"Hãy thẳng thắn với ông Tập Cận Bình"

27 Tháng Chín 20159:25 CH(Xem: 15212)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 28 SEP 2015

Hãy thẳng thắn với ông Tập Cận Bình

TS. Vũ Cao Phan Gửi cho BBC từ Hà Nội

 

image018

Image copyright AFP Image caption Lãnh đạo Việt Nam nên yêu cầu Trung Quốc đàm phán về Hoàng Sa nhân chuyến thăm dự kiến tới đây của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình tới VN, theo tác giả.

Ông Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang có chuyến thăm Hoa Kỳ, nơi mà ông đã được Tổng thống Barack Obama đón tiếp khá thẳng thắn.

Tổng thống Mỹ nói với ông Tập hôm 25/9: "Dù rằng hai quốc gia hợp tác với nhau, song tôi tin và biết rằng ông sẽ đồng ý việc chúng ta cần phải giải quyết các bất đồng giữa đôi bên một cách thẳng thắn" và một trong những bất đồng này được dư luận và các giới hiểu, đó chính là tham vọng và hành xử của Trung Quốc trong suốt thời gian qua cho tới hiện nay, gây quan ngại cho Hoa Kỳ và nhiều nước, trong đó có Việt Nam, trên Biển Đông.

Ông Tập Cận Bình lại sắp có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam, trong bức thư ngỏ với tư cách một kiến nghị gửi tới Ban lãnh đạo mà nhà nước Việt Nam, tôi muốn nhấn mạnh trước hết với các vị điểm sau.

Những dịp như chuyến thăm của ông Tập, nếu diễn ra theo dự kiến, là hiếm và tôi cho rằng đó là cơ hội rất tốt để lãnh đạo cấp cao hai bên có thể trao đổi thẳng thắn, đặt lên bàn những vấn đề vốn đã và vẫn đang là nguyên nhân tạo nên sự căng thẳng giữa hai nước. Khi Việt Nam là chủ nhà, nghị trình và nội dung làm việc chắc chắn sẽ có được sự chủ động, kể cả sự kiên trì cần thiết.

Tôi tin là Ban lãnh đạo nước nhà đã và đang có sự chuẩn bị. Là một công dân, xin được đề xuất với các ông một số ý kiến.

Tất cả những việc làm đó là cần thiết, nhưng thử ngẫm mà xem, chúng ta nói chúng ta nghe, chúng ta làm chúng ta biết như một sự an ủi, không đến được tai của thế giới, không tác động tích cực đến dư luận quốc tế. Nó cũng giống như một phép thắng lợi tinh thầnTS. Vũ Cao Phan

Trước hết, vấn đề đàm phán về quần đảo Hoàng Sa. Như chúng ta đều biết, trên Biển Đông hiện nay có bốn vấn đề nổi cộm: tranh chấp chủ quyền biển, đảo; an ninh khu vực; tự do thông thương hàng hải, hàng không quốc tế và vấn đề bảo vệ tài nguyên biển. Ba vấn đề sau thu hút dư luận quốc tế, nhất là khi gần đây Trung Quốc mở rộng và xây cất ồ ạt trên các đá (rock) và các rạn san hô (coral reef), làm mờ đi một vấn đề thiết thân đến chúng ta: tranh chấp chủ quyền biển, đảo.

Ta nói, ta nghe?

Tranh chấp chủ quyền biển đảo có hai tư cách có ý nghĩa quyết định: một, đó là vấn đề khởi nguồn của mọi vấn đề; hai, và do đó nếu giải quyết được (cho dù ở một phạm vi hạn chế và dù chưa thật thỏa mãn cho tất cả các bên), nó sẽ quyết định đến sự yên tĩnh của Biển Đông. Tất cả các nước có tranh chấp trong khu vực đều coi trọng điều này, Trung Quốc càng như vậy.

Khi Đặng Tiểu Bình tuyên bố: “Chủ quyền của ta, gác tranh chấp, cùng khai thác” thì có nghĩa ông ta bảo với thiên hạ rằng vấn đề chủ quyền đã xong, nó thuộc về Trung Quốc. Gần đây, phát biểu tại Diễn đàn hòa bình thế giới được tổ chức tại Đại học Thanh Hoa, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị còn đi xa hơn. Ông nói, Trung Quốc không thể nhân nhượng trong vấn đề chủ quyền, chỉ đơn giản là nếu làm khác thì “sẽ không còn mặt mũi nào nhìn ông bà tổ tiên” (!)

