Tập Cận bình và hội chứng hoang tưởng

28 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 19843)
“NHẬT BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 29 DEC2014

image043
Tập Cận bình và hội chứng hoang tưởng

Đào Như

Thượng đỉnh APEC-2014 tại Bắc kinh là cơ hội lớn cho nhà lãnh đạo Trung Quốc, Tập Cân Bình, nói lên tham vọng của Bắc KInh trước công đồng thế giới nhất là các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương. Họ Tập khái quát tham vọng của Bắc Kinh hôm nay qua 3 phương án:

1-Thúc đẩy hội nhập các nền kinh tế khu vực châu Á Thái Bình Dương

2-Nâng cao và canh tân chính sách phát triển kinh tế, của Khu Vực và toàn cầu

3-Cải thiện quan hệ hôi nhập nối kết và canh tân xây dựng hạ tầng cơ sở phát triển. 

Để thực hiện tham vọng này, trong buổi gặp báo chí và các nhà đầu tư tại Bắc kinh, một ngày trước phiên khai mạc APEC-2014, Tập Cận Bình tuyên bố: Các Nền Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương đang đứng trước một ngã tư đường đòi hỏi tư duy mới trong quan hệ phát triển kinh tế, phải đổi mới kế hoạch Tăng Cường Nối Kết các nền kinh tế trong khu vực châu Á-TBD để đưa các nền kinh tế này hội nhập sâu sắc hơn. Đây là một quyết định và hành động cần thiết và cấp bách. Trong hiện tại, sau thời kỳ khủng hoảng từ các năm 2008-2009, nền Kinh tế Toàn cầu vẫn còn trong tình trạng phục hồi yếu kém và mong manh. Các quốc gia châu Á-TBD cần phải bạo dạn tiến hành công cưộc cách mạng kinh tế mới và loại bỏ lối mòn phát triển kinh tế cũ xưa.

Phát xuất từ tư tưởng bài Mỹ đến tư tưởng thế Mỹ, cùng với quyết tâm dùng đồng Nhân Dân Tệ (Đồng Yuan) thay thế đồng Dollars trong rỗ tiền mậu dịch thế giới, hồi tháng 3-2014 chính quyền Bắc Kinh đã thành công trong việc thúc đẩy khối BRICS-thiết lập Ngân Hàng Canh Tân Phát Triển-New Development Bank-NDB-với mục đích cạnh tranh với World Bank-WB-do Mỹ lãnh đạo. Trụ sở, trung tâm đầu não của NDB đặt tại Thượng Hải,TQ. Như vậy NDB là ngân hàng tầm cỡ của 5 quốc gia: TQ, Nga, Ấn, Ba Tây và Nam Phi, chiếm 41,4% dân số toàn cấu, 1/4 lãnh thổ thế giới và 25% GDP toàn cầu. 

- Trong diễn từ khai mạc APEC-2014, Tập Cân Bình khẳng định Bắc kinh sẽ hỗ trợ 50 tỷ Mỹ Kim để thiết lập Á Châu Ngân Hàng Dầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở- Asian Infrastructure Investment Bank-AIIB-để phục vụ công cuộc cách mạng quá trình phát triển hạ tầng cơ sở kinh tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Như vậy AIIB là mũi-giáp-công thứ 2 của TQ nhầm vào triệt hạ uy tin và sức mạnh World Bank-WB-của Mỹ

- Đồng thời nhà lãnh đạo Trung Quốc, Tập Cận Bình, hô hào sự thành lập Hiệp hội Kinh tế: Khu Vực Tự do Mậu dịch châu Á TBD- Free Trade Area of the Asia Pacific-FTAAP- kêu gọi các quốc gia trong vùng hãy tích cực tham gia Hiệp hội kinh tế này hầu để nâng cao trình độ phát triển kinh tế của khu vực. Công cuộc tăng cường khả năng nối kết và canh tân hạ tầng cơ sở kinh tế châu Á-TBD. FTAAP không chỉ nhầm tăng cường sự hội nhập các quốc gia trong vùng mà cũng là góp phần phát tiển kinh tế toàn cầu và nhất là nối kết các nền kinh tế trên hai bên bờ Thái Bình Dương. Mặc dầu còn ở trạng thái bào thai FTAAP có sức mạnh của con khủng long canh tranh quyết liệt và có thể triêt hạ Hiệp Hội Đối Tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương-TPP-của Mỹ. Sau khi thông qua kế hoạch kinh tế của FTAAP, các nhà kinh tế Mỹ đâm ra băn khoăn lo nghĩ. Nhà bình luân kinh tế Mỹ, Elliot Waldman, đã hoảng hốt đặt câu hỏi trên báo mạng Thediplomat.com hôm 19-Nov: “Sau thượng đỉnh APEC-2014 tại BắcKinh, Hiệp hội Đối tác kinh tế-TPP- sống chết thế nào? After APEC, Whither The Trans-Pacific-Partnership?.”.

