Ts Nguyễn Nhã: “Bắc Kinh đã ký Hiệp định Geneva 1954 quy định Hoàng Sa-Trường Sa là thuộc Nam VN”

13 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 18520)

Ts Nguyễn Nhã: “Bắc Kinh đã ký Hiệp định Geneva 1954 quy định Hoàng Sa-Trường Sa là thuộc Nam VN”

 image025

Hiệp định Genève 1954hiệp định được kí kết để khôi phục hòa bìnhĐông Dương. Vào ngày 26 tháng 4 năm 1954, hội nghị Genève về Đông Dương chính thức được khai mạc. Từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 20 tháng 7, Pháp vẫn giữ vững vĩ tuyến 18. Ngày 13-7, phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại hạ yêu cầu xuống vĩ tuyến 16 và đến ngày 19-7 thì hai bên thoả thuận ranh giới tạm thời sẽ ở độ vĩ tuyến 17, phù hợp với ý kiến của Anh và Mỹ.

Hội nghị Geneve là cơ hội quan trọng để đưa Trung Quốc thành một thế lực chính tại Châu Á mà không nước nào có thể bỏ qua. Trung Quốc không quan tâm đến lợi ích của những người cộng sản và dân tộc chủ nghĩa tại ba nước Đông Dương. Trung Quốc thoả hiệp với các nước phương Tây trong giải pháp phân chia lãnh thổ bất lợi đối với lực lượng bản xứ chống Pháp tại các nước này. Mục tiêu cao nhất của Trung Quốc là mong muốn các bên ký kết một hiệp định về Đông Dương để tránh mọi sự can thiệp của Mỹ. (Wikipedia)

+++++++++++++++++++++

'Nhà nước hiện nay khác Bắc Việt trước đây'

BBC - thứ năm, 12 tháng 6, 2014

Một nhà nghiên cứu về Biển Đông của Việt Nam nói rằng các bằng chứng mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa đưa ra để chứng minh cho ‘chủ quyền không thể chối cãi’ của họ đối với quần đảo Hoàng Sa ‘không có giá trị pháp lý’.

Hôm Chủ nhật ngày 8/6, trang chủ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra một loạt bằng chứng mà họ cho rằng cho thấy ‘Chính phủ Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa’.

Tuy nhiên, trao đổi với BBC, Tiến sỹ Nguyễn Nhã nói rằng những ‘chứng cứ’ này của Trung Quốc ‘không có giá trị pháp lý quốc tế’ mà chỉ có tác dụng về ‘tâm lý’ và ‘chính trị’.

“Học giả Trung Quốc khi thì nói thời Minh, khi thì nói thời Tống, có khi nói đời Đường, có khi nói đời Hán,” ông nói, phản bác lập luận của Trung Quốc nói rằng họ quản lý Hoàng Sa tờ thời Bắc Tống.

“Tất cả chứng cứ họ đưa ra hoàn toàn mang tính suy diễn thôi,” ông nói thêm.

Về các bằng chứng của Trung Quốc nói rằng Chính phủ Bắc Việt thừa nhận chủ quyền Hoàng Sa của họ, Tiến sỹ Nhã nói: “Dù Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có nói gì, làm gì đi chăng nữa, đó chỉ là đối sách về ngoại giao và chính trị lúc đó thôi.”

“Hiệp định Geneva (năm 1954 về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương) đã quy định rất rõ rằng Hoàng Sa và Trường thuộc chính quyền phía nam quản lý,”

Ông Nhã cho rằng Trung Quốc là một bên ký Hiệp định Geneva nên chỉ cần ‘sử dụng Hiệp định Geneva’ để phản bác lập luận của Trung Quốc ‘là đủ’.

“Họ (Chính phủ Bắc Việt) có tuyên bố bất cứ cái gì thì không liên quan đến từ bỏ chủ quyền. Họ có trách nhiệm pháp lý đâu mà từ bỏ?” ông nói.

Ông cũng phân tích chính quyền nước Việt Nam thống nhất hiện nay có ‘tính chất pháp lý khác hẳn’ chính quyền ở Bắc Việt trước đây vốn đã có những hành động thừa nhận ‘chủ quyền’ của Trung Quốc.