Không thể đấu lại Trung Quốc bằng cả mồm miệng lẫn tay chân, Philippines quyết định đưa vấn đề ra Tòa án trọng tài quốc tế. Còn Việt Nam? Nước Việt Nam giải quyết vấn đề chủ quyền bằng sự “đồng lòng một ý chí” hướng về Biển Đông, hướng về Hoàng Sa, Trường Sa. Chúng ta triển lãm các bản đồ lịch sử khẳng định chủ quyền, chúng ta đặt tên Hoàng Sa, trồng cây Trường Sa ở nơi này nơi khác, hát những bài hát về Biển Đông và: “Đời ta không xong thì đến đời con, đời con không xong thì đến đời cháu, đời cháu không...”, đại loại là như vậy.

image019

Image copyright Getty Image caption Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã tỏ ra thẳng thắn trong cuộc tiếp Chủ tịch TQ Tập Cận Bình ở Nhà trắng hôm 25/9/2015.

Tất cả những việc làm đó là cần thiết, nhưng thử ngẫm mà xem, chúng ta nói chúng ta nghe, chúng ta làm chúng ta biết như một sự an ủi, không đến được tai của thế giới, không tác động tích cực đến dư luận quốc tế. Nó cũng giống như một phép thắng lợi tinh thần.

Không thể không thấy Trung Quốc đã làm được rất nhiều về vấn đề chủ quyền, chẳng những chiếm đoạt nó bằng vũ lực (một việc không được Công ước Luật biển chấp nhận), mà còn ra sức tuyên truyền để quốc tế thấy rằng không hề có vấn đề tranh chấp ở Hoàng Sa, nơi thuộc về Trung Quốc đã cả vài ngàn năm rồi (!)

Những việc mà Trung Quốc làm ở Trường Sa hiện nay càng khiến cho vấn đề Hoàng Sa mờ đi. Có thể vấn đề này sẽ biến mất chăng, một khi các nước lớn ngoài khu vực - như Mỹ chẳng hạn - một mặt khẳng định họ đứng trung lập trong tranh chấp chủ quyền, mặt khác, sự quan tâm “chết người” của họ lại chỉ là ở chỗ quyền thông thương buôn bán, quyền hàng hải hàng không có được tự do hay bị cản trở mà thôi.

Mũi tên nhiều hướng

Và tôi muốn lưu ý việc Trung Quốc đang làm nóng lên ở Trường Sa có thể là một mũi tên bắn đi nhiều hướng. Nghĩa là Trung Quốc đang thực hiện sách lược của họ, sách lược cho Hoàng Sa nói riêng và cho Biển Đông nói chung. Nhưng xin mở ngoặc trước hết về khái niệm 'sách lược' ở đây, sách lược là một khái niệm gốc Hán, không có từ đồng nghĩa trong các ngôn ngữ Ấn – Âu (Anh, Nga, Pháp, Đức…). Bởi vậy khi dịch khái niệm này người ta thường lúng túng, lúc thì dịch là Strategy (chiến lược), lúc thì dịch là tactics (chiến thuật).

Việt Nam cũng rất cần đặt câu hỏi, vấn đề Hoàng Sa ở Biển Đông và vấn đề quần đảo Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông là hoàn toàn giống nhau ở hình thức tranh chấp, tại sao TQ lại đòi hỏi tiêu chuẩn kép, tùy thuộc sự có lợi cho họ?TS. Vũ Cao Phan

Hiểu đúng nghĩa, đó là việc “căn cứ vào sự phát triển của tình hình (mang tính giai đoạn) mà đề ra phương thức hành động hoặc đấu tranh thích hợp”, theo Từ điển Hán ngữ hiện đại chẳng hạn. Còn Từ điển Hán – Anh, Hán – Nga, (do Trung Quốc xuất bản) thì họ dịch là tact (sự khôn ngoan, mưu lược) và các nước cộng sản châu Á bao gồm Việt Nam rất khoái sử dụng 'sách lược' (Chú thích cho độc giả bản đài - TG).

