‘TQ sẽ thắng nếu hải chiến với VN’

08 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 18829)

TQ sẽ thắng nếu hải chiến với VN’

BBC - thứ hai, 7 tháng 7, 2014

image015

Máy bay xuất phát từ tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc

Một nhà nghiên cứu hải quân của Mỹ nhận định trên nhật báo New York Times rằng Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chiến thắng ‘trong mọi kịch bản có thể’ nếu xảy ra chiến sự với Việt Nam.

Giáo sư Lyle J. Goldstein ở Viện nghiên cứu Hải quân Trung Quốc trực thuộc Trường Hải chiến của tiểu bang Rhode Island đã đưa ra nhận định trên trong bài phỏng vấn dưới dạng hỏi đáp đăng hôm 5/7.

Tuy vậy, cũng theo nhà nghiên cứu này thì ‘gần như chắc chắn Việt Nam cũng có thể gây tổn thất cho hải quân và không quân Trung Quốc’ do nước này đã có ‘những đầu tư khôn ngoan’ vào quân sự.

Lợi thế của Trung Quốc

Với việc Trung Quốc đã tiến hành công cuộc hiện đại hóa quân đội mạnh mẽ từ hai thập niên qua kể từ khi họ chịu tổn thất nặng nề trong cuộc chiến với Việt Nam năm 1979 thì giờ đây Trung Quốc ‘đang gặt hái thành quả’, theo lời vị giáo sư.

“Để chuẩn bị cho các kịch bản chiến tranh khác nhau với Hoa Kỳ hay Nhật Bản, Trung Quốc đã xây dựng sức mạnh được trang bị đầy đủ và huấn luyện tốt,” ông giải thích.

“Trong những lĩnh vực then chốt như tàu ngầm, giao tranh trên mặt nước hay tấn công chớp nhoáng, Trung Quốc có những lợi thế kỹ thuật đáng kể mà có thể giúp cho họ giành chiến thắng (trước Việt Nam) mặc dù có chịu thể tổn thất,” ông nói.

"Trong trường hợp tuyệt vọng, Hà Nội có thể tính đến việc đẩy xung đột từ trên biển sang trên bộ ở khu vực biên giới giữa hai nước do lục quân của họ có thể sánh ngang với quân đội Trung Quốc."

Giáo sư Lyle J. Goldstein

Giáo sư Goldstein cũng cho rằng ở một số khía cạnh nào đó của một cuộc xung đột quân sự, Việt Nam cũng có lợi thế.

Ông chỉ ra rằng Trung Quốc đặc biệt không mạnh trong việc tiếp liệu trên không nên Việt Nam có thể tận dụng điều này để chiếm ưu thế trên vùng trời nhất là ở khu vực Biển Đông vốn nằm cách xa không phận Trung Quốc.

“Trong trường hợp tuyệt vọng, Hà Nội có thể tính đến việc đẩy xung đột từ trên biển sang trên bộ ở khu vực biên giới giữa hai nước do lục quân của họ có thể sánh ngang với quân đội Trung Quốc,” ông phân tích nhưng cũng cho biết Trung Quốc có thể không kích hoặc phóng tên lửa vào các căn cứ không quân và hải quân của Việt Nam.

Giáo sư Goldstein có bằng thạc sỹ chuyên ngành nghiên cứu chiến lược tại Trường Quan hệ Quốc tế John Hopkins và theo học tiến sỹ tại Đại học Princeton. Ông nói thông thạo tiếng Hoa và có thời gian nghiên cứu ở Trung Quốc.

Học viện nghiên cứu Hải quân Trung Quốc mà ông có công sáng lập và làm giám đốc đầu tiên cho đến năm 2011 có chức năng nghiên cứu về hải quân ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc để phục vụ cho Hải quân Hoa Kỳ.

Hiểu rõ Việt Nam?

image016

Hải quân Việt Nam chưa đủ trình độ điều khiển tàu ngầm lớp Kilo?

Theo ông thì Bắc Kinh đã theo dõi năng lực quân sự của Việt Nam ‘cực kỳ chặt chẽ’ và việc cả hai nước đều lệ thuộc vào vũ khí Nga đã giúp Trung Quốc nắm rõ hơn về thực lực quân sự của Việt Nam một cách tổng thể.

Giáo sư Goldstein cho biết cuộc xung đột biên giới hồi năm 1979 đã khiến Trung Quốc ‘có sự tôn trọng đáng kể’ đối với năng lực chiến tranh của Việt Nam.

Tuy nhiên, cũng theo ông thì các nhà nghiên cứu quân sự Trung Quốc đã chỉ ra một số điểm yếu trong sức mạnh quân sự của nước láng giềng của họ.