- Tại Thượng đỉnh APEC-2014 vừa rồi, Chủ Tịch Tập Cân Bình đã khái quát: Bắc Kinh sẽ bỏ ra 40 tỷ Mỹ kim để phục hồi Con Đường Tơ Lụa ngày xưa.

image045

Tập Cận Bình đưa ra phần lý giải sau đây: Sức mạnh của TQ ngày càng lớn, TQ sẵn sàng có khả năng cung cấp cho nhân loại nhiều sản phẩm lợi ích chung-Public Goods- cũng như cho châu Á: Xây dựng công viên quốc gia,- Giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường và bầu khí quyển tạo ra không khí trong lành cho trái đất,-Thiết kế sáng tạo xe điện tốc hành chạy bằng năng lượng sạch…Như vậy Bắc KInh sẽ bỏ tiền ra để hỗ trợ thực hiện các công trình này để thay thế hệ thống quốc tế hiện hành, chớ không phải cải thiện những gì thế giới đang có. Nghĩa là đổi mới châu Á và thế giới theo trật tự mới của TQ, theo chỉ đạo mới của TQ.. Trong thực tế nhìn vào bản đồ con đường tơ lụa cổ xưa của TQ thủy bộ tất cả đều hướng về những trung mậu dịch quan trọng tại TQ, Thiên An- Bắc kinh, Quảng châu- Quản Đông…Điều này chỉ cho thấy rằng: Phục hưng con đường tơ lụa có nghĩa là các nhà lãnh đạo kinh tế Bắc Kinh đang triển khai một phương án mới trong chính sách tiếp cận thị trường từ Á sang ÂuPhi, đẩy lùi hoặc tước đoạt ảnh hưởng cố cựu của các quốc gia tư bản cũ như Pháp, Anh, Bỉ, Ý, Nhật và Mỹ… 

Từ tầm nhìn khách quan, các nhà quan sát và báo chí quốc tế quan tâm đến độ tín cẩn những gì Tập Cận Bình đang phô trương, cố gắng thuyết phục thế giới và các nền kinh tế khu vực Châu Á-TBD. Giáo Sư Tiến Sỹ Lee Jong Wha hiện là giám đốc điều hành Viện Nghiên Cứu Kinh Tế Á Châu thuộc Đại học Nam Triều Tiên, nguyên cố vấn cao cấp của nguyên Tổng thống Nam Triều Tiên, Lee Myung bak, cho rằng TQ đã và đang dẫn đầu thế giới về số lượng xuất khẩu, sản xuất nhiều nhất mọi mặt hàng trên thế giới, một nền kinh tế thật sư đang khuynh đảo lấn át vai trò lãnh đạo kinh tế thế giới của Mỹ nếu GDP được định giá theo phương thức mới Khả Năng Tiêu ThụTưong Xứng-Purchasing Power Parity-.Và Lee Jong wha ca ngợi dự án thiết lâp ngân hàng Á Châu Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Cớ Sở -AIIB- của TQ vừa nêu lên tại APEC-2014 và Bắc Kinh hỗ trợ 50 tỷ Mỹ kim cho ngân hàng này. Song, giáo sư Lee Jong Wha, cảnh cáo: Phải có cái nhìn thấu đáo hơn, cỗ phần TQ chiếm đến 50% của AIIB và trụ sợ đầu não của ngân hàng này được TQ chủ động đặt tại Bắc Kinh. Trong lúc đó TQ, Mỹ và Nhật tuần tự nắm giữ 3.8%, 16.8%, 12.8% cỗ phần IMF và 5.5%, 6.2%, 12.8% cỗ phần của ADB. Trong tình hình thế giới tài chánh hiện tại, Châu Âu lãnh đạo IMF, Mỹ lãnh đạo WB, Nhật lãnh đạo ADB, nhưng không quốc gia nào nắm giữ đến 50% cỗ phần của ngân hàng tương xứng. Như vậy ta thấy rõ quyền lực tài chánh kinh tế của TQ tại ngân hàng AIIB thật đáng sợ khi TQ muốn tạo sức ép trên các nền kinh tế Châu Á TBD nhất là các quốc gia thuộc khối ASEAN, những quốc gia có tranh chấp chủ quyền với TQ tại Biển Đông nhất là ViệtNam và Phi Luật Tân-Philippines.

