Hà Văn Thùy: VỀ “SỰ PHÂN TÁN CỦA CON NGƯỜI HOLOCENE TRONG LỤC ĐỊA ĐÔNG NAM Á”

01 Tháng Bảy 20249:18 SA(Xem: 1857)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN 4 – THỨ HAI 01 JULY 2024


TRAO ĐỔI LẠI VỚI GIÁO SƯ STEPHEN OPPENHEIMER


VỀ “SỰ PHÂN TÁN CỦA CON NGƯỜI HOLOCENE TRONG LỤC ĐỊA ĐÔNG NAM Á”

image025

Hà Văn Thùy


Bài viết Biến thể MtDNA và sự phân tán của con người Holocene về phía nam trong lục địa Đông Nam Á với dung lượng 12.652 từ dàn trải trên 19 trang sách và hơn 50 tài liệu tham khảo là công trình tổng kết khoa học công phu của Giáo sư Stephen Oppenheimer. Có thể nói rằng tác giả đã thâu tóm vào bài báo của mình một khối lượng lớn nghiên cứu hiện có. Nó giúp người sau ông chỉ cần căn cứ vào khối lượng tư liệu đồ sộ ông dẫn ra đã có thể hiểu khá đầy đủ về đề tài nghiên cứu.


Ở phần kết luận, ông nêu ra bốn vấn đề để các nhà di truyền và khảo cổ học tiếp tục thảo luận:


Đầu tiên, có phải thổ dân Mã Lai thời hiện đại, những người nắm giữ dòng dõi R9b1-16288, một phần là hậu duệ của những người làm vườn Hòa Bình?


 Thứ hai, có phải người Mã Lai trồng lúa hiện đại ở Melayu nắm giữ dòng dõi B5a (và là những người thừa kế chính của dòng dõi đó ở Bán đảo), một phần là hậu duệ của những người nông dân trồng lúa trong khu vực theo định nghĩa của các nền văn hóa Ban Kao hoặc tổ tiên của họ?


Thứ ba, có phải lúa được trồng ở miền tây Ấn Độ, trước Thế Holocene giữa như gợi ý của sự lan rộng Holocene sớm của B5a?


Thứ tư, có phải có những nền văn hóa lúa gạo Đông Dương đặc biệt, chẳng hạn như Da But (xem Bulbeck tập này), đã phân tán trực tiếp đến Orang Asli bằng nhiều tuyến đường khác nhau qua bờ biển phía đông của Bán đảo Mã Lai vào giữa Holocene song song với N9a6a và F1a1a?


Có thể dám chắc rằng, sở hữu khối lượng tư liệu phong phú mà tác giả không trả lời được những câu hỏi mình đặt ra thì những câu hỏi đó chỉ là sự đánh đố với những người khác.


Theo chúng tôi, muốn trả lời những câu hỏi trên, buộc phải có phương pháp luận khác cùng những tư liệu khác nhằm giải quyết vấn đề: Sự hình thành dân cư lục địa Đông Nam Á ngay từ đầu, từ Thế Pleistocene.


Tuy nhiên, cũng chỉ có thể trả lời câu hỏi trên khi hiểu rõ Vai trò của Văn hóa Hòa Bình trong hình thành dân cư Đông Nam Á.


Phát hiện văn hóa Hòa Bình là công lao của các nhà khảo cổ. Khởi đầu là chị em Bà Madelaine Colani rồi tiếp theo là nhiều thế hệ học giả trong thế kỷ XX và 20 năm đầu của thế kỷ XXI. Diện mạo văn hóa Hòa Bình chắc sẽ được vinh danh trên tấm biển đồng trong dịp kỷ niệm 100 năm bằng những dòng như sau: “ Đã phát hiện 145 địa điểm văn hóa Hòa Bình, được tạo ra bởi một nhóm dân cư cụ thể, có thể có cùng một tộc người. Văn hóa Hòa Bình có niên đại từ 20.000 đến 7.000 BP, với 3 giai đoạn phát triển: Tiền Hòa Bình (20.000 - 11.000 BP), Hòa Bình điển hình (11.000 - 9.000 BP) và Hòa Bình phát triển (9.000 - 7.000 BP). Đây cũng là lúc khái niệm văn hóa Hòa Bình được mở rộng về không gian (chung cho cả Đông Nam Á), về thời gian (từ Pleistocene sang Holocene, từ 50.000 đến 5.000 BP) và cả thuật ngữ mới được đưa ra (một văn hóa Hòa Bình, các văn hóa Hòa Bình, truyền thống Hòa Bình hoặc phức hợp kỹ thuật Hòa Bình (Hoabinhian - Technocomplex) (Solheim 1970: 145 - 162; Solheim 1972: 34 - 41; Gorman 1971).(1)


