Giao Chỉ Vũ Văn Lộc: Vài ý kiến về sách của ông Nguyễn Tiến Hưng

06 Tháng Năm 20247:38 SA(Xem: 1840)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN 3 - THỨ HAI 06 MAY 2024


Giao Chỉ Vũ Văn Lộc: Vài ý kiến về sách của ông Nguyễn Tiến Hưng

image031

Giao Chỉ Vũ Văn Lộc


(gởi từ San Jose đến VHO)


Giao Chỉ, San Jose.


Chúng tôi là giám đốc cơ quan định cư IRCC sáng lập Việt Museum. Bạn đọc hỏi Việt Museum về cuốn sách của ông Hưng. Xin thưa đây là ngoại sử. Không phải chính sử. Tác giả rất giỏi về cả văn tài lẫn thương mại. Tác phẩm rất hấp dẫn và phát hành đúng lúc. Tuy nhiên có những chỗ nên xem lại. Tác giả không có mặt tại Việt Nam cuối tháng tư. Chúng tôi lên tiếng vì cuốn sách này có ảnh hưởng quan trọng, nên cần phải được nhận định hợp lý và khách quan.


Sau đây là nhận xét qua bài báo tác giả nói chuyện với báo Người Việt.


Điều quan trọng nhất là tác giả bắt đầu từ chuyện di tản năm 1975 lại bình luận tệ hại qua thời sự người Việt vào đất Mỹ trong nửa thế kỷ vừa qua.


Vì vậy chúng tôi thấy cần phải lên tiếng.                               


Tác giả cho biết 


1) Năm 1975 nhờ việc tranh đấu của tác giả và tài liệu ông đưa ra đã làm tăng thêm số người được Mỹ nhận. Từ 50 ngàn lên đến 130 ngàn?


Tài liệu ra sao và ông đưa cho ai là người có thẩm quyền quyết định?               


2) Tài liệu ông đưa ra đã làm cho ý kiến của Kiss muốn trả hàng 130 ngàn người ty nạn về nước nhưng không thực hiện. Tài liệu nào? và ông đưa cho các giới chức nào?       


3) Thc s chương trình di tn của Mỹ dù chuẩn bị công phu nhưng đã thất bại. Dự trù đem khoảng 70 ngàn người liên hệ Mỹ ra đi không thành. Người có tên không đi được. Người may mắn không có tên đã đi được. Đi bằng phi cơ bị chấm dứt vì địch pháo kích phi trường. Nỗ lực đi bằng trực thăng giới hạn mặc dù ông đại sứ can đảm và hy sinh ở lại đến phút cuối cùng.                            


4) Chương trình đi đường bin rất thành công nhưng đa số không phải là người hợp lệ trong danh sách. Phương tiện là các xà lan tiếp vận đường biển, các thương thuyền chuyển vận theo khế ước Mỹ và các thuyền tư nhân, các giang đoàn cận duyên của TTM Tổng cục tiếp vận và cả hạm đội Hải quân Việt Nam. Không có ai ấn định được số lượng và kiểm soát theo danh sách với điều kiện di tản. Giờ chót lệnh cho phép vớt tất cả trên biển. Ford dự trù 70 ngàn. Trời cho đi 150 ngàn không điều kiện.


5) Kinh nghiệm cá nhân. Hạm đội hải quân VN ra khơi với hàng chục ngàn người. Đoàn tàu gồm các giang đoàn tiếp vận của chúng tôi cùng với các thương thuyền Trường Xuân, Việt Nam Thương Tín v..v… cùng đi theo ra biển. Chúng tôi đã thấy hàng trăm thuyền và tàu trên đại dương cùng với nhiều xà lan. Tàu chiến Mỹ được lệnh đón tiếp, giúp đỡ tất cả các thuyền tàu di tản trong suốt tuần lễ đầu tiên của tháng 5-1975 quanh hải phận Việt Nam. Giang đoàn tiếp vận của chúng tôi và cả lữ đoàn nhảy dù dự trù chạy về Gò Công nhưng rồi được Mỹ vớt hết.


6) Ai được đi: Tháng 6 năm 75 chúng tôi ở Illinois đi đón gia đình chài lưới 36 người đến Springfield. Báo Mỹ hỏi rằng 3 gia đình cùng họ có nhiều đàn bà trẻ con sao lại được di tản. Có giấy tờ của chính phủ Mỹ cho đi không. Ông già Bắc Kỳ di cư trưởng tộc trả lời có đủ giấy tờ. Cá nhân tôi đã tạm thời là thông dịch được đọc giấy của ông cụ chỉ là Lá số tử vi của họ Bất. Thực sự danh sách của ông Fort không bằng danh sách của trời.