Do đó mặc dầu dự án AIIB được chào đón nồng hậu, song dự án này cũng gây ra không ít sự đắn đo và nghi kỵ nhất là khi các nước khác nghĩ đến sự xung đột giữa TQ và các lân bang trong khối thành viên ASEAN trong tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. Hơn thế nữa Mỹ cũng nêu lên vấn đề nhân quyền đang bị xâm phạm tồi tệ tại TQ và yêu cầu chính phủ Bắc Kinh phải cải thiện tình trạng nhân quyền một cách cụ thể trước khi TQ tiến đến việc hoàn tất phương án thíết lập ngân hàng AIIB. Giáo sư Lee Jong Wha đi đến kết luận: Dù cho rằng TQ đang thống trị kinh tế toàn cầu, liệu TQ có đủ sáng suốt để bước những bước đi đúng hướng hòa hợp cùng nhân loại?

Điều mà không làm cho ai ngạc nhiên là thái độ dửng dưng của người dân Trung Quốc khi họ tiếp cận thông tin: Trung Quốc hôm nay thay thế Mỹ, và trở thành nhà lãnh đạo kinh tế của thế giới. GDP của TQ năm 2014 đạt được $17.6 trillion, Mỹ chỉ đạt được $17.4 trillion. Vì người dân Trung Quốc hiểu hơn ai hết, nền kinh tế Trung Quốc đang trong tình trạng trì tệ từ sau năm 2011. Sở dĩ có sư thăng hoa của nền kinh tế TQ hôm nay, vì việc định giá GDP theo phương pháp mới hoàn toàn dựa trên thị phần mãi lực tương đương-Purchasing-Power-Parity-PPP. Vậy có câu hỏi đượcc đặt ra trong trường hợp này: Tại sao IMF và WB thay đổi phương thức định giá GDP theo Purchasing Power Parity và mặc nhiên loại bỏ phương thức biểu kiến (nominal) cũ xưa? Vì nếu tính theo phương thứ biểu kiến-nominal-cũ xưa thì GDP của TQ vào năm 2014 vẫn còn thua xa GDP Mỹ nhiều ngàn tỷ Mỹ kim. Phải chăng IMF và WB đã định giá GDP theo phương mới thể theo lời yêu cầu của Bắc Kinh? Nếu không, thì đây có thể là một thao tác chính xác công bằng, nhưng cũng có thể là một trò ma nốp-maneuver-đánh lừa, cho Bắc Kinh miếng bánh vẽ thật to lớn.

Qua bài viết “Can China Fall Peacefully?”phổ biến trên báo mạng Nationalinterest.org hôm 19-Nov-2014 tác giả Andy Morimoto, hiện là thành viên Ủy ban Cố vấn Kinh tế Toàn cầu tại Chicago-The Chicago Council on Global Affairs-vừa nêu lên phúc trình mới nhất của Wall Street Journal-WSJ: Tăng trưởng kinh tế của TQ đang trên đà suy thoái kể từ sau năm 2011. Sau gần 31 năm với độ tăng kinh tế trung bình 10.2% từ năm 1980-2011, đến năm 2012 độ tăng kinh tế TQ bắt đầu xuống thắp, vào năm 2013 độ tăng trưởng kinh tế của TQ được ghi nhận chỉ còn 7.7% và sẽ tiếp tục xuống thắp nữa có thể ở mức độ 3.9% từ năm 2020-2025. Nhiều nhà phân tích kinh tế có cái nhìn bi quan hơn và họ phỏng đoán độ tăng trưởng của nền kinh tế TQ sẽ chỉ còn 1.6%-1.7% trong thập niên tới. Nếu quả thật như vậy “Liệu TQ có thể sụp đổ trong hòa bình? Can China Fall Peacefully?. Tuy nhiên mọi vấn đề mà WSJ vừa lên vẫn còn là giả thiềt và cần nhiều chứng minh cụ thể.

