Thông Cáo Chung Hoa-Việt 8/4/2015: Một Văn kiện Chính trị diễn ra giữa những hoạt động Quân sự dồn dập từ bờ biển Việt Nam đến bờ biển Philippines

12 Tháng Tư 20158:10 CH(Xem: 17480)
"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 13 APRIL 2015  
blank
Hai phái đoàn hai đảng CSVN và CSTQ trên bàn hội nghị ở Bắc Kinh ký kết các hiệp ước nội dung qua bản Thông Cáo Chung Bắc Kinh 8/4/2015.
blank
Khu trục hạm USS Fort Worth (LCS 3) tác chiến gần bờ và Khu trục hạm tên lửa dẫn đường Fitzgerald cập hải cảng Đà Nẵng hôm 6/4/2014.
blank
 Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ Ray Mabus duyệt hàng quân trên Khu trục hạm USS Fitzgerald.
blank
 Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ Ray Mabus thăm, ủy lạo sĩ quan thủy thủ trên Khu trục hạm USS Fort Worth.
blank
 Thủy quân Lục chiến Mỹ và Philippines cùng tập trận trên đảo Balikatan và Puerto Princesa Palawan.

++++++++++++++++++++++++++++++++

BBC: Hội đàm Việt - Trung: Chuyên gia TQ nói gì?

Lê Quỳnh BBC tiếng Việt

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng rời Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam chiều 10/4, kết thúc chuyến thăm bốn ngày ở Trung Quốc.

Trung Quốc đã đón tiếp long trọng phái đoàn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đánh dấu chuyển biến sau thời gian căng thẳng năm 2014.

Truyền thông Việt Nam nói Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì lễ đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia.

Cuộc hội đàm ở Bắc Kinh hôm 7/4 chứng kiến việc ký một loạt thỏa thuận mà hai bên hứa hẹn sẽ “góp phần củng cố, tăng cường tin cậy chính trị, hữu nghị giữa hai nước”.

Trả lời BBC, các học giả Trung Quốc bày tỏ hy vọng quan hệ sẽ phát triển ổn định, nhưng cũng có người nói thẳng Việt Nam không nên “lợi dụng các đại cường”.

Shen Dingli, Giáo sư Viện Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Phục Đán, Thượng Hải

Mỗi nước – Trung Quốc, Việt Nam, Hoa Kỳ - đều có lợi ích riêng của mình. Mặc dù có một số lợi ích khác nhau, phần nhiều là giống nhau như sự ổn định và phát triển. Quan trọng là làm thế nào thu hẹp khác biệt và mở rộng điểm chung.

Trung Quốc và Việt Nam sẽ có thể tiếp tục truyền thống đối tác tốt và kiềm chế khác biệt. Chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc là một nỗ lực theo hướng này, và Trung Quốc rất trân trọng.

Tôi hy vọng hai bên sẽ có thành tựu mới mẻ, tích cực, có lợi cho cả hai. Thông qua sáng kiến hợp tác đa phương “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc, hy vọng là hai nước sẽ xác định được những dự án phù hợp để hợp tác theo hướng song phương hoặc đa phương.

Li Qingsi, Giáo sư, Phó Giám đốc Trung tâm Hoa Kỳ học, Đại học Nhân dân Trung Quốc, Bắc Kinh

Về tranh chấp ở Nam Hải, cần chỉ ra rằng Việt Nam nên cân bằng giữa lịch sử và hiện tại. Sự can dự của bên thứ ba trong quan hệ song phương chỉ gây bất lợi. Miễn là Việt Nam sẵn sàng thương lượng với Trung Quốc về vùng biển tranh chấp, rồi rốt cuộc sẽ có thêm tiến bộ.

Về quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, xin trích lời một người nói về Mexico, rằng nước này quá xa Thượng đế nhưng quá gần Hoa Kỳ. Theo tôi, chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chứng minh quan hệ gần gũi hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không thể là giải pháp cho các vấn đề của Việt Nam. Cứ xem lịch sử giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, cũng như chính sách của Hoa Kỳ ở những nơi khác từ Trung Á đến Trung Đông sau Chiến tranh Lạnh.

Nếu Việt Nam vẫn mơ Hoa Kỳ đóng góp cho hòa bình và ổn định khu vực, họ sẽ hối tiếc về hậu quả. Ngoài ra, nếu một nước yếu hơn tìm cách lợi dụng các đại cường, liệu có giống như chơi với lửa? Mỗi khi các nước lớn nhượng bộ nhau, chỉ có nước nhỏ thua thiệt.

Tóm lại, quan hệ gần gũi hơn giữa Việt Nam và Mỹ sẽ có hại ở Nam Hải. Nhưng quan hệ gần gũi hơn giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ đem lại lợi ích, hai bên cùng thắng. Tôi tin giới lãnh đạo Việt Nam sẽ có quyết định đúng đắn.

Shi Yinhong, Giáo sư về Quan hệ Quốc tế và Nghiên cứu Chiến lược, Đại học Nhân dân Trung Quốc, Bắc Kinh

Rất tốt khi Trung Quốc và Việt Nam, qua kênh Đảng cấp cao nhất, cố gắng giảm cạnh tranh và căng thẳng, quan tâm hơn đến trao đổi kinh tế và các hình thức hợp tác khác. Điều này có thể quan trọng cho Hà Nội về kinh tế và cho Bắc Kinh về ngoại giao.

Tuy vậy, tranh chấp ở các đảo nhỏ và vùng nước xung quanh, cũng như vùng đặc quyền kinh tế vẫn còn đó. Không bên nào chấp nhận nhượng bộ lớn. Chính sách ngoại giao của Việt Nam vẫn sẽ nhằm từ từ xây dựng đối tác chiến lược, hay một điều gì gần như thế, với Washington. Chính sách của Trung Quốc thì vẫn sẽ định hình bởi sự cạnh tranh chiến lược với Mỹ tại tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á.

