Tại sao Ngoại trưởng Mỹ Blinken hủy chuyến đi Việt Nam?

30 Tháng Tám 20226:54 SA(Xem: 3232)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN 2 - THỨ BA 30 AUG 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Tại sao Ngoại trưởng Mỹ Blinken hủy chuyến đi Việt Nam?


07/07/2022


Hoàng Trường


image003Ngày 9 và 10 tới đây, đáng ra Ngoại trưởng Blinken đến Hà Nội, theo các nguồn tin ẩn danh của cả Mỹ lẫn Việt Nam từ cuối tuần trước. Giờ đây, chuyến thăm đã bị “đình hoãn” (postpone) hay “hủy hẳn” (cancel).


Dù có truyền thống “ai cũng làm bạn” bao nhiêu đi nữa, sẽ đến lúc Việt Nam không thể chấp nhận việc mình chẳng giống ai trong thế giới ngày nay…


Ngày 9 và 10 tới đây, đáng ra Ngoại trưởng Blinken đến Hà Nội, theo các nguồn tin ẩn danh của cả Mỹ lẫn Việt Nam từ cuối tuần trước. Giờ đây, chuyến thăm đã bị “đình hoãn” (postpone) hay “hủy hẳn” (cancel), giới phân tích cũng chưa thể biết một cách chắc chắn. Có phải vì “tuần lễ ngoại giao con thoi” quá nhiều các sự kiện đến mức Ngoại trưởng Antony Blinken buộc phải hoãn chuyến thăm vốn đã được lên kế hoạch từ trước, hay vì những nguyên nhân khác?


Hoàng Trường


Các sự kiện trong “tuần lễ ngoại giao mắc cửi” đã diễn ra với nhịp độ chóng mặt đối với giới quan sát. Ngoại trưởng Nga, Trung Quốc và nhiều quan chức ngoại giao các nước khác đi lại nhộn nhịp giữa các thủ đô ASEAN. Đáng chú ý là lịch trình châu Á của Ngoại trưởng Blinken. Hai chặng dừng chân quan trọng nhất của ông là ở Bali (Indonesia) và Bangkok (Thái Lan) từ mồng 6 đến 11/7. Tại Bali ông tham gia cuộc họp các Ngoại trưởng G-20. Còn ở Bangkok, Blinken sẽ thảo luận với các nhà lãnh đạo Thái Lan về các vấn đề của năm APEC 2022, do Thái Lan làm Chủ tịch. Chặng ghé Hà Nội được lên kế hoạch từ trước bị hủy đặt ra khá nhiều suy đoán theo các chiều hướng lẫn lộn.


Những người lạc quan đối với tương lai quan hệ Mỹ – Việt thì cho rằng, sẽ chẳng có xáo trộn gì lớn trong bang giao hai nước. Ông Blinken không ghé qua Hà Nội lần này chẳng qua là do lịch trình. Từ này đến trước tháng 11, thế nào Blinken cũng còn có dịp quay lại châu Á (nhân dịp họp Cấp cao Đông Á chẳng hạn) và ông sẽ gặp các nhà lãnh đạo Việt Nam để chuẩn bị cho chuyến thăm cấp Nguyên thủ của Tổng thống Biden vào dịp cuối năm.


Những người thận trọng hơn đối với mối bang giao đầy duyên nợ Việt – Mỹ không nhìn nhận vấn đề đơn giản như thế. Ít nhất là vì các lý do có thể kiểm chứng. Thứ nhất, chuyến đi Việt Nam của Ngoại trưởng Blinken đã được hai Bộ Ngoại giao Việt Nam và Hoa Kỳ bắt tay chuẩn bị ngay sau khi nhân vật số hai ở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ – bà Thứ trưởng Wendy Sherman – kết thúc các buổi làm việc với các đối tác. Sau hơn 3 ngày ở Việt Nam, các bên dường như đi đến được thỏa thuận quan trọng, bà Thứ trưởng đồng ý phối hợp thúc đẩy chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Biden trong năm 2022, còn Hà Nội cam kết sẽ nâng tầm quan hệ lên mức cao hơn. Tuy ý tứ được đánh tráo lắt léo để truyền thông Việt Nam dịp ấy “show-up” một ngoại lệ.


