"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ BA 05 MAY 2015
Văn Hóa phỏng vấn Giáo sư Lê Xuân Khoa
LTS: Có lẽ chúng tôi không cần giới thiệu nhiều về Gs Lê Xuân Khoa; ông là một nhà Giáo dục, nhà hoạt động Cộng đồng, nhà hoạt động Chính trị, nhà Nghiên cứu Chính sách - Chiến lược, và gần đây ông bước vào con đường của một nhà Biên niên Sử với tác phẩm Việt Nam: 1945-1995.
Cuộc phỏng vấn thực hiện tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí Quận Cam ngày thứ Ba 05/5/2015. Tòa soạn lược bớt nhiều câu chữ thừa trong đối thoại nhưng vẫn giữ đúng nội dung.
Phần 1
(T) Bổn báo Văn Hóa phỏng vấn Gs Lê Xuân Khoa. Ảnh trích từ video.
Kính chào Giáo sư, hôm nay báo Văn Hóa hân hạnh được tiếp xúc với Giáo sư qua một số vấn đề, xin được vào đề ngay:
Văn Hóa: Là một trong 36 trí thức VN hải ngoại ký tên trong THƯ NGỎ (trong đó có Gs Vũ Quốc Thúc), cho đến đã hơn 4 năm, ông nhận thấy THƯ NGỎ đã có tác động nào hay rơi vào quên lãng đối với chính phủ VN?
Gs Lê Xuân Khoa: Khi chúng tôi chủ trương viết Thư Ngỏ, không phải là tự nhiên, mà do ở trong nước có hai Kiến nghị của 72 giới trí thức và một cái nữa của các nhà nghiên cứu. Chủ trương của họ đưa ra có hai điểm chúng tôi rất tán thành: Thứ nhất là trong nước đang đối phó với sự xâm lược của Trung Quốc, tìm cách làm sao VN thoát ra khỏi sự khống chế của TQ, đấy là cái kiến nghị của trí thức và đảng viên trong nước. Thứ hai là tiến đến lộ trình hội nhập với thế giới dân chủ nghĩa là phải bắt đầu cải tổ chế độ chính trị chứ không chỉ cái tổ kinh tế. Hai điểm đó là điểm chúng tôi trong đợi ở ngoài này. Chúng tôi ở ngoài này không có lập đảng lập phe gì hết , chỉ thỉnh thoảng gặp nhau trao đổi qua email, ví dụ như qua Pháp, qua Canada, qua Úc ... thì chúng tôi vẫn có cái chuyện là làm thế nào mà mong ước hay có cơ hội gì thúc đẩy chuyện trong nước phải đi vào cái chỗ "thoát Trung", và con đường thứ nhì là xây dựng dân chủ. Khi Kiến nghị trong nước lên tiếng, chúng tôi tán thành và bên ngoài tìm cách hỗ trợ trong nước cho có uy tín và mạnh hơn, bởi thế chúng tôi chọn hình thức "Thư Ngỏ" mà không chọn "Kiến nghị", vì chúng tôi hiểu người trong nước, trong đảng "Kiến nghị" với chính phủ của họ, còn chúng ta ở ngoài không có kiến nghị mà chỉ là thư ngỏ, thư ngỏ không chỉ viết riêng cho chính quyền mà công bố cho tất cả mọi người biết. Cho đến bây giờ đề tài đó vẫn còn thời thượng, còn chính quyền họ nghe theo tới đâu thì chúng ta theo dõi thấy họ dường như muốn đi về hướng đó mà vẫn còn có cái sự "thụt tới thụt lui".
Văn Hóa: Là một nhà Biên niên Sử, ông có theo dõi cuộc diễn binh, duyệt binh tại Sàigon hôm 30 tháng Tư vừa qua, theo ông nó có gì đặc biệt, nhất là qua bài diễn văn của ông Nguyễn Tấn Dũng?
