Đảng Cs VN làm ‘cách mạng’, tìm cách cắt giảm 20% việc làm trong chính phủ

11 Tháng Hai 20256:46 SA(Xem: 1237)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN ĐA NGUYÊN 2 - THỨ BA 11 FEB 2025


Đảng Cs VN làm ‘cách mạng’, tìm cách cắt giảm 20% việc làm trong chính phủ


11/02/2025

AFP

https://www.voatiengviet.com/a/dang-cong-san-viet-nam-lam-cach-mang-tim-cach-cat-giam-20-viec-lam-trong-chinh-phu/7970299.html


image003Bích chương chào mừng kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng, Hà Nội, ngày 10/2/2025.


Việt Nam đang đặt mục tiêu giảm tới 1/5 việc làm trong khu vực công và cắt bớt hàng tỷ USD từ ngân sách chính phủ, thực hiện giống nỗ lực của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm hạn chế chi tiêu, AFP đưa tin.


Động thái này - dự kiến sẽ được đưa ra trước quốc hội trong những ngày tới - đang tạo ra sự bất an ở một quốc gia cộng sản, nơi mà nghề công chức từ lâu đã có nghĩa là một công việc trọn đời.


Ông Tô Lâm, lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, người trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản cách đây nửa năm sau khi người tiền nhiệm qua đời, nói rằng các cơ quan nhà nước không nên là “nơi trú ẩn an toàn cho những quan chức yếu kém”.


“Muốn có cơ thể khỏe mạnh, đôi khi phải ‘uống thuốc đắng’, phải chịu đau để ‘phẫu thuật khối u’”, ông Lâm nói hồi tháng 12/2024.


Cuộc cải cách, được các quan chức cấp cao mô tả là “một cuộc cách mạng”, sẽ chứng kiến số lượng các bộ và cơ quan chính phủ giảm từ 30 xuống còn 22. Các cơ quan truyền thông, cơ quan dân chính, cảnh sát và quân đội đều sẽ phải đối mặt với việc cắt giảm.


Theo chính phủ, gần 2 triệu người làm việc trong khu vực công tính đến năm 2022 và 1/5 số công việc này sẽ không còn nữa trong vòng 5 năm tới.


Trong số những cắt giảm đó, 100.000 người sẽ không còn việc làm hoặc được nghỉ hưu sớm, nhưng vẫn chưa rõ sẽ có biện pháp như thế nào để đạt được mục tiêu lớn hơn con số đó.


Một số người đã được thông báo, chẳng hạn như ông Thành, người dùng bút danh để bảo vệ danh tính, nói với AFP rằng sự nghiệp 12 năm làm nhà sản xuất truyền hình của ông đã bị chấm dứt một cách “dứt khoát” vào tháng trước.


Kênh tin tức do nhà nước kiểm soát nơi ông làm việc đã bị đóng cửa, là 1 trong 5 đài truyền hình đã đóng cửa và ông bố hai con được thông báo trước hai tuần.


“Thật đau lòng khi nói về điều đó”, người đàn ông 42 tuổi chuyển sang lái taxi cho biết.


‘Thuốc đắng’


Dựa trên nền tảng tăng trưởng kinh tế ấn tượng 7,1% vào năm 2024, Việt Nam - một trung tâm sản xuất toàn cầu phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu - đang đặt mục tiêu đạt 8% trong năm nay.


Tuy nhiên, mối lo ngại đang gia tăng về khả năng đất nước dễ bị tổn thương trước thuế quan dưới thời chính quyền mới của ông Trump.


Bộ máy quan liêu cồng kềnh cũng được coi là lực cản cho tăng trưởng, bên cạnh đó, chiến dịch chống tham nhũng rầm rộ đã làm chậm các giao dịch hàng ngày.


Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nước có thu nhập trung bình vào năm 2030 và nhảy lên nhóm nước có thu nhập cao vào năm 2045.


Ông Nguyễn Hồng Hải, học giả Fulbright người Việt tại Đại học Mỹ ở thủ đô Washington, nói: “Họ thực sự muốn đạt được mục tiêu”.


“Đó là cách (chứng minh) tính chính danh của đảng, quyền lực của đảng”, ông Hải nói.


Nhà chức trách cho biết số tiền tiết kiệm được từ việc cắt giảm chi tiêu có thể lên tới 4,5 tỷ USD (113 nghìn tỷ đồng) trong 5 năm tới, bất chấp chi phí hơn 5 tỷ USD cho các gói hưu trí và trợ cấp thôi việc.