Thật mừng khi chứng kiến quan hệ nồng ấm hơn, và chúng ta cũng đừng ngạc nhiên nếu nhỡ xảy ra chuyển biến lạnh lẽo hơn trong tương lai. Thăng trầm, thịnh suy là lẽ thường tình./

BBC  8/4/2015

VNTB - Hệ luỵ tai hại của Thông cáo chung Việt - Trung ngày 8.4.2015

Lê Anh Hùng (VNTB) - Đã thành thông lệ, cứ mỗi lần Việt Nam - Trung Quốc ra tuyên bố chung nhân chuyến thăm cấp cao của một nhà lãnh đạo nào đấy là thêm một lần những người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh nước nhà lại phải giật mình trước những nội dung của nó.
blank
Hệ luỵ tai hại

Chuyến thăm Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng từ ngày 7 – 10.4.2015 lần này cũng vậy. Bản Thông cáo chung được công bố ngày 8.4 vừa qua không khỏi khiến bao người Việt Nam trong và ngoài nước thêm một phen lo lắng cho tương lai của đất nước.

Đây là một bản tuyên bố chung dài, với những ngôn từ lặp đi lặp lại năm này qua năm khác, mà mỗi người từ những góc nhìn khác nhau có thể mổ xẻ những hệ luỵ tai hại của nó. Tác giả bài viết này đặc biệt quan ngại về những nội dung nằm trong mục (4) của Thông cáo chung:

Hai bên nhất trí chú trọng đi sâu hợp tác trong các lĩnh vực sau đây:

…- Thực hiện tốt “Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế - thương mại Việt - Trung giai đoạn 2012 - 2016”, thúc đẩy thực hiện Danh mục các dự án hợp tác trọng điểm và các thỏa thuận hợp tác kinh tế thương mại mà hai bên đã ký kết… Sớm bàn bạc và xác định phương án tổng thể chung về xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới; thiết thực thúc đẩy các dự án kết nối cơ sở hạ tầng. Thúc đẩy hợp tác trong các ngành nghề nông nghiệp, chế tạo, dịch vụ và các lĩnh vực khoa học công nghệ, y tế, kiểm nghiệm, kiểm dịch, v.v...

Hai bên tuyên bố chính thức thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng và Nhóm Công tác về hợp tác tiền tệ, đồng ý tăng cường điều hành, phối hợp giữa các nhóm này và Nhóm Công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển, cùng nhau thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực phát triển toàn diện.

…- Tiếp tục phát huy tốt vai trò của Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt - Trung, thực hiện tốt các văn kiện về biên giới trên đất liền giữa hai nước; sớm ký "Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên du lịch khu vực Thác Bản Giốc" và "Hiệp định về quy chế tàu thuyền tự do đi lại tại khu vực cửa sông Bắc Luân"; cùng duy trì bảo vệ sự ổn định và phát triển của khu vực biên giới. Phát huy tốt vai trò của Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt - Trung; tăng cường xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng cửa khẩu biên giới hai bên, nâng cao mức độ mở cửa hợp tác của các cửa khẩu biên giới hai nước. Tăng cường hợp tác giữa các tỉnh/khu biên giới hai bên, thúc đẩy cùng phát triển khu vực biên giới hai nước.

Mở toang các cửa ngõ biên giới Việt - Trung!

Lãnh tụ Trung Quốc Đặng Tiểu Bình từng tuyên bố: “Trung Quốc làm gì cũng có tính toán.” Vì vậy ở đây có mấy vấn đề đặt ra với bản Thông cáo chung này như sau:

1. “Khu hợp tác kinh tế qua biên giới” là thế nào? Phải chăng là một khu kinh tế tự do ở biên giới để hàng hoá Trung Quốc tập kết trước khi tràn vào thị trường Việt Nam, bóp chết nền sản xuất trong nước?

2. “Danh mục các dự án hợp tác trọng điểm” giữa Việt Nam và Trung Quốc bao gồm những dự án nào?

Phải chăng đây là những “dự án” giống như “Dự án Đường sắt Đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đông” (vừa tàn phá lá phổi xanh của thành phố, vừa nhằm phá huỷ các huyệt phong thuỷ ở vùng địa linh nhân kiệt bậc nhất trong cả nước, lĩnh vực mà các nhà phong thuỷ Trung Quốc giỏi hơn ai hết, vừa tiềm ẩn những nguy cơ tai hại về an ninh – quốc phòng), các dự án thông tin tín hiệu đường sắt (rất nhạy cảm về an ninh – quốc phòng và bị chậm trễ đến 7 năm trời), hay những dự án nhiệt điện do Trung Quốc cung cấp vốn (với công nghệ lạc hậu, chậm tiến độ hàng năm trời để rồi phụ thuộc vào Trung Quốc về phụ tùng thay thế, chưa kể có thể bị họ làm cho tê liệt hay cho nổ tung bất cứ lúc nào khi giữa hai nước xẩy ra chiến sự).

Chính phủ Việt Nam phải công bố danh mục các dự án này cho nhân dân biết và giám sát, tránh thêm những bài học đắt giá khác.

3. Nhiều năm gần đây, Trung Quốc luôn tìm cách quốc tế hoá đồng nhân dân tệ, để vừa thoát khỏi sự lệ thuộc vào đồng dollar Mỹ, vừa thách thức vị thế đồng tiền dự trữ số 1 thế giới của nó.

Cuối năm 2014, việc Hiệp hội Doanh nghiệp Trung Quốc kiến nghị Chính phủ Việt Nam được thanh toán bằng đồng NDT trên lãnh thổ Việt Nam  đã khiến dư luận phản ứng gay gắt với thái độ hết sức cảnh giác trước nguy cơ lệ thuộc về tài chính tiền tệ vào Trung Quốc.[i] Vậy mà giờ đây Việt – Trung lại không chỉ tuyên bố thành lập cái gọi là “Nhóm Công tác hợp tác về tiền tệ” mà còn tiến thêm một bước dài nữa là đã ký kết “Điều khoản Tham chiếu Nhóm công tác hợp tác tài chính tiền tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc”.

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng lệ thuộc sâu sắc vào Trung Quốc, đây rõ ràng là một diễn biến hết sức đáng lo ngại.

4. Việc hai nước thành lập cái gọi là “Nhóm Công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng” rồi “thiết thực thúc đẩy các dự án kết nối cơ sở hạ tầng” là nhằm mục đích gì, nếu không phải là để Trung Quốc cung cấp vốn cho Việt Nam xây dựng các tuyến đường cao tốc nối các cửa ngõ biên giới Việt – Trung với các trung tâm kinh tế và an ninh – quốc phòng của Việt Nam như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, hay để tình trạng 90% dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc tiếp tục diễn ra, với cái giá không thể đong đếm về cả kinh tế lẫn an ninh – quốc phòng?