Đó là Việt Nam không có kinh nghiệm điều khiển những khí tài đặc biệt tối tân như tàu ngầm vốn đang được xem là sức mạnh chủ lực của họ.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng nhìn thấy những điểm yếu của Việt Nam trong các lĩnh vực do thám, nhắm mục tiêu và xử lý chiến sự.

“Có một suy nghĩ chung là Trung Quốc sẽ chiến thắng trong bất kỳ cuộc xung đột quân sự nào (với Việt Nam) sau khi đã xảy ra trận chiến mà các nhà quân sự Trung Quốc gọi là ‘mô hình 14/3’, tức trận hải chiến ngày 14/3 năm 1988 ở quần đảo Trường Sa mà khi đó chỉ một hạm đội nhỏ của Trung Quốc cũng đã đánh chìm một số tàu chiến của Việt Nam,” ông phân tích.

image017

Liệu xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc trên biển có dẫn đến chiến tranh?

Nhà nghiên cứu người Mỹ cũng cho biết các nhà phân tích từ lâu nay đã chỉ ra rằng Trung Quốc đặc biệt yếu về chiến tranh dưới lòng biển và rằng Hà Nội có thể đã tìm ra điểm yếu trong hệ thống khí tài của Trung Quốc mà họ có thể khai thác.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã ý thức được họ còn yếu chỗ nào và đã cố gắng cải thiện năng lực chiến tranh chống ngầm bằng cách đưa vào sử dụng hàng loạt các chiến hạm nhẹ nhưng hiệu quả trong hai năm qua.

Yếu tố Mỹ

Về phía Việt Nam, Giáo sư Goldstein cho rằng nước này đã chứng tỏ họ có khả năng chỉ huy bộ binh hiệu quả nhưng năng lực không quân và nhất là hải quân của họ thì vẫn còn rất hạn chế.

Do đó, ông cho rằng mặc dù các tàu ngầm lớp Kilo mà Việt Nam đặt mua từ Nga giúp tăng cường đáng kể năng lực hải quân của nước này nhưng do hạm đội tàu ngầm vốn thuộc vào dạng lực lượng phức tạp nhất của quân đội nên Việt Nam phải cần hàng chục năm mới xây dựng được một đội tàu ngầm thật sự hiệu quả và đáng tin cậy.

"Khác với các nước như Nhật Bản và Philippines vốn là những nước đồng minh mà Mỹ có hiệp ước, trong đó có quy định việc bán vũ khí hay tập trận chung, Việt Nam phải xây dựng quan hệ quân sự với Mỹ từ con số không."

Giáo sư Lyle J. Goldstein

Về khả năng Mỹ có thể dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, Giáo sư Goldstein nhận định rằng Washington ‘sẽ thận trọng’ do lợi ích của việc này đối với Mỹ ‘chẳng có bao nhiêu’ trong khi nó có thể sẽ làm theo thang căng thẳng giữa Bắc Kinh và Hà Nội.

“Việc Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam có thể được Bắc Kinh hiểu là một phần trong nỗ lực của Washington nhằm kiềm chế Trung Quốc. Do đó, nó không chỉ đổ thêm dầu vào lửa vào mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc mà nó còn gây tổn hại rất lớn cho quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc,” ông giải thích.

Khác với các nước như Nhật Bản và Philippines vốn là những nước đồng minh mà Mỹ có hiệp ước, trong đó có quy định việc bán vũ khí hay tập trận chung, Việt Nam phải xây dựng quan hệ quân sự với Mỹ từ con số không.

Trong một số lĩnh vực như do thám trên biển thì Việt Nam có thể nhờ rất nhiều vào công nghệ Mỹ nhưng họ sẽ gặp khó khăn để tích hợp thiết bị của Mỹ vào hệ thống vũ khí hiện có của họ mà đa phần là mua từ Nga./