Trong thực tế hình như đã có câu trả lời rồi: Hôm 9-12-2014 thị trường chứng khoán TQ tuột điểm thê thảm, tuột điểm nhiều nhất trong 5 năm qua sau khi chính phủ Bắc Kinh bất ngờ giảm mức cho vay gây nhiều lo ngại về độ tăng trưởng kinh tế của TQ. Giới đầu tư tại TQ bắt đầu bán tháo chứng khoán hôm thứ ba, trong lúc các nhà kinh tế TQ đang họp tại Bắc Kinh để đề xuất chính sách kinh tế cho năm tới-2015. Có nguồn tin cho hay (dù chưa được xác định) độ tăng trưởng kinh tế của TQ trong năm 2014 chỉ đạt được từ 7% đến 7.5%.

Hiện tại thế giới lại vẫn lo lắng về vấn đề suy thoái kinh tế của TQ vì mỗi khi có sự suy thoái kinh tế, suy thoái tư tưởng, gây chia rẽ trong hàng ngũ các cấp lãnh đạo, khiến dân chúng không còn tin tường sư lãnh đạo của Nhà Nước, của chính quyền trung ương. Chính ở những thời điểm này các nhà lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc trong quá khứ, thường khởi xướng những cuộc cách mạng, hay những phong trào diệt trừ mầm móng đối lập, củng cố quyền hành và đồng thời bung ra chiến dịch quân sự gây hấn chiến tranh với các lân bang. Điển hình vào năm 1966. Mao Trach Đông đã khởi xướng cuộc Cách mạng Vệ Binh Đỏ để thanh toán những thành phần lãnh đạo thoái hoá, ham hưởng thụ tự mãn, và có tư tưởng chống lại quyền lực trung ương sau hơn 10 năm hòa bình. Cũng trong chiều hướng đó, phong trào “Đả hổ-Diệt ruồi’ do chính Tập Cận Bình khởi xướng nhầm bài trừ tham nhũng.Thật sự diệt tham nhũng chỉ là cái cớ, diệt những mầm móng đối kháng chống lại chính quyền Trung ương mới là chủ đích của Tâp Cân Bình.

Ta thử nhìn lại quá trình diễn tiến của phong trào này trong những ngày gần đây. Hôm thứ Ba, 12 tháng 8-2014, Quách Bá Hùng, Phó Chủ tịch Quân Ủy Trung ương bị câu lưu dể điều tra như một nghi can về tham nhũng. Quác Bá Hùng bị bắt trong trường hợp giống như cấp trên của ông ta Thượng tướng Từ Tài Hậu. Cả hai người này đều có liên hệ mật thiết với cựu ủy viên Bộ Chính Trị-Châu Vĩnh Khang cũng là đương nhiệm lãnh đạo bộ Công An. Từ trước năm 2012, cả ba nhân vật này đều là thân cận của Bạc Hy Lai nguyên Bí thư Trùng Khánh bị hạ bệ cùng vợ Cốc Khai Lai năm 2012. Bạc Hy Lai đã từng âm mưu đưa Châu Vĩnh Khang lên thế Tập Cân Bình, nhưng chuyện chưa thành thì Bạc Hy Lai bị hạ bệ. Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu là những người thân tín của nguyên Chủ Tịch nước Giang Trach Dân chính ông Giang đã đưa hai người này vào Quân Ủy Trung Ương dưới thời của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, vì ông Giang muốn giữ ảnh hưởng quyền lực của mình về quân sự và chính trị trên chính trướng Trung Quốc về lâu về dài. Đầu tháng 12-2014, Châu Vĩnh Khang chính thức bị bằt ngồi tù với tội trạng là tham nhũng. Như vậy việc bài trừ tham nhũng chỉ là cái cớ, diệt mầm móng chống lại quyền lực lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cân Bình mới là cái chính. Nếu có cái nhìn thấu đáo hơn nữa thì việc hạ bệ tống giam hoạc câu lưu để điều tra về tội tham nhũng của Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu còn có ý nghĩa thâm hậu hơn nữa là Chủ tịch Tập Cận Bình cố tẩy sạch ảnh hưởng chính trị và quân sự của nguyên Chủ tịch Giang Trạch Dân. Hiện tại phong trào “Đả hổ diệt ruồi”vẫn đang tiến hành với cường độ ghê gớm: Bắt ai tha ai là do ý kiến của Chủ tịch Tập Cận Bình và người thân cận của ông, Vương Kỳ Sơn, khiến những người trong quá khứ có dấu hiệu chống lại quyền lực lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình phải khiếp sợ, trùm chăn kín đầu. Đây là cuộc vận động khai trừ những phần tử đối lập với chính quyền dựa trên tội trạng Tham Nhũng, một cuộc vận động được tổ chức là tinh vi các quan lớn lãnh đạo của TQ trong quá khứ cũng như hiện tại mặt ông nào cũng dính lọ tham nhũng, ngay cả người nổi tiếng là liêm khiết và ôn hòa, nguyên Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng bị tố cáo bao che gia đình, dòng họ tham những cả tỷ Mỹ kim. Như vậy thì ai ai cũng phải ‘liệu hồn’. Ngay cả một số quan tham đang trốn ở ngoại quốc, nhất là tại các quan tham đang nương náu tại Mỹ, sẽ bị dẫn độ về nước để diện tội tham nhũng nhưng thật sư đó là tội chống lại quyền của chính phủ trung ương, của Tập Cận Bình…

