Trần Anh Tuấn: Biệt Đội Thiên Nga

16 Tháng Chín 20229:21 CH(Xem: 3782)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN 1 - THỨ SÁU 16 SEP 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Biệt Đội Thiên Nga

image009

Trần Anh Tuấn


Thiếu tá Nguyễn Thị Thanh Thủy là Biệt Đội Trưởng Biệt Đội Thiên Nga từ năm 1969 đến ngày 30.4.1975 trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa.  Bà tốt nghiệp khóa 1 Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia khai giảng năm 1966 và là khóa duy nhất huấn luyện nữ sinh viên sĩ quan ngạch Biên Tập Viên.


Biệt Đội Thiên Nga (tái bản, Anaheim, tg xuất bản, 2020) tuy chỉ là một quyển sách nhỏ (14cmx21cm) và mỏng (201 trang) nhưng đã ghi lại khá chi tiết về một cơ quan tình báo gồm toàn nữ sĩ quan cảnh sát, với danh xưng “Biệt Đội Thiên Nga.”


Tổ chức này trực thuộc Khối Cảnh Sát Đặc Biệt và được thành lập do Sự Vụ Văn Thư của Bộ Nội Vụ ngày 5.8.1968.


image012(Thư viện TAT)


Sách ghi lại tiến trình huấn luyện, cơ cấu tổ chức của Biệt Đội từ Trung Ương đến bốn Vùng Chiến Thuật, chi tiết đến cả số nhân viên từng nơi. Như tổng cộng có 30 Thiên Nga ở Trung Ương, 12 ở đô thành Sài Gòn, và 10 ở các Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Tình.


Trong 42 trang (tr. 63-105) tác giả ghi lại các công tác cụ thể và 32 trang (tr. 106-138) về các công tác phối hợp.


Công tác cụ thể là xâm nhập các hội đoàn và cá nhân thiên Cộng tại VNCH. Đó là Hội Phụ Nữ Việt Nam, Phong Trào Phụ Nữ Đòi Quyền Sống, Hội Quả Phụ Tử Sĩ Việt Nam, Nghiệp Đoàn Bạn Hàng Các Chợ, Hội Ni Giới Khất Sĩ, Tịnh Xá Ngọc Phương Huỳnh Liên, Đoàn Nữ Phật Tử Long Hoa, Nhóm Phật Giáo Ấn Quang, Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn Huỳnh Tấn Mẫm, Tổng Hội Trung Học Sài Gòn Lê Văn Nuôi, Hội Sinh Viên Đại Học Vạn Hạnh, Đoàn Thanh Sinh Công, tư thục Công Giáo Chân Phước Liêm, Nhóm Công Giáo Chân Tín và Nguyễn Ngọc Lan, Kim Cương, Thanh Nga, Thẩm Thúy Hằng, Ủy Hội Quốc Tế về Kiểm Soát và Giám Sát Đình Chiến...


Điển hình của công tác cụ thể là “Công Tác Họa Mi” xâm nhập vào nhóm bà Ngô Bá Thành là người cầm đầu các phong trào Phụ Nữ Đòi Quyền Sống, phong trào Bảo Vệ Nhân Phẩm và Quyền Lợi Phụ Nữ, và phong trào  Cải Thiện Chế Độ Lao Tù. Nhân viên Biệt Đội xâm nhập vào các phong trào đó và phát giác bà Ngô Bá Thành làm việc cho Tình Báo Pháp. Còn “Công Tác Hoàng Yến” xâm nhập vào nhóm Nguyễn Thị Mạnh Quỳnh, con gái của luật sư Nguyễn Long Chủ Tịch Phong Trào Tự Quyết chống chế độ VNCH. Sau 1975, Nguyễn Thị Mạnh Quỳnh lộ bản chất là Đại Úy Sở Công An tp Hồ Chí Minh.