Các trang mạng chính thức trong nước đều nhấn mạnh đến chủ đề “thúc đẩy chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joe Biden trong năm 2022”. Nói ngoại lệ là vì, nếu không có phép từ cấp cao thì “nền báo chí tự do” của Hà Nội không đời nào dám “cầm đèn chạy trước ô tô” như thế. Để có thể thúc đẩy một nghị trình “Ngoại giao Nguyên thủ”, Ngoại trưởng hai nước phải đứng ra dàn xếp nội dung là chuyện hiển nhiên. Trong trường hợp Mỹ – Việt có khi phải cần đến vài đoàn “tiền trạm” (Third Party) là ít.


Thứ hai, thời điểm truyền thông Việt Nam “chơi kiểu cha nội” như trên, dư luận ngầm hiểu, sau hậu trưởng đã có sự mặc cả. Tổng thống Mỹ không thể thăm Việt Nam mà ra về tay không, nếu như Hà Nội không cam kết một vài nội dung thực chất: Việt Nam “can dự” đến mức nào đối với các “trụ cột chính sách” của ông Biden, đặc biệt là sự liên đới của Việt Nam đối với “Khung khổ Kinh tế của Indo-Pacific” (IPEF) và với các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu (COP-26).


Mỹ đủ kiên nhẫn chiến lược để chưa nói tới “Bộ Tứ”, hay “Bộ Ngũ” của “Không gian Ấn Độ – Thái Bình dương Tự do và Rộng mở” (FOIP). Nhưng nếu Việt Nam cam kết sẽ là một trong 14 thành viên của IPEF, đặc biệt là đáp ứng yêu cầu nhiều lần phía Mỹ nêu ra, nâng quan hệ hai nước lên tầm “đối tác chiến lược” (SP) thì mọi chuyện sẽ là “happy-ending”. Một cách ngắn gọn, “Kinh tế – Môi trường – Chiến lược” là ba trong nhiều thỏa thuận then chốt khác (như thay thế vũ khí, giúp xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển bền vững…) để quan hệ Mỹ – Việt có thể mở ra một chương mới về chất.


Thứ ba, thỏa thuận ngầm nói trên mới ở dạng sơ bộ, bỗng dưng bị “xóa sổ”. Vấn đề ở đây là thỏa thuận nào bị hủy: kinh tế, môi trường hay chiến lược? Kinh tế thì chắc là không rồi! Thủ tướng Phạm Minh Chính đã “bôn ba” trên đất Mỹ 7 ngày (từ 11 – 17/5/2022) để vận động nhiều tập đoàn Mỹ vào Việt Nam và đã thu được một số kết quả thực chất, tạo động lực cho quan hệ hai nước tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, theo như đánh giá của bà Sherman.


Hay tại vì Việt Nam đàn áp những người đấu tranh vì môi trường? Việc Việt Nam mới đây bắt bỏ tù nhà hoạt động môi trường nổi tiếng Ngụy Thị Khanh gây làn sóng phản đối khắp nơi. Anh cùng Mỹ và nhiều tổ chức quốc tế đã lên tiếng kêu gọi Việt Nam trả tự do cho bà. Michael Sutton, Giám đốc điều hành Quỹ Môi trường Goldman phát biểu: “Đã đến lúc Hoa Kỳ nên thực sự ‘vứt găng tay xuống sàn’ và tuyên bố rõ với Việt Nam rằng, những việc làm như thế từ nay chúng ta sẽ không thể dung thứ”. Nhưng có lẽ quan trọng nhất là việc nâng cấp quan hệ lên SP bị chối bỏ.


Mặc dù, khi hai Bộ Ngoại giao bắt tay chuẩn bị cho chuyến thăm cấp cao, dường như Việt Nam đã chấp thuận vấn đề này sau nhiều năm đình hoãn. Tuy nhiên, đến phút chót, trước ngày Blinken từ Jakarrta lên đường sang Hà Nội, “bàn tay vô hình” nào đó đã “postpone” các thỏa thuận khó khăn lắm mới đạt được trong bang giao Việt – Mỹ.


