng xử theo đúng những cách thức của các thành viên trong khối TPP,” ông Hoàng nói.

Thỏa thuận này đánh dấu việc cải thiện điều liện lao động trong các nước thành viên theo đó chính phủ các nước này có thể khiếu nại các nước trong khối TPP trong trường hợp không tuân thủ các điều kiện đã thống nhất khi đàm phán.

Trước đây thỏa thuận mậu dịch của Hoa Kỳ chỉ cho phép khiếu nại khi các nước không tuân thủ điều kiện chính nước đó đặt ra hoặc theo tiêu chuẩn lao động quốc tế mà thôi.

Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham Hanoi) ra tuyên bố nói: "Thỏa thuận này sẽ khiến lĩnh vực tư nhân được tiếp cận nhiều hơn tới các thị trường chủ chốt, thúc đẩy cạnh tranh, thu hút thêm đầu tư nước ngoài, và giúp thiết lập hạ tầng cung ứng then chốt, qua đó tạo ra những cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đem lại công ăn việc làm và thu nhập tốt hơn cho người lao động Việt Nam."

BBC 6 tháng 10 2015

01 Tháng Tám 2017(Xem: 13376)
25 Tháng Sáu 2017(Xem: 12324)
Bao giờ Hà Nội mới nói tất cả các đảo ở Biển Đông là của VN từ thời cổ đại?