Nhưng bà Vũ Quỳnh Hương, một công chức, cho hay bà lo ngại rằng những nhân viên có năng lực nhất – những người sẽ có lựa chọn làm việc ở nơi khác – có thể là những người ra đi.


“Tôi đang cân nhắc việc nghỉ hưu sớm”, người phụ nữ 51 tuổi nói với AFP. "Tôi có thể làm việc như một nhà tư vấn tự do hoặc cho công việc kinh doanh của gia đình mình”.


Động lực chống tham nhũng


Tinh giản bộ máy quan liêu là chính sách của Đảng Cộng sản trong gần một thập kỷ nhưng ông Lâm đang thúc đẩy kế hoạch này với cường độ và tốc độ nhanh chóng.


Ông Lâm cũng quyết liệt theo đuổi chiến dịch chống tham nhũng đã truy quét hàng chục lãnh đạo doanh nghiệp và nhân vật cấp cao của chính phủ, trong đó có hai chủ tịch và ba phó thủ tướng kể từ năm 2021.


Các nhà phê bình cáo buộc ông Lâm nhắm vào các đối thủ của mình thông qua hành động này, nhưng động thái này đã được công chúng ủng hộ và các nhà phân tích cho rằng ông Lâm có thể đang tìm cách củng cố tính chính danh của ông trước đại hội Đảng Cộng sản tiếp theo vào đầu năm 2026.


Nhưng tình trạng xáo trộn đã đe dọa đến danh tiếng ổn định của đất nước và có những lo ngại rằng các cuộc cải cách tinh giảm bộ máy cũng có thể gây ra sự hỗn loạn ngắn hạn.


Theo tổ chức Minh bạch Quốc tế, Việt Nam đứng thứ 83 trong số 180 quốc gia về Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng, và các nghi vấn cũng đã được đặt ra về việc thực hiện nỗ lực này.


Ông Thành nói việc quyết định giữ nhân viên nào, sa thải nhân viên nào là “không dựa trên năng lực của nhân viên”.


“Tôi từng cảm thấy tự hào khi kể với mọi người về công việc của mình. Giờ đây tôi cảm thấy như mình đã đánh mất danh dự của chính mình”, ông Thanh tâm sự.