Đấy là 100 năm khám phá của giới khảo cổ học. Nhưng chỉ với nghiên cứu đa ngành, không những của khảo cổ mà còn của văn hóa học, di truyền học, sử học, kể cả tâm linh… trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI mới có được cái nhìn đầy đủ về văn hóa Hòa Bình:


 -70.000 năm trước, 6.000 người di cư châu Phi gồm 5000 haplogroup M và 1000 haplogroup N tới vùng đất Hòa Bình của Việt Nam. Tại đây họ gặp gỡ hòa huyết sinh ra bốn chủng người Việt cổ là Indonesian, Melanesian, Mongoloid và Negritos. Trong đó người Indonesian, còn được gọi là Lạc Việt chiếm 60% nhân số, giữ vai trò lãnh đạo về xã hội và ngôn ngữ. (2) Đấy là tình trạng ban đầu. Nhưng sau đó, vì số lượng người haplogroup M quá đông (gấp 5 lần người N) nên xảy ra tranh chấp nguồn gen, dẫn tới số lượng người haplogroup N giảm thiểu sau mỗi thế hệ. Có lẽ cảm thấy mối nguy bị biến mất nên có khoảng 300 người Mongoloid rời khỏi Hòa Bình, đi lên vùng Tây Bắc Việt Nam, lúc này đang băng giá và sống biệt lập ở đây. Vì vậy suốt thời đồ đá, trên đất Việt Nam vắng bóng người Mongoloid, ngoài cốt sọ duy nhất ở Liujiang Quảng Tây. Sự kiện này làm cho trên đất Việt Nam suốt thời đồ đá chỉ có ba chủng người Việt cổ là Indonesian, Melanesian và Negritos cùng thuộc nhóm loại hình Australoid.


Người Hòa Bình có mặt từ 70.000 năm trước nhưng di chỉ khảo cổ sớm nhất được biết đến thuộc văn hóa Hòa Bình là Sơn Vi hơn 30.000 năm tuổi. Sau đó là Hòa Bình rồi Bắc Sơn mà chủ nhân là ba chủng người Việt cổ mã di truyền Australoid. Sang thời đá mới với văn hóa Đông Sơn, người South Mongoloid xuất hiện và chuyển hóa dân cư sang chủng duy nhất Mongoloid phương Nam. Điều này có nghĩa là khoảng 40.000 năm người Hòa Bình không được hiện diện trong khảo cổ học. Như vậy cũng có nghĩa là khảo cổ học không thể phản ánh chính xác văn hóa Hòa Bình.


Khoảng 50.000 năm trước, nhờ nhiệt độ ấm lên, làm bùng nổ nhân số, dẫn tới những cuộc di cư của người Hòa Bình như sau:


  1. Cuộc di cư ra Sundaland lần thứ nhất:

Khoảng 100.000 người Việt cổ từ Hòa Bình đi ra lục địa Sundaland, xuống Nam Thái Bình Dương và châu Úc. Một dòng đi về phía Tây, làm nên dân cư Ấn Độ, thay thế lớp người đầu tiên được sinh ra từ 76.000 năm trước nhưng bị hủy diệt do sự phun trào của núi lửa Toba 74.000 năm trước. Ba chủng người Việt cổ Indonesian, Melanesian, Negritos đi ra chiếm lĩnh lục địa Sundaland, tạo thành dân cư đầu tiên của vùng đất này. Ba chủng người do sắc da và ngôn ngữ cho nên có xu hướng sống quần tụ theo chủng tộc đồng thời cũng có sống xen nhau. Người Negritos da đen chiếm hai quần đảo Nicobar, Andaman và những vùng đất nhỏ hơn, tại những khu rừng nguyên sinh. Người Indonesian tập trung ở phần đất của đảo Mã Lai và indonesia tạo thành thổ dân Mã Lai và dân cư Indonesia.