Từ phải: Trên khán đài trong cuộc diễn binh, duyệt binh hôm 30/4/2015 tại SàiGon, Trương Tấn Sang phất cờ MTDTGPMN, Nguyễn Sinh Hùng phất cờ đảng, Nguyễn Tấn Dũng phất cờ nước, Nông Đức Mạnh phất cờ MTDTGPMN, Nguyễn Phú Trọng phất cờ đảng, một Ủy viên bộ chính trị phất cờ MTDTGPMN. Lá cờ MTDTGPMN cắm trên nóc hai chiếc xe tăng T54 mang số hiệu 843 và 390 đầu tiên húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập vào trưa ngày 30 tháng Tư 1975 đã bị "thủ tiêu" vào năm 1976. Cuộc diễn binh bao gồm các lực lượng chủ lực của quân giải phóng thị uy cùng với các lực lượng hải lục không quân của bộ đội chính quy nhưng rất ít xuất hiện các đơn vị khí tài vũ khí.
Gs Lê Xuân Khoa: Sự thực tôi không chú ý lắm về cái duyệt binh vì tôi cho đấy là cái "diễn tuồng" của chính quyền trong nước. Tôi hoàn toàn không tán thành, bởi vì đã đến cái ngày kỷ niệm 30 tháng Tư đừng có nên biểu dương cái thái độ để cho ngoài có thể nhìn nhận như là để biểu dương sức mạnh hay khoe khoang quá khứ; đã đến lúc phải quên cái quá khứ đó đi, hướng về tương lại nhiều hơn; chính ông Dũng cũng nói là đóng lại qua khứ hướng về tương lai, đằng này lại ôn lại hình ảnh quá khứ, sống lại quá khứ ... Bài diễn văn của ông Nguyễn Tấn Dũng có thể nói tôi hoàn toàn thất vọng, rất ngạc nhiên và thất vọng.
Văn Hóa: Giáo sư đã bỏ ra nhiều năm ở đại học Johns Hopkins nghiên cứu về Biển Đông, tình hình và diễn biến Biển Đông hiện nay ông nhận xét như thế nào?
Gs Lê Xuân Khoa: Tôi cũng xin nhắc lại là sau khi chúng tôi viết Thư Ngỏ, chúng tôi có lập ra một "Diễn đàn Trí thức", "Việt Nam Issue Conference", ở hải ngoại chúng tôi có một nhóm anh em trao đổi, theo dõi tình hình trong nước, chú ý đến vấn đề nào mà mình có thể thấy rằng mình đưa ý kiến để trong nước những anh em trí thức có thể dùng được, làm áp lực để vận động chính quyền trong nước, cũng như đối với quốc tế chúng tôi thấy có điểm gì cần làm được. Có hai vấn đề chính mà chúng tôi thường xuyên theo dõi cho đến bây giờ, thứ nhất là Biển Đông thứ hai là Sông Mê Kông. Vấn đề Biển Đông có hai khía cạnh, chúng tôi có hai nhóm làm việc, nhóm thứ nhất chuyên về "Tư liệu Lịch sử", dựa vào tài liệu trong nước có, dựa vào tài liệu ngoài này dễ kiếm hơn, ví dụ như ở Pháp thì vào thư viện Quốc gia Pháp, bên Mỹ này thì đi khai thác ở các thư viện công hoặc của tư nhân, chúng tôi có những đối chiếu, bổ túc cho nhau, nhưng cũng nhân dịp đó mà tạo ra mối quan hệ với các nhà nghiên cứu trong nước họ cũng đang đi tìm tài liệu lịch sử để chứng minh rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của VN. Cho đến bay giờ chúng tôi vẫn làm việc rất sát với các nhà nghiên cứu trong nước kể cả các tài liệu tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Ý, cũng như các tài liệu viết bằng chữ Hán. Đấy là khía cạnh thứ nhất về tài liệu, khía cạnh thứ hai là Luật pháp, chúng tôi thấy ngoài này mình có ưu thế là có nhiều luật gia cũ cũng như mới theo học Luật quốc tế. họ nắm vững được các yếu tố về luật quốc tế, quốc gia, do đó nếu trong trường hợp "kiện" Trung Quốc về Biển Đông thì có thể kiện được không và có hy vọng gì không, chắc chắn trong nước họ cũng đưa lên chính quyền, còn chính quyền họ dùng được tới đâu hay không dùng thì mình chưa biết.
Văn Hóa: Thưa Gs, các tài liệu lịch sử chứng minh chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa thì phía bên Trung Quốc cũng đưa ra cả ngàn trang tài liệu chứng minh chủ quyền các hòn đảo đó thuộc về họ, ngay cả Philippines cũng đưa ra tài liệu, như vậy thì qua các tài liệu đó (VN,TQ,PHI), có những điểm xung đột nào, điểm khác biệt nào, điểm trùng hợp nào trong lúc ba bên hiện đang tranh chấp?