+++++++++++++++++++

Báo Trung Quc: 4 lý do không th thng Vit Nam bng chiến tranh


Trên trang mạng Quân sự Trung Quốc (Military.china.com) ngày 3/7 có bài viết cho rằng với 4 lý do cốt tử, gần như chắc chắn Trung Quốc sẽ phải gánh chịu thất bại nếu gây chiến với Việt Nam.
Căng thẳng trên biển Hoa Đông giữa Trung Quốc với Nhật Bản hay trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc càng trở nên căng thẳng hơn nữa và kêu gọi gây chiến không chỉ bởi những quyết sách thâm hiểm từ các cấp lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, mà còn bởi một bộ phận người Trung Quốc thiếu hiểu biết, mang tư tưởng chủ nghĩa dân tộc cực đoan "Đại Hán" luôn cổ vũ cho những hành động mang tính chất ngang ngược vô đạo đối với các nước láng giềng.
Nhưng bên cạnh đó cũng những người Trung Quốc hiểu và biết rằng, nếu bây giờ Trung Quốc gây chiến với các nước láng giềng họ sẽ tự chuốc lấy họa.Trên trang mạng Quân sự Trung Quốc (Military.china.com) ngày 3/7 có bài viết cho rằng với tình hình hiện tại Trung Quốc không thể gây chiến.
Theo đó lý do thứ nhất là sự lão luyện thiện chiến của quân đội Việt Nam. Bài viết cho rằng, không phải lãnh đạo Trung Quốc không dám gây chiến, nhưng với những hạn chế hiện tại của Trung Quốc, thi Trung Quốc không thể tiến hành gây ra một cuộc chiến tranh với bất kỳ quốc gia láng giềng nào. Nếu Trung Quốc gây chiến với Việt Nam, Trung Quốc sẽ rơi vào cái bẫy, những bài học từ cuộc chiến với Việt Nam năm 1979 đã cho thấy sự hao tiền tốn của và sinh mạng như thế nào, chỉ riêng trong trận Lão Sơn, mỗi tuần Trung Quốc tiêu hao gần 200.000 quả đạn pháo, nhưng lại thiệt hại từ 4.000 đến 8.000 quân. Quân đội Việt Nam sử dụng chiến thuật chiến tranh du kích rất lão luyện, họ sẽ đánh bại chúng ta bằng cuộc chiến tiêu hao từ từ cho đến khi chúng ta thất bại, chúng ta không thể khinh thường họ. Người Mỹ đã hết sức sai lầm khi tuyên bố "đưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá" và Việt Nam đã đáp lại bằng câu nói rằng "chúng tôi đã bước vào thời kỳ đồ nhôm" (xác máy bay Mỹ)... Vì vậy Trung Quốc không thể chiến thắng bằng cách gây ra chiến tranh, bài học về các lực lượng không quân và hải quân bị tiêu diệt vẫn còn giá trị.
Thứ hai, đó là môi trường chính trị quốc tế, khi gây ra cuộc chiến tranh với Việt Nam, Trung Quốc đầu tiên sẽ phải đối mặt với sự lên án một cách gay gắt từ dư luận phương Tây và Hoa Kỳ cũng như Nhật Bản. Không những thế, gây chiến với Việt Nam sẽ làm cho Trung Quốc không còn chỗ đứng trên trường quốc tế, các nước trên thế giới sẽ lên án Trung Quốc vì sức mạnh truyền thông nằm trong tay các nước phương Tây, và trong cuộc chiến truyền thông thì Trung Quốc hoàn toàn bị động. Cuộc chiến sẽ làm cho Trung Quốc mất dần sức mạnh và suy yếu, các lực lượng thù địch Trung Quốc sẽ thừa cơ can thiệp vào trung Quốc.
Thứ ba, Trung Quốc phải đối mặt với vấn đề thù trong giặc ngoài. Trong khi chính trong nội bộ lãnh đạo Trung Quốc vẫn còn tồn tại những vấn đề rất lớn thì bên ngoài Trung Quốc lại đang phải đối diện với một vòng vây chữ C của các nước. Nếu Trung Quốc sử dụng những lực lượng tinh nhuệ nhất, hiện đại nhất để đối phó với Việt Nam thì ở những khu vực khác của Trung Quốc lực lượng sẽ yếu và mỏng đi, Trung Quốc sẽ đối mặt với điều cấm kỵ trong binh pháp đó là cùng một lúc phải đối mặt với hai mặt trận. Có thể dự đoán khi Trung Quốc khai chiến với Việt Nam thì Đài Loan sẽ tuyên bố độc lập ngay tức khắc, lúc đó Trung Quốc không thế nào chiến thắng được trên mặt trận Đài Loan vì Hoa Kỳ sẽ đứng sau hậu thuẫn. Tiếp theo là Nhật Bản sẽ kiểm soát hoàn toàn quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, Trung Quốc sẽ đánh mất cơ hội kiểm soát Bắc Triều Tiên, Ấn Độ đánh chiếm khu vực tranh chấp và thôn tính miền Nam Tây Tạng...