  1. Cuộc di cư ra Sundaland lần thứ hai:

Các khảo sát di truyền cho biết, 30.000 năm trước, có đợt di cư thứ hai từ Việt Nam ra Sundaland. Đợt này vẫn là ba chủng người Việt cổ nên về mặt nguồn gen không có xáo trộn nhiều.


  1. Cuộc di cư ra Sundaland lần thứ ba.

40.000 năm trước, do nhiệt độ phía Bắc được cải thiện, người Việt cổ đi lên chiếm lĩnh Hoa lục, làm nên tổ tiên người Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Một dòng người tới phía Tây Hoa lục rồi từ đây qua Trung Á, xâm nhập đất Thổ nhĩ Kỳ và Hy Lạp, làm nên tổ tiên người châu Âu. Trong khi đó, người Mông Cổ từ Tây Bắc Việt Nam theo hành lang Ba Thục-Tứ Xuyên đi lên chiếm lĩnh đất Nội Mông phía Bắc Hoàng Hà. Lúc đầu săn bắt hái lượm sau đó họ chuyển sang du mục. Sau thời Băng hà cuối cùng, do khí hậu thuận lợi, người Lạc Việt từ Nam Dương Tử đi lên khai thác lưu vực Hoàng Hà. 7000 năm trước, người Lạc Việt mang lúa và kê lên trồng tại cao nguyên Hoàng Thổ. Khi xây dựng văn hóa Ngưỡng Thiều, người Lạc Việt gặp gỡ người Mông Cổ và xảy ra hôn phối giữa hai chủng người, sinh ra chủng người mới, được khoa học gọi là South Mongoloid hay người Việt hiện đại. Trong khi đó, người Mông Cổ vẫn sống ở Nội Mông được gọi là North Mongoloid. Khoảng 6000-5000 năm trước, người South Mongoloid tăng nhân số và trở thành chủ thể của dân cư lưu vực Hoàng Hà. Tại đây người Lạc Việt xây dựng hai trung tâm kinh tế, văn hóa lớn là Trong Nguồn (đồng bằng Hán Thủy) và Thái Sơn. Thời gian này, dân Mông Cổ du mục ở phía Bắc Hoàng Hà cũng đông và mạnh lên, thường xuyên đánh cướp dân Việt phía Nam. Năm 2698 TCN, người North Mongoloid đánh vào Trác Lộc, xâm chiếm Nam Hoàng Hà, lập nhà nước Hoàng Đế. Đây là cuộc chiến tranh xâm lược dai dẳng và tàn bạo. Tỵ nạn chiến tranh, người lạc Việt từ lưu vực Hoàng Hà di tản xuống Nam Dương Tử và bị dồn ép xuống Việt Nam. Khoảng 2000 BC dân di tản chủng Mongoloid phương Nam tới đất Việt Nam mà điển hình là di chỉ Mán Bạc Ninh Bình. Từ Việt Nam, họ theo con đường Bán đảo Mã Lai đi xuống các đảo Đông Nam Á.


Tới đây cần nói rõ một hiện tượng về nhân chủng học. 70.000 năm trước, khi haplogroup M và haplogroup N hòa huyết sinh ra 4 chủng người Việt cổ thì chủng Indonesian về mặt di truyền, thuộc về nhóm loại hình Australoid nhưng trong genome của họ tỷ lệ máu Mongoloid cao nhất. Chủng Indonesian cũng là chủng đa số, chiếm tới 60% nhân số.


Khi người di tản chủng Mongoloid phương Nam từ Nam Hoàng Hà trở về, lai giống với người Việt cổ Indonesian, đã bổ sung cho con lai một lượng gen Mongoloid, chuyển hóa di truyền con lai sang chủng Mongoloid phương Nam. Hiện tượng này như phản ứng dây chuyền, nên chỉ cần số lượng nhỏ nam giới đi xuống đã chuyển hóa dân cư Việt Nam, Đông Nam Á và Nam Á từ Australoid sang chủng Mongoloid phương Nam. Nhân học xác nhận, khoảng 2000 BC, toàn bộ dân cư Việt Nam đã là Mongoloid phương Nam. Tới đầu Công nguyên, hầu hết dân cư Đông Nam Á và Nam Á chuyển sang chủng Mongoloid phương Nam.