Gs Lê Xuân Khoa: Cho đến bây giờ, chủ yếu là có sự so sánh tài liệu của TQ và của VN. Tất nhiên chúng tôi có sự phản biện, có sự so sánh chúng tôi mới chứng minh là TQ không có tài liệu đầy đủ hoặc sai sót, chứng minh là phía VN thật sự có tài liệu chính xác. Từ đó, cung cấp cho nhóm Pháp lý, nhóm Pháp lý từ đó có thể đưa luận cứ đứng về mặt Công pháp quốc tế, dựa vào cả Hiến chương Liên hiệp quốc để có thể tranh cãi với TQ trước Tòa án Quốc tế.
Văn Hóa: Tài liệu của VN và tài liệu của Philippines có sự khác biệt nào trong lúc hai nước đang có tranh chấp?
Gs Lê Xuân Khoa: Thú thật là về phía Philippines tôi chắc là có nhưng tôi không theo dõi sát, tôi cũng không nằm trong nhóm nghiên cứu đó, tôi chỉ là người điều phối và sau này tôi cũng đã rút lui. Tất nhiên về phía VN và Phi cũng có tranh chấp, nhưng chủ trương của chúng tôi là tất cả những tranh chấp giữa các nước Đông Nam Á (5 nước), nên nói với nhau là chúng ta nên giải quyết với nhau, bây giờ chúng ta cần đoàn kết lại để nói chuyện với TQ cái đã. Vấn đề với Phi nếu có thì là nghiên cứu thêm, vấn đề chính là chyện của VN với TQ. Chuyện Phi bài bác TQ như thế nào thì chúng tôi xem như lập trường chung đối với TQ, còn chuyện tranh chấp đối với Phi thì giải quyết riêng. Đấy là chủ trương của chúng tôi.
Văn Hóa: Trong vụ kiện của Philippines lên tòa Trọng tài Quốc tế La Haye, thái độ của Việt Nam có vẻ như không được rõ ràng lắm , theo Gs thấy nó như thế nào?
Gs Lê Xuân Khoa: Theo chủ trương của chúng tôi thì nhất định mình phải đi với Philippines, mình phải ủng hộ tuyệt đối, nhất là khi mình chưa tiện, nhất là chính phủ VN thấy là chưa tiện đứng ra để đối đầu hẳn với TQ thì ít nhất cũng phải hỗ trợ Phi, phải khuyến khích quốc tế để làm áp lực với TQ, còn làm lấy chưa được thì phải dựa người khác, trong khi đó phải tiến tới tới cái chỗ mình phải chủ động làm tới nơi đi chứ không phải ngồi chờ .
Văn Hóa: Trong chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng hội đàm với ông Tập Cận Bình, nhận định của Giáo sư về bản Thông cáo chung giữa VN và TQ đối với vấn đề Biển Đông như thế nào?