Thứ tư, một nguyên nhân khác, cũng có thể góp phần quan trọng vào việc hủy bỏ chuyến thăm: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nắm khá rõ nghị trình làm việc của Ngoại trưởng Nga ở Hà Nội từ ngày 5 – 6/7 trong bối cảnh Moscow bị nhiều nước phương Tây cô lập, trừng phạt do gây ra chiến tranh xâm lược Ukraine. Ngoại trưởng Lavrov “khoe” trong cuộc họp báo hôm 6/7 tại Hà Nội, hai bên đã bàn thảo về “các vấn đề do Mỹ và đồng minh phương Tây của Mỹ gây ra cho nền kinh tế toàn cầu”.


Ông Lavrov nhấn mạnh: “Chúng tôi đàm thoại chi tiết về các vấn đề quốc tế, sự hợp tác của chúng tôi trong khuôn khổ Liên hiệp quốc, về các diễn biến ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương... Chúng tôi cũng đối thoại về các vấn đề kinh tế toàn cầu gây ra bởi các nước phương Tây mà đứng đầu là Hoa Kỳ”. Ông Lavrov còn lên tiếng bày tỏ sự biết ơn của Nga về những lần Việt Nam bỏ phiếu trắng và phiếu chống tại Liên hiệp quốc liên quan cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine. Ngang nhiên hơn, Lavrov công khai việc Nga và Việt Nam có chung nhận thức về cách thức tiếp tục các quan hệ thương mại, kinh tế và đầu tư trong môi trường hiện nay để các quan hệ này “không bị tổn hại từ các lệnh trừng phạt đơn phương và phi pháp do Mỹ, Liên hiệp châu Âu và các đồng minh của họ ở khu vực công bố”. Về phần mình, TBT Nguyễn Phú Trọng lắng nghe quan điểm của Ngoại trưởng Lavrov về Ukraine. Chữ “lắng nghe” truyền thông trong nước dùng thật “điệu nghệ”!


Tuy nhiên, trái với hình ảnh tay bắt mặt mừng mà lãnh đạo và các quan chức Việt Nam dành cho ông Lavrov, Ngoại trưởng Mỹ Blinken dự kiến sẽ không khoan nhượng với Lavrov ở Bali, khi Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố rằng “không thể có chuyện vẫn cứ giao dịch, làm việc bình thường với Liên bang Nga được”.


Thứ năm, Ngoại trưởng Blinken có thể đã “xem giỏ bỏ thóc” khi nhìn lại mối bang giao Trung – Việt gần đây. Tại cuộc tiếp xúc giữa hai Ngoại trưởng Trung Quốc và Việt Nam hôm 4/7 tại Bagan (Myanmar) trong khuôn khổ Hội nghị Mekong – Lan Thương (MLC), ông Vương Nghị khẳng định, Trung Quốc mong muốn thông qua đối thoại và hiệp thương để giải quyết bất đồng trên Biển Đông (Ý là loại các cường bên ngoài khu vực). Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang (ở Myanmar và trước đó tại “Đối thoại Shangri-La”) đã phản ứng quá yếu ớt thậm chí là mâu thuẫn trước các đòi hỏi và khiêu khích của Bắc Kinh.


Trong khi đó, trước mắt, chính quyền Biden muốn hợp tác với Việt Nam để chống đánh bắt cá trái phép, trong bối cảnh đội tàu cá hùng hậu “không nể mặt ai” của Trung Quốc đang vơ vét sạch cá ở Biển Đông cũng như tận diệt tài nguyên biển khắp thế giới. Lập trường của Mỹ về Biển Đông ngày càng trở nên cứng rắn và điều này có lợi (1?) cho Việt Nam.


Trước đây mấy năm, Hoa Kỳ và Việt Nam cùng tham gia RIMPAC, coi đấy là bước phát triển mới trong quan hệ quân sự giữa hai nước. Năm 2012 Mỹ đã mời Việt Nam làm quan sát viên và Hà Nội đã cử 6 sĩ quan đến quan sát diễn tập quân y. Năm 2016, 2018, Việt Nam đều cử quan sát viên. Nhưng năm nay, Việt Nam lại từ chối không tham dự.


Sau cùng, tuy liệt kê vào cuối bài nhưng lại quan trọng hàng đầu (last but not least), đó là mối quan hệ Việt – Mỹ – Trung trong trận giáp la cà khốc liệt giữa các phe phái đang tỷ thí ở trong nước. Mặc dù Trung Quốc có ảnh hưởng tương đối nhiều hơn ở Việt Nam, nhưng nhìn chung, ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Việt Nam không phải là tích cực.