Cuộc cách mạng ‘đả hổ diệt ruồi‘ nói lên sự hiện hữu không chối cãi được của những thành phần đang lãnh đạo đang âm mưu chống lại quyền lực của Tâp Cận Bình. Cũng trong thời khủng hoàng năm 1966, chính Mao Trạch Đông, sau khi nung nấu toàn dân TQ lòng tự ái Hán tộc, đã xua quân tấn công các nước ngoài, các lân bang. Việc TQ xua quân lấn chiếm vùng Cachemer của Ấn Độ, trận chiến Triều tiên và điển hình là chính Mao Trạch Đông ra lệnh tấn công và đánh chiếm quần đảo Hòang Sa của VNCH vào năm 1974. Và hôm nay kịch bản này được dựng lại, Tập Cận Bình đang hùng hổ dùng toàn lực quân đội và chính trị, ngay cả tàu ngầm hiện đại võ trang hỏa tiển mang đầu đạn nguyên tử lấn chiếm Biển Đông và biển Hoa Đông gây ra những va chạm mạnh với ViệtNam, Philippines, các nước ASEAN và Nhật Bản. Trong tình hình hiện tại trong chiều hướng để chấn hưng kinh tế, để kiện toàn sức mạnh của Trung Quốc và quyền lực của riêng mình, Chủ tịch Tập Cận Bình đang sẵn sàng đương đầu với mọi cuộc chiến, với bất cứ ai, với bất cứ nơi đâu, ngay cả cuộc chiến võ trang nguyên tử cũng không từ.

Phải chăng Andy Morimoto có lý? Khi ông ta đặt câu hỏi trước thế giới: “Liệu Trung Quốc sụp đổ trong hòa bình? CAN CHINA FALL PEACEFULLY?”./.

 Đào Như

Oak park, Illinois, USA

Dec-20-2014

GHI CHÚ VỀ NGUỒN

Tất cả dữ kiện trong bài viết trên đều dựa trên thông tin của các websites sau đây

1-XI: Asia Pacific Stands at a Crossroad

http://www.apec.org/Press/News-Releases/2014/1109_XiCEO.aspx

2-After APEC Whither The Trans Pacfic Partnertship?

 http://thediplomat.com/2014/11/after-apec-wither-the-trans-pacific-partnership/

 http:/project-syndicate.org/commentary/china-global-governance-by-lee-jong-wha-2014-11

3-China’s New Global Leadership

http://project-syndicate.org/commentary/china-global-leadership-by-jeffrey-d-sachs-2014-11

4-China New World Order

http://project-syndicate.org/commentary/china-cuts-policy-interest-rates-by-stephen-s--roach-2014-11

5- Can china fall peacefully?

http://nationalinterest.org/feature/can-china-fall-peacefully-11703

+++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Mỹ sẽ gây bất ổn để xây mộng bá chủ?

28/12/2014

(Quốc tế) - Tham vọng bá chủ, chiến lược kiểm soát dầu khí, kiềm chế các đối thủ của Mỹ đang đẩy nhiều khu vực vào hỗn loạn và hủy diệt.

Dù có những thay đổi, song Mỹ vẫn giữ nguyên mục tiêu cơ bản trong chính sách của mình là thiết lập quyền bá chủ trên toàn thế giới về chính trị, kinh tế, quân sự. Bất chấp thế giới có nhiều biến động, Mỹ vẫn không chấp nhận thực tế, vẫn thực thi các biện pháp “điên rồ” cho các mục đích của riêng mình.