Gs Lê Xuân Khoa: Có lẽ tôi nên lui lại một chút về việc ông Nguyễn Phú Trọng đi Bắc Kinh. Ông Trọng đi Bắc Kinh trước khi đi Washington, tuy chưa biết đi Washington như thế nào nhưng chỉ biết khi Washington mời Nguyễn Phú Trọng đi Mỹ thì Tập Cận Bình lúc đó mới mời Nguyễn Phú Trọng đi Bắc Kinh. Chuyện mời đó so với thái độ của Bắc Kinh đối với VN trước đây thì đó là một sự xoay chuyển 180 độ. Khi hiện tượng giàn khoan HD-981 xẩy ra vào tháng Năm năm ngoái, thì Trọng phải vội vàng xin liên lạc ngay với Bắc Kinh để cầu cứu làm sao để giải quyết vấn đề này và xin được gặp Tập Cận Bình. Chúng tôi được biết là mấy lần Trong xin mà bị từ chối, trong nước họ đếm tất cả là đến 30 lần, kể cả chính thức và không chính thức qua các kênh, các ngả khác nhau mà bị Cận bình từ chối không cho gặp, như thế thái độ TQ dứt khoát với VN, nó cho rằng VN là tay sai rồi, nó cho quốc tế biết đừng có đặt vấn đề VN ra nữa, xong rồi, khi VN đặt vấn đề thảo luận với nó thì nó từ chối, đó là chuyện nó muốn làm mất mặt đảng CSVN, nhất là TBT đảng CSVN. Tôi thấy khi mà Mỹ có thể đã điều đình với VN, và VN vì chuyện đó mà thấy nguy, thứ nhất là thấy TQ bất mãn, bỏ rơi mình, đối xử tàn nhẫn như vậy, phi ngoại giao, có thể nói rất là vô lễ, cái này tôi mới cho là yêu tố quan trọng, nguy hiểm như thế này mới thấy sự bất mãn của nhân dân trong nước, nhân dân trong nước lại càng khinh bỉ chính quyền này, nhân dân trong nước càng thấy rằng TQ quyết liệt lấy VN, và như thế là chết rồi! cho nên sự bất mãn của dân chúng bùng lên rất mạnh, và cái sự vùng dậy rất mạnh đó khiến cho Nguyễn Phú Trọng và cái phe thân Tầu phải suy tính lại. Trong lúc suy tính thì ta thấy có hiện tượng Nguyễn Tấn Dũng làm cái chương trình "Chân dung Quyền lực", tôi không dám nói là của Nguyễn Tấn Dũng nhưng ai cũng biết là cái trang "Chân dung Quyền lực" đó hoàn toàn đứng trên quan điểm Nguyễn Tấn Dũng, hoàn toàn chống lại cái đám thân Tầu, khi tất cả cái tội ác, tội tham nhũng đàn em của Phú Trọng bị đánh thì ta thấy cái khuynh hướng chống TQ, thân tây phương, thân Mỹ nó lên, vào lúc đó nó rất nguy hiểm vì toàn dân nổi lên, toàn dân được tự do hiểu biết thì đến lúc nào đó phe TQ sẽ bị lật đổ. Bởi lúc đó, từ cái sự hoảng hốt đó cho nên cái đám Bộ chính trị phải họp ba ngày để chận cái chuyện đó, thì chúng ta mới thấy rằng bỗng nhiên trang "Chân dung Quyền lực" phải khựng lại trong vòng khoảng mấy tháng nay. Cái ngừng đó đây phải hiểu rằng có sự can thiệp của nội bộ để ngồi lại với nhau để điều đình rồi. Cái điều đình nó đưa đến cái gì, đưa đến cái dung hòa, nếu phe Nguyễn Tấn Dũng không thắng hoàn toàn thì nó cũng phải được như thế nào thì nó mới chịu ngưng trang CDQL, cho nên khi Bộ chính trị nhìn thấy TQ phản bội lại mình, bắt mình phải lệ thuộc nó qua trắng trợn thì điều đó không thể (chấp nhận), dù có vì quyền lợi riêng thì không thể đối với nhân dân có thể chấp nhận chuyện đó được, thế nào nhân dân nó cũng lật mình thôi, cho nên họ phải nhân nhượng điều đình lẫn nhau, tôi nghĩ rằng cái phe TQ bắt đầu chấp nhân chuyện xa TQ đi, bắt đầu xích lại gần Mỹ hơn, khi có dấu hiệu có thể đi lại gần với Mỹ thì Mỹ có lời mời Phú Trọng. Ta có thể hỏi tại sao Mỹ lại mời Trọng mà không mời Dũng, ta có thể hiểu rằng đối với Mỹ Nguyễn Tấn Dũng coi như thân Mỹ rồi. Dũng chống TQ nó khá rõ rồi, cho nên đối với Hoa Kỳ nếu mình lấy được cái anh mà nó đang theo Tầu bây giờ nó muốn theo mình thì kéo được thêm anh đó thì nó càng mạnh. Đấy là lý do Mỹ mời Nguyễn Phú Trọng.
Văn Hóa: Trở lại vấn đề giàn khoan HD-981, có hai điểm, ý đồ chính khi TQ âm thầm kéo giàn khoan vào thềm lục địa VN, thứ hai là trong trận "đối đầu" đó, tạm gọi đó là trận đánh mới ở trên Biển Đông giữa VN và TQ,vấn đề "thắng" hay "bại" thuộc về phe nào?