“Nhà nước thống nhất khác hoàn toàn với nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đó không phải là nhà nước của một miền. Trách nhiệm của nó khác hẳn với trách nhiệm của nhà nước một miền,” ông nói.

“Chính quyền thống nhất này khẳng định chủ quyền (đối với Hoàng Sa và Trường Sa) tức là tiếp tục kế thừa những gì của chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý,” ông nói thêm./

+++++++++++++++++++++

Anh em trong nhà chỉ mải đánh nhau sa vào bẫy thâm hiểm ngoại bang

 image027

 

 

+++++++++++++++++

TQ đưa sách giáo khoa VN ra làm chứng về chủ quyền Biển Đông

image028
Bản đồ quần đảo Hoàng Sa
 VOA 12.06.2014

Trung Quốc sử dụng những bản in từ một sách địa lý cho học sinh lớp 9 của Việt Nam xuất bản cách nay 40 năm để vận động sự ủng hộ của quốc tế trong đòi hỏi chủ quyền của nước này đối với quần đảo Hoàng Sa.

Theo tin của đài truyền hình CNN, những trang sách giáo khoa này nằm trong số các tài liệu mà Bắc Kinh đã nộp cho Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon, kèm theo lời yêu cầu phân phát các tài liệu này cho tất cả 193 thành viên của Đại hội đồng Liên hiệp quốc.

Bản tin cho biết những trang sách địa lý đó nằm trong một tập hồ sơ bao gồm một bản đồ khu vực, công hàm năm 1958 của Việt Nam, và trang bìa của một bản đồ thế giới in vào năm 1972.

Xinhua, cơ quan ngôn luận chính thức của Trung Quốc, trích lời ông Vương Dân, Phó Đại sứ của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, nói rằng “Trung Quốc nộp hồ sơ cho Liên Hiệp Quốc để trình bày sự thật với cộng đồng quốc tế, và sửa sai cách hiểu biết của quốc tế về vấn đề này.”

CNN tường thuật rằng đây là cố gắng mới nhất của Trung Quốc nhằm chứng minh chủ quyền của nước này trong một khu vực mà Việt Nam cũng tuyên bố thuộc chủ quyền của mình, giữa lúc cả hai nước tố cáo tàu bè của nước kia đâm va vào tàu của mình ngoài Biển Đông.

Hãng tin này trích lời ông Sam Bateman, một nhà nghiên cứu thuộc Chương trình An ninh Hàng Hải thuộc Trường Quan Hệ Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, nói rằng Bắc Kinh đang tìm cách bắt kịp Việt Nam, sau một chiến dịch khá hiệu quả của Hà nội nhằm vận động sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với lập trường của Hà nội về cuộc tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông Sam Bateman nói rằng mặc dù Việt Nam đi trước Trung Quốc trong cuộc quốc tế vận này, đa số các nhà quan sát quốc tế độc lập cho rằng những lập luận của Trung Quốc đòi chủ quyền quần đảo Hoàng Sa vững chắc hơn các lập luận của Việt Nam.

Trong một lập luận chắc chắn sẽ gây nhiều tranh cãi, nhà nghiên cứu này nói bước hành động tốt nhất đối với Việt Nam, là nhường chủ quyền cho Trung Quốc, và thương thuyết để có được những sự nhượng bộ của Trung Quốc, kể cả việc tiếp cận các vùng biển để đánh cá, và một thỏa thuận để khai thác chung các tài nguyên dầu khí.

Việt Nam cũng đã nộp hồ sơ cho Liên Hiệp Quốc để tố cáo Trung Quốc là vi phạm “nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam”, và tiếp tục tố cáo “nhiều tàu Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá của Việt Nam.”

Các nhà phân tích cho rằng những tố cáo qua lại giữa hai nước đã làm vẫn đục lối tiếp cận lẽ ra nên có là hợp tác khu vực như đã vạch ra trong Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982.

Nguồn: cnn.com/

Việt Nam – Trung Quốc ‘khẩu chiến’ về công hàm Phạm Văn Đồng
image030 

Công hàm Phạm Văn Đồng

VOA 29.05.2014

Hà Nội mới lên tiếng ‘kiên quyết bác bỏ những phát biểu sai sự thật của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc’ sau khi bị Bắc Kinh cáo buộc ‘xuyên tạc lịch sử, bác bỏ thực tế và nuốt lời’ liên quan tới quần đảo mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, còn Việt Nam gọi là Hoàng Sa, cũng như về công hàm Phạm Văn Đồng.