Trở lại với sách lược Biển Đông và biển đảo của Trung Quốc, họ cũng quan sát rất kỹ các động thái của Việt Nam trong vấn đề này. Tạp chí “Châu Á – Thái Bình Dương đương đại” của Trung Quốc trong tháng năm có bài “Tìm kiếm mô hình giải quyết tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam” dẫn tuyên bố của các giới chức có thẩm quyền ở Việt Nam trong vụ giàn khoan Hải Dương - 981 năm 2014 (nhấn mạnh vị trí giàn khoan nằm trong thềm lục địa Việt Nam, mà bỏ qua khoảng cách gần hơn đến quần đảo Hoàng Sa) để cho rằng “Việt Nam đã tự loại mình khỏi việc đòi hỏi chủ quyền Hoàng Sa”.

Việc mất quyền kiểm soát thực tế quần đảo Hoàng Sa không chỉ là một tổn thất lớn của Việt Nam, cả về vật chất lẫn tâm lý. Điều đáng quan tâm nhất hiện nay, điều không thể chấp nhận được hiện nay khiến nổi sóng dư luận là: Đây vốn là vùng đánh cá truyền thống của ngư dân Việt, là nơi kiếm sống của rất nhiều hộ gia đình ngư dân dọc một dải Trung Trung Bộ.

Nhưng Trung Quốc, đặc biệt từ 2010 đã gây ra vô vàn thống khổ cho ngư dân vùng này. Những hành động cướp đoạt thành quả lao động, phá hỏng ngư cụ, đánh đập ngư dân, đánh đắm và bắt giữ thuyền bè… ngày càng gia tăng. Thậm chí tướng Hải quân Trung Quốc Doãn Trác còn tuyên bố cần phải mạnh tay hơn nữa với tàu thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam. Sự hỗ trợ về mặt vật chất của nhà nước ta là có hạn, sự can thiệp của lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển nhiều khi là bất khả.

Tiêu chuẩn kép TQ

Image copyright AP Image caption Du khách Trung Quốc trong một chuyến du lịch tới quần đảo Hoàng Sa gần đây.

Trung Quốc hay nói đến lịch sử. Nếu nói về điều đó thì Trung Quốc có lẽ phải thừa nhận rằng, công việc khai thác hải sản, khoáng vật của các đội ngư thuyền Việt Nam trong vùng biển này hầu như là duy nhất và không bị tranh chấp đã hàng ngàn năm nay. Việc mất quyền đánh cá, quyền khai thác hải sản trong một ngư trường vốn là của mình và không có sự tranh chấp nào cho đến khi Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa là điều không thể chấp nhận.

Việt Nam cần phải có những hành động chính trị, pháp lý kiên quyết trong vấn đề Hoàng Sa. Điều chúng tôi muốn nói là Việt Nam phải yêu cầu Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán về vấn đề này.

Trên thực tế, Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu phía Trung Quốc cùng ngồi lại, nhưng luôn bị họ khước từ một cách quyết đoán với lý do: Quần đảo Hoàng Sa không có sự tranh chấp.

Sự từ chối có tính áp đặt của Trung Quốc cộng với những căng thẳng ở Trường Sa thu hút nhiều sự quan tâm hơn nên có thể đã là nguyên nhân khiến Việt Nam lâu nay ít đề cập đến vấn đề đàm phán về Hoàng Sa và đó lại là nguyên nhân khiến Trung Quốc cho rằng Việt Nam dường như từ bỏ yêu sách về quần đảo này (đã dẫn ở trên).

Cả hai vấn đề: đàm phán về quần đảo Hoàng Sa và xem xét, kiểm điểm thường kỳ về “ các chữ ”,“ các tốt ” nếu trước đây chúng ta chưa có điều kiện đề cập thì cuộc làm việc với ông Tập Cận Bình là một cơ hội tốtTS. Vũ Cao Phan

Chúng tôi cho rằng, để tiến tới cuộc đàm phán về Hoàng Sa, cả hai bên Việt Nam và Trung Quốc đều cần thừa nhận sự tồn tại trên thực tế của vấn đề và vấn đề ấy là nghiêm trọng, không chỉ gây nên thống khổ cho ngư dân Việt mà còn ảnh hưởng lâu dài đến mối bang giao giữa hai nước, mọi sự bỏ qua sẽ càng làm vấn đề trầm trọng thêm.