Một trong những chiến lược nổi bật mà Mỹ đã và đang tiến hành trong nhiều thập kỷ qua là kiểm soát về mặt chính trị, kinh tế các khu vực giàu năng lượng trên toàn thế giới. Chiến lược của Mỹ cũng nhằm mục đích kiểm soát sự nổi lên của các đối thủ tiềm tàng trên thế giới, đặc biệt là ở châu Á.

Nhằm chinh phục thế giới về mặt kinh tế, Mỹ cố gắng thiết lập quyền kiểm soát đối với các nguồn năng lượng trên toàn thế giới cũng như các tuyến đường vận chuyển năng lượng ở khu vực Á-Âu. Với quan điểm này, người Mỹ tin rằng việc phụ thuộc của các nền kinh tế công nghiệp Á-Âu vào Mỹ cần được duy trì thông qua việc sử dụng sức mạnh quân sự.

image047
Sức mạnh quân sự là một trong những công cụ để Mỹ thực hiện tham vọng

Mục tiêu và chính sách của Mỹ đối với khu vực Caspi (Trung Á, Caucasus, Tây Á) và ở các nơi khác đã và vẫn đang là một phần của chiến lược nhằm củng cố, tăng cường quyền thống trị khu vực và từ đó giúp Mỹ trở thành bá chủ toàn cầu trong thế kỷ 21.

Động lực đằng sau các “vở diễn” của Mỹ không gì khác là tham vọng kiểm soát dầu khí và các nguồn tài nguyên. Đây chính là lý do Mỹ vẫn tiếp tục châm ngòi kích động bạo lực và chiến tranh, sử dụng lực lượng quân đội của mình hay các lực lượng ủy nhiệm ở các khu vực trên thế giới, đặc biệt ở Trung Đông.

Có không ít thông tin cho rằng Mỹ sẽ vươn lên trở thành nhà sản xuất năng lượng, trong đó có dầu mỏ, lớn nhất thế giới. Thế nhưng, cần phải thừa nhận một thực tế là các nguồn năng lượng trên thế giới đang cạn kiệt nhanh chóng. Dù có tự sản xuất được dầu mỏ thì Mỹ vẫn phải nhập khẩu. Để tránh tình trạng phụ thuộc và gây nguy hiểm đến vị thế bá chủ toàn cầu của mình, Mỹ cần nắm toàn quyền kiểm soát khu vực Trung Đông.

Ngay từ năm 2001, Báo cáo Năng lượng quốc gia của Mỹ đã dự kiến nhập khẩu gần 2/3 lượng dầu được sản xuất ra trên thế giới. Cũng theo báo cáo này, trong năm 2010, Mỹ cần thêm 50 triệu thùng dầu mỗi ngày, 90% trong số đó được nhập khẩu.

Lượng dầu mỏ chưa được khai thác ở Trung Đông vẫn là nguồn dầu mỏ rẻ nhất trên thế giới. Hơn nữa, các mỏ dầu ở Trung Đông chiếm đến 2/3 số dầu trong các mỏ còn lại của thế giới. Để “chiếm đoạt” nguồn năng lượng khổng lồ này, Mỹ cần phải giữ cho Trung Đông luôn trong tình trạng bất ổn, hỗn loạn. Điều đó sẽ giúp Mỹ giữ cho giá dầu ở mức thấp, đảm bảo dòng chảy an toàn của dầu mỏ và thiết lập sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực để duy trì cái gọi là “hòa bình” ở khu vực này.

image049
Mỹ châm ngòi cho chiến tranh dưới danh nghĩa bảo vệ hòa bình, dân chủ

Có một câu hỏi được giới phân tích đặt ra là tại sao Mỹ không “gây chiến” ở Mexico hay Venezuela, những nước cũng có trữ lượng dầu mỏ khổng lồ? Ngoài việc khó “nuốt trôi” thì lý do khác được đưa ra là hai nước này không có chung đường biên giới với các đối thủ của Mỹ. Khi gây bất ổn ở trung tâm Á-Âu, Mỹ không chỉ kiểm soát được nguồn dầu khí ở đây, mà còn kiểm soát luôn các đối thủ đáng gờm là Nga và Trung Quốc. Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà các khu vực xung đột hiện nay đều ở Trung Đông (Iraq, Afghanistan, Syria, Liban, Palestine), Trung Á/Caucasus và mới đây nhất là Ukraine.