Tới đây tôi cần nói rõ điều này để tránh sự hiểu lầm của hầu hết học giả phương Tây và Trung Quốc, những người cho rằng, “Có hai con đường đưa người châu Phi tới Đông Á. Con đường phương Nam làm nên dân cư bản địa Việt Nam và Đông Nam Á mã di truyền Australoid. Con đường phía Bắc làm nên nông dân Trung Quốc. Một lượng lớn nông dân Trung Quốc tràn xuống thay thế dân cư bản địa Việt Nam và Đông Nam Á, làm nên dân cư Việt Nam và Đông Nam Á hiện đại.” (3)


Hoàn toàn không có chuyện này. Bởi lẽ, nếu người châu Phi làm nên dân cư Trung Quốc thì người Trung Quốc phải là chủng North Mongoloid mà không thể là South Mongoloid vì South Mongoloid là kết quả của sự hòa huyết giữa người Việt cổ chủng Australoid và người North Mongoloid xảy ra tại Nam Hoàng Hà bắt đầu 7000 năm trước tại di chỉ Bonfo Thiểm Tây. Mặt khác, người từ Nam Hoàng Hà đi xuống nếu với số lượng lớn đủ để thay thế người Australoid làm nên dân cư Việt Nam và Đông Nam Á thì đương nhiên, người Việt Nam phải là con cháu của người Trung Quốc. Vì vậy người Việt Nam phải có độ đa dạng sinh học thấp hơn người Trung Quốc. Tuy nhiên, các khảo sát DNA dân cư châu Á cho thấy, người Việt Nam có đa dạng sinh học cao nhất trong dân cư châu Á, chứng tỏ người Việt Nam cổ nhất trong dân cư châu Á. (4) Nhiều học giả không biết (hay cố tình quên) sự thực này để dựng lên huyền thoại “nông dân Trung Quốc thay thế người bản địa Đông Nam Á, làm nên dân cư Việt Nam hiện đại!” Từ đây cần có sự thay đổi trong nhận thức của học giả phương Tây và Trung Quốc cho rằng “Phát tán nông nghiệp đã làm nên cuộc di cư của nông dân Trung Quốc xuống phía Nam.” Hoàn toàn không có chuyện này. Không phải phát tán nông nghiệp mà hậu quả cuộc xâm lăng của North Mongoloid xuống Nam Hoàng Hà, thành lập nhà nước Hoàng đế đã gây ra cuộc di tản của người South Mongoloid từ Nam Hoàng Hà xuống Nam Dương Tử và Việt Nam. Còn việc trồng lúa không phải từ phương Bắc đưa xuống mà từ phía Nam đi lên sau thời Băng hà cuối cùng.


Cho đến trước thời Đá mới, dân cư các đảo Đông Nam Á gồm 3 chủng Indonesian, Melanesian và Negritos cộng cư với nhau, trong đó người Indonesian đa số, nắm vai trò lãnh đạo về xã hội và ngôn ngữ. Nhưng khi người South Mongoloid xuất hiện đã dẫn đến sự phân hóa di truyền nhất định trong dân cư. Khi tiếp nhận thêm nguồn gen Mongoloid, người Indonesian trở thành chủng South Mongoloid điển hình. Người Melanesian thành dạng Indonesian hiện đại của chủng Mongoloid phương Nam (2). Đúng như phân tích của Stephen Oppenheimer, tại ISEA, 50.000 BP, ba chủng người Việt cổ từ Việt Nam đi ra. Người Negritos do tập trung tại hai quần đảo Andaman và Nicobar, bị cô lập, hạn chế tiếp xúc với người South Mongoloid nên hầu như không có sự biến đổi về di truyền. Bộ phận sống trong rừng sâu ít tiếp xúc với người Mongoloid trở thành nhóm Semang. Trong khi nhóm sống bên ngoài, tiếp xúc nhiều hơn với người South Mongoloid trở thành Senoi. Chủng đa số Indonesian làm nên thổ dân Mã Lai và Sumatra. Trong khi đó chủng Melanesian sống phân tán.