Việt Nam cũng rất cần đặt câu hỏi, vấn đề Hoàng Sa ở Biển Đông và vấn đề quần đảo Điếu Ngư ở Hoa Đông là hoàn toàn giống nhau ở hình thức tranh chấp, tại sao Trung Quốc lại đòi hỏi tiêu chuẩn kép, tùy thuộc sự có lợi cho họ? Chẳng lẽ nước lớn thì có quyền như vậy? Và nữa, Trung Quốc từ chối tham vấn đa phương, nhưng cũng lại từ chối đàm phán về Hoàng Sa, một vấn đề chỉ có sự tranh chấp giữa hai quốc gia? Thậm chí gần đây, Trung Quốc còn tự ý đưa các quần đảo ấy của Việt Nam vào quy hoạch biển của mình?

Kiến nghị, hiến kế

Vậy xin kiến nghị: chúng ta trước hết cần phải làm cho Trung Quốc thấy rõ một thực tế là những hành động của họ đã hoàn toàn không còn có cái gọi là “bạn bè tốt”, “láng giềng tốt”, “láng giềng hữu nghị” như những khẩu hiệu hai bên vẫn thường hô lên.

Sau đó cần phải kiên trì và kiên quyết yêu cầu Trung Quốc ngồi vào đàm phán bằng cách, một mặt trong tất cả các cuộc tiếp xúc từ cấp cao đến cấp chuyên viên, trong tất cả các cơ hội làm việc từ quan hệ chính thức, quan hệ nhà nước đến quan hệ nhân dân, quan hệ học giả… vấn đề này phải được chủ động đề cập, cho dù có khiên cưỡng chăng nữa.

Mặt khác, kiên trì ba tháng hoặc sáu tháng một lần, Chính phủ (Bộ Ngoại giao) gửi công hàm đến phía Trung Quốc yêu cầu đàm phán về vấn đề Hoàng Sa. Công hàm này được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết được quyết tâm của chính phủ và quan trọng hơn, để dư luận quốc tế thấy được đây là vấn đề rõ ràng có sự tranh chấp giữa các bên liên quan.

Image copyright AFP Image caption Chưa rõ nguyên thủ nào trong ban lãnh đạo đảng, hay nhà nước Việt Nam sẽ có thể đề nghi Trung Quốc đàm phán về Hoàng Sa, dù công khai hay không.

Việc đàm phán chắc chắn không dễ dàng dẫn đến kết quả mong muốn cho cả hai bên. Nhưng có đàm phán là có bình yên. Và theo tôi, nếu giành được sự hiểu biết lẫn nhau để tối thiểu ngư dân Việt Nam có quyền đánh cá trên vùng biển truyền thống của mình thì đó cũng đã là một thắng lợi.

Liên quan đến vấn đề này, tôi cũng xin có thêm một kiến nghị. Hai bên Việt Nam và Trung Quốc thường nhắc đến “Mười sáu chữ” và “Bốn tốt”. Tuy không được nêu ra như một quy tắc ứng xử thì nó cũng giống như một sự dẫn đường cho quan hệ giữa hai nước.

Rất nên có sự chỉ đạo từ cấp cao để những cấp làm việc (như Ủy ban Hợp tác Kinh tế giữa hai bên chẳng hạn) đưa vào xem xét, kiểm điểm việc thực hiện tinh thần này trong những phiên họp thường kỳ.

Tóm lại, ý kiến của tôi là cả hai vấn đề: đàm phán về quần đảo Hoàng Sa và xem xét, kiểm điểm thường kỳ về “ các chữ ”,“ các tốt ” nếu trước đây chúng ta chưa có điều kiện đề cập thì cuộc làm việc với ông Tập Cận Bình là một cơ hội tốt để có được sự thống nhất về nguyên tắc ở cấp chỉ đạo, làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện.