Trung Quốc luôn muốn Việt Nam mở toang các cửa ngõ biên giới Việt – Trung, bởi điều này mở đường cho họ giành chiến thắng ngoạn mục trong cuộc xâm lăng kinh tế trước mắt và cuộc xâm lược quân sự về lâu dài. Việc họ mong muốn “tăng cường xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng cửa khẩu biên giới hai bên, nâng cao mức độ mở cửa hợp tác của các cửa khẩu biên giới hai nước. Tăng cường hợp tác giữa các tỉnh/khu biên giới hai bên, thúc đẩy cùng phát triển khu vực biên giới hai nước” cũng là nhằm mục đích đó.

Như mọi chuyến thăm cấp cao khác giữa hai nước, chuyến thăm này cũng được ghi nhận trong bản Thông cáo chung là “thành công tốt đẹp”. Và, như các chuyến thăm khác, nó “thành công tốt đẹp” cho ai thì hẳn mọi người đều đã nhận thấy./.

Bài liên quan:
1.   Lào Cai: ‘Tử huyệt’ của phòng tuyến biên giới phía bắc? (VOA)
2.   Trục đường cửa ngõ chiến lược Móng Cái - Hạ Long sẽ rơi vào vòng kiểm soát của Trung Quốc? (VOA)
3.   Formosa Hà Tĩnh đã trở thành đặc khu của Trung Quốc? (VOA)
4.   Chính phủ Việt Nam đang ‘dâng’ nền kinh tế nước nhà cho Trung Quốc? (VOA)
5.   Vì sao TQ cấm làm đường gần biên giới, còn VN lại mở toang cửa ngõ biên giới với TQ? (VOA)

--------------

Ghi chú:

[i] Báo Người Lao Động 5.1.2015: Thanh toán bằng tiền Trung Quốc ở Việt Nam: Quá nhiều rủi ro!

VOV ngày 5.1.2015: Phản đối đề xuất thanh toán trực tiếp đồng Nhân dân tệ tại Việt Nam

RFA ngày 9.1.2015: Cảnh giác Trung Quốc vi phạm chủ quyền tiền tệ

VNTB - Sau kiểm soát bất đồng là quân sự hóa tranh chấp chủ quyền Trường Sa

VNTB: Trong cuộc hội đàm cấp cao giữa đoàn Việt Nam và Trung Quốc tại Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 7/4,  cả hai Tổng Bí thư nhấn mạnh tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo hai nước, nghiêm túc thực hiện "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc", cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ, có hiệu quả "Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC) và sớm đạt được "Bộ quy tắc về Ứng xử của các bên trên Biển Đông" (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Sự "Nhất trí duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông" đó ở cuộc hội đàm dường như là một thành công lớn của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến đi lần này. Tuy nhiên, có vẻ Trung Quốc vẫn thích sử dụng lời nói vuốt ve, điều đó đồng nghĩa, họ cho phép các hành động phục vụ cho "lợi ích cốt lõi quốc gia" vẫn được tiến hành, mặc dù điều đó khiến cho sự trao đổi trong lần hội đàm của hai nhà lãnh đạo Đảng trở về giá trị zero.

Cụ thể, sau khi cả hai Tổng bí thư nhất trí kiểm soát bất đồng trên biển Đông thì phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Hoa là bà Xuân Oánh đã công bố kế hoạch cải tạo trên quần đảo Trường Sa, nơi giữa Việt Nam và Trung Quốc đều coi đó là thuộc chủ quyền của mình. Sự nhấn mạnh tính "cần thiết" trong cải tạo, nhằm hỗ trợ "hoạt động hàng hải và cứu trợ, dịch vụ nghề cá và hành chính cũng như phòng thủ quân sự", tất nhiên là "thuộc phạm vi chủ quyền Trung Quốc".

Điều này có làm phức tạp thêm tình hình? Chắc chắn là có, vấn đề nằm ở chỗ Trung Quốc trở cờ quá nhanh trong lời nói và hành động, liệu rằng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có bất ngờ về mặt nhận thức "ý tưởng mới của Trung Quốc trong thúc đẩy quan hệ hai nước" hay không? Trước mắt là ở việc,Trung Quốc sẵn sàng hy sinh "duy trì đại cục" để bảo tồn cái lợi ích về mặt chủ quyền (mà Trung Quốc luôn nhấn mạnh)?

“Điều chúng tôi lo ngại là Trung Quốc không tuân thủ quy ước, luật pháp quốc tế và đang phô trương sức mạnh để ép các quốc gia khác phải phục tùng”, Tổng thống Obama nói tại một sự kiện ở Jamaica trước thềm hội nghị thượng đỉnh các nước vùng Caribe.

Trong khi đó, liên quan đến tranh chấp chủ quyền biển giữa Trung Quốc với các nước ở khu vực Đông Bắc và Đông Nam Á. Trong chuyến thăm Nhật Bản, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ - ông Carter đã lên tiếng quan ngại về "hành động của Trung Quốc, đẩy mạnh bồi đắp để tạo ra các đảo nhân tạo ở 6 rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam" hay còn gọi là nguy cơ quân sự hóa tranh chấp lãnh thổ.
blank
Tin bài liên quan trên Lao Động: Phát biểu tại một cuộc họp báo ngắn hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết, hoạt động cải tạo và xây dựng trên quần đảo Trường Sa thuộc Biển Đông là cần thiết, để đối phó với nguy cơ các trận bão trong khu vực với nhiều tàu ở xa đất liền.“Chúng tôi đang xây dựng các nơi trú ẩn, hỗ trợ hoạt động hàng hải và cứu trợ cũng như các dịch vụ dự báo khí tượng hàng hải, dịch vụ nghề cá và các dịch vụ hành chính khác để cung cấp các dịch vụ cần thiết cho Trung Quốc, các nước láng giềng và các tàu thuyền cá nhân trên Biển Đông", theo bà Hoa. |
blank
Hình ảnh vệ tinh ngày 17/3 cho thấy một đảo nhân tạo nổi lên ở Bãi Vành Khăn

Bà Hoa cũng cho biết, các đảo và rạn san hô cũng sẽ đáp ứng yêu cầu phòng thủ quân sự của Trung Quốc, tuy nhiên không nêu rõ điều này.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang nhiên nhấn mạnh: “Các hoạt động xây dựng có liên quan hoàn toàn thuộc phạm vi chủ quyền của Trung Quốc. Điều đó là công bằng, hợp lý, hợp pháp, không ảnh hưởng và không nhằm chống lại bất cứ quốc gia nào”.
blank
Hình ảnh Đá Châu Viên ngày 15/11/2014

Trong tuyên bố chung hôm 8.4, Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhất trí với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ không làm phức tạp thêm tình hình trên Biển Đông và tuân thủ Bộ Quy tắc ứng xử của các bên liên quan trên Biển Đông.

