Nghi lễ tốt nghiệp đại học VN “giống ai” hay “không giống ai”

01 Tháng Tám 20222:25 CH(Xem: 3581)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN 2 - THỨ HAI 01 AUG 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Nghi lễ tốt nghiệp đại học VN “giống ai” hay “không giống ai”


TNO: "trường xịn xò quá", "lễ tốt nghiệp trong mơ", "trang phục đẹp quá, như quân đội hoàng gia"...


VN: Tranh cãi quanh việc hiệu trưởng cầm quyền trượng ở lễ tốt nghiệp


BBC 01/8/2022


image015Nguồn hình ảnh, WEB NHÀ TRƯỜNG. PGS.TS Nguyễn Trúc Lê, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc Gia Hà Nội)


Việc Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) mặc áo nhung, đội mũ màu đỏ, cầm quyền trượng, đeo vòng cổ trong lễ trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên gây ra nhiều tranh cãi.


Tối 31/7, Đại học Quốc gia Hà Nội đã gửi công văn đến hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế với đề nghị báo cáo về vấn đề tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp cho gần 1.000 tân cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ hôm 29/7.


Lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội cũng yêu cầu hiệu trưởng trường này phải chỉ đạo rà soát và điều chỉnh trang phục, lễ phục trao bằng tốt nghiệp để tránh lặp lại tình trạng tương tự.


Sự việc gây tranh cãi khi hiệu trưởng trường xuất hiện với hình ảnh mặc áo choàng, đội mũ màu đỏ, cầm quyền trượng, đeo vòng cổ, dẫn đầu đoàn gồm thầy cô giáo của nhà trường. Song song đó, các thành viên trong ban nghi lễ cũng mặc áo nhung đỏ pha đen, đội mũ màu đen.


PGS.TS Nguyễn Trúc Lê - Hiệu trưởng ĐH Kinh tế - sau đó xác nhận hình ảnh chia sẻ trên mạng xã hội là lễ phục mới được sử dụng tại buổi lễ trao bằng tốt nghiệp sáng 29/7, Tuổi Trẻ đưa tin.


Theo thông báo của trường, Bộ lễ phục, bộ nghi lễ này nhằm khẳng định vị thế, thể hiện sự chuyên nghiệp, đẳng cấp của nhà trường. Về chi phí, lãnh đạo nhà trường khẳng định lễ phục này được trường cấp phát và sau khi sử dụng xong, sinh viên, học viên sẽ trả lại, không phải đóng tiền, trừ trường hợp làm thất lạc, hư hỏng.


'Đua đòi', 'lai căng'?


Theo ghi nhận của BBC, hiện bài đăng về lễ tốt nghiệp trên trang web chính thức của nhà trường đã bị ẩn còn bài viết trên Facebook bị khóa bình luận.


Nhiều ý kiến bày tỏ sự bất bình, cho rằng hình ảnh hiệu trưởng mặc áo nhung, cầm quyền trượng là học theo phương Tây, không theo bất cứ truyền thống nào của Việt Nam. Và rằng thầy cô quá chú trọng "hình thức" và "vẽ vời, đua đòi thậm chí lố lăng".


Nhiều người phản đối còn dùng từ ngữ rất nặng nề như 'lai căng', 'phá vỡ ngôi đền học thuật',…


Facebook tên Phan Duy Minh viết: "Tôi là một giảng viên với hơn 40 năm đứng lớp, tôi khẩn xin đề nghị các thầy cô ở tất cả các trường đại học hãy cố gắng tập trung vào việc nâng cao chất lượng đào tạo tất cả các cấp học từ Cử nhân đến Tiến sỹ, làm ơn giảm hoặc bỏ (nếu được) những hình thức áo, mão... như các diễn viên tuồng này đi!"


Đồng ý kiến, Facebook Trần Ngọc Mai bình luận: "Bệnh hình thức đã "lậm" vào nội tạng rồi! Hãy dành thời gian, thì giờ để đào tạo và thay đổi chất lượng giáo dục hơn là đổ tiền vào những thứ bên ngoài, làm vẻ trịnh thượng nhưng chất lượng dạy dỗ lại không tới đâu. Mấy bộ áo quần chẳng có gì quan trọng cả!"


image016Nguồn hình ảnh, WEB NHÀ TRƯỜNG


Giáo sư Nguyễn Tuấn từ Úc viết trên trang Facebook dẫn video ví dụ một buổi lễ tốt nghiệp ở Úc, như ở Đại học New South Wales hay UNSW Sydney.


"Các bạn sẽ thấy có người vác cây trượng đi trước hiệu trưởng, và cây trượng không có vương miện (vì không liên quan gì đến Hoàng gia). Khi mọi người đã an toạ, cây trượng phải đặt ngang trên giá. Cây trượng là biểu tượng của quyền lực và nằm ngang có ý nghĩa dùng quyền lực một cách công bằng. Hiệu trưởng là người mặc áo choàng đen, nón bát giác (tức là tiến sĩ), hood màu đen, không có đeo collar.


"Trước đây tôi có nói và vẫn giữ nguyên ý kiên: nên dùng lễ phục khoa bảng của các vị tiền nhân thời phong kiến của Việt Nam. Nước mình có truyền thống khoa bảng cả ngàn năm, hà cớ gì làm theo mấy nước phương Tây. Có thể mình thay đổi màu áo, nón cánh chuồn, nhưng bản chất phải là phương Đông và Việt Nam," ông Tuấn bình luận.


image018Nguồn hình ảnh, Đại học Yale


Nhiều người đồng tình với Giáo sư Tuấn, cho rằng việc quan trọng là phải giao thoa được giữa hội nhập và gìn giữ bản sắc. Trang phục đẹp hay không còn nằm ở sự phù hợp.


Cây bút Lưu Trọng Văn viết trên Facebook cá nhân:


"Ts Nguyễn Trúc Lê, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN cầm quyền trượng màu mè, khoác áo thụng như cha đạo La Mã dẫn đầu các sinh viên tốt nghiệp trong Lễ trao bằng các cử nhân "kinh bang tế thế" tương lai.


"Là một tiến sĩ tốt nghiệp ở Anh, từng giảng dạy kinh tế tại Anh và VN, từng tốt nghiệp các chứng chỉ chính trị cao cấp, mới hay kiến thức giỏi giang về kinh tế, chính trị của thầy Trúc Lê chưa đủ độ tin cậy về thước đo tầm cao văn hoá.


"Nếu thực sự đạt cái tầm ấy thầy Trúc Lê phải thấy bộ đồ mình khoác, tràng hạt mình đeo, quyền trượng mình cầm là thứ hình thức lai căng?


"Tại sao không nghĩ ra nghi thức tốt nghiệp khác sinh động, bình dị mà có ý nghĩa hơn?"


'Tôn trọng sự đổi mới, khác biệt'?


Bên cạnh những ý kiến phản đối, nhiều người cho rằng dư luận quá khắt khe, không đón nhận những đổi mới.


Ngọc An, sinh viên năm tư trường Đại học KHXH và NV nói với BBC News Tiếng Việt:


"Chuyện hiệu trưởng cầm quyền trượng nó không phải là hiếm hoi, các quy định này xuất phát ở Vương Quốc Anh - từ hai đại học Oxford và Cambridge từ xưa và có mặt ở Mỹ hay Úc...


"Quyền trượng trong lễ tốt nghiệp là biểu tượng học vấn, được sử dụng trong các buổi lễ, đặc biệt là lễ tốt nghiệp của các nước này. Tuy nhiên, một bộ đồ mà người ngoài nhìn vô không biết theo kiểu các trường đại học ở các nước tiến bộ, theo kiểu Hoàng Gia Anh hay theo Đường Tăng thì cần phải xem lại, nghiên cứu kĩ để tránh gây phản cảm.


"Nhưng tôi thấy vấn đề là người ta không góp ý, tranh luận để làm cho mọi thứ tốt hơn mà muốn triệt tiêu những ý tưởng lạ. Người ngoài nhìn vậy thôi chứ sinh viên chúng tôi cũng thích buổi lễ tốt nghiệp có áo đẹp, hình đẹp. Quan trọng cái đẹp phải đúng chuẩn, đừng lấy râu ông này cắm cằm bà nọ,"


Facebook tên Hoàng Tư Giang cho rằng việc chỉ trích trang phục của vị hiệu trưởng trong lễ tốt nghiệp trên là "không tôn trọng sự khác biệt".


Ông Giang cho rằng vụ việc gợi nhớ trường hợp của Hiệu phó trường Đại học Văn Lang, GS Trương Nguyện Thành vì những lần mặc "quần đùi" lên giảng đường. Ông Giang nhấn mạnh xã hội thường nói tôn trọng sự khác biệt, nhưng khi có khác biệt xảy ra thì luôn có xu hướng vùi dập.


"Hồi đó, GS Thành cũng gặp nhiều phê phán, chỉ trích. Sao không hỏi xem các bạn sinh viên có thích hay không; họ có tôn trọng và quý mến các thầy giáo của mình vì kiến thức đã dạy? Sự khác biệt được tôn trọng mới may ra lót đường cho tự do và đa dạng," ông Giang kết luận.


Đồng ý kiến trên, ông Võ Đức Phúc tranh luận trên Facebook cá nhân:


"Các bạn chuộng dân chủ, yêu tự do, lúc nào cũng cảm giác như bị đè nén đến ẩn ức. Nhưng khi một trường đại học tự do mặc lễ phục tại buổi tốt nghiệp thì các bạn lại chửi bới, bắt ép phải mặc thế này, thế kia mới phù hợp.


"Trong khuôn khổ nội bộ một trường đại học, mặc thứ gì kệ người ta đi. Đừng dạy người khác phải ăn như nào, mặc như nào để tốt như mình. "Tự do" - thứ mà hàng ngày các bạn nỗ lực chứng minh hạn hẹp lại cũng chính là điều mà các bạn đang đè nén để áp đặt người khác,"


BBC cũng ghi nhận không ít sinh viên bình luận trực tiếp vào trang Facebook của trường với các ý kiến tích cực như so sánh buổi lễ tốt nghiệp như trường Hogwarts trong truyện Harry Potter hay những bình luận khen trang phục đẹp như quân đội hoàng gia.


image020Nguồn hình ảnh, Getty Images. Hình ảnh Hiệu trưởng tay cầm quyền trượng từ lâu đã trở nên quen thuộc trong lễ tốt nghiệp tại các trường đại học ở Anh, Mỹ và một số nước khác


Facebooker tên Mạnh Quân viết:


"Cái bộ trang phục lễ tốt nghiệp của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội có thể chưa quen mắt thì dân tình nhiều người chê chứ công bằng mà nói, cá nhân tôi cho là nó trông còn đẹp hơn đa số bộ trang phục tốt nghiệp các trường ĐH hiện nay- > đa phần giống như kiểu khăn gấm, áo the của các cụ đi lễ hội làng.


"Có quái gì đâu mà mạng xã hội ầm ầm chửi, báo chí chửi ròng rã mấy hôm rồi để cấp trên của cái trường đó cũng lại yêu cầu báo cáo, rồi báo chí giật tút hả hê cứ như là chiến công, sắp bắt người ta xử phạt, no đòn đến nơi?" ông Quân nêu quan điểm.


Nhà báo Hoàng Hải Vân cho rằng, dù không thích những lễ phục này thì cũng là ý kiến cá nhân, không nên chửi bới hay nhục mạ người khác: "Xã hội vận hành trong sự đa dạng về xu hướng và sở thích. Tự đặt ra những chuẩn mực rồi huy động đám đông buộc người khác phải tuân theo hoặc chống lại những người không tuân thủ chuẩn mực của mình, đó là mầm mống của chủ nghĩa toàn trị, nếu những người này lên cầm quyền."


Facebooker Tran Tinh Hien viết:


"Tham khảo tài liệu về "lễ phục hàn lâm" thì thấy các quy định này xuất phát ở Vương Quốc Anh - từ hai đại học Oxford và Cambridge từ xưa và lan qua Mỹ hay Úc...


"Các bộ lễ phục này ban đầu có áo thụng (gown) đen hoặc xanh đậm và các phụ kiện như nón và các giải băng choàng (hat, hood) nhiều màu khác nhau tuỳ theo trường và chuyên ngành.


"Lần này thấy hiệu trưởng (nghe nói học ở Anh về) gây tranh luận vì thêm dây choàng và quyền trượng (mace). Quyền trượng là biểu hiện uy quyền của người đứng đầu (hiệu trưởng) và người cấp phát văn bằng từ thế kỷ 14 ở các buổi lễ. Cả bộ màu đỏ bán trên Amazon chỉ có USD 25 nhưng nếu bằng chất liệu tốt có thể lên đến USD 400.


"Mới đưa ra lần đầu đã bị phản ứng bất lợi dù trước đó các bộ lễ phục hàn lâm đã được sử dụng nhiều lần từ trường mẫu giáo đến đại học và hậu đại học. Bệnh hình thức đã "lậm" vào nội tạng rồi!


"Vấn đề là làm sao chất lượng đào tạo bằng khoảng 1/4 của Oxford hay Cambridge là mừng rồi...


"Mấy bộ áo quần chẳng có gì quan trọng cả!"


Quyền trượng hiệu trưởng bắt nguồn từ đâu?


Theo Oxford Brookes University, quyền trượng là một vật trang trí tượng trưng cho uy quyền của một tổ chức hoặc một người. Quyền trượng có thể được thấy trong các quốc hội và cung điện hoàng gia trên khắp thế giới.


Nhiều trường đại học, ở Anh và trên thế giới sở hữu một quyền trượng - nó là một phần thiết yếu của các nghi lễ chính thức, đóng vai trò như một vật đại diện cho quyền lực của tổ chức.


Theo The University of Bath, Anh Quốc, nhiều trường đại học có quyền trượng riêng, tượng trưng cho quyền lực và sự độc lập của họ. Chiếc quyền trượng hiệu trưởng sớm nhất có từ thế kỷ 15.


Tại Mỹ, có hẳn các công ty chuyên thiết kế và sản xuất quyền trượng cho các trường đại học để dùng trong lễ tốt nghiệp. Mẫu mã tùy chọn.


Chẳng hạn, trên website của công ty có tên Medalcraft Mint ở Mỹ, bên cạnh dòng quảng cáo "là nhà cung cấp quyền trượng 'hàng đầu' cho các lễ tốt nghiệp", viết:


"Lịch sử phong phú của quyền trượng có thể được gợi lên từ các bức họa các trận chiến trong thời Trung cổ. Quyền trượng ngày nay trở thành biểu tượng của uy quyền và phẩm giá trong các nghi lễ cấp cao, và trong các sự kiện như tốt nghiệp đại học.


"Trong khi một số trường cao đẳng và đại học đã sử dụng quyền trượng tốt nghiệp trong nhiều thập kỷ, những trường khác vẫn chưa quen với truyền thống này và lần đầu tiên đặt hàng."
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 15688)
- "Tuần trước Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố "sắp hoàn thành" hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Trường Sa. Trong đó bao gồm hai đường băng và ít nhất là 1 trong số đó phù hợp cho mục đích quân sự. Đường băng trên đá Chữ Thập dài 3 km, đủ dài cho J-11 hạ cánh." - "Lần đầu tiên máy bay trên tàu sân bay Trung Quốc, J-15 có thể được nâng cấp, đủ để thách thức F-18 của Hoa Kỳ, nhưng loại chiến đấu cơ chủ lực của Trung Quốc J-11 và các biến thể của nó không thể cạnh tranh với F-22 và F-35 của Mỹ"
19 Tháng Sáu 2015(Xem: 17251)
Ts Phùng Liên Đoàn: "Vì vậy, kính thưa quí vị, tôi xin tuyên bố ngày hôm nay trước quí vị là vợ chồng tôi là những cá nhân khiêm tốn giống như trăm ngàn người khác nhưng muốn đóng góp tài sản của mình là 3 triệu USD để làm vốn khuyến khích bè bạn gần xa hoạt động giúp nhiều người Việt Nam thực hiện Giấc Mơ Việt Nam."
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 19793)
- "Khi Nguyễn Ánh phát động chiến tranh chống lại nhà Tây Sơn, ngài đã dựa vào hai thế lực ở nước ngoài. Đó là lực lượng của người Tây phương và lực lượng người Trung Hoa. Đứng đầu lực lượng Tây phương phò Nguyễn Ánh là đức giám mục Bá Đa Lộc. Nguyễn Ánh gặp giám mục Bá Đa Lộc khi ngài bôn tẩu ở Vọng Các, kinh đô của Xiêm La, tức Thái Lan. Từ đó, mối quan hệ của hai nguời trở nên mật thiết..." - "Năm 1802 Nguyễn Ánh diệt được nhà Tây Sơn, lên ngôi lấy hiệu là Gia Long và chọn Phú Xuân làm kinh đô. Đến đời Minh Mạng cố đô Thăng Long đổi thành Hà Nội..."
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 15575)
- Tuần Văn hóa – Lễ hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013: lễ dâng hương tưởng niệm 584 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc – Tả tướng quân Trần Nguyên Hãn tại đền thờ Trần Nguyên Hãn (xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch) (ngày 23/3); lễ hội Tây Thiên sẽ diễn ra từ ngày 26 – 28/3 tại đền Thỏng và đền Thượng (xã Đại Đình, huyện Tam Đảo). Các hoạt động văn hóa, thể thao mang đậm bản sắc văn hóa địa phương như: hát soọng cô, hát chèo, hát văn, thi làm bánh chưng, bánh dày… Ảnh bên: đền thờ Tả tướng quân Trần Nguyên Hãn. - Hiện nay truyền thông trong nước chạy tít: “Vĩnh Phúc chi 300 tỷ xây Văn Miếu là có lỗi với mai sau…”. Báo chí trong nước dẫn lời ông Trần Mạnh Định - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết rằng trong quá trình xây dựng đã có một số tranh cãi về việc thiết kế, bài trí thờ tự bài vị Khổng Tử.
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 14834)
"Trong bài này, tôi chỉ muốn nêu lên ngộ nhận của tác giả Trần Trung Đạo trong tấm hình để một cách diễn giải chệch đi, và về ngôn ngữ quy chụp “tôn thờ tội ác” cho một sự kiện ở quê ông Hồ"
31 Tháng Năm 2015(Xem: 14999)
Nhân hội-nghị hàng năm về quốc-phòng Đông-Nam-Á Shangri-La bắt đầu hôm nay, 29/5, ở Singapore mà trọng-tâm chắc chắn là tình-hình ngày càng gây cấn ở Biển Đông, tưởng cũng nên nhắc lại sự đóng góp rất ý nghĩa của các xã-hội dân-sự Việt-Phi tại Hội-nghị Manila về Biển Đông hồi tháng 3 năm nay và mấy kết-quả ban đầu của hội-nghị đó.
26 Tháng Năm 2015(Xem: 14387)
"Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 21 nói không nắm rõ tình hình, ngày 22 cũng chỉ bày tỏ "vô cùng bất mãn" với hành động của Mỹ. Bộ Quốc phòng Trung Quốc thì không công bố thông tin nào về việc theo dõi, ngăn chặn máy bay Mỹ như cuộc khủng hoảng vùng nhận diện phòng không Hoa Đông năm 2013."
18 Tháng Năm 2015(Xem: 16172)
KHD: "Nếu mình không thắng họ được thì hãy theo họ đi.” Nói như vậy không khác chi là khuyên người ta “hãy treo cờ trắng lên để đầu hàng"... NQD: "Luật sư Đài nhận định “nội lực” của Phong Trào Dân Chủ Việt Nam còn rất yếu. Theo tôi, chính vì nội lực còn yếu nên những người đại diện cần phải hết sức cân nhắc đưa quyết định khi vấn đề còn trong vòng tranh luận." Nếu tôi là một trong các đại diện, khi ông Tom Malinowski đề nghị “bỏ phiếu bầu” tôi đã tránh “trò chơi” lợi thì ít mà hại thì nhiều này bằng bốn cách:"
12 Tháng Năm 2015(Xem: 25990)
"Hồi năm 2012, ở HNTƯ lần 6, TBT Nguyễn Phú Trọng, đại diện cho phe nhóm của mình cố vận dụng BCHTƯ để lật đổ Thủ tướng Dũng... Hồi năm 2013 có 4 ứng cử viên cho 2 ghế Ủy Viên Bộ Chính Trị, hai ông Nguyễn Bá Thành và Vương Đình Huệ của phe ông Trọng và 2 người khác là ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyện Thị Kim Ngân thuộc phe của ông Dũng."
07 Tháng Năm 2015(Xem: 16425)
LTS: Văn Hóa nhận được bài viết của bà Trần Diệu Chân (đảng Việt Tân) qua Email. Tòa soạn đăng tải nguyên văn; và để rộng đường mục Diễn Đàn, tòa soạn cũng đăng lại bài phỏng vấn nhà văn Dương Thu Hương của nhà báo Tường An trên đài RFA.
05 Tháng Năm 2015(Xem: 18011)
" ... chính ông Dũng cũng nói là đóng lại qua khứ hướng về tương lai, đằng này lại ôn lại hình ảnh quá khứ, sống lại quá khứ ... Bài diễn văn của ông Nguyễn Tấn Dũng có thể nói tôi hoàn toàn thất vọng, rất ngạc nhiên và thất vọng."
03 Tháng Năm 2015(Xem: 16921)
Gs Tương Lai: "Trên thực tế phải nói rằng hiện nay chưa có một lực lượng chính trị nào có thể thay thế, lực lượng đang cầm quyền hiện nay. Có nghĩa là chưa có một đảng chính trị nào, chưa có một tổ chức chính trị nào có thể thay thế đảng cộng sản Việt Nam, mặc dù đảng này đã mất uy tín trong dân."
03 Tháng Năm 2015(Xem: 15040)
Hải Long: "Ngày phán xét cho những kẻ tự khoác lên mình chiếc áo nhà văn, nhà thơ, cổ động người ta lao vào chỗ chết, lao vào những cuộc chém giết với lòng căm thù không giới hạn... Còn thống nhất ư? Hòa giải ư? Làm sao có thể thống nhất và hòa giải khi những kẻ thủ ác còn chưa bị trừng phạt? Lịch sử rồi sẽ phải ghi chép lại một cách công bằng và khách quan. Tội ác rồi sẽ bị trừng phạt, chỉ là sớm hay muộn! Cuối cùng, tôi muốn thay mặt cha tôi gửi lời xin lỗi chân thành đến những người lính ở phía bên kia." Lê Xuân Khoa: "Theo tôi có một bước quan trọng mà đến giờ chính quyền vẫn chưa chịu làm. Đó là hòa giải với người sống chưa được thì hòa giải với người chết trước đã. Đấy là vấn đề trùng tu nghĩa trang Biên Hòa, để cho người ta tìm lại mộ và cải táng người chết trong các trại cải tạo. Làm được hai cái đó chứng tỏ nghĩa cử rất đẹp để mà hòa giải với bên ngoài, chứng tỏ thiện chí của lãnh đạo trong nước. Tôi thấy chuyện này dễ như vậy mà không xong được thì khó lòng tiến được đế
29 Tháng Tư 2015(Xem: 17444)
Nếu ai đó hỏi cha tôi 30/04 là ngày gì? Cha tôi sẽ trả lời, đó là ngày mà ông nhận ra mình đã bị lừa dối. Ông và các đồng đội của ông là “Thế hệ bị lừa dối”.
23 Tháng Tư 2015(Xem: 15767)
"Vài ngày trước Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Kuala Lumpur, căng thẳng ngoại giao giữa Philippines và Trung Quốc đang tăng thêm với một cuộc khẩu chiến, một vụ xịt vòi rồng và bước kế tiếp trong một vụ kiện trọng tài có liên quan đến các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Từ Manila, thông tín viên VOA Simone Orendain ghi nhận chi tiết."
21 Tháng Tư 2015(Xem: 15391)
"Học giả Auslin từ Viện Doanh nghiệp Mỹ ở Washington DC ngày 7/4 bình luận trên The Wall Street Journal, chuyến đi đầu tiên của tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đến Tokyo, Seoul và Honolulu trong tuần này có thể là cơ hội cuối cùng để chính quyền Tổng thống Barack Obama thực hiện chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương được Washington ca ngợi từ lâu."
16 Tháng Tư 2015(Xem: 16083)
"Dù không tham gia vào vụ kiện nhưng Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều trong việc xây dựng lập luận là Tòa Án được thành lập dưới Phụ Lục VII không có thẩm quyền phán xét đơn kiện của Phi Luật Tân. Tuy rằng đã tuyên bố phủ nhận thẩm quyền nhưng Trung Quốc chắc chắn là không muốn bị đặt vào thế khinh mạn phán quyết của Tòa đặc biệt là khi Tòa gồm có những vị thẩm phán hàng đầu được mọi người kính trọng."
14 Tháng Tư 2015(Xem: 16689)
Từ bối cảnh trên, dường như những người nêu giả định trên muốn có câu trả lời cho gỉả thiết: Nếu ngày 30-4-1975 Việt Quốc thắng Việt Cộng, liệu “Bên thắng cuộc Việt Quốc” có đối xử với “Bên thua cuộc Việt Cộng”, như Việt cộng đã làm sau ngày 30-4-1975 đối với Việt quốc hay không? Hay còn tệ hại hơn nhiều?