BBC 26/9/15 40 phút trước

Bài viết, dưới đạng thư ngỏ, kiến nghị, thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một nhà nghiên cứu chính trị và bang giao Trung - Việt, nguyên Tổng thư ký, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Trung, đang sống ở Hà Nội.

13 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17983)
"Thủ Tướng Ngô Đình Diệm bị đặt trước sự đã rồi, bị ép buộc đi vào con đường Cách Mạng lật đổ triều Nguyễn bằng Quyết Nghị lịch sử ngày 29 tháng 4 năm 1955".
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 14252)
- "Hội thảo Quốc tế về Biển Đông" lần này tổ chức ở thành phố biển Vũng Tàu lồng dưới chủ đề "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực". Chủ đề có tính chất bao quát, rộng lớn, nhằm thăm dò dư luận về tình hình an ninh và hợp tác qua nhiều lĩnh vực trong đó có thể dẫn tới khả năng các bên "gác lại tranh chấp - cùng khai thác". - Văn Hóa phỏng vấn quan chức ngoại giao".
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13323)
- "Quốc tế hóa không có nghĩa là quốc tế các thực thể vốn dĩ đã là của Việt Nam từ thời ngày xửa ngày xưa đến giờ. Làm sao có thể quốc tế hóa các vùng biển đảo đó được, có hay chăng là các vùng biển nằm ngoài vùng "economic zone", nằm ngoài 12 hải lý đối với những đảo theo quy chế luật biển, các bãi đá, các vùng biển đảo nào không thuộc quy chế 12 hải lý theo luật biển, khi vấn đề là của quốc tế thì cần một giải pháp quốc tế". - "Phải chăng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đang tiến gần đến hiện thực giấc mơ thay đổi thể chế cho bằng được của ông".
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13882)
“Chúng tôi đề nghị giải pháp này để hoá giải tình trạng các chế độ độc tài đã liên tục mạo danh XHDS trong suốt 10 năm qua”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, giải thích từ Bắc Virginia, Hoa Kỳ". "Theo thể thức hiện nay trong tiến trình tổ chức Hội Nghị ACSC/APF, các tổ chức XHDS ở từng quốc gia tự thành lập phái đoàn tham gia".
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16363)
Trong “tứ trụ” hiện thời, ông Nguyễn Sinh Hùng bất chợt trở thành nhân vật có nhiều phát ngôn ấn tượng nhất về “không phải muốn bắt ai thì bắt”, “nói hay thế mà một đồng tăng lương cũng không có là sao!”, hay gần đây nhất là ủy quyền cho chánh văn phòng Quốc hội lần đầu tiên thông báo công khai về từ ngữ quá đỗi nhạy cảm: “Xã hội dân sự”…
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13643)
"Bà chỉ nói là bản thân bà sẽ giữ một vị trí đứng trên Tổng thống cho dù Hiến pháp Miến Điện không nói đến trường hợp này. Bà tuyên bố rằng tân Tổng thống sẽ làm những gì mà Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ bảo phải làm. Nói một cách khác, đó là Tổng thống bù nhìn ».
13 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15104)
- NHÀ BÁO HÀ VĂN THỊNH: "Bài diễn văn dài 3.430 chữ, nếu quy đổi theo số tiền mà TQ viện trợ cho VN thì quả là không nhỏ một chút nào; 1 tỷ nhân dân tệ đổi được 3.640 tỷ VNĐ, tức là một chữ có giá hơn 1 tỷ đồng(!) Ta thử xem cái “sức nặng” của 1 từ/1 nhát/1 tỷ đó, nó thấm và đau đến đâu..." - GS HOÀNG DŨNG: "Đọng lại trong tôi là hình ảnh ông Trần Văn Bang, máu đổ như thế… Trên Facebook người ta viết rằng để làm « thảm đỏ » đón tiếp ông Tập. Câu ấy thật là cay đắng".
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13243)
"Người ta không thấy ông nhắc một chữ nào đến mặt trái, mặt tiêu cực của nó để tìm giải pháp tháo gỡ một cách căn cơ, bài bản, cầu thị, nhất là trong bối cảnh hai nước đang có những căng thẳng ngày càng gay gắt trên Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa".
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13432)