Công tác trực tiếp cũng gồm “Công Tác Đỗ Anh” xâm nhập vào Hội Quả Phụ Tử Sĩ Việt Nam, “Công Tác Đỗ Quyên” xâm nhập vào Hội Phụ Nữ Việt Nam từ đó xâm nhập vào Khối Phật Giáo Ấn Quang và Tịnh Xá Ngọc Phương. Nhân viên Biệt Đội đã phát giác được lý do những người tuyệt thực chống Chính Phủ ở chùa Ấn Quang nhiều ngày mà không chết vì khi giả đi vệ sinh là lúc họ húp cháo thịt trong hậu liêu của chùa. “Công Tác Hải Âu” xâm nhập vào mật khu Việt Cộng ở Tây Ninh và xâm nhập vào nhóm Chân Tín Nguyễn Ngọc Lan, khám phá nơi in ấn sách báo và các tạp chí Đ.D. (gồm Đối Diện, Đứng Dậy, Đồng Dao) của nhóm tu sĩ thiên Cộng này, “Công Tác Sơn Ca” xâm nhập vào Hội Bạn Hàng Các Chợ, “Công Tác Hoàng Oanh” sử dụng một nữ cán binh Cộng Sản chức vụ  Huyện Ủy Viên huyện Gò Môn, Tây Ninh để nữ hồi chánh viên này theo dõi và cung cấp tin tức quân sự của Việt Cộng cho Biệt Đội.


Công tác phối hợp gồm “Công Tác Trùng Dương” phối hợp với Phủ Đặc Ùy Trung Ương Tình Báo thu thập tin tức của Phái Đoàn Cộng Sản Bắc Việt và Chính Phủ Miền Nam Việt Nam trong trại Davis, Tân Sơn Nhất. Biệt Đội xâm nhập vào trại Davis qua nghiệp vụ đấu thầu cung cấp thực phẩm và nhu yếu phẩm cho hai Phái Đoàn Cộng Sản. Về tiền hai Phái Đoàn trả cho nhà thầu thì buổi đầu toàn là tiền mệnh giá nhỏ và mốc meo cũ rích, cột bắng lạt như thể chôn dấu lâu năm trong mật khu. Nhưng chỉ mấy tháng sau thì tiền của hai Phái Đoàn trả là loại còn thơm mủi giấy mới, loại giấy bạc 100đ Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam, mỗi xấp còn y nguyên mã số. Chi tiết về tiền mới đã được Biệt Đội báo cáo lên cấp trên để điều tra xuất xứ nguồn gốc tiền mới.


Tác giả không cho biết cuộc điều tra của cấp trên kết quả thế nào, nên độc giả sách Biệt Đội Thiên Nga có thể hiểu là  cuộc điều tra thất bại. Chuyện tiền bạc của Cộng Sản trong cuộc đánh chiếm miền Nam mãi năm 1997 chúng ta mới rõ nguồn gốc.


Đó chính là tiền viện trợ của Tầu Cộng cho Việt Cộng qua ngả Hong Kong. Số bạc Hong Kong ấy được cán bộ Việt Cộng đổi cho nhóm Hoa Kiều Chợ Lớn lấy tiền VNCH vì nhóm Hoa Kiều cần tiền Hong Kong đễ buôn vàng về Việt Nam, còn tiền VNCH thì cán bộ Cộng Sản tổ chức phân phối khắp miền Nam. Mỗi lần đổi thường là hàng trăm triệu tiền VNCH, nhiều đến nỗi sau ngày 30.4.1975, Cộng Sản miền Nam còn dư hàng tỉ! Tôi đã căn cứ vào sách tựa đề Đồng Đô La Trong Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ Cứu Nước (Tp HCM, nxb Trẻ, 1997, 411 tr.) để viết bài chi tiết về sự kiện này. Bài đã đăng trên Văn Hóa Online-California, tháng 8.2020 dưới tựa đề Vài chi tiết về Dân Sanh, người tổ chức chuyển khoản làm chi phí cho hệ thống Cộng Sản tại miền Nam (1965-1975).


image014(Thư viện TAT)


“Công tác Sóng Thần” phối hợp với Phủ Đặc Ủy để đối phó với sự xâm nhập của Cộng Sản trong Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn. Chi tiết đáng buồn trong Công Tác này là, trong khi Biệt Đội xâm nhập vào sinh hoạt của Tổng Hội Sinh Viên để đối phó và cản ngăn tác hại của cán bộ Cộng Sản tên Huỳnh Tấn Mẫn thì tướng Nguyễn Cao Kỳ và tướng Dương Văn Minh lại che chở cho tên này.