Dựa trên dữ liệu gần đây của “Asian Barometer Survey” (ABS), chỉ 25% người Việt Nam được hỏi tin rằng Trung Quốc đã tạo ra tác động tích cực đến đất nước của mình, nhưng đối với Hoa Kỳ, con số này lên tới 85%. Nói cách khác, tuyệt đại đa số người được hỏi ủng hộ Hoa Kỳ và hoan nghênh Washington đến và mở rộng ảnh hưởng tại Việt Nam. Nhưng thành công của Trung Quốc là đã tạo ra được một lobby khá mạnh trong nội bộ lãnh đạo ở hàng ngũ trung – cao cấp, những người “chống Mỹ, bám Tàu” không phải xuất phát từ ý thức hệ mà là từ kim tiền, chính xác hơn là để giành giật các vị trí quyền lực đẻ ra tiền (Số này biết rõ hơn ai hết, cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đâu còn tý gì là cộng sản nữa đâu). Sự trồi sụt trong quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ do chính các đám này, có khi ở ngay trên thượng tầng “Tứ Trụ” thao túng một cách tinh vi. Nay mai, khi cái ghế Tổng Bí thư “clear”, mọi chuyện có khi sẽ trở nên “smooth” và rõ ràng hơn.


*


Tóm lại, sáu nguyên nhân liệt kê ở trên có thể chưa phải là tất cả những gì đang tạo nên những cơn sóng “ly gián” hai con tàu Việt – Mỹ đang xích gần nhau hơn. Tuy nhiên, nếu nhìn vào việc Mỹ bắt đầu trừng phạt các công ty Trung Quốc và Việt Nam do làm ăn với Nga thì việc hủy chuyến thăm Hà Nội của ông Blinken và không khí “tay bắt mặt mừng” của ông Trọng dành cho Lavrov là những tín hiệu đáng lo ngại.


Với đà này, “ngoại giao cây tre” của Việt Nam dễ bị “bão táp” của thời tiết “hậu Ukraine” đánh cho tơi tả. Thật ra, Việt Nam cũng như một vài thành viên ASEAN khác như Indonesia hay Singapore đều có các nguồn tài nguyên địa-chính trị rất dồi dào mà nước lớn nào – Mỹ, Trung hay Nga – cũng đều cần đến trong việc triển khai chính sách của họ.


Nhưng phải thừa nhận, Singapore và Indonesia tận dụng tài nguyên địa-chính trị ấy tốt hơn Việt Nam nhiều lần. Họ không bị nước lớn bắt nạt hay coi thường (như trường hợp Trung Quốc đối với Việt Nam). Dù có truyền thống “ai cũng làm bạn” bao nhiêu đi nữa, sẽ đến lúc Việt Nam không thể chấp nhận việc mình chẳng giống ai trong thế giới ngày nay…


Nếu ông Blinken không trở lại Hà Nội như dự đoán của những người lạc quan, liệu sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Biden cuối năm? Và nếu tới đây, quan hệ Việt – Mỹ vẫn giậm chân tại chỗ, liệu Trung Quốc có tính toán lại việc lựa chọn mục tiêu Đài Loan hay Việt Nam để khởi binh trước? (theo VOA 07/7/2022)


Hoàng Trường


Hoàng Trường là bút hiệu một nhà báo tại Hà Nội. Tác giả hiện đang công tác tại một tạp chí nghiên cứu tại Việt Nam. Các bài viết của Hoàng Trường là blog cá nhân và được đăng tải với sự đồng ý của đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ.