(Hết phần 1, xin đọc tiếp phần 2 số báo tới)
Văn Hóa phỏng vấn Giáo sư Lê Xuân Khoa
LTS: Có lẽ chúng tôi không cần giới thiệu nhiều về Gs Lê Xuân Khoa; ông là một nhà Giáo dục, nhà hoạt động Cộng đồng, nhà hoạt động Chính trị, nhà Nghiên cứu Chính sách - Chiến lược, và gần đây ông bước vào con đường của một nhà Biên niên Sử với tác phẩm Việt Nam: 1945-1995.
Cuộc phỏng vấn thực hiện tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí Quận Cam ngày thứ Ba 05/5/2015. Tòa soạn lược bớt nhiều câu chữ thừa trong đối thoại nhưng vẫn giữ đúng nội dung.
Phần 1
(T) Bổn báo Văn Hóa phỏng vấn Gs Lê Xuân Khoa. Ảnh trích từ video.
Kính chào Giáo sư, hôm nay báo Văn Hóa hân hạnh được tiếp xúc với Giáo sư qua một số vấn đề, xin được vào đề ngay:
Văn Hóa: Là một trong 36 trí thức VN hải ngoại ký tên trong THƯ NGỎ (trong đó có Gs Vũ Quốc Thúc), cho đến đã hơn 4 năm, ông nhận thấy THƯ NGỎ đã có tác động nào hay rơi vào quên lãng đối với chính phủ VN?
Gs Lê Xuân Khoa: Khi chúng tôi chủ trương viết Thư Ngỏ, không phải là tự nhiên, mà do ở trong nước có hai Kiến nghị của 72 giới trí thức và một cái nữa của các nhà nghiên cứu. Chủ trương của họ đưa ra có hai điểm chúng tôi rất tán thành: Thứ nhất là trong nước đang đối phó với sự xâm lược của Trung Quốc, tìm cách làm sao VN thoát ra khỏi sự khống chế của TQ, đấy là cái kiến nghị của trí thức và đảng viên trong nước. Thứ hai là tiến đến lộ trình hội nhập với thế giới dân chủ nghĩa là phải bắt đầu cải tổ chế độ chính trị chứ không chỉ cái tổ kinh tế. Hai điểm đó là điểm chúng tôi trong đợi ở ngoài này. Chúng tôi ở ngoài này không có lập đảng lập phe gì hết , chỉ thỉnh thoảng gặp nhau trao đổi qua email, ví dụ như qua Pháp, qua Canada, qua Úc ... thì chúng tôi vẫn có cái chuyện là làm thế nào mà mong ước hay có cơ hội gì thúc đẩy chuyện trong nước phải đi vào cái chỗ "thoát Trung", và con đường thứ nhì là xây dựng dân chủ. Khi Kiến nghị trong nước lên tiếng, chúng tôi tán thành và bên ngoài tìm cách hỗ trợ trong nước cho có uy tín và mạnh hơn, bởi thế chúng tôi chọn hình thức "Thư Ngỏ" mà không chọn "Kiến nghị", vì chúng tôi hiểu người trong nước, trong đảng "Kiến nghị" với chính phủ của họ, còn chúng ta ở ngoài không có kiến nghị mà chỉ là thư ngỏ, thư ngỏ không chỉ viết riêng cho chính quyền mà công bố cho tất cả mọi người biết. Cho đến bây giờ đề tài đó vẫn còn thời thượng, còn chính quyền họ nghe theo tới đâu thì chúng ta theo dõi thấy họ dường như muốn đi về hướng đó mà vẫn còn có cái sự "thụt tới thụt lui".
Văn Hóa: Là một nhà Biên niên Sử, ông có theo dõi cuộc diễn binh, duyệt binh tại Sàigon hôm 30 tháng Tư vừa qua, theo ông nó có gì đặc biệt, nhất là qua bài diễn văn của ông Nguyễn Tấn Dũng?
