‘Ông Hun Sen được khen làm tôi buồn cho ngoại giao VN’

17 Tháng Mười Một 20221:44 CH(Xem: 2770)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 3 – THỨ NĂM 17 NOV 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


‘Ông Hun Sen được khen làm tôi buồn cho ngoại giao VN’


17/11/2022


Mai Luân


Gửi bài tới Diễn đàn BBC từ TPHCM


image007Nguồn hình ảnh, Getty Images. Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN được tổ chức tại PhnomPenh ngày 12-13/11


Hình ảnh Việt Nam hầu như bị “chìm nghỉm” trong mùa Thượng đỉnh ở khu vực. Cùng lúc, đất nước đã và sẽ còn tiếp tục hứng chịu búa rìu dư luận vì các đợt ‘kiên định bỏ phiếu trắng’ ở LHQ. Là Chủ tịch ASEAN, tổ chức được một loạt Hội nghị Thượng đỉnh như vừa qua tại Phnompenh (12 – 13/11), Thủ tướng Hun Sen của nước láng giềng từng bị Việt Nam coi là “đàn em” lại đang được cả thế giới và chính báo Campuchia ngợi ca.


Điều gì đang xảy ra với các động thái ngoại giao lạ lùng của Việt Nam?


Để có sự so sánh, ta hãy nhìn sang Campuchia để xem thế nào.


Phân tích mới nhất và thật sâu sắc của bỉnh bút người Thái Kavi Chongkittavorn trên trang mạng Khmer Times hôm 11/11/2022 đã cho thấy, Samdech Hun Sen đang “nổi bật trên chính trị toàn cầu” như thế nào.


 Trong bài “PM Hun Sen excels in global politics” Kavi lý giải:


“Thông qua cuộc chiến tranh ở Ukraine, ông Hun Sen đã nhanh chóng nắm bắt vấn đề và tận dụng lợi thế của cuộc xung đột một cách thông minh để chứng minh cho thế giới thấy rằng, nền độc lập của đất nước từng bị chiến tranh tàn phá này không phải là điều hiển nhiên..." 


Khác nhau từ các lá phiếu ở LHQ


image010Nguồn hình ảnh, AFP. Thủ tướng Hun Sen (phải) tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba (trái) tại Cung điện Hòa bình ở Phnom Penh ngày 9/11/2022


Nền độc lập của Campuchia rất quý giá, có lúc tưởng phải trả giá bằng sự “tuyệt chủng” của cả một dân tộc. Nước Việt Nam đâu có kém, với “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” là khẩu hiệu cao nhất. Thế nhưng chính phủ Việt Nam có vẻ như không lên tiếng mạnh vì chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước khác như Ukraine. Hay họ cho đó chỉ là trò “xúc xắc” trong tay các nhà độc tài như Putin hoặc Tập Cận Bình?  


Tôi nhận thấy tuy cả xã hội VN ít nhiều có bị chia rẽ nhưng xu hướng vượt trội trong người dân vẫn là lên án hành động xâm lược của Nga mà người ta cho là đang được Bắc Kinh hậu thuẫn. Việc Campuchia nhỏ hơn VN nhiều lần nhưng công khai tôn trọng chủ quyền quốc gia, đặc biệt là của một quốc gia nhỏ hơn giáp với các quốc gia lớn hơn, có lịch sử mới mẻ của nó. "Thật thú vị, khi Campuchia tự định vị mình trong cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine và các lá phiếu của nước này tại Liên Hợp Quốc được đánh giá cao”, Kavi so sánh tiếp, tỏ ra rất am hiểu lịch sử Đông Dương. 


Và gần đây nhất, vào ngày 14/11/2022, Việt Nam lại “kiên định trong bất biến”, tiếp tục bỏ phiếu trắng đối với Nghị quyết mới của ĐHĐ/LHQ.


Nghị quyết này lên án quyết liệt cuộc xâm lăng của nước Nga và ủng hộ các bước đi tiến tới việc buộc Moscow phải bồi thường cho những sự tàn phá do quân Nga gây ra ở Ukraine.  


Vậy là cho đến nay, Việt Nam thuộc các quốc gia có số lần bỏ phiếu trắng nhiều nhất đối với các Nghị quyết lên án Nga xâm lược Ukraine, việc Nga sáp nhập trái phép bốn vùng lãnh thổ của Ukraine và bỏ phiếu chống lại Nghị quyết loại Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. 


