Chiến tranh Ukraine: Kỷ nguyên an ninh mới của châu Âu trước mối đe dọa từ Nga

06 Tháng Tư 20227:00 SA(Xem: 4187)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 4 – THỨ TƯ 06 APRIL 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Chiến tranh Ukraine: Kỷ nguyên an ninh mới của châu Âu trước mối đe dọa từ Nga


  • Katya Adler
  • Biên tập viên châu Âu


BBC 3/4/2022


image001Chụp lại hình ảnh. Một tấm biển mang thông điệp phản đối cuộc xâm lược Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin gần Đại sứ quán Nga ở thủ đô Riga của Latvia


"Định hình kỷ nguyên", "thực tế mới", "khoảnh khắc lịch sử" - là điều mà rất nhiều các chính trị gia và giới bình luận nói đến, kể từ lúc Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine.


Và họ có đúng hay không? Có và không. Tôi sẽ bình luận về điều này.


Hãy bắt đầu với câu trả lời là đúng.


Vào ngày 24/02, Tổng thống Putin đã khiến sự tự mãn châu Âu bị rung chuyển.


Cuộc tấn công của Putin nhằm vào Ukraine đã mang trở lại sự tàn phá và chết chóc quy mô lớn tại châu Âu, kèm theo đó là những 'thì thầm' về khả năng xảy ra một cuộc chiến hạt nhân.


Mục tiêu của Putin là không chỉ thống trị Ukraine mà còn làm suy yếu sức thống lĩnh của phương Tây về mặt quân sự - và lý tưởng hơn - là về mặt chính trị, về khía cạnh dân chủ tự do đối với một quốc gia từng nằm dưới sức ảnh hưởng của Liên Xô.


Hành động chung của các đồng minh phương Tây hiện nay sẽ tạo nên tác động mang tính nền tảng đối với cảm nhận về cái tôi và sự an toàn của châu Âu trong nhiều năm tới.


Nato đã được tái sinh. Liên minh quân sự xuyên Đại Tây dương này vốn một thời đã bị Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gọi là "chết não" đã cùng lúc cho thấy Putin đã sai khi đánh giá phương Tây kém cỏi và mất đoàn kết, và đồng thời cung cấp sự hỗ trợ quân sự, phòng vệ và đánh chặn tại sườn phía đông của Nato vốn dễ bị Kremlin tấn công vì tham vọng mở rộng bờ cõi.


Cho đến nay điều này đã cho thấy thời khắc mang tính định hình cho EU. EU đã từ lâu nói về chuyện phải đóng một vai trò lớn hơn trên chính trường quốc tế - và không chỉ thuần túy về mặt kinh tế và thương mại. Và đến nay tham vọng này đã bất thành.


Thế nhưng cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine đã bất ngờ nâng EU lên một tầm vóc địa chính trị có uy tín.


Tốc độ mà Brussels phối hợp cùng thực thi các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga - bao gồm bên trong EU và với các đồng minh quốc tế thật sự ấn tượng. Và cũng như sự thống nhất ý chí giữa các quốc gia thành viên, EU cũng gạt bỏ những mặt quan liêu để ban bố các cơ chế chưa bao giờ có trước đây nhằm tiếp nhận người tị nạn Ukraine và giúp đỡ quân đôi Ukraine.


Đức, một trong những thành viên lớn nhất của EU cũng khiến thế giới bất ngờ khi đột nhiên nói lời giã từ trước những vấn đề nhạy cảm về Thế chiến lần 2 và công bố các khoản chi tiêu khổng lồ cho quốc phòng, lực lượng vũ trang Đức Bundeswehr.


Điểm mấu chốt cho quyết định được ca ngợi tại EU và xa hơn thì đây không phải là một nước Đức đang phô trương sức mạnh dân tộc.


"Đây là về một nước Đức đang cố gắng định hình lại châu Âu, không phải vai trò của chính mình," Ricarda Lang nói với tôi. Bà là đồng chủ tịch Đảng Xanh trong chính phủ liên minh Đức.