Từ phải: Trên khán đài trong cuộc diễn binh, duyệt binh hôm 30/4/2015 tại SàiGon, Trương Tấn Sang phất cờ MTDTGPMN, Nguyễn Sinh Hùng phất cờ đảng, Nguyễn Tấn Dũng phất cờ nước, Nông Đức Mạnh phất cờ MTDTGPMN, Nguyễn Phú Trọng phất cờ đảng, một Ủy viên bộ chính trị phất cờ MTDTGPMN. Lá cờ MTDTGPMN cắm trên nóc hai chiếc xe tăng T54 mang số hiệu 843 và 390 đầu tiên húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập vào trưa ngày 30 tháng Tư 1975 đã bị "thủ tiêu" vào năm 1976. Cuộc diễn binh bao gồm các lực lượng chủ lực của quân giải phóng thị uy cùng với các lực lượng hải lục không quân của bộ đội chính quy nhưng rất ít xuất hiện các đơn vị khí tài vũ khí.
Gs Lê Xuân Khoa: Sự thực tôi không chú ý lắm về cái duyệt binh vì tôi cho đấy là cái "diễn tuồng" của chính quyền trong nước. Tôi hoàn toàn không tán thành, bởi vì đã đến cái ngày kỷ niệm 30 tháng Tư đừng có nên biểu dương cái thái độ để cho ngoài có thể nhìn nhận như là để biểu dương sức mạnh hay khoe khoang quá khứ; đã đến lúc phải quên cái quá khứ đó đi, hướng về tương lại nhiều hơn; chính ông Dũng cũng nói là đóng lại qua khứ hướng về tương lai, đằng này lại ôn lại hình ảnh quá khứ, sống lại quá khứ ... Bài diễn văn của ông Nguyễn Tấn Dũng có thể nói tôi hoàn toàn thất vọng, rất ngạc nhiên và thất vọng.
Văn Hóa: Giáo sư đã bỏ ra nhiều năm ở đại học Johns Hopkins nghiên cứu về Biển Đông, tình hình và diễn biến Biển Đông hiện nay ông nhận xét như thế nào?
Gs Lê Xuân Khoa: Tôi cũng xin nhắc lại là sau khi chúng tôi viết Thư Ngỏ, chúng tôi có lập ra một "Diễn đàn Trí thức", "Việt Nam Issue Conference", ở hải ngoại chúng tôi có một nhóm anh em trao đổi, theo dõi tình hình trong nước, chú ý đến vấn đề nào mà mình có thể thấy rằng mình đưa ý kiến để trong nước những anh em trí thức có thể dùng được, làm áp lực để vận động chính quyền trong nước, cũng như đối với quốc tế chúng tôi thấy có điểm gì cần làm được. Có hai vấn đề chính mà chúng tôi thường xuyên theo dõi cho đến bây giờ, thứ nhất là Biển Đông thứ hai là Sông Mê Kông. Vấn đề Biển Đông có hai khía cạnh, chúng tôi có hai nhóm làm việc, nhóm thứ nhất chuyên về "Tư liệu Lịch sử", dựa vào tài liệu trong nước có, dựa vào tài liệu ngoài này dễ kiếm hơn, ví dụ như ở Pháp thì vào thư viện Quốc gia Pháp, bên Mỹ này thì đi khai thác ở các thư viện công hoặc của tư nhân, chúng tôi có những đối chiếu, bổ túc cho nhau, nhưng cũng nhân dịp đó mà tạo ra mối quan hệ với các nhà nghiên cứu trong nước họ cũng đang đi tìm tài liệu lịch sử để chứng minh rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của VN. Cho đến bay giờ chúng tôi vẫn làm việc rất sát với các nhà nghiên cứu trong nước kể cả các tài liệu tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Ý, cũng như các tài liệu viết bằng chữ Hán. Đấy là khía cạnh thứ nhất về tài liệu, khía cạnh thứ hai là Luật pháp, chúng tôi thấy ngoài này mình có ưu thế là có nhiều luật gia cũ cũng như mới theo học Luật quốc tế. họ nắm vững được các yếu tố về luật quốc tế, quốc gia, do đó nếu trong trường hợp "kiện" Trung Quốc về Biển Đông thì có thể kiện được không và có hy vọng gì không, chắc chắn trong nước họ cũng đưa lên chính quyền, còn chính quyền họ dùng được tới đâu hay không dùng thì mình chưa biết.
Văn Hóa: Thưa Gs, các tài liệu lịch sử chứng minh chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa thì phía bên Trung Quốc cũng đưa ra cả ngàn trang tài liệu chứng minh chủ quyền các hòn đảo đó thuộc về họ, ngay cả Philippines cũng đưa ra tài liệu, như vậy thì qua các tài liệu đó (VN,TQ,PHI), có những điểm xung đột nào, điểm khác biệt nào, điểm trùng hợp nào trong lúc ba bên hiện đang tranh chấp?