Bốn lần tổng cộng, Việt Nam đã bỏ các phiếu trắng và một lần bỏ phiếu chống đối với các Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về những vấn đề liên quan đến cuộc chiến tranh xâm lược mà Nga phát động tại Ukraine. Nền “ngoại giao cây tre” mà thực ra là của Thái Lan nhưng được Việt Nam áp dụng đã thất bại thảm hại. Đây là cây tre đã nghiêng về một phía.



Mỹ và các nước dân chủ nghĩ gì?


Chuyện Mỹ và các nước dân chủ nghĩ gì về VN, thì trước hết, cứ xem cái cung cách VN phản ứng trước lời kêu gọi hồi đầu tháng 3/2022 của các vị đại sứ Liên Minh châu Âu (EU), Na Uy, Thụy Sĩ, và Vương quốc Anh tại Hà Nội, Việt Nam nên noi theo lập trường ủng hộ Ukraine. Thái độ của Việt Nam đến nay vẫn là im lặng.


Với châu Âu đã vậy, với Mỹ tình hình cũng chưa có gì sáng sủa hơn. Tổng thống Jode Biden đã không sang Việt Nam như dự kiến. Sau nhiều lần hy vọng, rồi lại thất vọng, gần đây nhất, ngày 12/11 – có lẽ là lần thứ ba hay thứ tư gì đấy – Thủ tướng Phạm Minh Chính, một lần nữa, trong cuộc tiếp xúc bên lề hội nghị ASEAN, đã chuyển lời mời của TBT Nguyễn Phú Trọng tới TT Joe Biden, mời ông thăm chính thức Việt Nam. Hiển nhiên là ông Biden, theo báo chí trong nước, chỉ vui vẻ nhận lời nhưng chưa có cam kết gì cụ thể…


Nhưng thật thật hẫng hụt cho truyển thông quốc tế khi Phát ngôn viên Nhà Trắng Karine Jean-Pierre nói bà “không có gì để chia sẻ” khi hồi đáp yêu cầu của VOA xác nhận về một cuộc điện đàm khả dĩ giữa ông Biden với ông Trọng.


Trong các tiếp xúc cấp cao Việt – Mỹ những năm vừa qua, không dưới một lần, Washington đã phát đi tín hiệu về việc mong muốn đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới. Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 8/2021, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã đề xuất nâng từ quan hệ “Đối tác toàn diện” lên “Đối tác chiến lược”.


Những lời đề nghị liên tục này được đưa ra từ hàng chục năm nay về việc nâng cấp quan hệ, nhưng từ hai năm trở lại đây có vẻ như dồn dập và bức thiết hơn, nhìn từ góc độ chiến lược Indo-Pacific (IPS), khiến Việt Nam không khỏi lúng túng.


Bởi vì, từ chiến tuyến bên kia, Trung Quốc cũng không dưới một lần yêu cầu VN cam kết rõ ràng với “Cộng đồng chung vận mệnh” (hoặc với tên khác là “Cộng đồng tương lai chung”).


Tức là cam kết phải đi theo “Trật tự” do Trung Quốc cầm chịch, theo một đánh giá trên The Diplomat tháng này.


Tưởng cũng cần nhắc lại là trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua, TBT Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá tích cực đối với ba trụ cột chủ yếu của “Trật tự Trung Hoa’ (Pax Sinica) là Vàng đai & Con đường (BRI), Sáng kiến Phát triển Toàn cầu (GDI) và Sáng kiến An ninh Toàn cầu (GSI).


Phân tích chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc từ 31/10 đến 1/11, Tiến sĩ Alexander L. Vuving từ Hoa Kỳ khẳng định trong bài viết trên trang The Diplomat:


“Chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh nhằm cam kết với Trung Quốc, nhưng không báo hiệu bất kỳ sự thay đổi nào trong cách tiếp cận cơ bản của Hà Nội đối với nước láng giềng phương Bắc này”.


Tôi hiểu niềm tin của Giáo sư Alexander L. Vuving từ Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á – Thái Bình Dương, Hawaii. Tuy nhiên, do đã định vị mối bang giao Trung – Việt từ truyền thống đến hiện đại theo paradigm “vận hành bởi ý thức thức hệ và giao thoa bởi trật tự thế giới”, nên ông tin rằng, “mô thức” này khó thay đổi qua một chuyến thăm. Còn tôi cho rằng lịch sử sẽ chứng minh chuyến thăm là một bước ngoặt trong quan hệ Trung – Việt.


image012Chụp lại hình ảnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm Bắc Kinh được truyền thông hai bên cơ ngợi là "thành công tốt đẹp" và mang "tính lịch sử"


Ngoại giao Việt Nam đang đứng ở đâu?