"Đây là về chủ quyền của châu Âu, không chỉ về mặt an ninh, quốc phòng mà còn về xuất khẩu và năng lượng."


Trong những năm qua, Đức ngày càng dựa vào Mỹ về mặt an ninh và phụ thuộc hơn với Nga về mặt năng lượng và thương mại. Và không phải là quốc gia EU duy nhất ở thế đó. Là quốc gia giàu có và mạnh nhất khối, Berlin là một điển hình nổi trội nhất.


Và điều này đã làm suy yếu cánh tay của phương Tây đối với các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga.


Các quốc gia EU đã chi trả cho Moscow 884 triệu USD cho chi phí về năng lượng mỗi ngày, và chiếm đến khoảng 40% nguồn thu của Kremlin. Số tiền này được dùng trong cuộc chiến của Nga tại Ukraine, mà phương Tây dường như đang chiến đấu.


"Thật bi kịch khi xảy ra cuộc chiến tranh như thế này, nhưng bây giờ chúng tôi những người Đức đã thức tỉnh sau một cú giáng!" Marie Agnes Strack-Zimmerman, người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng tại Quốc hội Đức nói.


Bà đảm bảo với tôi rằng Berlin hiện đã sẵn sàng lãnh nhận trách nhiệm.


image002"Người Đức chúng tôi đã thức tỉnh sau một cú giáng!" Marie Agnes Strack-Zimmerman, người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng tại Quốc hội Đức nói với BBC


Phương Tây nhìn vào nước Đức với sự ngờ vực theo sau hai cuộc thế chiến, bà quan sát, thế nhưng hàng thập kỷ đã trôi qua và thật sự thì, bà cho rằng - nước Đức đã khá thoải mái với vai trò là một thành viên của Nato và EU, mà không phải đầu tư vào quân đội của chính mình.


"Các đồng minh của Đức đã đợi chúng tôi rất lâu để thực hiện phần việc của mình."


Berlin hiện nay đã cam kết xây dựng lực lượng quân sự hiện đại, hiệu quả và khoản đóng góp quốc phòng như Nato yêu cầu. Dưới sức ép quốc tế, thì các liên kết về thương mại và năng lượng với Nga cũng đang được giải quyết.


Hãy ghi nhớ điều này, mặc dù vậy, thay đổi nền quân sự vốn cũ kỹ của Đức phải mất nhiều năm và tháo gỡ các mối quan hệ 'ăn sâu' với Nga cũng như thế.


Trong hàng thập niên, Berlin là đường chia tách giữa đông và tây Âu.


Niềm hy vọng về thống nhất châu Âu dâng cao sau khi bức tường Berlin sụp đổ và kéo theo sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991.


Trong 30 năm sau thì bạn nghe nói đến một "Bức tường Berlin" mới, hướng xa hơn về phía đông.


Quốc gia Baltic nhỏ bé Latvia có đường biên giới dài 200 km, chia tách EU và một quốc gia thành viên Nato, còn phía kia là Nga.


Tướng Sandris Gaugers là Tổng chi huy Lực lượng Bộ binh cơ giới của Latvia. Chúng tôi đã có buổi trao đổi tại căn cứ quân sự của ông, ngay bên ngoài thủ đô Riga. Căn cứ này cũng là nơi đồn trú của lực lượng Nato, cho đến nay đã tăng gấp đôi quy mô kể từ khi Nga xâm lược Ukraine.


image003Tướng Sandris Gaugers nói các ưu tiên đã thay đổi trên khắp châu Âu


"Tôi thấy một Bức màn sắt (Iron Curtain) sắp xuất hiện. Mặc dù lần này thì chúng tôi sẽ bên phía Tây," vị tướng này nói với tôi.


