Đào Như: Thử tìm hiểu nội dung bài diễn văn của Đại sứ Ted Osius

15 Tháng Ba 20159:16 CH(Xem: 15989)
"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 16 MAR 2015
Thử tìm hiểu nội dung bài diễn văn của Đại sứ Ted Osius        
                               
blank Đào Như

Để đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ, đại sứ Mỹ tại Hà Nội, Ted Osius, tổ chức buổi nói chuyện trực tiếp với toàn thể giảng viên và sinh viên thuộc viện Đại Học Quốc Gia Hà Nội hôm 6 tháng 3-2015. Trong dịp này, đại sứ Ted Osius nêu ra 3 chủ điểm của cột mốc lịch sử -20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ, gồm có:

-  Đối tác toàn diện đang trên đường được Việt và Mỹ tích cực thực hiện trên mọi bình diện từ kinh tế chính tri đến khoa học nhân văn.

 -  Hiện trạng ban giao giữa hai nước rất tốt đẹp: Mỹ, Việt đã hợp tác hỗ trợ trong những năm qua trên nhiều lãnh vực Ngoại giao-Kinh tế-Thương mại-An ninh-Khoa học Kỹ thuật- Giáo dục- Môi trường –Y tế…và trao đổi giữa người dân với người dân…

 -  Viễn kiến của mối quan hệ này: Theo Ted Osius có lẽ đây là phần quan trọng nhất, vì nó là tầm nhìn phát triển của mối quan hệ đối tác toàn diện Việt-Mỹ trong 20 năm tới. Ted Osius nhắc lại Tổng Thống Obama và Chủ tịch Sang đã xác lập quan hệ đối tác toàn diện, trong đó xác định danh mục các lãnh vực qui mô rộng và chiến lược mà chúng ta cùng hợp tác cùng làm việc. Đại sứ Osius nhắc lại những chuyến thăm quan trọng của các Phó Thủ tướng Việt Nam trong quá khứ, và ông cũng thông báo những chuyến viếng thăm Mỹ trong tương lai của ngài Bộ trưởng Công An Việt Nam và nhất là chuyến thăm Hoa Kỳ sắp tới của TBT của ĐCSVN, ông Nguyễn Phú Trọng, theo lời mời của Chính phủ Hoa Kỳ…Tất cả các chuyến viếng thăm nay nhầm mục đích thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện Việt-Mỹ tiến về phía trước và xa hơn nữa. Theo đại sứ Osius “Mỹ sẵn sàng tiếp thêm sức mạnh cho Việt Nam bay cao và xa hơn nữa”. Và đại sứ Osius lạc quan, chủ động vạch ra một lộ trình thúc đẩy hợp tác toàn diện hôm nay tiến về phía trước, tiến sâu vào tinh thần hợp tác ở cấp khu vực và toàn cầu để bảo vệ hòa bình ổn định và thịnh vượng khu vực và thế giới. Cũng trong chiều hướng đó, từ quan hệ đối tác toàn diện hôm nay, Việt Nam và Hoa Kỳ có thể tiến đến ký kết thỏa ước Hợp tác Chiến lược Liên minh An ninh Quân Sự Quốc Phòng Hỗ tương trong tương lai, như Mỹ đã ký kết với Philippines, Nam Triều Tiên và nhất là với Nhật Bản.  

     Nếu quả thật như vậy, đó là thiện chí và hảo ý của đại sứ Osius. Nhưng trong tình hình hiện tại, mối quan hệ Việt-Mỹ hôm nay không giống mối quan hệ giữa Mỹ với Philippines, với Nam Triều Tiên và nhất là với Nhật Bản vào năm 1945 lúc Nhật Bản vừa đầu hàng Mỹ, nếu không muốn nói là hoàn toàn trái ngược lại. Chúng ta phải khách quan nhìn vào thực tế lịch sử nếu không chúng ta sẽ rơi vào hội chứng hoang tưởng- delusional disorders syndromes.

Về Chủ Đề Biển Đông: Đại sứ Osius khẳng định:“Lâp trường của Mỹ không chấp nhận việc bất kỳ bên tranh chấp nào đe dọa, cưỡng ép, sử dụng vũ lực, để theo đuổi tuyên bố chủ quyền của mình–Những tranh chấp lãnh thổ  cần phải được giải quyết một cách hòa bình, thông qua biện pháp ngoại giao và phù hợp với luât pháp quốc tế…Chúng tôi kêu gọi  các bên tuyên bố chủ quyền thể hiện sự tự chế -đặc biệt trong những hoạt động cải tạo qui mô biến những Bãi Đá, Bãi Ngầm trở thành tiền đồn có thể dễ dàng được quân sư hóa …”.  Đại sứ Osius không đề cập đến việc Mỹ sở hữu quyền lợi nào trên Biển Đông. Có lẽ ông cũng thừa biết rằng cũng như những quốc gia, những cường quốc khác trên thế giới, ngoài quyền Tự do hàng hải thông thương trên Biển Đông, Mỹ không hề sở hữu một quyền lợi cốt lõi nào khác tại đây.