23 Tháng Chín 2013(Xem: 26190)
Vào ngày Chủ Nhật 15/9/2013, một Nghị Hội do Phong Trào Đoàn Kết VNCH dưới sự lãnh đạo của Ls Ts Lê Trọng Quát Cựu Quốc Vụ Khanh Chính Phủ VNCH và Gs Ts Nguyễn Thanh Liêm Cựu Thứ Truởng Bộ Giáo Dục Chính Phủ VNCH tổ chức thu hút gần 400 người tham dự.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 24878)
Nhân dịp Ngày Quốc Tế Dân Chủ (International Day of Democracy) 15 tháng 9, hôm nay nhiều chục nhà lập pháp từ 18 quốc gia dân chủ trên thế giới tề tựu ở Quốc Hội Hoa Kỳ để chia sẻ kinh nghiệm và bàn luận kế hoạch đẩy rộng trào lưu dân chủ toàn thế giới.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 29678)
Ngày 12/09/2013, vào khoảng 7 giờ sáng, các nhân viên an ninh Việt Nam đến nhà Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang để tra hỏi về các bài viết của ông mới đưa lên mạng, đặc biệt trong đó có bài viết chỉ trích ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, ký kết văn bản hợp tác với lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có thỏa thuận để « công an Trung Quốc vào lập trật tự trị an ở Việt Nam » và bài báo về nghi vấn Hồ Chí Minh là người Việt hay người Tàu của đại tá Phạm Quế Dương, đăng trên Tập san Tổ Quốc.
18 Tháng Chín 2013(Xem: 24190)
Trên tinh thần tranh đấu cho một nước Việt Nam thật sự Tự do Dân chủ và Nhân quyền, Phong trào Đoàn kết VNCH trân trọng kính mời quý cơ quan Truyền thông Báo chí Việt ngữ đến tham dự buổi họp báo diễn ra tại: Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí
18 Tháng Chín 2013(Xem: 22875)
WESTMINSTER – Sáng Thứ Ba, ngày 10-9-2013 Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa do Giáo sư TS Nguyễn Thanh Liêm làm Chủ Tịch đã mở cuộc họp báo tại Câu Lạc Bộ Báo Chí (Quán Zen) để phổ biến Cương Lĩnh và Tuyên Ngôn của Phong Trào...
11 Tháng Chín 2013(Xem: 21817)
Thực sự, 1989 đã không chỉ xảy ra trong năm 1989. Trong khi thế kỷ thứ hai mươi đã không bắt đầu cho đến 1914, và thế kỷ thứ hai mươi mốt đã không bắt đầu cho đến tháng Chín 2001, thì 1989 đã thực sự bắt đầu ít nhất một chục năm trước. Nhưng bị thôi miên bởi cảnh lễ hội (carnival) bắt mắt xảy ra trên đỉnh bức tường Berlin, hầu hết thế giới đã không nhận ra rằng cái đã có vẻ như sự sụp đổ đột ngột của chế độ cộng sản đã không là một phép màu cũng đã chẳng là thành tựu của các cường quốc nước ngoài. …
11 Tháng Chín 2013(Xem: 24679)
Các báo của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đăng nhiều bài chỉ trích quan điểm kêu gọi thành lập đảng đối lập của ông Lê Hiếu Đằng.
11 Tháng Chín 2013(Xem: 22050)
Thay mặt Đảng Việt Tân xin kính chào và cảm ơn quý vị đã dành thời giờ rất là quý báu đến tham dự buổi lễ tưởng niệm Cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và các Kháng Chiến Quân đã hy sinh trên con đường Đông Tiến cách nay 26 năm.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 25018)
Sau khi bài viết Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh của tôi và bài viết Phá xiềng của nhà báo Hồ Ngọc Nhuận đăng tải trên các trang mạng, một số bạn bè, đồng đội, nhân sĩ trí thức, nhà báo…, hoặc qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp tôi đặt một số vấn đề, khiến tôi thấy cần làm rõ thêm về những suy nghĩ của mình.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 24820)
Thời gian vừa qua, có dịp vào Sài Gòn, được tin ông Lê Hiếu Đằng phải cấp cứu ở BV Bình dân, tôi và bạn bè đã đến thăm ông. Chúng tôi nhìn nhau khôn xiết bồi hồi. Sờ bàn chân ông thấy có hiện tượng phù nhẹ, nhưng trông khuôn mặt thì vẫn rất linh lợi, nhất là ánh mắt sáng láng, vẫn ngời lên cái khát vọng tha thiết về tương lai dân chủ hóa cho đất nước.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 24835)
Tổng thống Obama tiếp bà Aung San Syu Kyi tại Tòa Bạch Ốc hồi tháng 9 năm 2012. và gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, ngày 25/7/2013.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 26784)
Nhân chuyến viếng thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang ở Mỹ trong mấy ngày cuối tháng 7 vừa qua, thử nghĩ về mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 23366)
Hình thức phản kháng rõ ràng nhất, vang dội nhất chính là sự thể toàn dân Việt Nam một lòng nắm tay nhau tấn công Trung Cộng và Công Sản Việt Nam trên các trận địa chính trị, kinh tế, ngoại giao, truyền thông…
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 38417)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Washington DC - REUTERS /L. Downing
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 23332)
Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, lên đường sang Hoa Kỳ. Đây là một chuyến đi xa hiếm có và hệ trọng. Người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh của đất nước rất chú ý theo dõi cuộc đi này.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 22657)
Trong hơn 20 năm nối lại quan hệ ngoại giao bình thường từ sau khi Tổng Thống Bill Clinton bãi bỏ cấm vận đối với nhà cầm quyền CSVN vào năm 1995, Tòa Bạch Ốc đã đón tất cả 4 nhân vật cao cấp của Hà Nội gồm: ông Phan Văn Khải, ông Nguyễn Minh Triết, ông Nguyễn Tấn Dũn, và lần này là ông Trương Tấn Sang.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 22709)
Tình hình chính trị ở Việt Nam đang đòi hỏi cấp bách một tổ chức chính trị, để thoát khỏi tình trạng độc đảng lạc hậu và tệ hại cho dân cho nước.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 24669)
Về việc đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) sửa đổi Hiến Pháp, Họp Mặt Dân Chủ (HMDC) tuyên bố trước dư luận trong ngoài nước những quan điểm sau đây
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 24065)
Cần lưu ý quý bạn là tình hình rồi ra ngày càng trở nên phức tạp, xin hãy cẩn trọng theo sát tình hình thế giới để biết cụ thể những gì sẽ sảy ra cho thế giới và đất nước.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 23880)
Lịch sử Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua cho thấy chế độ nào cũng có người bất đồng với chính sách của lãnh đạo. Nhưng cách nhà cầm quyền đối xử với thành phần đối lập nhiều khi rất thô bạo, thiếu tính văn minh và dân chủ.