Đứng “giữa hai dòng nước”, nền ngoại giao Việt Nam nay đang vào thế kẹt trước các biến đổi lớn trên thế giới. Về tư duy, họ vẫn chưa tìm ra được một đối sách khả dĩ nào trước một ban Lãnh đạo Bắc Kinh phần lớn bao gồm nhóm Chiết Giang. Những yếu nhân này vừa là lớp trí thức cao thủ, vừa là đội ngũ tinh hoa của “Đế chế Trung tâm” mà ý thức hệ cao nhất là bá chủ Đại Hán, với tâm thức tất cả vì Thiên tử.


Ngành ngoại giao nước nhà, thật đáng buồn đã hủy hoại những giá trị của thế hệ Nguyễn Cơ Thạch, Trần Quang Cơ để có tư duy độc lập khỏi sự kiểm soát của các bộ ngành...không ngoại giao.


Thế hệ các nhà ngoại giao trẻ hiện nay có ngoại ngữ, có kiến thức từ “các lò ấp” Âu Mỹ, nhưng bị nhốt trong một cái lồng quyền lực hạn hẹp, nặng về tư duy phòng thủ, bảo vệ hệ thống. Người dân hỏi đây là nền ngoại giao cây tre mềm dẻo, quật cường hay là ngoại giao cây sậy đung đưa trước gió? Chưa kể, các cuộc điều tra mới nhất cho thấy không ít quan chức ngoại giao chỉ lo cạnh tranh nhau đoạt ghế, hoặc tổ chức các cuộc làm ăn, nổi bật là đợt vé “giải cứu giá cao”.


Cội rễ của niềm tin không dựa vào công pháp quốc tế, các nguyên lý nhân văn, hay yêu chuộng hòa bình, mà chỉ dựa trên thành kiến ​​chính trị và các nhóm khu vực truyền thống được trang trí bằng các khẩu hiệu trung lập cũ rích.


Một thế hệ vàng của ngành ngoại giao vừa kháng chiến vừa kiến quốc đã “cuốn theo chiều gió”.


Khoảng cách giữa năng lực minh triết đối ngoại và đòi hỏi giải các bài toán quá khó trong thực tiễn là hai bờ vực mà thế hệ ngày nay không có cách nào có thể nhảy qua.


Nếu rồi đây, đất nước chứng kiến những đổ vỡ tiếp theo trong ngoại giao với châu Âu, với Hoa Kỳ và với Trung Quốc thì không có gì là lạ. Cũng không nên trách các nhà ngoại giao vì suy cho cùng, họ cũng chỉ vừa là tác nhân, vừa là nạn nhân của thế chế.


* Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả Mai Luân từ TP HCM.
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 16493)
Trong một bài viết gửi BBC mới đây bàn về TPP và Việt Nam, luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada nhận định về điều ông gọi là “về quyền lợi kinh tế thì Mỹ dùng quyền lợi TPP ảnh hưởng tầng lớp lãnh đạo cộng sản Việt Nam, cột chặt họ với những quyền lợi của tư bản Hoa Kỳ, biến “tư bản đỏ thành tư bản xanh”.
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 15706)
- "Tuần trước Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố "sắp hoàn thành" hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Trường Sa. Trong đó bao gồm hai đường băng và ít nhất là 1 trong số đó phù hợp cho mục đích quân sự. Đường băng trên đá Chữ Thập dài 3 km, đủ dài cho J-11 hạ cánh." - "Lần đầu tiên máy bay trên tàu sân bay Trung Quốc, J-15 có thể được nâng cấp, đủ để thách thức F-18 của Hoa Kỳ, nhưng loại chiến đấu cơ chủ lực của Trung Quốc J-11 và các biến thể của nó không thể cạnh tranh với F-22 và F-35 của Mỹ"
19 Tháng Sáu 2015(Xem: 17263)
Ts Phùng Liên Đoàn: "Vì vậy, kính thưa quí vị, tôi xin tuyên bố ngày hôm nay trước quí vị là vợ chồng tôi là những cá nhân khiêm tốn giống như trăm ngàn người khác nhưng muốn đóng góp tài sản của mình là 3 triệu USD để làm vốn khuyến khích bè bạn gần xa hoạt động giúp nhiều người Việt Nam thực hiện Giấc Mơ Việt Nam."
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 19844)
- "Khi Nguyễn Ánh phát động chiến tranh chống lại nhà Tây Sơn, ngài đã dựa vào hai thế lực ở nước ngoài. Đó là lực lượng của người Tây phương và lực lượng người Trung Hoa. Đứng đầu lực lượng Tây phương phò Nguyễn Ánh là đức giám mục Bá Đa Lộc. Nguyễn Ánh gặp giám mục Bá Đa Lộc khi ngài bôn tẩu ở Vọng Các, kinh đô của Xiêm La, tức Thái Lan. Từ đó, mối quan hệ của hai nguời trở nên mật thiết..." - "Năm 1802 Nguyễn Ánh diệt được nhà Tây Sơn, lên ngôi lấy hiệu là Gia Long và chọn Phú Xuân làm kinh đô. Đến đời Minh Mạng cố đô Thăng Long đổi thành Hà Nội..."
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 15589)
- Tuần Văn hóa – Lễ hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013: lễ dâng hương tưởng niệm 584 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc – Tả tướng quân Trần Nguyên Hãn tại đền thờ Trần Nguyên Hãn (xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch) (ngày 23/3); lễ hội Tây Thiên sẽ diễn ra từ ngày 26 – 28/3 tại đền Thỏng và đền Thượng (xã Đại Đình, huyện Tam Đảo). Các hoạt động văn hóa, thể thao mang đậm bản sắc văn hóa địa phương như: hát soọng cô, hát chèo, hát văn, thi làm bánh chưng, bánh dày… Ảnh bên: đền thờ Tả tướng quân Trần Nguyên Hãn. - Hiện nay truyền thông trong nước chạy tít: “Vĩnh Phúc chi 300 tỷ xây Văn Miếu là có lỗi với mai sau…”. Báo chí trong nước dẫn lời ông Trần Mạnh Định - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết rằng trong quá trình xây dựng đã có một số tranh cãi về việc thiết kế, bài trí thờ tự bài vị Khổng Tử.
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 14850)
"Trong bài này, tôi chỉ muốn nêu lên ngộ nhận của tác giả Trần Trung Đạo trong tấm hình để một cách diễn giải chệch đi, và về ngôn ngữ quy chụp “tôn thờ tội ác” cho một sự kiện ở quê ông Hồ"
31 Tháng Năm 2015(Xem: 15011)
Nhân hội-nghị hàng năm về quốc-phòng Đông-Nam-Á Shangri-La bắt đầu hôm nay, 29/5, ở Singapore mà trọng-tâm chắc chắn là tình-hình ngày càng gây cấn ở Biển Đông, tưởng cũng nên nhắc lại sự đóng góp rất ý nghĩa của các xã-hội dân-sự Việt-Phi tại Hội-nghị Manila về Biển Đông hồi tháng 3 năm nay và mấy kết-quả ban đầu của hội-nghị đó.
26 Tháng Năm 2015(Xem: 14393)
"Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 21 nói không nắm rõ tình hình, ngày 22 cũng chỉ bày tỏ "vô cùng bất mãn" với hành động của Mỹ. Bộ Quốc phòng Trung Quốc thì không công bố thông tin nào về việc theo dõi, ngăn chặn máy bay Mỹ như cuộc khủng hoảng vùng nhận diện phòng không Hoa Đông năm 2013."
18 Tháng Năm 2015(Xem: 16181)