(1?) VHO: Hay có hại???
26 Tháng Giêng 2015(Xem: 16689)
Ngày này, 27/1, cách đây 42 năm, Ngoại-trưởng William P. Rogers của Mỹ và ông Nguyễn Duy Trinh, Bộ-trưởng Ngoại-giao Hà-nội, đặt bút xuống ký “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.” Bên cạnh chữ ký của ông Rogers là chữ ký của Tổng-trưởng Ngoại-giao VNCH Trần Văn Lắm và bên cạnh chữ ký của Nguyễn Duy Trinh là chữ ký của bà Nguyễn Thị Bình, Bộ-trưởng Ngoại-giao của cái gọi là “Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam.”
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 17557)
TT Obama: Qua sự cố 9/11, nước Mỹ bị cuốn hút trong hai cuộc chiến Iraq, Afghanistan lôi theo những năm khủng hoảng suy trầm kinh tế và tư tưởng. Hôm nay bóng đen suy trầm và khủng hoảng ấy không còn nữa. Đêm nay lịch sử Mỹ đã sang trang
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 19765)
TBT Nguyễn Phú Trọng:“Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng ta, Nhà Nước ta…” TT Nguyễn Tấn ũng: hiện nay hơn 30 triệu người Việt đang sử dụng các mạng xã hội, đó là nhu cầu thiết yếu không thể ngăn cấm…Các đồng chí ngồi đây đều tham gia mạng xã hội, có điện thoại để lên facebook xem thông tin…Chúng ta không ngăn, không cấm được đâu các đồng chí…”
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 19081)
"Phần lớn những người dân Đà Nẵng tôi biết là người nghèo, ... họ thương, cám ơn Bá Thanh lắm.". "Cán bộ nể trọng ông Thanh là người quyết đoán, nhưng những người không thích thì nói Bá Thanh bao sân."
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 18932)
Tại sao người Việt Nam chúng ta lại chống? Lý do chính là vì không người Việt nào tin Cộng Sản Trung Quốc. Chính tuần báo Anh quốc The Economist cũng nhận xét rằng Viện Khổng Tử là một “cơ quan nhà nước” cho nên nó sẽ đóng vai thi hành các chủ trương của Cộng Sản Trung Quốc.
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 18387)
Một trong những tạp chí hàng đầu ở Hoa Kỳ là tuần báo TIME có truyền thống phát hành một ấn bản đặc biệt vào cuối năm với hình bìa và cũng là chủ đề cho số này, nhấn mạnh đến một nhân vật đặc biệt nhất trong năm: Person Of The Year.
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 21130)
Năm 1989, trước tình trạng Khối cộng sản Đông Âu và Liên Xô khủng hỏang tòan diện, đảng Cộng sản giao nhiệm vụ tìm hiểu về “Chủ nghĩa xã hội thật sự là gì?” cho Ủy viên Bộ Chính trị Trần Xuân Bách. Qua nghiên cứu thực tế ông Bách đã kết luận Việt Nam cần phải tìm một hướng đi riêng và cần nhịp nhàng đổi mới cả kinh tế lẫn chính trị: “Hai lãnh vực này phải nhịp nhàng, không chân trước chân sau, không tấp tểnh đi một chân.”
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19845)
Điều này chỉ cho thấy rằng: Phục hưng con đường tơ lụa có nghĩa là các nhà lãnh đạo kinh tế Bắc Kinh đang triển khai một phương án mới trong chính sách tiếp cận thị trường từ Á sang Âu và Phi, đẩy lùi hoặc tước đoạt ảnh hưởng cố cựu của các quốc gia tư bản cũ như Pháp, Anh, Bỉ, Ý, Nhật và Mỹ…
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19474)
Tại Little Havana ở Florida, nơi tập trung đông cư dân gốc Cuba kiên trì chống chế độ của Fidel Castro từ nửa thế kỉ qua, nhiều người lớn tuổi cho rằng Tổng thống Obama phản bội họ và bày tỏ sự bực tức cao độ. Còn người trẻ cho rằng đã đến lúc cần có quan hệ hai nước. Nhớ lại thời điểm tháng 7-1995, khi Hoa Kỳ quyết định nối lại bang giao với Việt Nam, Little Saigon ở California cũng ồn ào chống đối như thế.
23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20467)
Báo Anh tuần qua viết về Cuba và ba nhân vật liên quan đến dòng Tên (Jesuits). Ông Fidel Castro và người bạn lớn của Cuba, nhà văn Colombia Gabriel Garcia Marquez đều từng học trong trường do các giáo sỹ Jesuits dạy...Thậm chí, không phải tình cờ mà cả hai ông Barack Obama và Raul Castro đều chọn ngày sinh nhật 78 của Giáo hoàng đầu tiên người Nam Mỹ để công bố tin thay đổi ngoại giao.