"Chúng tôi đang sống trong một thực tế mới. Đối với chúng tôi, những người Latvia thì bối cảnh an ninh giờ đã không còn. Chúng tôi đã trải qua 20 năm ở Iraq, ở Afghanistan. Còn giờ thì sự tập trung của chúng tôi tại đây. Chúng tôi bảo vệ nền tự do và quốc gia của mình bằng cách nào?"


Ưu tiên hiện nay đã thay đổi trên khắp châu Âu, ông nói. "Mọi người quen với chuyện tập trung vào làm giàu kinh tế. Còn bây giờ thì là bảo vệ các giá trị và cách sống của chúng tôi."


Latvia và các quốc gia láng giềng vùng Baltic là Estonia và Lithuania cũng đang cố gắng một cách khó khăn để không phải thốt lên với phương Tây rằng "Tôi-đã-bảo-với-quý-vị-như-thế-rồi". Họ đã cảnh báo trong nhiều năm qua về Putin.


Họ cảm thấy đã hiểu nhà lãnh đạo Nga nhiều nhất. Tất cả 3 quốc gia này đều từng thuộc Liên Xô.


Thủ tướng Latvia Arturs Krišjānis Kariņš cho rằng phương Tây phải chấp nhận là "Putin không giống chúng ta". Các nhà lãnh đạo Pháp và Đức đã tiến hành các chuyến công du ngoại giao đến Moscow vào đầu năm nay, cố gắng thuyết phục ông Putin không tấn công Ukraine.


Thủ tướng Kariņš nói rằng việc tiêu tốn quá nhiều thời gian để tìm ra ngôn từ hay cách nói đúng để thuyết phục Putin chỉ là phí công vô ích.


"Ông ta chỉ muốn phá hoại nền dân chủ và cuộc sống của chúng ta."


Thủ tướng Kariņš nói rằng một điều tốt đẹp nảy sinh từ bối cảnh hiện tại đó là Nato và EU phối hợp chặt chẽ hơn 30 năm qua. Và theo ông đây là điểm bước ngoặt.


Và giờ thì chúng ta đang quay trở lại là liệu đây có phải là thời khắc mang tính định hình kỷ nguyên tại châu Âu hay không.


Hoặc có thể là không.


EU rất đỗi vui mừng khi có Mỹ quay trở lại và tham gia cùng với châu Âu.


Trong tất cả các cuộc hội đàm của EU tại Brussels hiện nay về thiết lập "chủ quyền mang tính chiến lược" về quốc phòng và an ninh thì các quốc gia EU đều đặt kỳ vọng vào Washington khi phải đối mặt với các mối đe dọa từ Nga.


image004Chụp lại hình ảnh, Buổi huấn luyện quân sự tại căn cứ Ādaži ở Latvia


Các kế hoạch phòng thủ của EU, được tạo nên để bổ sung - hoặc thay thế phần nào Nato không phải là mới. Và cho đến nay các kế hoạch này không bao giờ thực thi được.


Tất cả các quốc gia EU đều đồng thuận rằng, ở mức tối thiểu nhất thì việc chia sẻ nguồn lực và chuyên môn về mạng, quân sự, thiết bị và tình báo là hợp lý. Nhưng cho đến nay thì không có quốc gia nào muốn thực hiện trước tiên.


Mỗi quốc gia thành viên EU đều có doanh nghiệp hoặc cá nhân hưởng lợi từ những hợp đồng quốc gia. Ủy ban châu Âu hiện muốn giám sát sự thay đổi năng lực quốc phòng. Một số ít trong quân đội đang hồi hộp, bất cứ nơi nào ở châu Âu.


Và liên quan đến sự đổi thay trong sự hợp tác giữa EU và Nato thì hầu như chắc chắn rằng khi cuộc khủng hoảng Nga-Urkaine giảm nhiệt thì Mỹ sẽ chuyển mối quan tâm sang ưu tiên ngoại giao thật sự của Washington đó là châu Á-Thái Bình Dương, không phải châu Âu.


Nhưng lý do để tồn tại đã quay trở lại với châu Âu.