     Trong thực tế, ý kiến của đại sứ Osius về những tranh chấp ở biển như ông vừa trình bày ở trên không có gì mới lạ, chỉ là sự lập lại những luận điệu cũ xưa của các nhà giao Mỹ và những bậc tiền nhiệm của ông. Không ai còn lạ gì, Chính phủ Hoa Kỳ trong quá khứ cho đến nay tự đặt mình ở vị trí của vị thẩm phán, của kẻ thổi còi, trọng tài, khi phát biểu về vấn đề tranh chấp tại Biển Đông.   

       Sau đó, Đại sứ Osius trở lại khẳng định: ”Hoa Kỳ muốn một nước Việt Nam, cường thịnh, độc lập, tôn trọng nền Pháp trị và Nhân quyền…Hoa Kỳ và những nước khác đã thẳng thắng và minh bạch với Việt Nam về những khác biệt giữa chúng ta về vấn đề nhân quyền-tôi tin rằng cải cách bộ luật hình sự và dân sự, mở rộng những quyền tự do cá nhân gồm cả tự do trên internet và khuyến khích tư pháp độc lập  đóng vai trò trọng yếu cho sự thành công của Việt Nam…”. Đại sứ Osius nhắc lại câu nói của Pete Peterson, nguyên đại sứ Mỹ tại Hà Nội, đã truyền đạt lại cho ông: “Nothing is impossible”- Và khi ông Osius đặt ra những câu hỏi phác họa viễn kiến về mối bang giao trong tương lai gữa hai nước Việt, Mỹ và chính ông tự trả lời là “Nothing is impossible”. Câu nói này được nhắc đi nhắc lại nhiều lần như một điệp khúc, không chỉ bởi ông Osius mà còn bởi những kháng giả ngồi bên dưới.  Đại sứ Osius cố tình tô đậm câu nói“Nothing is impossible- như “ba chữ vàng” nguyên tắc cơ bản và cũng để làm tốt mối quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ.

      Qua những biện luận, lý giải, vô cùng sắc bén ở trên, Ted Osius quả là một đại sứ đẳng cấp và thực tiển-pragmatic- Ông là người Mỹ điển hình, thích ngắn gọn, không dài dòng, ông biết thâu tóm phương châm bảo vệ và làm tốt quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ chỉ trong “3 Chữ Vàng- Nothing is impossible”, chứ không không dài dòng như kẻ khác phải vụng về vận dụng đến “16 Chữ Vàng”. Đại sứ Osius đã nhiều lần phát biểu Hoa Kỳ mong muốn Việt Nam tôn trọng Tự do, Dân chủ, nền Pháp trị và tôn trọng Tự do Cá nhân, nhân quyền, Tự do Trên Mạng Xã hội- Internet… Nhưng nghĩ lại cho cùng, ai cũng thấy những gì đại sứ Osius mong muốn cho Việt Nam, chỉ là sự lập lại. Là người Việt, ai cũng nhớ lại trong thông điệp đầu năm năm Giáp Ngọ, ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng Việt Nam cũng từng nêu lên chủ đề: Việt Nam phải theo đuổi và thực hiện cho bằng được nền Dân Chủ, Pháp Trị trên cơ sở của Xã hội Dân Sự tôn trọng tư do cá nhân và nhân quyền. Chính Thủ tướng Dũng cũng nhiều lần chủ trương “tự do thông tin trên mạng xã hội, trên Internet, Facebook, blogs là những nhu cầu thiết yếu của người dân, chúng ta không ngăn không cấm họ được đâu…”. Xa hơn nữa, Thủ Tướng Dũng chủ trương phải đưa thông tin Nhà Nước lên mạng Xã hội, ông nói: “Chúng ta quản lý điều hành đất nước mà người dân không biết chủ trương và chinh sách thì không được..”. Là người Việt, ai cũng biết rằng đó cũng là những chủ đề mà ông Dũng sẽ đặc biệt nêu lên và vận dụng khai thác trong quá trình tranh cử chức TBT-ĐCSVN vào năm 2016. Với những mũi nhọn tranh cử này, hy vọng ông Dũng sẽ nắm được chức TBT của ĐCSVN vào năm 2016.  Nếu được như vậy, phải nói là đây là thời cơ để ông Dũng đổi mới thể chế-tức là đổi mới chế độ chính trị- đổi mới cách thức và chính sách lãnh đạo đất nước…như ông đã từng mơ ước và quyết chí thực hiện cho bằng được.