Việc Trung Quốc không thể lấy bài học của Hoa Kỳ tại Lybia hay bài học của Nga tại Georgia bởi vì không chỉ là sức mạng quốc gia của họ mạnh hơn Trung Quốc mà với các cuộc chiến trên thì Nga và Mỹ họ đều có sự thuận lợi về yếu tố địa chính trị, họ không có những vấn đề lớn phức tạp với các nước láng giềng và sự ổn định cơ bản trong nội bộ đất nước, do đó họ không phải lo lắng từ áp lực của bên ngoài và nội bộ để có thể dành chiến thắng. Và điểm cốt lõi quan trọng nhất trong cuộc chiến Iraq, Afghanistan bởi họ là những quốc gia sa mạc, Không quân Mỹ có thể dễ dàng oanh kích kẻ thù, trong khi đó Georgia vốn chỉ là một đồng bằng chỉ cách ba mươi sáu cây số từ Nga, vì vậy lực lượng cơ giới Nga có thể ngay lập tức cơ động đánh chiếm. Nhưng với Việt Nam thì khác, những bài học trên không thể áp dụng được, Việt Nam được bao bọc bởi đồi và núi, Pháp, Hoa Kỳ và cả Trung Quốc đã phải nếm trải những thất bại đau đớn tại đây, một cuộc chiến với Việt Nam sẽ hết sức khó khăn, Việt Nam rất lão luyện trong chiến tranh du kích, do đó việc sử dụng tên lửa, máy bay chiến đấu là một sự ngu ngốc! Các đơn vị cơ giới sẽ bị chặn lại bởi các dãy núi, vì vậy chắc chắn chúng ta sẽ rơi vào một cuộc chiến tranh tiêu hao kéo dài, nó không phải là giữa những hy vọng của đối phương cho nó! (Hồ Trung Nghĩa (lược dịch), Theo Infonet, Nguồn: quechoa)
(ii) Báo M: Trung Quốc sẽ giành Siberia với Nga
(TNO) Trong bài xã luận đăng hôm 3.7, tờ New York Times (Mỹ) nhận định rằng Trung Quốc đang lăm le chiếm lấy vùng Siberia thưa dân nhưng giàu tài nguyên của Nga.
Siberia, phần lãnh thổ châu Á của Nga, là một vùng rất rộng lớn, chiếm đến 3/4 tổng diện tích nước Nga, tương đương với diện tích của cả Mỹ và Ấn Độ gộp lại. “Thật khó mà tưởng tượng được rằng một vùng đất bao la như vậy lại đổi chủ. Nhưng cũng giống như tình yêu, biên giới chỉ tồn tại khi cả 2 phía đều tin vào nó. Và tại vùng biên giới Nga-Trung này, niềm tin đó rất mong manh”, New York Times bình luận.
Trung Quốc với khoảng 1,35 tỉ người hoàn toàn vượt trội so với tổng dân số 144 triệu của Nga, tức tương đương tỉ lệ cứ 1 người Nga thì có 10 người Trung Quốc. Khác biệt này thậm chí còn rõ ràng hơn nếu so dân số 2 nước tại vùng Siberia, đặc biệt là tại vùng biên giới, nơi 6 triệu người Nga đối mặt với khoảng 90 triệu người Trung Quốc.
Tờ báo hàng đầu của Mỹ cho biết trong bối cảnh đang có giao thương, đầu tư và kết hôn giữa 2 sắc dân tại vùng biên giới, người dân sống tại Siberia nhận thấy rằng dù tốt hay xấu thì Bắc Kinh vẫn gần hơn rất nhiều so với Moscow. Việc mở rộng sang Siberia không chỉ cung cấp cho quốc gia đông dân như Trung Quốc thêm đất đai sinh sống. Phần đất thuộc Siberia của Trung Quốc hiện đang cung cấp cho cường quốc được mệnh danh là “nhà máy của thế giới” này nhiều tài nguyên khoáng sản, chẳng hạn như dầu mỏ, khí đốt và gỗ, New York Times bình luận.
Ngoài ra, các nhà máy Trung Quốc tại Siberia đang ngày càng có khả năng sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh với số lượng lớn; cho thấy vùng này đã thực sự trở thành một phần trong nền kinh tế Trung Quốc. “Trên thực tế, Bắc Kinh có thể dùng chính chiến thuật của Nga (ở Ukraine) – đó là cấp hộ chiếu cho người dân thân Trung Quốc tại các vùng đang có tranh chấp với Nga, rồi sau đó đem quân sang ‘bảo vệ công dân của mình’”, tờ báo Mỹ viết trong bài xã luận. “Và nếu Bắc Kinh chọn cách chiếm Siberia bằng vũ lực, Moscow chỉ có một cách để ngăn chặn, đó là dùng vũ khí hạt nhân”. (Hoàng Uy, 04/07/2014 - Fanpage Thanh Niên)/

16 Tháng Sáu 2022(Xem: 3779)