Baltic: Quốc gia nào lo ngại sẽ là mục tiêu tiếp theo của Nga sau Ukraine?

16 Tháng Năm 20227:08 SA(Xem: 5695)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN 1 – THỨ HAI 16 MAY 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Baltic: Quốc gia nào lo ngại sẽ là mục tiêu tiếp theo của Nga sau Ukraine?


Nguyễn Giang

BBC 15/5/2022

image019image021image017

Estonia, Latvia, Lithuania là các quốc gia vùng Baltic nằm ở đông bắc Châu Âu. Gruzia (Georgia), quốc gia nhỏ bé chỉ hơn 3,7 triệu dân ở vùng Caucas.


Tổng dân số 3 nước Estonia, Latvia, Lithuania hiện chỉ khoảng hơn 6 triệu người. Estonia, Latvia có đường biên giới với Nga. Estonia, Latvia, Lithuania bị Liên Xô xâm chiếm vào tháng 6/1940 và sau khi Thế chiến lần hai kết thúc vào năm 1945 thì 3 quốc gia này thuộc Liên Xô cho đến khi liên bang này sụp đổ vào năm 1991.


Gruzia (Georgia) nằm ngay cửa ngõ giao thương quan trọng nơi lục địa Á - Âu gặp nhau. Gruzia có xung đột với Nga từ ngày 1 đến 12/8/2008 tại vùng nam Ossetia. Kết quả sau cuộc chiến, Nga đã chiếm được 2 vùng của Gruzia gồm Abkhazia và Tskhinvali và vẫn duy trì sự hiện diện quân sự tại đây cho đến nay. Hai vùng này chiếm khoảng 20% lãnh thổ của Gruzia.


Hiện chỉ có Estonia, Latvia, Lithuania là thành viên EU và Nato. Gruzia chưa là thành viên của cả EU và Nato. Gruzia cho đến nay là một đối tác quan trọng và đáng tin cậy của Nato.


Gruzia đã công bố nguyện vọng muốn gia nhập Nato từ năm 2008 với cuộc trưng cầu ý dân. Tại Hội nghị thượng đỉnh Nato tại Bucharest (Romania) năm 2008 thì Gruzia đã được hứa về một ghế trong Nato thế nhưng sau 14 năm thì điều này vẫn chưa xảy ra.


Chỉ 1 tuần trước khi Nga xâm lược Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng Gruzia đã khẳng định Nato là cách duy nhất để giúp quốc gia này giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ.


Trong những năm gần đây, Estonia, Latvia, Lithuania và Gruzia đã nhiều lần cảnh báo Putin luôn có tham vọng đưa vào những nước này vào tầm ảnh hưởng. Cụ thể các nước Baltic này cho rằng Nato phải đưa thêm quân và gửi thêm máy bay chiến đấu vào khu vực.


Tổng thống Estonia vào cuối tháng 3 từng nói rằng Nato phải tăng cường năng lực bảo vệ tại vùng mạng sườn phía đông trước khi quá trễ. Đầu tháng 3, phát biểu trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Blinken thì Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda cảnh báo là "Sự ngăn chặn không còn đủ, chúng tôi cần có sẵn phòng vệ sẵn sàng tấn công nếu không thì sẽ quá trễ. Putin sẽ không dừng tại Ukraine nếu hắn ta không bị ngăn chặn".


Ngoại trưởng Latvia Edgars Rinkevics thì kêu gọi Mỹ có sự hiện diện quân sự vĩnh viễn tại quốc gia Baltic này.


Đáp lại những quan ngại này, đầu tháng 3, Ngoại trưởng Mỹ khẳng định "Điều quan trọng là mọi người cần hiểu rằng nguy cơ thật sự vượt khỏi giới hạn Ukraine, thậm chí vượt khỏi biên giới những quốc gia Baltic, và thậm chí vượt khỏi Châu Âu."


Trong khi đó Mỹ và cả Nato đều khẳng định sẽ bảo vệ các thành viên Nato tại khu vực sườn phía đông, khu vực được xem là dễ bị tổn thương nhất của khối quân sự này. Cụ thể Mỹ đã điều thêm hàng ngàn binh sĩ đến khu vực. Nato hiện có khoảng 40.000 binh sĩ đồn trú ở khu vực phía đông này.


image024image026image028Từ Moscow đi Brussel thủ đô Belgium = 2636km.


Vào giữa tháng 4, Nga cảnh báo sẽ mở rộng năng lực hạt nhân tại vùng Baltic nếu Phần Lan và Thụy Điển gia nhập Nato. Cựu tổng thống Nga Dmitry Medvedev, người đang giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng an ninh quốc gia Nga tuyên bố rằng "sẽ không còn các cuộc thảo luận về tình trạng phi hạt nhân tại vùng Baltic và Nga phải cân bằng lại tình hình."


Thủ tướng Lithuania Ingrida Simonyte ngày 14/04 nói rằng "Nếu Nga đe dọa thì điều này không có gì mới".


Nằm ở vùng Baltic, thành phố Kaliningrad của Nga là điểm nóng chiến lược ngay trong lòng Nato. Kẹp giữa Lithuania và Ba Lan, Kaliningrad là căn cứ của Hạm đội Baltic của Nga, lực lượng hải quân gồm khoảng 80 tàu mặt nước và tàu ngầm, cùng máy bay ném bom và bộ binh.


Kaliningrad là một trong những cảng chính dẫn ra biển Baltic và có một kho vũ khí hạt nhân luôn được Nga nâng cấp trong thời gian gần đây. Theo Federation of American Scientists (Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ) thì Nga hiện có kho vũ khí hạt nhân gồm khoảng 6.000 đầu đạn.


Video explainer với sự trình bày của nhà báo Nguyễn Giang từ BBC News Tiếng Việt.

23 Tháng Năm 2013(Xem: 22526)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23691)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23828)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21229)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22106)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21208)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 26097)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 25100)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.