Tinh thần quốc gia và tư cách sáng ngời của người chỉ huy một cơ quan tình báo đã khiến Biệt Đội Trưởng Biệt Đội Thiên Nga bình tĩnh thu thập và thiêu hủy tất cả hồ sơ liên quan đến Biệt Đội trong ngày cuối cùng trước khi Cộng Sản tiến vào Sài Gòn, từ hồ sơ nhân viên và cộng tác viên đến những dữ liệu liên quan đến kế hoạch và công tác đã hoàn thành. Nhờ đó, rất ít đội viên của Biệt Đội bị công an Cộng Sản phát giác sau ngày 30.4.1975. Thậm chí có đội viên còn tiếp tục làm việc, như một đội viên ở Tổng Nha Bưu Điện Sài Gòn còn tiếp tục làm việc sau ngày 30.4.1075 cho đến khi về hưu.


Đây là nguyên văn lời của tác giả khi thiêu hủy tài liệu nơi trang 187: “... Lò đốt nóng hừng hực thì lẽ ra mồ hôi tôi phải rịn ra nhưng chỉ thấy nước mắt tuôn trào. Các hồ sơ liên quan đến Biệt Đội Thiên Nga nay đã trở thành đống tro tàn. Lịch sử của Biệt Đội Thiên Nga tử giờ phút đó đã chôn chặt trong tim, trong óc của tôi...”


Riêng Biệt Đội Trưởng Biệt Đội Thiên Nga chỉ bị phát giác vì người chỉ huy trực tiếp của bà, Chuẩn Tướng Cảnh Sát Trưởng Khối Đặc Biệt, khi tháo chạy đã để lại tất cả hồ sơ tài liệu trong văn phòng của ông ta, kể cả sơ đồ tổ chức trong đó có tên và chức vụ cùng bí số của Thiếu Tá Nguyễn Thị Thanh Thủy.


Biệt Đội Trưởng đã phải trả giá 13 năm bị đầy ải dưới chế độ Cộng Sản sau 8 năm phụ vụ chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Tính ra hơn một năm rưỡi cấm cố cho mỗi năm phục vụ!


Tuy không còn văn bản cụ thể nào vì tất cả hồ sơ của Biệt Đội đã do chinh bà thiêu hủy trong ngày 29.4.1975, nhưng trí nhớ hơn người và sự thông minh của tác giả đã giúp bà tái tạo lại quá khứ một cách minh bạch qua kỹ thuật sử dụng ngòi bút nhẹ nhàng và chân thật.


Tôi không thấy một sự khoa trương nào trong quyển sách nhỏ nhưng giá trị này. “Làm dáng“ có chăng, là khá nhiều chân dung bán thân của những Thiên Nga xinh đẹp trong sách.


Ngày nay, đọc lại lược sử của Biệt Đội Thiên Nga do Biệt Đội Trưởng ghi lại, tôi thấy cấp trên của bà đã uổng phí tài nguyên của ngành an ninh tình báo VNCH khi thu hẹp công tác của Biệt Đội chỉ là xâm nhập và thu thập tin tức. Còn đối phó và giải quyết thường do những cơ quan tình báo và quân sự khác.


Tình trạng như thế chỉ làm guồng máy phức tạp thêm và mất thì giờ quý báu hơn nên giảm thiểu hiệu năng của tổ chức!