Gs Lê Xuân Khoa: Cho đến bây giờ, chủ yếu là có sự so sánh tài liệu của TQ và của VN. Tất nhiên chúng tôi có sự phản biện, có sự so sánh chúng tôi mới chứng minh là TQ không có tài liệu đầy đủ hoặc sai sót, chứng minh là phía VN thật sự có tài liệu chính xác. Từ đó, cung cấp cho nhóm Pháp lý, nhóm Pháp lý từ đó có thể đưa luận cứ đứng về mặt Công pháp quốc tế, dựa vào cả Hiến chương Liên hiệp quốc để có thể tranh cãi với TQ trước Tòa án Quốc tế.
Văn Hóa: Tài liệu của VN và tài liệu của Philippines có sự khác biệt nào trong lúc hai nước đang có tranh chấp?
Gs Lê Xuân Khoa: Thú thật là về phía Philippines tôi chắc là có nhưng tôi không theo dõi sát, tôi cũng không nằm trong nhóm nghiên cứu đó, tôi chỉ là người điều phối và sau này tôi cũng đã rút lui. Tất nhiên về phía VN và Phi cũng có tranh chấp, nhưng chủ trương của chúng tôi là tất cả những tranh chấp giữa các nước Đông Nam Á (5 nước), nên nói với nhau là chúng ta nên giải quyết với nhau, bây giờ chúng ta cần đoàn kết lại để nói chuyện với TQ cái đã. Vấn đề với Phi nếu có thì là nghiên cứu thêm, vấn đề chính là chyện của VN với TQ. Chuyện Phi bài bác TQ như thế nào thì chúng tôi xem như lập trường chung đối với TQ, còn chuyện tranh chấp đối với Phi thì giải quyết riêng. Đấy là chủ trương của chúng tôi.
Văn Hóa: Trong vụ kiện của Philippines lên tòa Trọng tài Quốc tế La Haye, thái độ của Việt Nam có vẻ như không được rõ ràng lắm , theo Gs thấy nó như thế nào?
Gs Lê Xuân Khoa: Theo chủ trương của chúng tôi thì nhất định mình phải đi với Philippines, mình phải ủng hộ tuyệt đối, nhất là khi mình chưa tiện, nhất là chính phủ VN thấy là chưa tiện đứng ra để đối đầu hẳn với TQ thì ít nhất cũng phải hỗ trợ Phi, phải khuyến khích quốc tế để làm áp lực với TQ, còn làm lấy chưa được thì phải dựa người khác, trong khi đó phải tiến tới tới cái chỗ mình phải chủ động làm tới nơi đi chứ không phải ngồi chờ .
Văn Hóa: Trong chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng hội đàm với ông Tập Cận Bình, nhận định của Giáo sư về bản Thông cáo chung giữa VN và TQ đối với vấn đề Biển Đông như thế nào?