Bên cạnh việc kiểm soát nguồn dầu khí, việc kiểm soát dòng chảy của các mặt hàng này cũng rất quan trọng. Cuộc chiến ở Afghanistan đã được bắt đầu bằng sự cố đổ vỡ đàm phán với Chính quyền Taliban xung quanh việc xây dựng đường ống dẫn dầu (Dự án TAPI) từ Trung Á vào Ấn Độ Dương. Thất bại trong việc tìm ra con đường an toàn đi qua Afghanistan là yếu tố cốt lõi dẫn đến cuộc chiến ở Afghanistan và cho đến nay cũng chính yếu tố này tiếp tục định hướng cho chính sách của Washington ở quốc gia này.

Những vị trí mà Mỹ đặt căn cứ quân sự ở Afghanistan đã chứng minh cho luận điểm trên. Tất cả các căn cứ quân sự đó đều nằm trên tuyến đường dự kiến lắp đặt đường ống dẫn dầu TAPI. Dù không còn được “hoan nghênh”, thế nhưng Mỹ vẫn cố gắng ép buộc Afghanistan ký kết Hiệp định an ninh song phương nhằm đảm bảo cho Mỹ duy trì sự hiện diện quân sự tại Afghanistan để đảm bảo cho dòng chảy dầu khí cho nước Mỹ.

image051
Binh sĩ Mỹ huấn luyện binh sĩ Afghanistan tại căn cứ Bagram

Với mục đích “cướp” dầu, kiểm soát nguồn và thị trường dầu khí, Mỹ triển khai hàng trăm căn cứ quân sự trên toàn thế giới. Điều này giúp Mỹ đang là quốc gia duy nhất có khả năng nhanh chóng đáp trả với bất kỳ mối đe dọa nào ở bất kỳ đâu trên thế giới. Tuy nhiên, Mỹ cũng là trung tâm tạo ra những mối đe dọa kiểu như vậy, để có lý do biện minh cho việc phát động các cuộc tấn công quân sự trên quy mô lớn.

Sự xuất hiện của Nhà nước Hồi giáo (IS) là một điển hình. Các tay súng của IS đã và đang được huấn luyện, nhận tài trợ từ Mỹ cùng đồng minh để lật đổ Tổng thống Assad ở Syria. Khi thất bại ở Syria, Mỹ lại hướng IS sang Iraq nhằm tiêu diệt khu vực cộng đồng Hồi giáo Shiite gồm Syria, Iraq, Iran, Lebanon bị Mỹ coi là những nước “cứng đầu”, thiết lập quyền bá chủ ở toàn bộ Trung Đông. Số còn lại trong khu vực hiện đều là đồng minh của Mỹ như Kuwait, Yemen, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ và trong mức độ nào đó gồm cả UAE.

Với lập luận này, giới chuyên gia dự đoán cuộc chiến chống IS của Mỹ mới chỉ là khúc dạo đầu. Sau khi phải rút quân ra khỏi Iraq trong tâm trạng “hậm hực” và “dỗi hờn”, giờ đây Mỹ đang quay trở lại cùng với các tay súng ủy nhiệm và chiêu bài chống IS.

Để duy trì tình trạng “bất ổn có kiểm soát”, Mỹ cũng đang “nuôi” các lực lượng ủy nhiệm ở nhiều nước khác trong khu vực. Điển hình là trường hợp Syria, Iraq và dự kiến là Afghanistan, nơi mà Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) đã tài trợ rất nhiều tiền cho các lãnh chúa ở đây để họ sẵn sàng chiến đấu khi Mỹ rút quân khỏi đây.

Cho tới nay, quan điểm về việc Mỹ phải chịu trách nhiệm trước tình trạng bất ổn và chia rẽ tại nhiều khu vực trên thế giới được không ít người ủng hộ. Không phải vô cớ mà nhiều người tố cáo những hành động của Mỹ, ít nhất là sau vụ khủng bố 11/9/2001, dưới khẩu hiệu “hòa bình, phát triển và dân chủ” đã dẫn đến hầu hết sự hỗn loạn, tàn phá và hủy diệt mà thế giới đang phải đối mặt.

(Theo Đất Việt)

01 Tháng Giêng 2022(Xem: 4910)