Nhưng sách Biệt Đội Thiên Nga không chỉ trình bầy lược sử Biệt Đội, mà tác giả còn có dịp ghi lại hành trạng của một số cá nhân.


Ngoài người chỉ huy trực tiếp của tác giả tháo chạy cuối tháng Tư nói trên, tác giả đề cập đến Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, bấy giờ là Chỉ Huy Trưởng Bộ Tư Lệnh, nguyên văn nơi trang 50: “Tôi... rất kính phục nhân cách của ông. Trông bề ngoài ông rất xuề xòa bình dân còn đối với việc làm thì ông rất trách nhiệm và ân cần hỏi han thuộc cấp...” Không chỉ ca tụng vị tướng, tác giả còn ghi lại cách cư xử của phu nhân tướng Loan thế này nơi trang 51: “Mỗi khi ông Tướng và nhân viên trở về từ chuyến công tác thì đều được dọn bữa cơm do bà Tướng đã chuẩn bị chu đáo.”  Đây là chi tiết tôi đọc trong sách, nhưng tôi còn biết một chi tiết khác nữa về hai vợ chồng vị tướng này. Khi gia đình Tướng Loan dọn vào căn nhà rất nhỏ phòng rất hẹp ở Washington, D. C. thì đồ đạc trong nhà có thứ bị bà Mai Thị Chỉnh, nhũ danh của bà Tướng, “tịch thu” của bạn cũ Trưng Vương đem về làm bàn ghế trong phòng khách! Tướng VNCH mà nghèo vậy đó!


Cuối cùng là Trần Tuấn Nhậm mà nhà ở đường Trương Minh Giảng là nơi cất giữ tài liệu thiên Cộng và chống chính phủ. Nhân viên Biệt Đội xâm nhập vào căn biệt thư của ông Nhậm đã tận mắt thấy những áp-phích tranh cử của các dân biểu đối lập in khẩu hiệu “Chống Mỹ cứu nước,” và mặt tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon bị gạch chéo. Còn tài liệu thân Cộng bao gồm những tài liệu xuất xứ từ chùa Ấn Quang.


Thế rồi sau ngày 30.4.1975, Trần Tuấn Nhậm, một giáo sư mà tôi không biết dạy gì và dạy ở đâu, tổ chức vượt biên cho gia đình nhưng bất thành, bị bắt về trại giam ở rừng U Minh Hạ và chết trong tù.


TRẦN ANH TUẤN

15.9.2022


XEM THÊM:

Trần Anh Tuấn: Dân Sanh, cán bộ kinh tài cộng sản tại miền Nam (1965-1975)