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 18764)
Tổng thống Obama nói: “Sau hơn 50 năm chính sách cô lập đã chứng tỏ rằng không có hiệu quả, đã đến lúc bây giờ chúng ta phải thay đổi đường lối bang giao mới ”. Cùng lúc ấy, Chủ tịch Raul Castro cho dân chúng Cuba hay: “Dù còn khác biệt trên nhiều quan điểm giữa Hoa Kỳ và Cuba, bây giờ chúng ta cần phải theo đường lối mới tiến bộ hơn”.
14 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20718)
Nếu Ngài TT Jimmy Carter có đủ can can đảm vì danh dự của nước Mỹ mà phơi bày chuyện ấy ra cộng đống quốc tế, trước lương tri của mọi tầng lớp người Mỹ thì sẽ không phải chỉ hai dân tộc Việt và Mỹ mà cả thế giới tri ân Ngài. Ngài sẽ là nhân vật lịch sử không những của riêng Việt Nam và Hoa Kỳ mà của cả nhân loại.
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19616)
Lời Phi Lộ- Trong cuốn sách mới nhất vừa xuất bản gần đây vào năm 2014, có tựa đề “Trật Tự Thế Giới-World Order”, Tiến sỹ Henri Kissinger tố cáo Trung Quốc chưa bao giờ cảm thấy thoải mái khi đứng chung với các nước khác trên toàn cầu với vị trí đồng đẳng. Trung Quốc tự coi mình là chính quyền duy nhất cai trị thế giới…Nếu TQ cố bám lấy tư tưởng và theo đuổi kế hoạch thống trị này bằng cách yêu cầu các nước phải chọn hoặc chấp nhận trật tự mới của thế giới do TQ đề xuất hay chấp nhận trật tự thế giới hiện nay. Để làm áp lực cho việc thực thi này nghiêng về TQ, chắc chắn chính quyền Bắc Kinh sẽ tạo ra chiến tranh lạnh tại châu Á với chiêu bài‘Châu Á của người Á Châu’, hầu để triệt tiêu trật tự thế giới hiện nay.
04 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 17070)
‘Xoay Trục Về Châu Á Thái Bình Dương’, một trong những chính sách đối ngoại của Tổng thống Barack Obama được coi là thích đáng nhất trong việc đương đầu với sự vươn lên của Trung Quốc trong chiều hướng bành trướng và khống chế quân sự và kinh tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 25345)
Đôi lời giới thiệu về tác giả Trần Văn Thưởng: Sau khi tham gia trận đánh Snoul với tư cách Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1/8, tác giả được bổ nhiệm về trường Võ Bị Đà Lạt. Đến năm 1974, tác giả được đề cử theo học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp tại Leavenworth, và đến ngày mất nước tháng 5/1975 thì bị kẹt lại bên Mỹ. Hiện giờ tác giả là giáo sư toán tại một viện đại học Hoa Kỳ.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20100)
Chính quyền Việt nam vẫn tự cho họ là Đảng Cộng sản, nhưng tôi thấy ở Việt nam có tính thị trường tư bản hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới, kể cả ở Mỹ nơi mà nền kinh tế đưc quy định rất chặt chẽ. Điều này thật là khó hiểu.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20568)
Nợ chính phủ, còn gọi là Nợ Công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay từ người dân hay ngoại quốc để tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách hằng năm.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19120)
Trả lời tại Quốc hội Việt Nam ngày 19 tháng 11 năm 2014, về quan hệ Việt - Trung, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu ra sáu chữ là "vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Trước một kẻ thù luôn có âm mưu độc chiếm Biển Đông và thôn tính Việt Nam như Trung Quốc thì chủ trương "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" có khả thi hay không?
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19864)
Ngày 21.10.2014, khi Điếu Cày đến phi trường Los Angeles, người Việt tại vùng Nam Cali đã đón tiếp rất nồng nhiệt. Nhưng chuyệnĐiếu Cày đột nhiên được nhà cầm quyền CSVN phóng thích và cho đi Mỹ đã gây khá nhiều thắc mắc đối với dư luận trong cũng như ngoài nước.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19463)
Đúng một phần tư thế kỷ đã trôi qua từ ngày Bức tường Berlin sụp đổ, một khoảng thời gian đủ dài – một phần ba cuộc đời, năm nhiệm kỳ tổng thống, tổng bí thư – để so sánh Việt Nam và Đông Âu.