Được thiết kế ban đầu như một dự án hòa bình, tầm nhìn của EU đã không thể hoàn thành trong thời gian gần đây. Những người trẻ ở châu Âu thì không còn ký ức chiến tranh. Họ cũng không có cấp bách phải đoàn kết và chiến đấu vì nền hòa bình trên lục địa của mình.


Và về khía cạnh này, thời khắc hiện tại thật sự là thực tế mới.

28 Tháng Bảy 2015(Xem: 17555)
"Lanh mắt, lẹ tay như Ted Osius, đại sứ Mỹ tại Hà Nội, cũng chỉ được hỏi thăm tình hình sức khoẻ của tướng Thanh qua Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, và đã được Tướng Vịnh đáp lễ khá chu đáo: “Cám ơn ngài đã hỏi thăm sức khỏe BTQP của chúng tôi”. Sau đó là chấm dứt không nói gì thêm nữa. Có lẽ Ted Osius cụt hứng mà ông Vịnh cũng chẳng vui vẻ gì trước sự tò mò của ngài Đại Sứ về sức khỏe của quan Đại Tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng ViệtNam!"
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 15114)
Khai mạc vũ đài biển Đông Ts Nguyễn Mạnh Hùng: "Ở CSIS, có cuộc “diễn thử khủng hoảng” (crisis simulation), những người tham dự đều là các cựu viên chức chính phủ, có người đóng vai cố vấn an ninh quốc gia, người khác đóng vai Tổng trưởng quốc phòng, Tổng trưởng ngoại giao, Giám đốc Trung ương tình báo, thuyết trình viên. Họ thảo luận để trình Tổng Thống lấy quyết định đối phó với một khủng hoảng giả tưởng trên Biển Đông. Toàn thể cuộc hội thảo được phổ biến trên internet nên ai cũng xem được. Riêng panel này vì tính cách nhạy cảm của nó, không được phổ biến trên internet."
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 16877)
"Một sự kiện quan trọng cần được nhắc đến là VAF, nhờ quan hệ của luật sư Wesley Coddou, đãđược Trung tâm Nhận Dạng, Đại học Bắc Texas (Center for Human Identification,Department of Forensic and Investigative Genetics, University of North Texas HealthScience Center) nhận thử nghiệm miễn phí DNA từ các mẫu hài cốt tù cải tạo và thân nhân củahọ. Việc thử nghiệm DNA đem lại niềm an ủi vô cùng lớn lao cho những gia đình tù cải tạo đãchết trong tù mà mộ đã mất bia và không có di vật gì bên cạnh hài cốt khiến thân nhân có thể xác nhận là của người quá cố." (Bức ảnh duy nhất về tù cải tạo do một phóng viên Mỹ chụp trongtrại cải tạo Hàm Tân; người đứng thứ tư từ trái có thể là tướng Lê Minh Đảo (Nếu tướng Đảo có xem hình này, xin xác nhận).
19 Tháng Bảy 2015(Xem: 18114)
"Phải chăng tư duy chúng ta đã có, “nỏ thần” chúng ta cũng đang cầm, thế nhưng chúng ta chưa đủ can đảm để trao “nỏ thần” này mà cứ khư khư giữ lấy với nguyên tắc “tập thể lãnh đạo” nên mới khiến nước nhà lâm vào “vòng vây” như hiện nay. Và tôi, một người Đảng viên với hơn 30 năm theo Đảng, xin gửi bài toán này đến với những vị Ủy viên Ban Chấp hành Trung Ương Đảng hiện nay cũng như những vị Ủy viên Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa XII sắp tới."
14 Tháng Bảy 2015(Xem: 17053)