https://www.nhatbaovanhoa.com/a10169/tran-anh-tuan-dan-sanh-can-bo-kinh-tai-cong-san-tai-mien-nam-1965-1975-
23 Tháng Chín 2014(Xem: 22101)
Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ hiện là ba cường quốc vùng Châu Á Thái Bình Dương có một mẫu số chung : Được một nhân vật dân tộc chủ nghĩa lãnh đạo. Theo nhận định của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế IISS trong bản « Khảo sát Chiến lược 2014 / Strategic Survey 2014 » công bố hôm qua 18/09/2014 tại Luân Đôn, thì cục diện Châu Á, vốn đang bị cuộc cạnh tranh Trung-Nhật tác động, sắp tới đây sẽ tiếp tục bị hai đại cường này cùng với Ấn Độ nhào nặn.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 24695)
Muốn blog cháy hãy viết về chiến tranh Nam Bắc, về cải cách ruộng đất với khẩu hiệu “Trí, phú, cường, hào.. đào tận gốc, trốc tận rễ”, “Nhân văn Giai phẩm”, những chuyện quá khứ đi vào lịch sử đầy máu, nước mắt, và chia rẽ dân tộc. Nhưng né tránh, câu chuyện sẽ còn âm ỷ khôn nguôi, dù thế giới đã sang thế kỷ 21. Lãnh đạo quốc gia có tầm, có tâm, nên bạch hóa sai lầm quá khứ, lấy đó làm bài học cho hiện tại và hướng tới tương lai. Đó là một trong những chìa khóa cho phát triển đất nước.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 21937)
Vua Bảo Đại tuyên bố độc lập ngày 11 tháng 3 năm 1945, thu hồi chủ quyền trên danh nghĩa ở ba kỳ, tiếp sau đó là Campuchia ngày 13 tháng 3 và Lào ngày 8 tháng 4. Trong tuyên bố của Bảo Đại thì Việt Nam hủy bỏ các Hiệp ước Bảo hộ trước kia với Pháp.
09 Tháng Chín 2014(Xem: 20336)
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, vừa có bài viết đăng trên mạng internet, cảnh báo giới lãnh đạo Việt Nam không nên lơ là cảnh giác trước Trung Quốc khi mà nước này đang tiến hành xây dựng trên bãi Gạc Ma trên Biển Đông.
31 Tháng Tám 2014(Xem: 19787)
Trái với dự đoán của người quan tâm, nhận định các cuộc biểu tình của phe ủng hộ cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra sẽ bùng phát trên cả nước sau cuộc đảo chính quân sự ngày 22/05/2014 do quân đội Hoàng Gia Thái Lan thực hiện, nhưng cho đến nay, khi thủ lĩnh đảo chính – tướng Prayuth Chan-ocha lên làm thủ tướng, đất nước Thái vẫn khá bình yên.
26 Tháng Tám 2014(Xem: 20069)
Tôi đọc bài “Nhìn lại 45 năm để soi chính mình”. Đây là bài tường thuật của Mai Hương trên báo Tuổi Trẻ (TP. HCM) về hai ý kiến của hai Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương trong Hội nghị toàn quốc hướng dẫn kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (đúng ra nên nói là cố chủ tịch).
25 Tháng Tám 2014(Xem: 20989)
Sách Cổ Học Tinh Hoa kể chuyện: “Ông Tăng Sâm ở đất Phi, ở đấy có kẻ trùng danh với ông giết chết người. Một người hớt hải chạy đến báo mẹ ông Tăng Sâm rằng: ‘Tăng Sâm giết người’. Bà mẹ nói : ‘Chẳng khi nào con ta lại giết người’. Rồi bà điềm nhiên ngồi dệt cửi. Một lúc lại có người đến bảo: ‘Tăng Sâm giết người’. Bà mẹ không nói gì, cứ điềm nhiên dệt cửi .
21 Tháng Tám 2014(Xem: 19019)
Thượng Nghị sĩ John McCain của đảng Cộng Hòa và Thượng Nghị sĩ Sheldon Whitehouse của đảng Dân Chủ đã vào tận Việt Nam, tổ chức cuộc họp báo tại Hà Nội vào ngày 8/8 vừa qua để nói về viễn cảnh mới của quan hệ Mỹ Việt chuẩn bị đánh dấu 20 năm (1995-2015) bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 20185)
Văn Hóa Magazine Online nhận được E-mail từ bạn đọc và từ Viet Art Center vietartcenter@aol.com, một thư ngỏ của Ô. Phan Kỳ Nhơn, Chủ tịch Liên Ủy Ban Chống CS & Tay Sai và một của Đức Cha Dominic Mai Thanh Lương, Giám mục Phụ tá Giáo phận Orange.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 17304)
Sự kiện hai Thượng nghị sĩ Mỹ là John McCain (đảng Cộng hòa, bang Arizona) và Sheldon Whitehouse (đảng Dân chủ, bang Rhode Island) đến thăm Việt Nam một cách khá bất ngờ, trong ba ngày kể từ 08/08/2014 đã gây chú ý trong dư luận.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 19295)