Ts Nguyễn Nhã: Tôi vốn là người học và nghiên cứu lịch sử từ hơn nửa thế kỷ nay, được các báo đài trên thế giới phổ biến những lời tuyên bố của Chủ tịch, đặc biệt có hai vấn đề mà Tôi rất quan tâm: 1/ Trung Quốc có chủ quyền về quần đảo Trường Sa từ thời Cổ đại. 2/ Hoạt động xây dựng có liên quan mà Trung Quốc đang tiến hành ở Trường Sa không nhằm mục tiêu hoặc gây ảnh hưởng đến bất cứ quốc gia nào và Trung Quốc không có ý định theo đuổi (mục đích) quân sự. - Tân Hoa Xã: Đối với dân tộc Việt Nam, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không gian sinh tồn cùng các quyền và lợi ích hợp pháp khác ở Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là bất biến và không thể đánh đổi với bất kỳ lợi ích nào.
02 Tháng Mười Một 2015(Xem: 32233)
" Báo chí Mỹ nói là chúng tôi thất trận vì chúng tôi tham nhũng. Tôi không chối là đã có tham nhũng tại Việt Nam. Có. Có tham nhũng trên thị trường, trên chính trường và trong một vài đơn vị quân đội. Nhưng dứt khoát không có tham nhũng trong Không Quân. Những người lính không quân tin vào Tổ Quốc Không Gian, và họ tin cậy cấp chỉ huy. Không có chuyện tham nhũng nơi các sĩ quan quanh tôi".
28 Tháng Mười 2015(Xem: 36842)
"Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đang gắn lon Thiếu Tướng cho Tướng Trình Minh thế vào ngày 13-2-1955. Để rồi chưa đầy ba tháng sau Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ôm thi hài của Tướng Thế, hôn lên mắt, mà khóc thương cho một chiến sĩ Quốc Gia đã ngã xuống bởi tên tay sai của Pháp: Mai Hữu Xuân".
20 Tháng Mười 2015(Xem: 15816)
"Vị tổng-thống sau này của nước Mỹ có thể sẽ phải tiếc nuối là ông Obama đã không để ý đến những lời khuyến cáo như loại của ông Kissinger. Cứ bắt tay vào việc rồi mới mò ra chiến-lược chiến-thuật, Tổng-thống Obama đã gieo gió. Người đến sau gần như chắc chắn sẽ phải gặt bão".
19 Tháng Mười 2015(Xem: 15238)
- Mai Loan: Hiệp ước Hợp tác Mậu dịch xuyên Thái Bình Dương (TPP). - Nguyễn Phúc Liên: Kinh tế VN bị tê liệt vì hàng ngoại.
15 Tháng Mười 2015(Xem: 17119)
Từ hai năm trở lại đây, đặc biệt trước thềm Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 12 sẽ diễn ra vào đầu năm sau, 2016, từ trong nước đã lan tin này: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một khi nắm chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ giải tán Đảng. Vì vậy, những người Việt Nam đấu tranh cho dân chủ cũng như Mỹ và các nước dân chủ phương Tây khác hãy ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam”.
13 Tháng Mười 2015(Xem: 16912)
- Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, nếu Lịch sử trở thành môn tự chọn, thì bản chất là thủ tiêu môn học này. - "Thử đặt câu hỏi, sẽ thế nào nếu con, cháu chúng ta không biết về lịch sử dân tộc, không biết gốc gác của mình là ai?”, Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ đặt câu hỏi.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 15010)
"Như vậy, nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG không thể nào đi đôi với một Thể chế Chính trị độc tài độc đảng toàn trị. Không thể có trường hợp tréo cẳng ngỗng, hay "râu ông nọ cắm cằm bà kia", nghĩa là Cơ chế độc tài độc đảng toàn trị dám tuyên bố là mình theo nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG!"
08 Tháng Mười 2015(Xem: 16108)
BBC: "Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham Hanoi) ra tuyên bố nói: "Thỏa thuận này sẽ khiến lĩnh vực tư nhân được tiếp cận nhiều hơn tới các thị trường chủ chốt, thúc đẩy cạnh tranh, thu hút thêm đầu tư nước ngoài, và giúp thiết lập hạ tầng cung ứng then chốt, qua đó tạo ra những cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đem lại công ăn việc làm và thu nhập tốt hơn cho người lao động Việt Nam."