Gs Lê Xuân Khoa: Có lẽ tôi nên lui lại một chút về việc ông Nguyễn Phú Trọng đi Bắc Kinh. Ông Trọng đi Bắc Kinh trước khi đi Washington, tuy chưa biết đi Washington như thế nào nhưng chỉ biết khi Washington mời Nguyễn Phú Trọng đi Mỹ thì Tập Cận Bình lúc đó mới mời Nguyễn Phú Trọng đi Bắc Kinh. Chuyện mời đó so với thái độ của Bắc Kinh đối với VN trước đây thì đó là một sự xoay chuyển 180 độ. Khi hiện tượng giàn khoan HD-981 xẩy ra vào tháng Năm năm ngoái, thì Trọng phải vội vàng xin liên lạc ngay với Bắc Kinh để cầu cứu làm sao để giải quyết vấn đề này và xin được gặp Tập Cận Bình. Chúng tôi được biết là mấy lần Trong xin mà bị từ chối, trong nước họ đếm tất cả là đến 30 lần, kể cả chính thức và không chính thức qua các kênh, các ngả khác nhau mà bị Cận bình từ chối không cho gặp, như thế thái độ TQ dứt khoát với VN, nó cho rằng VN là tay sai rồi, nó cho quốc tế biết đừng có đặt vấn đề VN ra nữa, xong rồi, khi VN đặt vấn đề thảo luận với nó thì nó từ chối, đó là chuyện nó muốn làm mất mặt đảng CSVN, nhất là TBT đảng CSVN. Tôi thấy khi mà Mỹ có thể đã điều đình với VN, và VN vì chuyện đó mà thấy nguy, thứ nhất là thấy TQ bất mãn, bỏ rơi mình, đối xử tàn nhẫn như vậy, phi ngoại giao, có thể nói rất là vô lễ, cái này tôi mới cho là yêu tố quan trọng, nguy hiểm như thế này mới thấy sự bất mãn của nhân dân trong nước, nhân dân trong nước lại càng khinh bỉ chính quyền này, nhân dân trong nước càng thấy rằng TQ quyết liệt lấy VN, và như thế là chết rồi! cho nên sự bất mãn của dân chúng bùng lên rất mạnh, và cái sự vùng dậy rất mạnh đó khiến cho Nguyễn Phú Trọng và cái phe thân Tầu phải suy tính lại. Trong lúc suy tính thì ta thấy có hiện tượng Nguyễn Tấn Dũng làm cái chương trình "Chân dung Quyền lực", tôi không dám nói là của Nguyễn Tấn Dũng nhưng ai cũng biết là cái trang "Chân dung Quyền lực" đó hoàn toàn đứng trên quan điểm Nguyễn Tấn Dũng, hoàn toàn chống lại cái đám thân Tầu, khi tất cả cái tội ác, tội tham nhũng đàn em của Phú Trọng bị đánh thì ta thấy cái khuynh hướng chống TQ, thân tây phương, thân Mỹ nó lên, vào lúc đó nó rất nguy hiểm vì toàn dân nổi lên, toàn dân được tự do hiểu biết thì đến lúc nào đó phe TQ sẽ bị lật đổ. Bởi lúc đó, từ cái sự hoảng hốt đó cho nên cái đám Bộ chính trị phải họp ba ngày để chận cái chuyện đó, thì chúng ta mới thấy rằng bỗng nhiên trang "Chân dung Quyền lực" phải khựng lại trong vòng khoảng mấy tháng nay. Cái ngừng đó đây phải hiểu rằng có sự can thiệp của nội bộ để ngồi lại với nhau để điều đình rồi. Cái điều đình nó đưa đến cái gì, đưa đến cái dung hòa, nếu phe Nguyễn Tấn Dũng không thắng hoàn toàn thì nó cũng phải được như thế nào thì nó mới chịu ngưng trang CDQL, cho nên khi Bộ chính trị nhìn thấy TQ phản bội lại mình, bắt mình phải lệ thuộc nó qua trắng trợn thì điều đó không thể (chấp nhận), dù có vì quyền lợi riêng thì không thể đối với nhân dân có thể chấp nhận chuyện đó được, thế nào nhân dân nó cũng lật mình thôi, cho nên họ phải nhân nhượng điều đình lẫn nhau, tôi nghĩ rằng cái phe TQ bắt đầu chấp nhân chuyện xa TQ đi, bắt đầu xích lại gần Mỹ hơn, khi có dấu hiệu có thể đi lại gần với Mỹ thì Mỹ có lời mời Phú Trọng. Ta có thể hỏi tại sao Mỹ lại mời Trọng mà không mời Dũng, ta có thể hiểu rằng đối với Mỹ Nguyễn Tấn Dũng coi như thân Mỹ rồi. Dũng chống TQ nó khá rõ rồi, cho nên đối với Hoa Kỳ nếu mình lấy được cái anh mà nó đang theo Tầu bây giờ nó muốn theo mình thì kéo được thêm anh đó thì nó càng mạnh. Đấy là lý do Mỹ mời Nguyễn Phú Trọng.
Văn Hóa: Trở lại vấn đề giàn khoan HD-981, có hai điểm, ý đồ chính khi TQ âm thầm kéo giàn khoan vào thềm lục địa VN, thứ hai là trong trận "đối đầu" đó, tạm gọi đó là trận đánh mới ở trên Biển Đông giữa VN và TQ,vấn đề "thắng" hay "bại" thuộc về phe nào?
(Hết phần 1, xin đọc tiếp phần 2 số báo tới)