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tại Hội nghị Ngoại trưởng khối 10 nước ASEAN lần thứ 47-AMM47. Đề nghị của phía Mỹ là phải ngưng tất cả mọi hoạt động, mọi leo thang trên Biển Đông.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 17394)
Trong một cuộc họp khẩn cấp kéo dài đến tối khuya Chủ Nhật hôm trước, Hội Đồng này đã thông qua một lời nhận định mạnh mẽ nhất về cuộc chiến này, dưới hình thức “một bản thông báo cấp tổng thống” (presidential statement) lên tiếng yêu cầu đôi bên hãy tức thời ngưng bắn để có thể thực hiện được một cuộc trợ giúp và cứu trợ cần thiết cho khối dân Palestine khốn khổ đang nằm trong hai lằn lửa đạn.
04 Tháng Tám 2014(Xem: 19586)
Nhưng tôi không khỏi có cảm giác đó chính là những gì ông muốn nói khi được hỏi về sự phát triển của vùng cao nguyên ở Việt Nam trong cuộc gặp tình cờ tại miền nam nước Pháp. Chính xác hơn ông Nguyên Ngọc nói về "lời nguyền tài nguyên".
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 19509)
Ngoại trừ các đảng viên nắm quyền, đa số các đảng viên đã không còn tin vào chủ nghĩa xã hội? Đa số các đảng viên về hưu ‘không còn tha thiết với con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội nữa’, một đảng viên kỳ cựu tham gia ký tên vào thư ngỏ gửi Ban chấp hành Trung ương Đảng nói với BBC.
28 Tháng Bảy 2014(Xem: 20524)
Đã hơn một tuần kể từ khi Trung Quốc di chuyển giàn khoan 981, dù có một vài nghi ngại nhưng nhìn chung dư luận Việt Nam đã tương đối lắng dịu, đặc biệt với sự xuất hiện của siêu bão Ramasun và vụ tai nạn máy bay MH17.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 17704)
Giáo sư Tương Lai cho biết sáng qua, khi đọc nội dung tuyên bố của tổ chức Diễn đàn Xã hội Dân sự (một tổ chức phản động chống Nhà nước) đã lên tiếng quyết liệt phản đối âm mưu lợi dụng tình hình phức tạp trên Biển Đông hiện nay để thực hiện mưu đồ chính trị của tổ chức này.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 18102)
“Trong tình hình đất nước Việt Nam chúng ta ngày nay, những người tham gia đấu tranh – qua hình thức xã hội dân sự (XHDS) hay đảng chính trị (ĐCT) – hầu hết là những người lý tưởng, sẵn sàng hy sinh hạnh phúc cá nhân cho đại nghĩa. Lãnh đạo Hà Nội sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để triệt tiêu các đoàn thể không nằm trong khuôn khổ của chế độ, nên những người có lòng đối với dân tộc và đất nước càng phải đoàn kết, gắn bó với nhau hơn bất kể phương thức đóng góp cho đại cuộc là XHDS hay ĐCT.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 18901)
Thế là chuyện lạ đã xảy ra...Quốc Hội Hoa Kỳ đã nhất trí thông qua Nghị Quyết về biển Đông, yêu cầu Trung Quốc quay về nguyên trạng trước ngày 1/5/2014, tức là yêu cầu TC rút giàn khoan 981, một việc mà Quốc Hội Việt Nam đã không dám làm, đã không thể làm và thực sự đã không làm...
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 18313)
Sáng ngày 16/7, trang nhà của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã chính thức xác nhận giàn khoan Hải Dương 981 đã di dời ra khỏi vùng biển của Việt Nam và đang hướng về đảo Hải Nam. Tin này cũng được báo Tuổi Trẻ Online ngày 16/5 loan tải dẫn lời của ông Ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục kiểm ngư thuộc Bộ Ngư nghiệp và Phát triển nông thôn của CSVN.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17735)
Ngày 4 tháng 7 năm 2014 Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (HNBĐLVN) tên tiếng Anh là Independent Journalists Association of Vietnam (IJAVN) công khai tuyên bố thành lập nhằm “Làm thế nào để báo chí và các nhà báo cất được tiếng nói theo đúng nghĩa của hai từ “tự do”?