Trong bài viết, Stephen Oppenheimer có nhắc tới việc người từ Đông Ấn Độ xâm nhập Đông Nam Á. Nhưng chúng tôi thấy việc này không chắc chắn lắm. Rất có thể, khi khảo sát nguồn gen, tác giả đã phát hiện gen của dân cư Đông Ấn Độ Dravidian ở Đông Nam Á. Nhưng liên hệ rộng hơn, tôi cho rằng, 50.000 năm trước, người Indonesian từ Việt Nam đi sang làm nên dân cư Ấn Độ, được gọi là Dravidian. Phải chăng, do quan hệ như vậy nên khi thấy gen Indonesian tại Đông Nam Á, dẫn tới ngộ nhận cho rằng người từ Đông Ấn Độ đã tới Đông Nam Á?


Một câu hỏi khác: có đúng người North Mongoloid tới các đảo Đông Nam Á không? Tôi cho rằng ít có khả năng xảy ra chuyện này, vì dân North Mongolid gồm các chủng Mongol, Altaic, Tungusic, Eskimos… sống tại Nội Mông Bắc Hoàng Hà với nhân số nhỏ. Thời điểm này, sau cuộc xâm lăng xuống Nam Hoàng Hà, họ tập trung nhân lực mở rộng việc chiếm đóng lưu vực Hoàng Hà nên không có người đi xuống phía Nam.


Tôi ủng hộ ý kiến cho rằng dòng lúa Indica xuất hiện ở phía Tây Bán đảo Đông Dương. Từ kinh nghiệm Việt Nam, tôi thấy, trước đây người Việt chủ yếu trồng lúa khô, còn gọi là lúa lốc. Lúa nước chỉ làm một vụ gọi là lúa mùa, thu hoạch vào tháng Mười âm lịch. Sau này tiếp thu giống lúa của người Chiêm Thành nên có thêm vụ lúa tháng Năm, gọi là vụ Chiêm. Chiêm ở đây mang nghĩa Chiêm Thành. Giống lúa Chăm là của người Cham Pa. Vì vậy tôi cho rằng, ý kiến của Londo là một khám phá có ý nghĩa. Lúa trồng vụ tháng Năm chủ yếu là hạt tròn, gạo màu đỏ, cơm rất cứng, thuộc dòng Indica.


Vào Thế Holocene, Đông Nam Á lục địa cũng như hải đảo có sự biến động lớn về nhân khẩu do xự xâm nhập của người South Mongoloid gây nên. Do không nắm được nguồn gốc cũng như thời gian xâm nhập của South Mongoloid nên Stephen Oppenheimer đưa ra sự giải thích không thỏa đáng.


Tới đây ta có đủ cơ sở để trả lời bốn vấn đề mà Oppeheimer nêu ra:


1. Đầu tiên, có phải thổ dân Mã Lai thời hiện đại, những người nắm giữ dòng dõi R9b1-16288, một phần là hậu duệ của những người làm vườn Hòa Bình?


Điều này hoàn toàn chính xác. Không chỉ thổ dân Mã Lai mà toàn bộ dân cư các đảo Đông Nam Á đều là hậu duệ của Hoabinhian. Ngay cả người South Mongoloid cũng là con cháu của Hoabinhian mà tổ tiên đi lên khai phá lưu vực Hoàng Hà, khi bị chiếm đất đã trở về quê hương cũ.


Thứ hai, có phải người Mã Lai trồng lúa hiện đại ở Melayu nắm giữ dòng dõi B5a (và là những người thừa kế chính của dòng dõi đó ở Bán đảo), một phần là hậu duệ của những người nông dân trồng lúa trong khu vực theo định nghĩa của các nền văn hóa Ban Kao hoặc tổ tiên của họ?