"Đáng chú ý, mặc dù Bắc Kinh nói là phân tích vấn đề Biển Đông từ góc độ quan điểm của Việt Nam và Trung Quốc, nhưng khách mời tham dự hội thảo này không thấy Trung Bình Xã nhắc đến học giả nào từ Việt Nam khi liệt kê danh sách. Chỉ có Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, học giả gốc Việt giảng dạy tại đại học George Mason, Virginia, Hoa Kỳ được Trung Quốc mời tham dự."
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 16469)
"Hôm thứ Ba, 30-6-15, Nhật Báo Văn hóa nêu lên vấn đề làm kinh ngạc mọi người đọc: “Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ vào ngày 5-7-15 có được đón tiếp bằng 21 phát đại bác Mỹ” không?”. Hình như có gì thay đổi rất là cơ bản trong nghi lễ đón tiếp tbt Nguyễn Phú Trọng từ Washington? Theo tin riêng của NhậtBáoVăn Hóa hôm 1-7-15, lịch trình ông Trọng viếng Mỹ được lên kế hoạch như sau:"
30 Tháng Sáu 2015(Xem: 16398)
CÁC BÀI VIẾT GỞI VỀ TÒA SOẠN VĂN HÓA HAY TRÍCH TỪ CÁC HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG KHÁC NHẰM MỤC ĐÍCH TRUYỀN TẢI THÔNG TIN MÀ KHÔNG PHẢN ẢNH QUAN ĐIỂM HAY LẬP TRƯỜNG CỦA VĂN HÓA.
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 15371)
Ông Austin dẫn nguồn báo cáo hôm 13/5 của Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Shear, người từng làm đại sứ ở Việt Nam, cho rằng Việt Nam hiện giữ 48 đảo, bãi can thực tế còn Trung Quốc chỉ chiếm 8 thực thể.
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 16689)
Trong một bài viết gửi BBC mới đây bàn về TPP và Việt Nam, luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada nhận định về điều ông gọi là “về quyền lợi kinh tế thì Mỹ dùng quyền lợi TPP ảnh hưởng tầng lớp lãnh đạo cộng sản Việt Nam, cột chặt họ với những quyền lợi của tư bản Hoa Kỳ, biến “tư bản đỏ thành tư bản xanh”.
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 15854)
- "Tuần trước Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố "sắp hoàn thành" hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Trường Sa. Trong đó bao gồm hai đường băng và ít nhất là 1 trong số đó phù hợp cho mục đích quân sự. Đường băng trên đá Chữ Thập dài 3 km, đủ dài cho J-11 hạ cánh." - "Lần đầu tiên máy bay trên tàu sân bay Trung Quốc, J-15 có thể được nâng cấp, đủ để thách thức F-18 của Hoa Kỳ, nhưng loại chiến đấu cơ chủ lực của Trung Quốc J-11 và các biến thể của nó không thể cạnh tranh với F-22 và F-35 của Mỹ"
19 Tháng Sáu 2015(Xem: 17383)
Ts Phùng Liên Đoàn: "Vì vậy, kính thưa quí vị, tôi xin tuyên bố ngày hôm nay trước quí vị là vợ chồng tôi là những cá nhân khiêm tốn giống như trăm ngàn người khác nhưng muốn đóng góp tài sản của mình là 3 triệu USD để làm vốn khuyến khích bè bạn gần xa hoạt động giúp nhiều người Việt Nam thực hiện Giấc Mơ Việt Nam."
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 19960)
- "Khi Nguyễn Ánh phát động chiến tranh chống lại nhà Tây Sơn, ngài đã dựa vào hai thế lực ở nước ngoài. Đó là lực lượng của người Tây phương và lực lượng người Trung Hoa. Đứng đầu lực lượng Tây phương phò Nguyễn Ánh là đức giám mục Bá Đa Lộc. Nguyễn Ánh gặp giám mục Bá Đa Lộc khi ngài bôn tẩu ở Vọng Các, kinh đô của Xiêm La, tức Thái Lan. Từ đó, mối quan hệ của hai nguời trở nên mật thiết..." - "Năm 1802 Nguyễn Ánh diệt được nhà Tây Sơn, lên ngôi lấy hiệu là Gia Long và chọn Phú Xuân làm kinh đô. Đến đời Minh Mạng cố đô Thăng Long đổi thành Hà Nội..."