KHD: "Nếu mình không thắng họ được thì hãy theo họ đi.” Nói như vậy không khác chi là khuyên người ta “hãy treo cờ trắng lên để đầu hàng"... NQD: "Luật sư Đài nhận định “nội lực” của Phong Trào Dân Chủ Việt Nam còn rất yếu. Theo tôi, chính vì nội lực còn yếu nên những người đại diện cần phải hết sức cân nhắc đưa quyết định khi vấn đề còn trong vòng tranh luận." Nếu tôi là một trong các đại diện, khi ông Tom Malinowski đề nghị “bỏ phiếu bầu” tôi đã tránh “trò chơi” lợi thì ít mà hại thì nhiều này bằng bốn cách:"
12 Tháng Năm 2015(Xem: 26010)
"Hồi năm 2012, ở HNTƯ lần 6, TBT Nguyễn Phú Trọng, đại diện cho phe nhóm của mình cố vận dụng BCHTƯ để lật đổ Thủ tướng Dũng... Hồi năm 2013 có 4 ứng cử viên cho 2 ghế Ủy Viên Bộ Chính Trị, hai ông Nguyễn Bá Thành và Vương Đình Huệ của phe ông Trọng và 2 người khác là ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyện Thị Kim Ngân thuộc phe của ông Dũng."
07 Tháng Năm 2015(Xem: 16482)
LTS: Văn Hóa nhận được bài viết của bà Trần Diệu Chân (đảng Việt Tân) qua Email. Tòa soạn đăng tải nguyên văn; và để rộng đường mục Diễn Đàn, tòa soạn cũng đăng lại bài phỏng vấn nhà văn Dương Thu Hương của nhà báo Tường An trên đài RFA.
05 Tháng Năm 2015(Xem: 18063)
" ... chính ông Dũng cũng nói là đóng lại qua khứ hướng về tương lai, đằng này lại ôn lại hình ảnh quá khứ, sống lại quá khứ ... Bài diễn văn của ông Nguyễn Tấn Dũng có thể nói tôi hoàn toàn thất vọng, rất ngạc nhiên và thất vọng."
03 Tháng Năm 2015(Xem: 16974)
Gs Tương Lai: "Trên thực tế phải nói rằng hiện nay chưa có một lực lượng chính trị nào có thể thay thế, lực lượng đang cầm quyền hiện nay. Có nghĩa là chưa có một đảng chính trị nào, chưa có một tổ chức chính trị nào có thể thay thế đảng cộng sản Việt Nam, mặc dù đảng này đã mất uy tín trong dân."
03 Tháng Năm 2015(Xem: 15089)
Hải Long: "Ngày phán xét cho những kẻ tự khoác lên mình chiếc áo nhà văn, nhà thơ, cổ động người ta lao vào chỗ chết, lao vào những cuộc chém giết với lòng căm thù không giới hạn... Còn thống nhất ư? Hòa giải ư? Làm sao có thể thống nhất và hòa giải khi những kẻ thủ ác còn chưa bị trừng phạt? Lịch sử rồi sẽ phải ghi chép lại một cách công bằng và khách quan. Tội ác rồi sẽ bị trừng phạt, chỉ là sớm hay muộn! Cuối cùng, tôi muốn thay mặt cha tôi gửi lời xin lỗi chân thành đến những người lính ở phía bên kia." Lê Xuân Khoa: "Theo tôi có một bước quan trọng mà đến giờ chính quyền vẫn chưa chịu làm. Đó là hòa giải với người sống chưa được thì hòa giải với người chết trước đã. Đấy là vấn đề trùng tu nghĩa trang Biên Hòa, để cho người ta tìm lại mộ và cải táng người chết trong các trại cải tạo. Làm được hai cái đó chứng tỏ nghĩa cử rất đẹp để mà hòa giải với bên ngoài, chứng tỏ thiện chí của lãnh đạo trong nước. Tôi thấy chuyện này dễ như vậy mà không xong được thì khó lòng tiến được đế
29 Tháng Tư 2015(Xem: 17491)
Nếu ai đó hỏi cha tôi 30/04 là ngày gì? Cha tôi sẽ trả lời, đó là ngày mà ông nhận ra mình đã bị lừa dối. Ông và các đồng đội của ông là “Thế hệ bị lừa dối”.
23 Tháng Tư 2015(Xem: 15804)
"Vài ngày trước Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Kuala Lumpur, căng thẳng ngoại giao giữa Philippines và Trung Quốc đang tăng thêm với một cuộc khẩu chiến, một vụ xịt vòi rồng và bước kế tiếp trong một vụ kiện trọng tài có liên quan đến các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Từ Manila, thông tín viên VOA Simone Orendain ghi nhận chi tiết."
21 Tháng Tư 2015(Xem: 15413)
"Học giả Auslin từ Viện Doanh nghiệp Mỹ ở Washington DC ngày 7/4 bình luận trên The Wall Street Journal, chuyến đi đầu tiên của tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đến Tokyo, Seoul và Honolulu trong tuần này có thể là cơ hội cuối cùng để chính quyền Tổng thống Barack Obama thực hiện chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương được Washington ca ngợi từ lâu."
16 Tháng Tư 2015(Xem: 16129)
"Dù không tham gia vào vụ kiện nhưng Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều trong việc xây dựng lập luận là Tòa Án được thành lập dưới Phụ Lục VII không có thẩm quyền phán xét đơn kiện của Phi Luật Tân. Tuy rằng đã tuyên bố phủ nhận thẩm quyền nhưng Trung Quốc chắc chắn là không muốn bị đặt vào thế khinh mạn phán quyết của Tòa đặc biệt là khi Tòa gồm có những vị thẩm phán hàng đầu được mọi người kính trọng."