7) Ông Hưng may mắn được Tổng thống Thiệu tin cậy cho đi thuyết khách cứu nước. Những công tác không thành công. Sẵn có tài liệu và hoàn cảnh tác giả viết sách vi tin tc ngoi s rất hấp dẫn. Nhưng trình bày công trạng không đúng. Biết rõ phải là người lênh đênh trên xà lan dưới trời đất mênh mông ngoài biển Nam Hải với hàng trăm con thuyền chung quanh. Bất cứ ai trôi dạt trên biển trong tuần lễ đầu tiên của tháng 5-1975 đều được vớt hết. Không có ai ấn định số lượng và kiểm soát giấy tờ hay xuất xứ.                                                                


8) Khi chúng tôi lên bờ, dù quan hay lính lần lượt đi qua hàng rào y tế, Lính Mỹ phun đầy người thuốc diệt trùng. Xong anh ta nói: You are OK. Welcome to America. Không ai có thông hành, ID hay visa.           


9)Tay ngoại trưởng Kiss là công thần của người Mỹ nhưng có nhiều tội lỗi với VNCH. Tuy nhiên chính s không th ghi thêm ti Kiss ch trương đưa hàng ngàn di tn Vit v nước.


Nếu quý vị đọc chuyện tàu Việt Nam Thương Tín được Mỹ chuẩn bị giúp cho về lại Việt Nam. Sẽ biết rằng đưa người trở về là hành động vô nhân đạo mà người Mỹ sẽ không làm. Một số ty nạn ra đi bất ngờ vì gia đình còn ở lại đã phải biểu tình đốt trại đòi về. Mỹ chuẩn bị công phu cho chuyến về định mệnh. Tàu Việt Nam Thương Tín được sửa chữa chuẩn bị cả thực phẩm và nhiên liệu để có thể quay lại về Mỹ vào giờ chót.


10)Chúng tôi là người đã làm việc định cư suốt nửa thế kỷ và rất tiếc tác giả đã có những nhận định sau đây


“Hoa Kỳ nhận người Việt tị nạn qua đường vượt biển, HO., và OPD không hoàn toàn do lòng nhân đạo mà vì họ muốn giấu kín một số sự thật, (theo Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng.)


Thật sự không hề có sự thực nào nước Mỹ dấu kín. Sau 30 tháng tư với 150 người di tản trong giai đoạn đầu, miền Nam bại trận cam chịu ở lại với cộng sản Việt Nam. Từ 1975 đến 1985 là 10 năm cộng sản đưa đất nước vào giai đoạn khốn cùng. Miền Bắc sống trên lưng tài sản cơm áo của miền Nam. Qua thập niên 80 là cả nước kiệt quệ. Từ 75 đến 95 là giai đoạn thuyền nhân ra đi. Dân Việt đi tìm tự do. Thiên anh hùng ca với thảm cảnh trên biển Đông gây kinh hoàng khắp thế giới. Gần 40% bị chết vì sóng gió, hải tặc. Người chết để lại những tin tức kinh hoàng và người sống còn trở thành điên loạn. Âu châu gửi những con Tàu đi vớt tỵ nạn. Các bác sĩ Việt Nam và thế giới đóng của phòng mạch để đi tìm tỵ nạn trên đại dương. San Jose chúng tôi tuần nào cùng đi bộ gây quỹ cho thuyền nhân nên được phong danh hiệu là Thủ phủ của Tình thương. Cả thế giới đã phải họp đi họp lại để giải quyết. Mỹ quốc luôn luôn đứng đầu. Tổng thống Carter ra lệnh cho tàu Mỹ vớt thuyền nhân. Hàng trăm ngàn thuyền nhân sống sót tràn ngập các đảo hoang trên Thái Bình Dương. Phái đoàn Mỹ là thiên thần đến nhận thuyền nhân khắp mọi nơi. Ông Carter tăng thêm cấp khoản cho vào Mỹ. Ông đi khắp thế giới kêu gọi nhận ty nạn. Ông đến họp với Do Thái để yêu cầu cả nước này nhận ty nạn. Ông còn dự trù đến thăm chúng tôi vì mang danh là Viện bảo tàng Thuyền nhân và VNCH. Thực sự chúng tôi là tổ chức nhỏ bé chẳng đáng gì nhưng tràn đầy nước mắt của danh tiếng Thuyền Nhân. Và nước Mỹ đã cùng thế giới ban hành đạo luật ODP là luật về con đường Ra đi có trật tự. Xin người Việt ở lại để ra đi theo đơn xin.