Quan niệm truyền thống cho rằng nghề trồng lúa từ phía Bắc đưa xuống. Nhưng đấy là quan niệm sai lầm, chúng tôi cho rằng, nhiều khả năng lúa được trồng tại Đông Nam Á từ 15.000 năm trước, cùng với kê trong vai trò lương thực phụ. Hai loại cây này được trồng theo phương thức chọc lỗ tra hạt, trên diện tích nhỏ nên không được thuần hóa. Chính hạt lúa chưa thuần hóa của Đông Nam Á được đưa lên Tiên Nhân động 13.000 năm trước và đươc thuần hóa thành loài Oryza sativa. Không thể loại trừ khả năng lúa của người Melayu và người Bản kao xuất hiện độc lập từ tập quán trồng lúa cũ trong dân gian.


Thứ ba, có phải lúa được trồng ở miền tây Ấn Độ, trước Thế Holocene giữa như gợi ý của sự lan rộng Holocene sớm của B5a?


Đúng như phát hiện của Londo, dòng lúa Indica đã xuất hiện theo cách đó. Từ lâu chúng tôi đã có cảm giác như vậy nhưng chưa có chứng cứ rõ ràng. Khám phá của Londo đã làm sáng tỏ điều này.


Thứ tư, có phải có những nền văn hóa lúa gạo Đông Dương đặc biệt, chẳng hạn như Da But (xem Bulbeck tập này), đã phân tán trực tiếp đến Orang Asli bằng nhiều tuyến đường khác nhau qua bờ biển phía đông của Bán đảo Mã Lai vào giữa Holocene song song với N9a6a và F1a1a?


Như phân tích trước đó, việc trồng lúa xuất hiện từ rất lâu tại những địa điểm khác nhau ở cả MSEA và  ISEA nên lúc này chưa thể khẳng định lúa Đa Bút là cội nguồn của lúa Orang Asli.


Cần chấp nhận thực tế việc trồng lúa ở Đông Nam Á. Quan niệm truyền thống của học giả phương Tây và học trò của họ ở Trung Quốc cho rằng lúa gạo từ Trung Quốc đưa xuống. Nhưng đó là sự ngộ nhận vĩ đại. Lục địa Đông Nam Á với khí hậu nhiệt đới và các chủng lúa hoang phong phú chính là nơi trồng lúa đầu tiên của loài người. Người săn bắt hái lượm nhìn thấy chim ăn hạt kê và lúa nên cũng thu hoạch kê và lúa hoang làm lương thực. Từ đó dẫn tới việc trồng lúa và kê. Nhưng do vùng Hòa Bình là núi non, bán sơn địa nên không thể trồng lúa nước mà chỉ trồng lúa khô. Huyền thoại Cây kê cuối cùng của người Bahna Tây Nguyên Việt Nam và người Bunun Đài Loan cho thấy, vào cuộc đại hồng thủy khoảng 7500 BP, cây kê là lương thực cứu sống dân cư Đông Nam Á. Theo chân người mở đất, lúa và kê được đưa lên lưu vực Dương Tử. Tại đây, do khí hậu lạnh nên việc dự trữ thức ăn trở nên quan trọng. Cùng với môi trường đất ngập nước thuận lợi cho cây lúa phát triển, hạt kê và lúa có khả năng dự trữ lâu dài nên dần trở thành cây lương thực chính. Lúa trồng phát triển mạnh ở phía Bắc đã lan xuống phía Nam như hiệu ứng thứ cấp khi người làm vườn phía nam thấy lợi ích của việc trồng lúa đồng thời được hỗ trợ bởi kinh nghiệm của nông dân phía Bắc.


Saigon, 5.25. 2024


Tài liệu thâm khảo.


  1. Nguyễn Khắc Sử. Văn hóa Hòa Bình.

https://baotanglichsu.vn/DataFiles/2021/10/News/Ti%E1%BA%BFng%20Vi%E1%BB%87t/12.10.2021/Thong%20bao%20khoa%20hoc/Van%20hoa%20Hoa%20Binh%20sau...%20Nguyen%20Khac%20Su.pdf


  1. Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. NXB DH&THCN. HN. 1983.
  2. S. Pischedda et al. Phylogeographic and genome-wide investigations of Vietnam ethnic groups reveal signatures of complex historical demographic movements -https://www.nature.com/articles/s41598-017-1.
 S. W. Ballinger et al. Southeast Asian Mitochondrial DNA Analysis Reveals Genetic Continuity of Ancient Mongoloid Migrations   NCBIhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov ›