Nghi lễ tốt nghiệp đại học VN “giống ai” hay “không giống ai”

01 Tháng Tám 20222:25 CH(Xem: 3729)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN 2 - THỨ HAI 01 AUG 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Nghi lễ tốt nghiệp đại học VN “giống ai” hay “không giống ai”


TNO: "trường xịn xò quá", "lễ tốt nghiệp trong mơ", "trang phục đẹp quá, như quân đội hoàng gia"...


VN: Tranh cãi quanh việc hiệu trưởng cầm quyền trượng ở lễ tốt nghiệp


BBC 01/8/2022


image015Nguồn hình ảnh, WEB NHÀ TRƯỜNG. PGS.TS Nguyễn Trúc Lê, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc Gia Hà Nội)


Việc Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) mặc áo nhung, đội mũ màu đỏ, cầm quyền trượng, đeo vòng cổ trong lễ trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên gây ra nhiều tranh cãi.


Tối 31/7, Đại học Quốc gia Hà Nội đã gửi công văn đến hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế với đề nghị báo cáo về vấn đề tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp cho gần 1.000 tân cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ hôm 29/7.


Lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội cũng yêu cầu hiệu trưởng trường này phải chỉ đạo rà soát và điều chỉnh trang phục, lễ phục trao bằng tốt nghiệp để tránh lặp lại tình trạng tương tự.


Sự việc gây tranh cãi khi hiệu trưởng trường xuất hiện với hình ảnh mặc áo choàng, đội mũ màu đỏ, cầm quyền trượng, đeo vòng cổ, dẫn đầu đoàn gồm thầy cô giáo của nhà trường. Song song đó, các thành viên trong ban nghi lễ cũng mặc áo nhung đỏ pha đen, đội mũ màu đen.


PGS.TS Nguyễn Trúc Lê - Hiệu trưởng ĐH Kinh tế - sau đó xác nhận hình ảnh chia sẻ trên mạng xã hội là lễ phục mới được sử dụng tại buổi lễ trao bằng tốt nghiệp sáng 29/7, Tuổi Trẻ đưa tin.


Theo thông báo của trường, Bộ lễ phục, bộ nghi lễ này nhằm khẳng định vị thế, thể hiện sự chuyên nghiệp, đẳng cấp của nhà trường. Về chi phí, lãnh đạo nhà trường khẳng định lễ phục này được trường cấp phát và sau khi sử dụng xong, sinh viên, học viên sẽ trả lại, không phải đóng tiền, trừ trường hợp làm thất lạc, hư hỏng.


'Đua đòi', 'lai căng'?


Theo ghi nhận của BBC, hiện bài đăng về lễ tốt nghiệp trên trang web chính thức của nhà trường đã bị ẩn còn bài viết trên Facebook bị khóa bình luận.


Nhiều ý kiến bày tỏ sự bất bình, cho rằng hình ảnh hiệu trưởng mặc áo nhung, cầm quyền trượng là học theo phương Tây, không theo bất cứ truyền thống nào của Việt Nam. Và rằng thầy cô quá chú trọng "hình thức" và "vẽ vời, đua đòi thậm chí lố lăng".


Nhiều người phản đối còn dùng từ ngữ rất nặng nề như 'lai căng', 'phá vỡ ngôi đền học thuật',…


Facebook tên Phan Duy Minh viết: "Tôi là một giảng viên với hơn 40 năm đứng lớp, tôi khẩn xin đề nghị các thầy cô ở tất cả các trường đại học hãy cố gắng tập trung vào việc nâng cao chất lượng đào tạo tất cả các cấp học từ Cử nhân đến Tiến sỹ, làm ơn giảm hoặc bỏ (nếu được) những hình thức áo, mão... như các diễn viên tuồng này đi!"


Đồng ý kiến, Facebook Trần Ngọc Mai bình luận: "Bệnh hình thức đã "lậm" vào nội tạng rồi! Hãy dành thời gian, thì giờ để đào tạo và thay đổi chất lượng giáo dục hơn là đổ tiền vào những thứ bên ngoài, làm vẻ trịnh thượng nhưng chất lượng dạy dỗ lại không tới đâu. Mấy bộ áo quần chẳng có gì quan trọng cả!"


image016Nguồn hình ảnh, WEB NHÀ TRƯỜNG


Giáo sư Nguyễn Tuấn từ Úc viết trên trang Facebook dẫn video ví dụ một buổi lễ tốt nghiệp ở Úc, như ở Đại học New South Wales hay UNSW Sydney.


"Các bạn sẽ thấy có người vác cây trượng đi trước hiệu trưởng, và cây trượng không có vương miện (vì không liên quan gì đến Hoàng gia). Khi mọi người đã an toạ, cây trượng phải đặt ngang trên giá. Cây trượng là biểu tượng của quyền lực và nằm ngang có ý nghĩa dùng quyền lực một cách công bằng. Hiệu trưởng là người mặc áo choàng đen, nón bát giác (tức là tiến sĩ), hood màu đen, không có đeo collar.


"Trước đây tôi có nói và vẫn giữ nguyên ý kiên: nên dùng lễ phục khoa bảng của các vị tiền nhân thời phong kiến của Việt Nam. Nước mình có truyền thống khoa bảng cả ngàn năm, hà cớ gì làm theo mấy nước phương Tây. Có thể mình thay đổi màu áo, nón cánh chuồn, nhưng bản chất phải là phương Đông và Việt Nam," ông Tuấn bình luận.


image018Nguồn hình ảnh, Đại học Yale


Nhiều người đồng tình với Giáo sư Tuấn, cho rằng việc quan trọng là phải giao thoa được giữa hội nhập và gìn giữ bản sắc. Trang phục đẹp hay không còn nằm ở sự phù hợp.


Cây bút Lưu Trọng Văn viết trên Facebook cá nhân:


"Ts Nguyễn Trúc Lê, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN cầm quyền trượng màu mè, khoác áo thụng như cha đạo La Mã dẫn đầu các sinh viên tốt nghiệp trong Lễ trao bằng các cử nhân "kinh bang tế thế" tương lai.


"Là một tiến sĩ tốt nghiệp ở Anh, từng giảng dạy kinh tế tại Anh và VN, từng tốt nghiệp các chứng chỉ chính trị cao cấp, mới hay kiến thức giỏi giang về kinh tế, chính trị của thầy Trúc Lê chưa đủ độ tin cậy về thước đo tầm cao văn hoá.


"Nếu thực sự đạt cái tầm ấy thầy Trúc Lê phải thấy bộ đồ mình khoác, tràng hạt mình đeo, quyền trượng mình cầm là thứ hình thức lai căng?


"Tại sao không nghĩ ra nghi thức tốt nghiệp khác sinh động, bình dị mà có ý nghĩa hơn?"


'Tôn trọng sự đổi mới, khác biệt'?


Bên cạnh những ý kiến phản đối, nhiều người cho rằng dư luận quá khắt khe, không đón nhận những đổi mới.


Ngọc An, sinh viên năm tư trường Đại học KHXH và NV nói với BBC News Tiếng Việt:


"Chuyện hiệu trưởng cầm quyền trượng nó không phải là hiếm hoi, các quy định này xuất phát ở Vương Quốc Anh - từ hai đại học Oxford và Cambridge từ xưa và có mặt ở Mỹ hay Úc...


"Quyền trượng trong lễ tốt nghiệp là biểu tượng học vấn, được sử dụng trong các buổi lễ, đặc biệt là lễ tốt nghiệp của các nước này. Tuy nhiên, một bộ đồ mà người ngoài nhìn vô không biết theo kiểu các trường đại học ở các nước tiến bộ, theo kiểu Hoàng Gia Anh hay theo Đường Tăng thì cần phải xem lại, nghiên cứu kĩ để tránh gây phản cảm.


"Nhưng tôi thấy vấn đề là người ta không góp ý, tranh luận để làm cho mọi thứ tốt hơn mà muốn triệt tiêu những ý tưởng lạ. Người ngoài nhìn vậy thôi chứ sinh viên chúng tôi cũng thích buổi lễ tốt nghiệp có áo đẹp, hình đẹp. Quan trọng cái đẹp phải đúng chuẩn, đừng lấy râu ông này cắm cằm bà nọ,"


Facebook tên Hoàng Tư Giang cho rằng việc chỉ trích trang phục của vị hiệu trưởng trong lễ tốt nghiệp trên là "không tôn trọng sự khác biệt".


Ông Giang cho rằng vụ việc gợi nhớ trường hợp của Hiệu phó trường Đại học Văn Lang, GS Trương Nguyện Thành vì những lần mặc "quần đùi" lên giảng đường. Ông Giang nhấn mạnh xã hội thường nói tôn trọng sự khác biệt, nhưng khi có khác biệt xảy ra thì luôn có xu hướng vùi dập.


"Hồi đó, GS Thành cũng gặp nhiều phê phán, chỉ trích. Sao không hỏi xem các bạn sinh viên có thích hay không; họ có tôn trọng và quý mến các thầy giáo của mình vì kiến thức đã dạy? Sự khác biệt được tôn trọng mới may ra lót đường cho tự do và đa dạng," ông Giang kết luận.


Đồng ý kiến trên, ông Võ Đức Phúc tranh luận trên Facebook cá nhân:


"Các bạn chuộng dân chủ, yêu tự do, lúc nào cũng cảm giác như bị đè nén đến ẩn ức. Nhưng khi một trường đại học tự do mặc lễ phục tại buổi tốt nghiệp thì các bạn lại chửi bới, bắt ép phải mặc thế này, thế kia mới phù hợp.


"Trong khuôn khổ nội bộ một trường đại học, mặc thứ gì kệ người ta đi. Đừng dạy người khác phải ăn như nào, mặc như nào để tốt như mình. "Tự do" - thứ mà hàng ngày các bạn nỗ lực chứng minh hạn hẹp lại cũng chính là điều mà các bạn đang đè nén để áp đặt người khác,"


BBC cũng ghi nhận không ít sinh viên bình luận trực tiếp vào trang Facebook của trường với các ý kiến tích cực như so sánh buổi lễ tốt nghiệp như trường Hogwarts trong truyện Harry Potter hay những bình luận khen trang phục đẹp như quân đội hoàng gia.


image020Nguồn hình ảnh, Getty Images. Hình ảnh Hiệu trưởng tay cầm quyền trượng từ lâu đã trở nên quen thuộc trong lễ tốt nghiệp tại các trường đại học ở Anh, Mỹ và một số nước khác


Facebooker tên Mạnh Quân viết:


"Cái bộ trang phục lễ tốt nghiệp của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội có thể chưa quen mắt thì dân tình nhiều người chê chứ công bằng mà nói, cá nhân tôi cho là nó trông còn đẹp hơn đa số bộ trang phục tốt nghiệp các trường ĐH hiện nay- > đa phần giống như kiểu khăn gấm, áo the của các cụ đi lễ hội làng.


"Có quái gì đâu mà mạng xã hội ầm ầm chửi, báo chí chửi ròng rã mấy hôm rồi để cấp trên của cái trường đó cũng lại yêu cầu báo cáo, rồi báo chí giật tút hả hê cứ như là chiến công, sắp bắt người ta xử phạt, no đòn đến nơi?" ông Quân nêu quan điểm.


Nhà báo Hoàng Hải Vân cho rằng, dù không thích những lễ phục này thì cũng là ý kiến cá nhân, không nên chửi bới hay nhục mạ người khác: "Xã hội vận hành trong sự đa dạng về xu hướng và sở thích. Tự đặt ra những chuẩn mực rồi huy động đám đông buộc người khác phải tuân theo hoặc chống lại những người không tuân thủ chuẩn mực của mình, đó là mầm mống của chủ nghĩa toàn trị, nếu những người này lên cầm quyền."


Facebooker Tran Tinh Hien viết:


"Tham khảo tài liệu về "lễ phục hàn lâm" thì thấy các quy định này xuất phát ở Vương Quốc Anh - từ hai đại học Oxford và Cambridge từ xưa và lan qua Mỹ hay Úc...


"Các bộ lễ phục này ban đầu có áo thụng (gown) đen hoặc xanh đậm và các phụ kiện như nón và các giải băng choàng (hat, hood) nhiều màu khác nhau tuỳ theo trường và chuyên ngành.


"Lần này thấy hiệu trưởng (nghe nói học ở Anh về) gây tranh luận vì thêm dây choàng và quyền trượng (mace). Quyền trượng là biểu hiện uy quyền của người đứng đầu (hiệu trưởng) và người cấp phát văn bằng từ thế kỷ 14 ở các buổi lễ. Cả bộ màu đỏ bán trên Amazon chỉ có USD 25 nhưng nếu bằng chất liệu tốt có thể lên đến USD 400.


"Mới đưa ra lần đầu đã bị phản ứng bất lợi dù trước đó các bộ lễ phục hàn lâm đã được sử dụng nhiều lần từ trường mẫu giáo đến đại học và hậu đại học. Bệnh hình thức đã "lậm" vào nội tạng rồi!


"Vấn đề là làm sao chất lượng đào tạo bằng khoảng 1/4 của Oxford hay Cambridge là mừng rồi...


"Mấy bộ áo quần chẳng có gì quan trọng cả!"


Quyền trượng hiệu trưởng bắt nguồn từ đâu?


Theo Oxford Brookes University, quyền trượng là một vật trang trí tượng trưng cho uy quyền của một tổ chức hoặc một người. Quyền trượng có thể được thấy trong các quốc hội và cung điện hoàng gia trên khắp thế giới.


Nhiều trường đại học, ở Anh và trên thế giới sở hữu một quyền trượng - nó là một phần thiết yếu của các nghi lễ chính thức, đóng vai trò như một vật đại diện cho quyền lực của tổ chức.


Theo The University of Bath, Anh Quốc, nhiều trường đại học có quyền trượng riêng, tượng trưng cho quyền lực và sự độc lập của họ. Chiếc quyền trượng hiệu trưởng sớm nhất có từ thế kỷ 15.


Tại Mỹ, có hẳn các công ty chuyên thiết kế và sản xuất quyền trượng cho các trường đại học để dùng trong lễ tốt nghiệp. Mẫu mã tùy chọn.


Chẳng hạn, trên website của công ty có tên Medalcraft Mint ở Mỹ, bên cạnh dòng quảng cáo "là nhà cung cấp quyền trượng 'hàng đầu' cho các lễ tốt nghiệp", viết:


"Lịch sử phong phú của quyền trượng có thể được gợi lên từ các bức họa các trận chiến trong thời Trung cổ. Quyền trượng ngày nay trở thành biểu tượng của uy quyền và phẩm giá trong các nghi lễ cấp cao, và trong các sự kiện như tốt nghiệp đại học.


"Trong khi một số trường cao đẳng và đại học đã sử dụng quyền trượng tốt nghiệp trong nhiều thập kỷ, những trường khác vẫn chưa quen với truyền thống này và lần đầu tiên đặt hàng."
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 13653)
"Tài sản của các nhà “tư bản đỏ” và các quan chức ở Trung Quốc thường bị che giấu hoặc phân tán cho nhiều thành viên trong gia đình. Chính tờ Economist trong bài báo đã dẫn cũng thừa nhận rằng Trung Quốc là “nơi mà các bài báo phanh phui gần đây cho thấy nhiều chính trị gia có thế lực đã ngụy trang tài sản của họ bằng cách thuyết phục các bạn bè và gia đình giữ tài sản nhân danh họ” và “các ghi chép tài sản không đáng tin cậy cũng giúp che giấu ai sở hữu cái gì”.
26 Tháng Giêng 2016(Xem: 14256)
"Những nhận thức bảo thủ có thể thay đổi trong một sớm một chiều. Nhưng một con người hủ bại do tham nhũng, do chuyên quyền... thì không thể thay đổi được. Nếu lãnh đạo sắp tới có quyết tâm diệt tham nhũng, Việt Nam đã hội đủ điều kiện ban đầu để phát triển. Nếu các đảng viên hiện đang tham dự Đại hội 12 đặt quyền lợi và tương lai đất nước lên trên thì sẽ phải biết mình bầu cho ai".
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 14236)
- "Nhiều người đang trông chờ “Luật về hội”, một đạo luật mà “Quốc hội của Đảng” (chứ không phải của Dân) hứa sẽ ban hành và chưa biết ngày nào sẽ ban hành. Tuy nhiên, nếu cứ trông chờ vào một đạo luật để có thể hội họp và lập hội thì đó có thể chỉ là một giấc mơ hay một ảo tưởng ...". - Xem lại bài 1: Mai Thái Lĩnh, Nhóm lợi ích là gì? http://www.nhatbaovanhoa.com Mục TIN NÓNG.
21 Tháng Giêng 2016(Xem: 15639)
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 14670)
"Có thể thấy rằng khi bà Tống Mỹ Linh khuyên Tưởng Giới Thạch chạy ra đảo Đài Loan là bà có ý định trở lại lục địa không phải với vị thế của kẻ trốn chạy. Nhưng khi chứng kiến Đặng Tiểu Bình đã chiến thắng Magaret Thatcher năm 1984 trong việc lấy lại Hồng Kông thì bà đã hiểu vị thế của Đài Loan không còn như dự định được nữa".
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 15264)
- Vì sao TBT Nguyễn Phú Trọng chống cho bằng được TT Nguyễn Tấn Dũng? - TT Nguyễn Tấn Dũng bị chống đối trên hai vấn đề: - Thứ nhất là đổi mới thể chế cho phù hợp với nền kinh tế mà nhà nước VN luôn luôn công khai xin các nước phát triển công nhận đó là nền kinh tế thị trường đích thực; - Thứ hai là không đổi độc lập chủ quyền biển đảo lấy "hữu nghị viển vông" với Trung Quốc.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 13955)
"Phải chăng Thủ tướng Dũng đang quyết định việc “thay đổi thể chế cho bằng được”, từ mô hình Nhà nước lãnh đạo toàn diện dịch chuyển sang mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển? Liệu những đề xuất trên của Thủ tướng Dũng có khả năng phủ bóng trên Đại Hội XII của Đảng Cộng Sản Việt Nam?"
05 Tháng Giêng 2016(Xem: 14914)
"Trong sự bi phẫn có chen vào cảm hứng bi hùng từ tứ thơ tuyệt đẹp của người tráng sĩ thời tao loạn ở buổi mạt kỳ vương triều Trần thế kỷ XIV chuyển sang XV trong cuộc chiến không cân sức chống quân xâm lược nhà Minh. Đẹp với hình tượng trong câu thơ mà người đời gọi là “thi trung hữu hoạ”: Thù nước chưa trả mà mái tóc đã bạc sớm, Bao phen mang gươm báu mài dưới bóng trăng. “Quốc thù vị báo đầu tiên bạch, Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma”.
04 Tháng Giêng 2016(Xem: 14211)
"... nhưng bài phát biểu của ông Tập Cận Bình cổ vũ tình hữu nghị Việt-Trung thắm thiết đã được đón nhận bằng một sự im lặng nặng nề và với vài tiếng vỗ tay lác đác khi ông chấm dứt bài phát biểu. Trên gương mặt cử tọa hội trường Quốc Hội hôm ấy lộ rõ vẻ chán chường, thờ ơ, thậm chí thù nghịch. "The Washington Post trích lời một quan chức Việt Nam, xin được miễn nêu tên vì đây là vấn đề “nhạy cảm,” cho biết là bầu không khí hôm ấy “rất căng thẳng.”
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 13917)
" vai trò của Tổng thư ký ASEAN (ông Lê Lương Minh) và Singapore, nước được ASEAN giao trách nhiệm điều phối quan hệ với Trung Quốc, sẽ rất quan trọng trong việc duy trì hồ sơ Biển Đông trong chương trình nghị sự của ASEAN". "Đối với Giáo sư Thayer, quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Lào sẽ là một nhân tố tích cực giúp thúc đẩy hồ sơ Biển Đông trong thời gian Lào làm Chủ tịch ASEAN:"
25 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 14010)
"Chúng ta phải khẳng định là Việt Nam phải đi theo kinh tế thị trường", "thông tin trên mạng: chúng ta không ngăn, không cấm được đâu các đồng chí"."40 năm đất nước thống nhất nhưng một phần đất máu thịt của Tổ quốc Hoàng Sa vẫn nằm trong tay ngoại bang. Đó là nỗi đau mất mát lớn của dân tộc"…
17 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 13937)
"Đa Chiều cho rằng, đứng ngoài quan sát các hành động của Mỹ và Nga tại Syria, Bắc Kinh đã rút ra cho mình bài học: Trong quan hệ với ASEAN và các nước ven Biển Đông, Bắc Kinh hiện đang dùng 2 thủ đoạn kinh tế và chính trị, nhưng cần tính đến thủ đoạn quân sự, dùng sức mạnh cứng như những gì Putin thể hiện tại Syria".
13 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17988)
"Thủ Tướng Ngô Đình Diệm bị đặt trước sự đã rồi, bị ép buộc đi vào con đường Cách Mạng lật đổ triều Nguyễn bằng Quyết Nghị lịch sử ngày 29 tháng 4 năm 1955".