President Jimmy Carter Remarks for IRCC


Chưa xong, ông Carter Dân Chủ bàn giao cho ông tổng thống Cộng Hòa Reagan vẫn tiếp tục con đường nhân đạo cũ. Các bạn có xem hình ông Reagan ký lut nhn tù HO có bà Khúc Minh Thơ đứng bên cạnh. Ôi cô Bảy Sadec bánh phồng tôm của chúng tôi vinh dự đầy nước mắt đã thành công tranh đấu tự do của cả ngàn ông chồng chiến bại. Chúng tôi đi cùng gia đình anh Lại Đức Hùng lên phi trường San Francisco đón ông già đại tá Lại Đức Chuẩn. Cuộc đón tù HO như đám biểu tình với quốc kỳ Mỹ Việt và khẩu hiệu hô hào trong nước mắt. Sau khi nhận Thuyền nhân, nhận tù HO rồi đến Con Lai. Nước Mỹ đóng lại vai người lính bạc tình nhận những đứa con về lại quê cha. Tôi đi đón một gia đình con lai đông kỷ lục với 37 người đứng chung quanh cô gái Mỹ lai da đen. Hỏi rằng mẹ con đâu. Mẹ con chết rồi, đây là dượng Ba và các anh chị bà con của mẹ. Ôi nước Mỹ này nhân đạo và ngờ nghệch biết bao đã nhận cả đám đông xa cách chỉ vì thương đứa con lai trở về nước Mỹ. Những chuyện như trên kể dài thêm nửa thế kỷ nữa chưa hết. 


Tiến Sĩ Nguyn Tiến Hưng nói rng Hoa K nhn người Vit t nn qua đường vượt bin, H.O., và OPD không hoàn toàn do lòng nhân đạo mà vì h mun giu kín mt s s tht. 


Xin được bình luận như sau về chuyện Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Mỹ vào cứu Việt Nam là theo chính sách. Mỹ rút chân ra khỏi Việt Nam cũng là do chính sách. Chính sách không có tội. Mỹ mở cửa đón ty nạn Việt Nam, rồi nhận thuyền nhân, ra đi có trật tự, ODP, HO, Con lai và đoàn tụ là do tấm lòng nhân đạo của nhân dân Mỹ cho phép chính phủ.


Tuyt đối không có điu gì du kín. Chúng tôi sẽ không yêu cầu tác giả công bố những tài liệu dấu kín bởi vì sẽ không có thực. 50 năm trực tiếp làm việc trong lãnh vực định cư tỵ nạn và di dân. Dù có ngu si đần độn đến đâu thì cũng biết là Mỹ hoàn toàn không có điều gì giấu kín qua 50 năm công tác xã hội. 


Thêm một chuyện nữa cần nói ra. Ai cũng biết rằng ông Thiêu trước sau phải tin vào Nixon. Tại sao từ đầu không đòi hỏi Mỹ Việt ký hiệp ước bảo vệ đưa ra quốc hội. Tôi có được dự những buổi họp riêng tư với Mỹ đã ghi nhận rằng. Không tổng thống nào đưa những đề nghị vớ vẩn như vậy ra công khai. Chắc chắn quốc hội sẽ không thuận và như thế tổng thống sẽ bó tay. Chính phủ Mỹ bỏ đi với 58 ngàn tử sĩ sau 20 năm đến Việt Nam là chính sách. Dân Hoa Kỳ mở vòng tay đón tỵ nạn di dân Việt Nam 50 năm qua là tình người. Đừng hận Chính sách, không phụ tình người.  (VVL)


 Nguyên văn bài nói chuyện của ông Nguyễn Tiến Hưng như sau:


‘Bức Tử VNCH: Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm’ của Nguyễn Tiến Hưng ly kỳ bất ngờ


April 26, 2024


Đằng-Giao/Người Việt


LITTLE SAIGON, California (NV) – Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng sẽ có buổi ra mắt sách “Bức Tử VNCH: Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm,” mô tả những ngày cuối cùng của VNCH và lột trần những đòn phép chính trị của Hoa Kỳ, vào lúc 1 giờ trưa Chủ Nhật, 5 Tháng Năm, tại 14361 Beach Blvd., Westminster, CA 92683.


image032Cuốn sách hứa hẹn có nhiều tiết lộ nóng bỏng. (Hình: Nguyễn Tiến Hưng cung cấp)


Trong cương vị tổng trưởng Bộ Kế Hoạch và Phát Triển Quốc Gia VNCH, từ năm 1973 đến năm 1975 kiêm phụ tá tái thiết cho cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ năm 1971 đến năm 1973, Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng được tiếp cận một số tài liệu quốc gia tối mật, nay dùng làm nền tảng cho “Bức Tử VNCH: Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm.”