TBT Trọng: 'khá hơn nhưng vẫn giáo điều'

TS. Nguyễn Thanh Giang Gửi cho BBC từ Hà Nội
blank
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một nhà vận động cho nhân quyền và dân chủ Việt Nam nêu ra một số đánh giá của ông, có ba điểm được coi là 'khá' và hai điểm được cho là 'chưa được', nhân chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng.

Ông Nguyễn Phú Trọng (trái) được Trung Quốc tiếp đón 'đặc biệt trọng thị' theo truyền thông Việt Nam.

Có ba cái mà tôi đánh giá là 'khá' trong chuyến thăm Trung Quốc lần này của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, theo lời mời của lãnh đạo Trung Quốc, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Tập Cận Bình từ ngày 7-10/4/2015.

Cái khá thứ nhất là lần này ông Trọng đã không khoe: “Trong các nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam, tôi là người đi thăm Trung Quốc chính thức nhiều nhất”.

Hồi mới lên chủ tịch Quốc hội, ông vội vàng sang yết kiến 'thiên triều' ngay và 'tâng công':

“Lên làm chủ tịch Quốc hội, Trung Quốc là nước đầu tiên tôi đi thăm”.

Hồi ấy ông Nguyễn Tấn Dũng chọn Nhật Bản, ông Nguyễn Minh Triết chọn Lào là các nước đầu tiên để đi thăm. Phải chăng ông Trọng mách rằng hai ông kia thất lễ (!) và không biết có phải nhờ 'câu nịnh khéo' ấy mà Nguyễn Phú Trọng đã vượt qua đầu Nguyễn Minh Triêt và Nguyễn Tấn Dũng để được lên làm Tổng Bí thư?

Cái khá thứ hai theo tôi là trong bản ký kết với Tập Cận Bình lần này Nguyễn Phú Trọng chỉ cho Trung Quốc vào mấy tỉnh biên giới như một số điểm có thể nêu ra sau đây:

Điểm khá thứ ba là lần này ông Nguyễn Phú Trọng đã biết vận dung DOC, COC để khống chế Trung Quốc ở Biển ĐôngTS. Nguyễn Thanh Giang

“Hai bên tích cực nghiên cứu việc đàm phán, ký kết Hiệp định sửa đổi về thương mại biên giới Việt - Trung. Sớm bàn bạc và xác định phương án tổng thể chung về xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới;

“Tiếp tục phát huy tốt vai trò của Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt - Trung, thực hiện tốt các văn kiện về biên giới trên đất liền giữa hai nước; sớm ký "Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên du lịch khu vực Thác Bản Giốc" và "Hiệp định về quy chế tàu thuyền tự do đi lại tại khu vực cửa sông Bắc Luân"; cùng duy trì bảo vệ sự ổn định và phát triển của khu vực biên giới.

"Phát huy tốt vai trò của Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt - Trung; tăng cường xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng cửa khẩu biên giới hai bên, nâng cao mức độ mở cửa hợp tác của các cửa khẩu biên giới hai nước. Tăng cường hợp tác giữa các tỉnh/khu biên giới hai bên, thúc đẩy cùng phát triển khu vực biên giới hai nước”.

'Mở đường' cho TQ

Còn nhớ, ngày 15/10/2011, chính ông Nguyễn Phú Trọng đã ký kết với Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc khi đó, ông Hồ Cẩm Đào như sau:

“Mở rộng hơn nữa sự giao lưu, hợp tác giữa các địa phương hai nước, nhất là các tỉnh giáp biển, giáp biên giới của hai nước như Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Quảng Ninh, Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu của Việt Nam với Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Hải Nam của Trung Quốc”.
blank
Ông Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 10/2011.

Do ký kết như vậy, Nguyễn Phú Trọng đã mở đường cho Trung Quốc tràn sang lập làng, mở phố, xây dựng căn cứ địa ở Vũng Áng, Tây Nguyên, Nam Định, Bình Dương …

Nguy hiểm hơn, trong bản ký kết khi đó với Hồ Cẩm Đào, ông Nguyễn Phú Trọng còn được cho là đã 'chính thức mời' Trung Quốc chuẩn bị đưa quân đội, công an sang “giữ gìn ổn định trong nước của mình” với thỏa thuận sau:

“Năm là, đi sâu hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thi hành pháp luật và an ninh… cùng phòng ngừa và tấn công các hoạt động vi phạm pháp luật, tội phạm xuyên biên giới; tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong việc giữ gìn ổn định trong nước của mình”.

Điểm khá thứ ba là lần này ông Nguyễn Phú Trọng đã biết vận dung DOC, COC để khống chế Trung Quốc ở Biển Đông, như tài liệu công bố cho hay:

“Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ có hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)”

Tuy nhiên có thể giải thích thế nào khi mà từ trước, trong khi lãnh đạo các nước và một số lãnh đạo ta (Việt Nam) trong suốt thời gian dài đã biết sử dụng vũ khí DOC, COC và luật pháp quốc tế để kiềm chế Trung Quốc thì văn bản Nguyễn Phú Trọng ký kết với Hồ Cẩm Đào mà vẫn còn tác dụng đến nay, đã không hề đả động gì đến DOC, chứ đừng nói COC:

Thỏa thuận Nguyễn Phú Trọng - Hồ Cẩm Đào khi đó ghi rõ:

Trung Quốc và Việt Nam thông qua đàm phán giải quyết tranh chấp trên biển giữa hai nước không liên can gì với bên thứ baThỏa thuận cấp cao Việt - Trung năm 10/2011

“Hai bên đánh giá tích cực việc hai nước ký kết “Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển;” cho rằng việc ký kết Thỏa thuận này có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng đối với việc xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, sẽ cùng nỗ lực thực hiện nghiêm chỉnh Thỏa thuận này”.

Không biết rằng cái được gọi là “Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” đã viết thế nào mà chỉ hai ngày sau đó nhà cầm quyền Bắc Kinh, thông qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân, đã sung sướng tung hô trước dư luận thế giới rằng:

“Tuyên bố chung Trung-Việt“ có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển lâu dài, lành mạnh và ổn định. Trung Quốc và Việt Nam thông qua đàm phán giải quyết tranh chấp trên biển giữa hai nước không liên can gì với bên thứ ba.“

Thế và sau đó từ năm 2011 tới nay, người ta đã chứng kiến không biết bao nhiêu lần Trung Quốc lấn lướt trên Biển Đông, mà vụ các vụ cắt cáp tàu Bình Minh, vụ Giàn khoan HD-981, rồi các vụ kiên cố hóa đảo Gạc Ma và nhiều đảo ở khu vực Trường Sa, chưa kể tuyên bố về vùng đánh cá trên Biển Đông của Trung Quốc gần đây chỉ là vài trong một số diễn biến được cho là có hệ thống của Trung Quốc, liên quan, đe dọa trực tiếp chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Hai việc chưa được
blank
Ông Nguyễn Phú Trọng vẫn nhấn mạnh 'xây dựng chủ nghĩa xã hội' trong chuyến thăm TQ mới nhất, theo tác giả.

Ba việc được cho là 'khá ấy' tuy nhiên theo tôi đi kèm với ít nhất hai việc chưa được.

Đó là, thứ nhất Tuyên bố Nguyễn Phú Trọng – Tập Cận Bình (hay thỏa thuận Trọng - Tập) chỉ đề cập vấn đề rất nhỏ là hợp tác khai thác du lịch Thác Bản Giốc mà lẩn tránh vấn đề hết sức đáng quan ngại - đó là quần đảo Trường Sa.

Thực vậy, ở Trường Sa, Trung Quốc không chỉ xây sân bay trên đảo Gạc Ma mà đang khẩn trương biến ít nhất 5 bãi đá ngầm nữa: Ga Ven (Gaven), Châu Viên (Cuarteron), Chữ Thập (Fiery Cross), Tư Nghĩa (Hughes), và Én Đất (Eldad) thành các đảo.

Hoa Kỳ đã nghiêm khắc cảnh báo: Trung Quốc đang xây Vạn Lý Trường Thành trên Biển.

Cái chưa được thứ hai là khi nói chuyện với đông đảo thanh niên Việt Nam và Trung Quốc, Tập Cận Bình chỉ nói:

Trong khi đó ông Nguyễn Phú Trọng vẫn ra rả kêu gọi “Xây dựng Chủ nghĩa Xã hội”. Rõ ràng, ông này bảo hoàng hơn vua. Chẳng những thế ông còn tỏ ra không bén nhạy với thời cuộcTS. Nguyễn Thanh Giang

"Trung Quốc đang đoàn kết, phấn đấu xây dựng xã hội khá giả toàn diện, thực hiện phục hưng dân tộc Trung Hoa, đi sâu cải cách toàn diện, quản lý đất nước theo pháp luật toàn diện, quản lý Đảng nghiêm minh toàn diện".

Trong khi đó ông Nguyễn Phú Trọng vẫn ra rả kêu gọi “Xây dựng Chủ nghĩa Xã hội”.

Rõ ràng, ông này bảo hoàng hơn vua.

Chẳng những thế ông còn tỏ ra không bén nhạy với thời cuộc, quá trì trệ, quá lạc hậu, quá u mê.

Ông là Tổng Bí thư quá non yếu, non yếu hơn cả những người tiền nhiệm ít học.

Hẳn là ông Trọng đã lẳng lặng tiếp thu ý kiến phản biện thẳng thắn, quyết liệt của chúng tôi và cộng đồng phản biện độc lập Việt Nam trong và ngoài nước thời gian qua, nên mới khá lên được chút ít.

Thế nhưng, thiết nghĩ, ông Trọng nên mời các trí thức thực sự có tâm, có tầm, chứ không phải những người 'nịnh thần', những quân sư 'giáo điều' hoặc 'bị thế lực nước ngoài xui khiến, lung lạc', đến để thành khẩn nghe họ nói hầu dĩ giác ngộ thêm chút nữa để may chăng mới đạt được kết quả khả dĩ tốt đẹp trong chuyến thăm Hoa Kỳ sắp tới đây.

BBC 8/4/2014

Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một nhà vận động cho nhân quyền và dân chủ hóa đang sinh sống ở Hà Nội.

Đào Như             

THỬ TÌM HIỂU BẢN THÔNG CÁO CHUNG VIỆT TRUNG TẠI BẮC KINH HÔM 8-4-2015

blank Nhìn vào danh sách phái đoàn của TBT Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh gồm có 4 Ủy viên Bộ Chính Trị: Phùng Quan Thanh, Đinh Thế Huynh, Nguyễn Thị Kim Ngân, Trần Đại Quang. Ngoài ra còn có Ngoại trưởng Phạm Bình Minh, Trưởng ban đối ngoại Hoàng Bình Quân, Bộ trưởng Kinh Tế đầu tư Bùi Quang Vinh, Bộ trương Công Thương Vũ Huy Hoàng, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ… Đây là đoàn tùy tùng khá hùng hậu, chứng tỏ rằng Hà Nội cũng đã chủ động chuẩn bị trước cho chuyến đi thăm Bắc Kinh của TBT Nguyễn Phú Trọng.

   Thế giới cũng khá bất ngờ khi nhìn thấy Trung Quốc đã đón tiếp trọng thị phái đoàn của TBT Nguyễn Phú Trọng. TBT, Chủ Tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình chủ trì buổi lễ đón tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng, theo nghi lễ cao nhất dành cho các nguyên thủ quốc gia. Điều này chứng tỏ rằng ĐCSTQ cũng đã chuẩn bị chu đáo buổi lễ tiếp rước TBT Nguyễn Phú Trong mặc dầu chuyến công du Trung Quốc của ông Trọng lúc ban đầu chỉ là vâng theo lệnh đòi khẩn cấp của Tập Cận Bình.