Trong email trả lời VOA Việt Ngữ, Bộ Ngoại giao Việt Nam thêm một lần nữa khẳng định ‘chủ quyền không tranh cãi của mình đối với quần đảo Hoàng Sa’.

Người phát ngôn Lê Hải Bình nói: “Trung Quốc đã sử dụng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Hành động của Trung Quốc đã vi phạm các quy định của luật pháp quốc tế, việc chiếm giữ bằng vũ lực không thể đem lại chủ quyền cho Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa”.

Tuyên bố của ông Bình được đưa ra hôm 27/5 một ngày sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nói rằng một cuộc họp báo của Việt Nam, trong đó có đề cập tới công thư của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng, là ‘lố bịch và nực cười’.

Ông Tần nói thêm rằng ‘trước giữa những năm 1970, phía Việt Nam đã công khai và chính thức thừa nhận rằng quần đảo Tây Sa thuộc về Trung Quốc’, và rằng ‘năm 1956, các giới chức hàng đầu của Bộ Ngoại giao việt Nam đã nói rõ với Đại biện lâm thời của Đại sứ quán Trung Quốc ở Việt Nam rằng quần đảo Tây Sa là thuộc Trung Quốc’.

Người phát ngôn này tuyên bố:

“Năm 1958, chính phủ Trung Quốc thông báo rằng vùng lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa rộng 12 hải lý và chỉ rõ rằng nguyên tắc này áp dụng đối với từng tấc đất của Trung Quốc, trong đó có quần đảo Tây Sa. 10 ngày sau thông báo trên, Thủ tướng Việt Nam lúc đó là Phạm Văn Đồng đã gửi một công hàm tới Thủ tướng Chu Ân Lai và bày tỏ rằng phía chính phủ Việt Nam thừa nhận và tôn trọng thông báo của chính phủ Trung Quốc về lãnh hải”.

Trong một cuộc họp báo 3 ngày trước đó ở Hà Nội hôm 23/5, Việt Nam cho rằng Trung Quốc đã ‘viện dẫn sai lệch’ công thư của Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng gửi cho Bắc Kinh năm 1958.

Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia, nói rằng công thư của ông Đồng ‘hoàn toàn không đề cập tới vấn đề lãnh thổ cũng như là chủ quyền, và không đề cập tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa’.

Nội dung công thư chỉ ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải 12 hải lý, và đồng thời chỉ thị cho các cơ quan của Việt Nam tôn trọng giới hạn 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố. Việc công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không đề cập tới hai quần đảo này, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng phù hợp với thực tế lúc đó, là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 và thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa mà được Pháp chuyển giao trên thực tế năm 1956, phù hợp với hiệp định Geneve năm 1954 mà Trung Quốc cũng là một bên tham gia”.

Trong khi đó, ông Tần Cương lại nói rằng ‘bấy lâu nay, các tài liệu chính thức, sách giáo khoa và bản đồ của Việt Nam đều cho thấy quần đảo Tây Sa thuộc về Trung Quốc’ và nói thêm rằng Việt Nam ‘có một mức độ khả tín thấp’.

Báo chí trong nước đã cho đăng toàn văn công hàm Phạm Văn Đồng, trong đó có đoạn:

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển”.

Tiến sỹ Tạ Văn Tài, luật sư và cựu giảng viên trường luật Harvard, cho rằng công hàm Phạm Văn Đồng ‘không có hiệu lực pháp lý’:

“Nó chỉ là một tuyên bố đơn phương, cho nên nó không có giá trị của một hiệp ước nhượng đất là cái thủ tục bó buộc theo hiến pháp năm 1946 của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, áp dụng vào thời điểm 1958 bởi vì rằng khi ông Đồng tuyên bố, ông không thể nhân danh chủ tịch nước, mới là người có quyền ký hiệp ước về nhượng đất. Và ngay cả Chủ tịch nước Hồ Chí Minh cũng phải có nghị viện, tức là quốc hội, phê chuẩn hiệp ước thì mới có giá trị. Vả lại, khi đọc kỹ thì thấy rằng công hàm đó chỉ nói về việc công nhận 12 hải lý lãnh hải của Trung Quốc. Hồi đó nó [Trung Quốc] đòi cái đó vì họ ngại cái hạm đội đi sát vào Trung Quốc từ eo biển Đài Loan, nhất là từ hai đảo Kim Môn và Mã Tổ mà Trung Hoa Dân quốc kiểm soát. Thành ra nó chỉ có hiệu lực thừa nhận 12 hải lý, chứ không phải nói đến hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Luận cứ thứ hai, ông Đồng không đại diện cho miền nam Việt Nam là quốc gia riêng biệt. Có hai quốc gia thời đó theo tiêu chuẩn quốc gia là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa. Hiệp định Geneve đã giao việc quản lý hai quần đảo đó cho miền nam Việt Nam thì ông Đồng không có đủ tư cách gì mà nói về vấn đề hai quần đảo đó, nhượng đất hai quần đảo đó”.

Ông Tài nói thêm rằng nếu đôi bên không thể ‘tiếp tục cãi lý’ trên các diễn đàn quốc tế thì vụ việc cần phải được đưa ra Tòa án Quốc tế.

Nhưng chuyên gia luật này cũng cho rằng việc kiện ra tòa ‘rất khó’ vì Bắc Kinh từ trước tới nay ‘không đồng ý ra tòa nên chỉ còn đánh nhau trên mặt trận ngoại giao mà thôi’.

Những người bất đồng chính kiến ở hải ngoại bấy lâu nay dùng công hàm này để cáo buộc Hà Nội đã thực hiện điều họ gọi là ‘bán nước’, nhưng phía Việt Nam luôn bác bỏ điều này.

Sau việc Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố là thềm lục địa của mình, đẩy hai nước láng giềng vào thế đối đầu, giới lãnh đạo Việt Nam đã có các tuyên bố được một số nhà quan sát cho là ‘không kiêng nể’ khi nói về mối quan hệ với Bắc Kinh.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng tuyên bố ‘không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông' cũng như cho báo giới biết rằng Hà Nội có thể xem xét hành động pháp lý chống lại các hành động của Trung Quốc ở biển Đông./

 