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 15771)
- Tuần Văn hóa – Lễ hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013: lễ dâng hương tưởng niệm 584 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc – Tả tướng quân Trần Nguyên Hãn tại đền thờ Trần Nguyên Hãn (xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch) (ngày 23/3); lễ hội Tây Thiên sẽ diễn ra từ ngày 26 – 28/3 tại đền Thỏng và đền Thượng (xã Đại Đình, huyện Tam Đảo). Các hoạt động văn hóa, thể thao mang đậm bản sắc văn hóa địa phương như: hát soọng cô, hát chèo, hát văn, thi làm bánh chưng, bánh dày… Ảnh bên: đền thờ Tả tướng quân Trần Nguyên Hãn. - Hiện nay truyền thông trong nước chạy tít: “Vĩnh Phúc chi 300 tỷ xây Văn Miếu là có lỗi với mai sau…”. Báo chí trong nước dẫn lời ông Trần Mạnh Định - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết rằng trong quá trình xây dựng đã có một số tranh cãi về việc thiết kế, bài trí thờ tự bài vị Khổng Tử.
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 15034)
"Trong bài này, tôi chỉ muốn nêu lên ngộ nhận của tác giả Trần Trung Đạo trong tấm hình để một cách diễn giải chệch đi, và về ngôn ngữ quy chụp “tôn thờ tội ác” cho một sự kiện ở quê ông Hồ"
31 Tháng Năm 2015(Xem: 15244)
Nhân hội-nghị hàng năm về quốc-phòng Đông-Nam-Á Shangri-La bắt đầu hôm nay, 29/5, ở Singapore mà trọng-tâm chắc chắn là tình-hình ngày càng gây cấn ở Biển Đông, tưởng cũng nên nhắc lại sự đóng góp rất ý nghĩa của các xã-hội dân-sự Việt-Phi tại Hội-nghị Manila về Biển Đông hồi tháng 3 năm nay và mấy kết-quả ban đầu của hội-nghị đó.
26 Tháng Năm 2015(Xem: 14620)
"Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 21 nói không nắm rõ tình hình, ngày 22 cũng chỉ bày tỏ "vô cùng bất mãn" với hành động của Mỹ. Bộ Quốc phòng Trung Quốc thì không công bố thông tin nào về việc theo dõi, ngăn chặn máy bay Mỹ như cuộc khủng hoảng vùng nhận diện phòng không Hoa Đông năm 2013."
18 Tháng Năm 2015(Xem: 16405)
KHD: "Nếu mình không thắng họ được thì hãy theo họ đi.” Nói như vậy không khác chi là khuyên người ta “hãy treo cờ trắng lên để đầu hàng"... NQD: "Luật sư Đài nhận định “nội lực” của Phong Trào Dân Chủ Việt Nam còn rất yếu. Theo tôi, chính vì nội lực còn yếu nên những người đại diện cần phải hết sức cân nhắc đưa quyết định khi vấn đề còn trong vòng tranh luận." Nếu tôi là một trong các đại diện, khi ông Tom Malinowski đề nghị “bỏ phiếu bầu” tôi đã tránh “trò chơi” lợi thì ít mà hại thì nhiều này bằng bốn cách:"
12 Tháng Năm 2015(Xem: 26226)
"Hồi năm 2012, ở HNTƯ lần 6, TBT Nguyễn Phú Trọng, đại diện cho phe nhóm của mình cố vận dụng BCHTƯ để lật đổ Thủ tướng Dũng... Hồi năm 2013 có 4 ứng cử viên cho 2 ghế Ủy Viên Bộ Chính Trị, hai ông Nguyễn Bá Thành và Vương Đình Huệ của phe ông Trọng và 2 người khác là ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyện Thị Kim Ngân thuộc phe của ông Dũng."