    Buổi hội đàm tại Bắc Kinh giữa hai phái đoàn VN và TQ do TBT Nguyễn Phú Trong và TBT Tập Cận Bình lãnh đạo diễn ra ngay trong ngày đầu tiên phái đoàn VN đến TQ hôm 7-4 tại Bắc Kinh. Tại buổi hòa đàm này, hai Đảng cộng sản VN và TQ đã ký kết một loạt thỏa thuận mà hai bên cùng hứa sẽ góp phần củng cố tăng cường tin cậy chính trị, hữu nghị, giữa hai nước. Nội dung của buổi hòa đàm này vẫn còn giữ kín, nhưng nội dung một số thỏa thuận của buổi họp hôm 7-4 được tìm thấy trong bản Thông Cáo Chung hôm 8-4 tại Bắc Kinh.

      Như vậy muốn biết mục đích buổi gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo đảng cộng sản của hai nước VN và TQ tại Bắc Kinh hôm 7-4, thiết nghĩ tốt nhất là ta thử tìm hiểu nội dung của bản Thông Cáo Chung giữa hai phái Đoàn Việt-Trung hôm 8-4-2015.

  Sau những phần rườm rà khoa trương ngôn ngữ, hai đảng cộng sản VN và TQ ca tụng nhau qua những thành tựu có được nhờ sư hợp tác của hai Đảng trong chiều hướng bảo vệ quan hệ Việt Trung với nền ngoại giao trên cơ sở “16 chữ vàng và 4 tốt”. Gần 1/3 còn lại bản thông cáo chung, hai bên bắt đầu đề cập đến phần cốt lõi của bản thoả thuận taị Bắc Kinh hôm 7-4, và cũng là lý do của chuyến công du của TBT Nguyễn Phú Trọng đến bắc Kinh theo lời mời của TBT/ĐCSTQ, Tập Cận Bình, đó là vấn đề tranh chấp và phân định biên giới trên bộ và trên biển giữa hai đảng cộng sản, giữa hai nước VN và TQ. Đây là phần chủ chốt của bản Thông cáo chung giữa VN va TQ tại Bắc Kinh hôm 8-4-2015. Vì tầm quan trọng của nó, tôi sẽ viết lại nguyên văn bản tiếng Việt những phần tôi đề cập đến:

…Hai bên VN và TQ ”Tiếp tục phát huy tốt vai trò Ủy ban Liên hợp biên giới trên đất liền Việt-Trung, thực hiện tốt các văn kiện về biên giới giữa hai nưóc; sớm ký ”Hiệp định hợp tác bảo vệ khai thác nguồn tài nguyên du lịch Thác Bản Giốc” và “Hiệp định về qui chế tàu thuyền tự do đi lại tại khu vực Đắc Luân”, cùng duy trì bảo vê sư ổn định và phát triển của khu vực biên giới”. Phát huy tốt vai trò của “Ủy ban Hợp tác quản lý  cửa khẩu biên giới đất liền Việt-Trung; tăng cường xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng cửa khẩu biên giới hai bên, nâng cao mức độ mở cửa  hợp tác của các cử khẩu của hai nước. Tăng cường hợp tác Tỉnh/Khu biên giới hai bên, thúc đẩy cùng phát triển khu vực biên giới hai nước.

    Hai bên trao đổi ý kiến thẳng thắn về vấn đề trên biển nhấn mạnh tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa hai lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện ”Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”, sử dụng tốt các cơ chế đàm phán cấp chính phủ về biên giới lãnh thổ lãnh hải VIệt-Trung, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán, hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai nước đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về các vấn đề cùng hợp tác cùng phát triển. Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ hiệu quả ”Tuyên Bố và Ứng Xử của các bên trên Biển Đông-DOC”, và sớm đạt được “Bộ Qui Tắc Ứng xư của các bên trên Biển Đông-COC” trên cơ sở hiệp thương thống nhất, Không có hành động phức tạp mở rộng tranh chấp, xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt-Trung vì hòa bình  ổn định ở Biển Đông.  

  Hai bên nhất trí đẩy hoạt động của nhóm bàn bạc và hợp tác cùng phát triển, tăng cường hợp tác trên các lãnh vực ít nhạy cảm, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Tích cực thúc đẩy cùng hợp tác, cùng phát triển tại vùng biển này, sớm khởi động khảo sát chung tại vùng biển  ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ trong năm nay…”

     Sau khi đọc qua phần cuối của bản tuyên bố chung VN và TQ  hôm 8-4 vừa rồi, ai cũng thấy đây cũng lại là một dịp để hai bên Việt Trung khoa trương ngôn ngữ, lạm dụng mỹ từ, lập đi lập lại những sáo ngữ để che đậy những dự mưu của họ, nhất là theo chủ trương của ĐCSTQ hai bên : Sử dụng tốt các cơ chế đàm phán, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị tìm giải pháp cơ bản mà hai bên cùng chấp nhận được..Không có hành động phức tạp mở rông tranh chấp, xử lý kịp thời thỏa đáng vấn đề nảy sinh duy trì đại cục quan hệ Việt Trung và hòa bình ổn đọnh ở Biển Đông…

Phải nói rằng những lập luận trên thật mơ hồ nếu không muốn nói không phù hợp với thực tế, không phù hợp với thực trạng Biển Đông. Thật là phi lý, trong khi TQ đang mở hết công xuất xây dưng những công trình chiến đấu tại 7 bãi đá: Gạc Ma, Châu Viên, Tư Nghĩa, Subi, Chữ Thập, Gaven và Vành Khăn từ nay đến đầu năm 2016, thì TBT Tập Cận Bình yêu cầu Nguyễn Phú Trọng phải sử dụng các cơ chế đàm phán, kiên trì thông qua hiệp thương đàm phán hữu nghị…không có hành động mở rộng tranh chấp để duy trì đại cục quan hệ Việt Trung…Không hiểu khi thò tay ký vào bản thỏa thuân hôm 7-4-2014 tại Bắc Kinh, ông Nguyễn Phù Trọng có đầy đủ ý thức rằng đây là bản thoả ước bất tương xứng gây nhiều thiệt hại cho ViệtNam, nhất là TQ đã thành công tạo ra những trói buộc mới với ViệtNam trên Biển Đông. Ông Nguyễn Phú Trọng có biết rằng bản thoả ước không có tính hồi tố, xét lại những việc làm có tính xâm lăng mở rông chiến tranh của TQ chống lại ViệtNam thông qua trong việc phân định biên giới trên bộtại miền bắc và trong tranh chấp chủ quyền trên Vịnh Bắc Bộ cũng như trên Biển Đông?