03 Tháng Ba 2016(Xem: 15729)
XEM THÊM: - Nguồn gốc đình Làng VN
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 13658)
"Tài sản của các nhà “tư bản đỏ” và các quan chức ở Trung Quốc thường bị che giấu hoặc phân tán cho nhiều thành viên trong gia đình. Chính tờ Economist trong bài báo đã dẫn cũng thừa nhận rằng Trung Quốc là “nơi mà các bài báo phanh phui gần đây cho thấy nhiều chính trị gia có thế lực đã ngụy trang tài sản của họ bằng cách thuyết phục các bạn bè và gia đình giữ tài sản nhân danh họ” và “các ghi chép tài sản không đáng tin cậy cũng giúp che giấu ai sở hữu cái gì”.
26 Tháng Giêng 2016(Xem: 14265)
"Những nhận thức bảo thủ có thể thay đổi trong một sớm một chiều. Nhưng một con người hủ bại do tham nhũng, do chuyên quyền... thì không thể thay đổi được. Nếu lãnh đạo sắp tới có quyết tâm diệt tham nhũng, Việt Nam đã hội đủ điều kiện ban đầu để phát triển. Nếu các đảng viên hiện đang tham dự Đại hội 12 đặt quyền lợi và tương lai đất nước lên trên thì sẽ phải biết mình bầu cho ai".
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 14239)
- "Nhiều người đang trông chờ “Luật về hội”, một đạo luật mà “Quốc hội của Đảng” (chứ không phải của Dân) hứa sẽ ban hành và chưa biết ngày nào sẽ ban hành. Tuy nhiên, nếu cứ trông chờ vào một đạo luật để có thể hội họp và lập hội thì đó có thể chỉ là một giấc mơ hay một ảo tưởng ...". - Xem lại bài 1: Mai Thái Lĩnh, Nhóm lợi ích là gì? http://www.nhatbaovanhoa.com Mục TIN NÓNG.
21 Tháng Giêng 2016(Xem: 15645)
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 14677)
"Có thể thấy rằng khi bà Tống Mỹ Linh khuyên Tưởng Giới Thạch chạy ra đảo Đài Loan là bà có ý định trở lại lục địa không phải với vị thế của kẻ trốn chạy. Nhưng khi chứng kiến Đặng Tiểu Bình đã chiến thắng Magaret Thatcher năm 1984 trong việc lấy lại Hồng Kông thì bà đã hiểu vị thế của Đài Loan không còn như dự định được nữa".
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 15269)
- Vì sao TBT Nguyễn Phú Trọng chống cho bằng được TT Nguyễn Tấn Dũng? - TT Nguyễn Tấn Dũng bị chống đối trên hai vấn đề: - Thứ nhất là đổi mới thể chế cho phù hợp với nền kinh tế mà nhà nước VN luôn luôn công khai xin các nước phát triển công nhận đó là nền kinh tế thị trường đích thực; - Thứ hai là không đổi độc lập chủ quyền biển đảo lấy "hữu nghị viển vông" với Trung Quốc.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 13958)
"Phải chăng Thủ tướng Dũng đang quyết định việc “thay đổi thể chế cho bằng được”, từ mô hình Nhà nước lãnh đạo toàn diện dịch chuyển sang mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển? Liệu những đề xuất trên của Thủ tướng Dũng có khả năng phủ bóng trên Đại Hội XII của Đảng Cộng Sản Việt Nam?"
05 Tháng Giêng 2016(Xem: 14918)
"Trong sự bi phẫn có chen vào cảm hứng bi hùng từ tứ thơ tuyệt đẹp của người tráng sĩ thời tao loạn ở buổi mạt kỳ vương triều Trần thế kỷ XIV chuyển sang XV trong cuộc chiến không cân sức chống quân xâm lược nhà Minh. Đẹp với hình tượng trong câu thơ mà người đời gọi là “thi trung hữu hoạ”: Thù nước chưa trả mà mái tóc đã bạc sớm, Bao phen mang gươm báu mài dưới bóng trăng. “Quốc thù vị báo đầu tiên bạch, Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma”.
04 Tháng Giêng 2016(Xem: 14212)
"... nhưng bài phát biểu của ông Tập Cận Bình cổ vũ tình hữu nghị Việt-Trung thắm thiết đã được đón nhận bằng một sự im lặng nặng nề và với vài tiếng vỗ tay lác đác khi ông chấm dứt bài phát biểu. Trên gương mặt cử tọa hội trường Quốc Hội hôm ấy lộ rõ vẻ chán chường, thờ ơ, thậm chí thù nghịch. "The Washington Post trích lời một quan chức Việt Nam, xin được miễn nêu tên vì đây là vấn đề “nhạy cảm,” cho biết là bầu không khí hôm ấy “rất căng thẳng.”
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 13920)
" vai trò của Tổng thư ký ASEAN (ông Lê Lương Minh) và Singapore, nước được ASEAN giao trách nhiệm điều phối quan hệ với Trung Quốc, sẽ rất quan trọng trong việc duy trì hồ sơ Biển Đông trong chương trình nghị sự của ASEAN". "Đối với Giáo sư Thayer, quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Lào sẽ là một nhân tố tích cực giúp thúc đẩy hồ sơ Biển Đông trong thời gian Lào làm Chủ tịch ASEAN:"
25 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 14012)
"Chúng ta phải khẳng định là Việt Nam phải đi theo kinh tế thị trường", "thông tin trên mạng: chúng ta không ngăn, không cấm được đâu các đồng chí"."40 năm đất nước thống nhất nhưng một phần đất máu thịt của Tổ quốc Hoàng Sa vẫn nằm trong tay ngoại bang. Đó là nỗi đau mất mát lớn của dân tộc"…
17 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 13944)
"Đa Chiều cho rằng, đứng ngoài quan sát các hành động của Mỹ và Nga tại Syria, Bắc Kinh đã rút ra cho mình bài học: Trong quan hệ với ASEAN và các nước ven Biển Đông, Bắc Kinh hiện đang dùng 2 thủ đoạn kinh tế và chính trị, nhưng cần tính đến thủ đoạn quân sự, dùng sức mạnh cứng như những gì Putin thể hiện tại Syria".