Còn về vấn đề Nhân quyền, chúng ta không quên chính đại sứ Ted Osius lập đi lập lại nhiều lần cụm từ  ‘Nhân Quyền’ trong bài diễn văn của ông như một khả năng có sức thuyết phục kháng thính giả. Nhân quyền luôn luôn đưọc xem là một giá trị nhân văn cao đẹp mà mọi chính phủ, mọi nhà lãnh đạo chính trị, cần phải quan tâm đề cao và bảo vệ.  Nhưng chúng ta cũng phải hiểu việc thể hiện giá trị nhân quyền cũng tùy thuộc bối cảnh xã hội, hoàn cảnh lịch sử của mỗi quốc gia, và trình độ nhận thức của mỗi dân tộc. Nó cũng tùy thuộc vào tầm nhìn của mỗi Nhà nước, của mỗi Chính phủ, của mỗi Quốc gia khác nhau. Có những chính phủ, những quốc gia công nhận nhân quyền như một giá trị nhân văn cao cả của người dân cần được tôn trọng và bảo vệ. Có những Chính phủ và Nhà Nứớc, nhất là những nước lớn, những Đế quốc tư bản cũng như Đế quốc cộng sản đã từng sử dụng nhân quyền như sức mạnh mềm, như một loại vũ khí chiến lược cho phép họ can thiệp và nội tình và chi phối những quốc gia yếu hơn, biến kẻ yếu hơn thành chư hầu, thuộc địa.

      Kết thúc buổi nói chuyện tại viện Đại Học Quốc Gia Hà Nội hôm 6-3-15, đại sứ Osius phát biểu bằng tiếng Việt một cách tự tin: “Với truyền thống con Rồng cháu Tiên, Việt Nam đã tạo được cho mình một đôi cánh vững chắc để bay lên. Chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ sẵn sàng tiếp thêm sức mạnh cho Việt Nam bay cao và xa hơn nữa”.

      Xuyên suốt bài diễn văn, những kháng thính giả hôm ấy tất nhiên thấy rõ ông đại sứ Osius thể hiện tài hùng biện và sức thuyết phục của ông. Để giảng nghĩa câu nói của “Chủ Tịch Hồ Chí Minh” mà ông vừa đọc xong ở Đài Kỷ Niệm, trước cổng trường:”Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các cháu”. Đại sứ Osius đã hùng hồn lập đi lập lại cụm từ “nghĩa là” hơn 4 lần. Có lẽ ông mong muốn các giảng viên và sinh viên đại học Quốc Gia Hà Nội thấu triệt tư tưởng của “Chủ tịch Hồ Chí Minh” sâu xa hơn.

     Có điều làm cho ai cũng phải ngạc nhiện, xuyên suốt bài diễn văn hôm ấy, đại sứ Ted Osius nói nhiều về những khoản giúp đỡ cũng như những khoản viện trợ to lớn của chính phủ Hoa Kỳ đối với Hà Nội mà không đòi hỏi một khoản đáp trả nào từ phía chính phủ ViệtNam. Điều đó đáng ngạc nhiên thật, vì chưa bao giờ Chính phủ Mỹ vượt qua những phạm trù, những nguyên tắc ngoại giao chính trị truyền thống của Mỹ: “Không gì hơn lợi ích của nước Mỹ- Nothing but American interest”. Có lẽ Chính phủ Hoa Kỳ không đòi hỏi khoản đáp trả nào hơn từ phía chính phủ ViệtNam ngoài việc mong muốn Chính phủ ViệtNam biết tuân thủ những nguyên tắc của chính sách viện trợ Mỹ!

     Tình hình hiện tại chưa có khả năng cho phép các nhà quan sát quốc tế biết được Mỹ và Việt Nam đang ở vào thời điểm nào trong quan hệ đối tác toàn diện mà Chủ tịch Sang và Tổng thống Obama cùng xác lập từ năm 2013. Cần phải một thời khoản khá dài trong tương lai các nhà quan sát và báo chí quốc tế mới có thể hy vọng biết rõ được những thành tựu cũng như hậu quả của bài diễn văn của đại sứ Mỹ, Ted Osius, đọc tại viện Đại học Quốc gia Hà Nội hôm 6-3-2015. Chúng ta thử kiên trì chờ xem. /.    

Đào Như

Oak park Illinois-USA March-14-2015

Ghi Chú về nguồn:

Tất cả dữ kiện của bài viết trên đều được cung cấp từ thông tin của những websites sau đây;

1-NGUYÊN VĂN BÀI DIỄN VĂN ĐẠI SỨ MỸ ĐỌC TAI VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI HÔM 6-3-15

http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/ambspeech-060315.html

2- Đại sứ Ted Osius nhắn nhủ”Nothing Is Impossible”-Không có gì là không thể

http://nhatbaovanhoa.com/a2221/dai-su-ted-osius-nhan-nhu-nothing-is-impossible-khong-co-gi-la-khong-the

BÀI ĐỀ NGHỊ ĐỌC THÊM

VIỆT NAM-BỐN MƯƠI NĂM SAU CUOC CHIẾN- Của cùng tác giả Đào Như

http://nhatbaovanhoa.com/p186a2186/viet-nam-bon-muoi-nam-sau-cuoc-chien

http://www.diendantheky.net/2015/03/ao-nhu-vietnam-bon-muoi-nam-sau-cuoc.html
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12348)
Dưới đây là bài nhận định của Ts Phạm Chí Dũng, Văn Hóa trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.