Bản Thông Cáo Chung ngày 8-4 cũng như Thoả ước 7-4 tại Bắc kinh không hề có một lời đá động đến hay tố cáo sư cố GKHD-981, cuộc xâm lăng qui mô và trắng trợn nhất của Trung Quốc vào đất nước ta trong những ngày gần đây. Tôi tin chắc rằng trên đường đến Bắc Kinh để đàm phán, TBT Nguyên Phú Trọng phải coi sư cố GKHD-981 là vũ khí ưu việt của VN dùng để đánh bại TQ trong mọi cuộc đàm phán về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Do đó lẽ nào ông Trọng lại quên không nêu lên sư cố GKHD-981! Qua sự kiện này, tôi tin chắc rằng bản thoả thuận hôm 7-4 và bản Thông Cáo chung hôm 8-4 tại Bắc Kinh đều do TQ dàn dựng, lên khung sẵn, phái đoàn TBT Nguyễn Phú Trọng chỉ biết vâng lệnh ký kết.  Không hiểu ông Trọng có đủ tỉnh táo để nhận rõ rằng “Duy trì đại cục quan hệ Việt Trung” chỉ là những lời nói nhảm, bảo vệ phương châm ngoại giao “16 chữ vàng và 4 tốt” chỉ là những điều “viển vông mang tính chất lê thuộc nào đó.”.

    Đứng trên thời điểm này, dựa trên những sư kiện lịch sử vừa được dẫn chứng ở trên, phải nhìn nhận một thực tế hiển nhiên: Quan hệ Việt-Trung hiện tại được nhìn nhận như là tảng băng lớn có hai phần nổi và chìm. Khối băng này đang trôi giạt trên Biển Đông. Liệu nó có thể tránh được những đá ngầm-Reefs? những luồn sống ngầm do TQ tạo ra có thề làm nổ tung cả Biển Đông. Trong thực tế TQ đang tăng cường vũ trang, xây dựng cơ sở chiến đấu trên quần đảo Trường Sa không phải chỉ đối đầu với VN mà ngay cả với Mỹ. Liệu sinh mệnh của nền hòa bình Biển Đông sẽ kéo dài bao lâu nữa?

   Viết đến đây tôi nhớ lại Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có lần lên tiếng Manilla hôm 22-5-2014 về vụ GKHD-981: “ViệtNam mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải dựa trên cơ sở bảo đảm Độc lập, Tư chủ, Chủ quyền lãnh thổ, vùng biển và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này  để nhận lấy  một thứ hòa bình hữu nghị  viển vông lệ thuộc nào đó”. Trong quá khứ câu nói đầy quyết liệt củ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có đủ sức mạnh đánh bật GKHD-981 ra khỏi vùng biển Đặc Quyền Kinh Tế ViệtNam. Nhưng ta phải nhớ đó là chuyện của quá khứ. Trong tình hình hiện tại và tương lai ta cần phải có một sức mạnh, một ý chí quyết liệt hơn nữa mới có thể đương đầu hữu hiệu những biến động trên Biển Đông.

Điều kiện cần và đủ, theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, việc trước mắt ta phải quyết tâm thay đổi thể chế hiện tại cho bằng được vẫn biết rằng đây là một công cuộc lột xác, đổi máu, vô cùng đau đớn cho những ai còn tin tưởng mù quáng vào chế độ Cộng sản và Chuyên Chính Vô Sản. Hy vọng bản Thỏa Ước 7-4-2015 tại Bắc Kinh bất tương xứng với ViệtNam mà TBT-Ban Chấp Hành Trung Ương ĐCSVN, Nguyễn Phú Trọng, vừa ký kết là một nguồn động lực mới thúc đẩy toàn dân cả nước quyết tâm hơn nữa thay đổi thể chế cộng sản hiện hành đang cai trị Việt Nam để tiến tới cho bẳng được Việt Nam Cộng Hòa Tư Do Độc lập Dân chủ./.  

Đào Như

Oak park, Illinois-USA

April-12-2015

GHI CHÚ NGUỒN

Toàn văn bản thông cáo chung Việt-Trung ngày 8-4-2015 tại Bắc Kinh

http://vov.vn/chinh-tri/toan-van-thong-cao-chung-viet-nam-trung-quoc-393521.vov

Việt Nam mãi là láng giềng quan trọng của Trung Quốc?
blank
Hai nhà lãnh đạo Việt – Trung tỏ ra hồ hởi và thân thiện với nhau, trái ngược hẳn với năm ngoái, khi giới chức hai nước nhìn nhau với vẻ thiếu thiện cảm.

VOA Tiếng Việt

10.04.2015

Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngày mai sẽ kết thúc chuyến thăm kéo dài 3 ngày tới Trung Quốc, sau khi tiến hành nhiều cuộc hội đàm với các giới chức cấp cao của nước chủ nhà và đi tới đồng thuận rằng hai bên cần phải giải quyết hòa bình vấn đề biển Đông.

Trong các bức ảnh chụp với Chủ tịch Tập Cận Bình, hai nhà lãnh đạo Việt – Trung tỏ ra hồ hởi và thân thiện với nhau, trái ngược hẳn với năm ngoái, khi giới chức hai nước nhìn nhau với vẻ thiếu thiện cảm sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan dầu gây tranh cãi vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố là thềm lục địa của mình.

Dù năm ngoái hai bên đối đầu nhau trên biển, giáo sư Carl Thayer từ Australia cho rằng Bắc Kinh vẫn coi Việt Nam là một quốc gia quan trọng vì ít nhất ba lý do sau.