Dù tuổi đời đã cao, ông tự ép mình phải hoàn tất cuốn sách này vì “người Việt Nam, con em chúng ta và thế giới phải biết Hoa Kỳ đã đối xử như thế nào với đồng minh.”


Để hoàn tất công trình này, ông phải bỏ ra hơn 10 năm.


“Nếu muốn chính xác thì phải nói là tôi bỏ ra hơn 10 năm làm việc toàn thời gian chứ không đùa đâu,” ông Hưng vui vẻ nói. “Ấy là đã nhờ có một người bạn thân ở Paris hiệu đính phụ tôi.”


“Bức Tử VNCH: Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm,” một bộ tài liệu đầy đủ dữ liệu cũng như hình ảnh, minh chứng cho sự sụp đổ của VNCH là một ý đồ có dự tính của Mỹ.


Cuốn sách gói ghém bao nhiêu uất ức, trăn trở, và nghẹn ngào của tác giả trong suốt gần 50 năm qua.


“Bức Tử VNCH: Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm” buộc ông phải sống lại những giây phút ông muốn quên và buộc ông phải có những cơn ác mộng.


“Khi ngồi sắp xếp lại chi tiết của những sự kiện theo thứ tự lớp lang cho cuốn sách, tôi rất ư là xúc động thấy mình như phải sống lại những giây phút đau thương kinh hoàng khi miền Nam Việt Nam đang thoi thóp. Cứ thấy lại gương mặt ưu tư thất vọng của cố Tổng Thống Thiệu, cứ nghe lại những câu nói xót xa cho quê hương và dân tộc của ông là tôi lại thấy lòng mình như quặn thắt,” vị tiến sĩ chia sẻ. “Hơn ai hết, ông Thiệu vô cùng bàng hoàng trước sự độc quyền thao túng chính trường của ông Henry Kissinger.”


“Bức Tử VNCH: Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm” kể lại rất nhiều biến cố lịch sử mà thế giới chưa biết, những khúc quanh chính trị hiểm hóc mà Hoa Kỳ muốn giấu nhẹm.


image034Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng trong buổi nói chuyện với Người Việt TV. (Hình: Chụp từ màn hình Người Việt TV)


Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng chợt hào hứng: “Tuy nhiên, có một điều mà tôi vô cùng hãnh diện và vui mừng cho dân tộc mình là nhờ tôi kín đáo chuyển những tài liệu này qua Hoa Kỳ mà Quốc Hội Mỹ, sau cùng, phải chấp nhận nhận 130,000 thuyền nhân tị nạn thay vì chỉ 50,000 như họ dự định.”


Ông thêm: “Và cũng nhờ tôi có tài liệu này trong tay mà ông Kissinger không thể thực hiện được âm mưu là sẽ trả 130,000 người này về Việt Nam sau khi cho mỗi người và Cộng Sản Việt Nam một số tiền.”


“Bức Tử VNCH: Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm” chứng minh rằng Hoa Kỳ nhận người Việt tị nạn qua đường vượt biên, H.O., và OPD không hoàn toàn do lòng nhân đạo mà vì họ muốn giấu kín một số sự thật, theo Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng.


Trước đây, ông Hưng từng tung ra những cuốn sách “best seller” gây xôn xao trong cộng đồng Hoa Kỳ và Việt Nam tị nạn như “Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập” (1986), “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” (2005), và “Tâm Tư Tổng Thống Thiệu” (2010).


“Bức Tử VNCH: Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm” là “công trình” thứ tư của ông và cũng sẽ gây nhiều ngạc nhiên cho độc giả Việt lẫn Mỹ. [đ.d.]


Liên lạc tác giả: ngo.giao@nguoi-viet.com


Liên lạc Văn Hóa Online: lykientrucvh@gmail.com

03 Tháng Năm 2024(Xem: 1574)