Ông nói: “Thứ nhất, Việt Nam là quốc gia theo đường lối xã hội chủ nghĩa, có di sản lịch sử về hợp tác và hỗ trợ với Trung Quốc. Thứ hai, Việt Nam là nước láng giềng nằm trong phạm vi của Trung Quốc nên hai bên cùng có quyền lợi duy trì mối quan hệ song phương ổn định và không để xảy ra xung đột. Thứ ba, Việt Nam là một quốc gia quan trọng trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Theo giáo sư Carl Thayer, vì ASEAN hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận giữa các thành viên nên Trung Quốc có lẽ không muốn xa lánh Việt Nam”.

Chuyên gia về Việt Nam cho rằng Trung Quốc sẽ phải phải “đáp lễ chuyến thăm của ông Trọng” và một khi đạt được sự thấu hiểu giữa hai nước đôi bên “sẽ tái tục các chuyến thăm cấp cao khác mà cho tới nay vẫn bị đình trệ”.

Việt Nam là nước láng giềng nằm trong phạm vi của Trung Quốc nên hai bên cùng có quyền lợi duy trì mối quan hệ song phương ổn định và không để xảy ra xung đột.

Giáo sư Carl Thayer nói.

Sau những căng thẳng hồi năm ngoái, ông Carl Thayer cho rằng Trung Quốc sẽ phải “nồng hậu hơn với Việt Nam nhằm khôi phục lòng tin chiến lược với nước láng giềng”.

Giới chức Trung Quốc từng tuyên bố muốn “củng cố lòng tin giữa hai nước, thiết lập sự đồng thuận và thúc đẩy quan hệ Trung – Việt đi đúng hướng”.

Trong khi đó, nhận định với VOA Việt Ngữ, ông Dương Danh Di, cựu tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc, nói rằng ông “không ảo tưởng” về quan hệ giữa Hà Nội với Bắc Kinh.

Cựu quan chức ngoại giao nói: “Sau chuyện họ đưa giàn khoan vào, Việt Nam cương quyết phản đối, thế giới phản đối, ASEAN phản đối, các nước lớn, trong đó có Mỹ, các nước mới trỗi dậy, trong đó có Ấn Độ, đều lên tiếng phê phán họ thì bây giờ buộc họ phải xuống thang để cải thiện quan hệ với Việt Nam, nhưng xin nói thật, tôi không có ảo tưởng gì về quan hệ với Trung Quốc cả. Việt Nam cũng chẳng bằng mặt, mà bằng lòng thì không bằng lòng rồi. Tất nhiên mình cũng chẳng dại gì một nước nhỏ cạnh nước lớn mà lại căng thẳng, gây sự với họ làm gì, nhưng những nguyên tắc về chủ quyền, lãnh thổ của chúng tôi mà anh xâm phạm thì chúng tôi không thể tha thứ được”.
blank
 Hai nhà lãnh đạo Việt - Trung dường như khá gượng gạo khi bắt tay nhau tại một sự kiện ở Trung Quốc cuối năm 2014.

Theo báo chí Việt Nam, trong các cuộc gặp với giới chức phía Trung Quốc, ông Trọng nói rằng “Việt Nam luôn luôn ghi nhớ và trân trọng sự giúp đỡ hết sức to lớn, có hiệu quả của nhân dân Trung Quốc trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Việt Nam”.

Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam còn nhấn mạnh tới “chính sách nhất quán của Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác, hữu nghị với Trung Quốc.”

Phía Việt Nam cũng cho rằng hai bên “cần kiên trì nỗ lực củng cố và tăng cường tin cậy chính trị giữa hai Đảng, hai nước thông qua việc lãnh đạo cấp cao hai bên thường xuyên gặp gỡ, trao đổi ý kiến một cách chân thành, thẳng thắn và thiết thực”.

Mình không thể thay đổi thực trạng là Việt Nam có một hàng xóm như là Trung Quốc. Dĩ nhiên, với lịch sử của hàng nghàn năm nay, người Việt Nam biết Trung Quốc như thế nào rồi.

Sử gia Nguyễn Nhã nói.

Ông Nguyễn Nhã, sử gia nghiên cứu về Trung Quốc, nhận xét với VOA Việt ngữ rằng Việt Nam không thể làm gì khác khi đứng cạnh Trung Quốc.

Ông cho biết: “Chính bà Nguyễn Thị Bình [nguyên Phó chủ tịch nước Việt Nam] nói ở Paris, trong lần tụi tôi dự hội thảo về biển Đông nhưng đã nói rằng Việt Nam và Trung Quốc giờ muốn đổi lại hàng xóm thì đâu có được. Mình không thể thay đổi thực trạng là Việt Nam có một hàng xóm như là Trung Quốc. Dĩ nhiên, với lịch sử của hàng nghàn năm nay, người Việt Nam biết Trung Quốc như thế nào rồi.”

Chuyến công du cấp cao thứ hai của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam tới nước lân bang ở phía bắc kể từ năm 2011 diễn ra trước chuyến thăm đã được thông báo sang Washington. Trong bối cảnh Việt Nam đang chịu nhiều sức ép cả ở trên biển lẫn trên đất liền từ chính quyền Trung Quốc, các nhà quan sát cho rằng Việt Nam nên xích lại gần hơn nữa với Mỹ để làm đối trọng với Trung Quốc.

Giáo sư Carl Thayer cho rằng chuyến thăm của ông Trọng tới Trung Quốc trước cũng có tác động trong cuộc thương thảo giữa Hà Nội và Washington, và chuyến thăm tới Mỹ của ông cũng có tác động tương tự trong các cuộc tiếp xúc giữa Việt Nam với Bắc Kinh.

Nhà nghiên cứu này nói thêm: “Việt Nam hiện đang chuẩn bị các văn kiện chính sách quan trọng cho Đại hội đảng lần thứ 12 nhằm có đường hướng phát triển trong 5 tới 10 năm tới nên điều quan trọng đối với các nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam là họ phải có những đánh giá đúng đắn về chính sách và ý định của các cường quốc, trong đó có Trung Quốc và Mỹ về một loạt các vấn đề trong đó có chính trị, ngoại giao, kinh tế, an ninh và quan hệ quốc phòng”./
11 Tháng Mười Một 2018(Xem: 9728)
30 Tháng Mười 2018(Xem: 12151)
28 Tháng Mười 2018(Xem: 10901)