TNS Jim Webb nói về cuộc chiến Việt Nam (*)

10 Tháng Năm 20217:37 SA(Xem: 7074)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ HAI 10 MAY 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Cập nhật: 16:21 GMT - thứ hai, 26 tháng 4, 2010


TNS Jim Webb nói về cuộc chiến Việt Nam (*)

image008

Mở đầu loạt bài nhìn lại 35 năm Cuộc chiến Việt Nam và nhìn tới nhân dịp 15 năm Washington và Hà Nội thiết lập quan hệ ngoại giao tháng 7/1995-2010, BBC Tiếng Việt giới thiệu với quý vị cách nhìn của Thượng nghị sĩ Jim Webb.


Trả lời Phóng viên Hà Mi của BBC có mặt tại Washington DC, ông Jim Webb, người từng có thời gian phục vụ trong lực lượng Thủy quân Lục chiến của Quân đội Mỹ tại Nam Việt Nam trước 1975, nhận định rằng đây là một mối quan hệ có lịch sử phức tạp:


TNS Jim Webb: Quan hệ giữa Hoa Kỳ và đất nước Việt Nam có lịch sử rất phức tạp. Chúng tôi đã làm việc rất tích cực từ năm 1975 để xây dựng một cầu nối mới giữa hai quốc gia và để bảo vệ những người Việt đã cùng chiến đấu với chúng tôi trong thời gian chiến tranh. Tôi đã dùng một thời gian đáng kể của cuộc đời mình để giải quyết những vấn đề này, từ khi tôi còn ở trong lực lượng Thủy quân lục chiến cách đây đã rất lâu và đặc biệt là từ năm 1991 khi tôi lần đầu tiên bắt đầu trở lại Việt Nam. Việc xây dựng đường hướng phát triển quan hệ giữa hai nước là một vấn đề phức tạp. Kể từ năm 1995, tôi cho rằng hai quốc gia đã thực hiện được nhiều việc có tính xây dựng. Việt Nam đã có những bước đi tới, như gia nhập Tổ chức mậu dịch thế giới, rồi hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ có những đối thoại chặt chẽ. Tôi cho rằng quan hệ Hoa Kỳ Việt Nam là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất tại châu Á.


BBC: Theo ông thì cần làm gì để cho mối quan hệ giữa hai nước cải thiện hơn nữa?


Một trong những vấn đề mà tôi đã làm việc từ rất nhiều năm nay, bắt đầu từ cuối những năm 70s, đó là tìm cách thức cho phép những người Việt đã từng kề vai sát cánh với chúng tôi tái lập quan hệ với phía Việt Nam trong nước. Hiện nay có hai triệu người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ và rất nhiều gia đình đã phải trải qua những thời kỳ khó khăn sau năm 1975. Vì thế có tình trạng cay đắng, mất lòng tin từ cả hai phía và vì thế để hai bên đối thoại với nhau là một điều rất khó. Do vậy tôi đã dùng rất nhiều thời gian của mình trong rất nhiều năm qua nói chuyện và làm việc với cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ đồng thời bàn bạc với chính phủ Việt Nam và người Việt tại Việt Nam.


BBC: Chính phủ Việt Nam vẫn thường nói tới việc hòa hợp hòa giải và đó cũng là điều ông đã và đang cố gắng làm. Theo ông thì chính phủ Việt Nam đã làm gì để thực hiện được điều đó? Và còn cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ thì đã làm gì trong vấn đề này? ‎


Từ rất nhiều năm nay rất khó khởi sự các cuộc đối thoại như vậy vì cuộc chiến đã diễn ra khốc liệt ra sao và kéo dài như thế nào. Và trong những trường hợp như vậy thì họ cần một cầu nối, cần có khả năng để có thể được đưa tới bàn đối thoại. Và chính đó là điều tôi đã làm việc rất tích cực với cả hai phía, cố gắng khuyến khích đối thoại. Đó là một quá trình tiến triển khá chậm nhưng trong 3-4 năm qua tình hình đã khá hơn rất nhiều.


BBC: Ông nói tới cầu nối, vậy ông hình dung điều gì sẽ là cầu nối tốt nhất từ này trở đi?


Sự tôn trọng lẫn nhau, lòng tin, cả hai bên nhận ra những nguyên do chính đáng khiến có xung đột‎ này. Nhưng giờ đâyvới những ai quan tâm tới vận mệnh của Việt Nam, tới tương lai của Đông Nam Á thì điều quan trọng là phải đến với nhau. Tôi lấy một ví dụ nhỏ vẫn thường nói với bạn bè tại đây về chuyện tình hình đang khá hơn tại Việt Nam. Khi tôi trở lại Việt Nam vào năm 1991, tôi ở Hà Nội và đã đi lễ nhà thờ vào Chủ nhật dự lễ Phục sinh. Tôi thấy chỉ có khỏang 20 người tại Nhà thờ lớn Hà Nội và toàn là người già. Dịp Giáng Sinh vừa rồi tôi cùng vợ tới dự lễ tại Nhà thờ lớn ở Hà Nội và hôm đó có tới hơn 2000 người dự lễ. Điều đó cho thấy chính quyền đã chú ‎ý hơn tới các quyền cá nhân và chúng ta cần nhìn nhận điều đó để tiếp tục có đối thoại.


BBC: Tiếp nối câu trả lời của ông, nếu chính phủ Việt Nam đang cố gắng làm gì đó để cải thiện tình hình, thế phía cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ thì sao, họ vẫn tiếp tục biểu tình mỗi khi các quan chức cao cấp của Việt Nam tới thăm Hoa Kỳ. Liệu theo ông thì có thể làm gì?


Có những người đã bị tổn thương sâu sắc sau năm 1975 khi những người cộng sản nắm quyền kiểm soát tại miền Nam và rất nhiều người bị đi tù cải tạo, 240 ngàn người đã bị tù hơn 4 năm. Nếu một người đã từng làm việc cho Chính quyền Việt Nam Cộng hòa thì người thân trong gia đình họ cũng bị phân biệt đối xử. Vì thế có những người đang sống tại đây vẫn còn những cảm xúc bị tổn thương đó. Và tại Việt Nam cũng có những người vẫn còn giữ những cảm xúc họ đã trải qua. Vì thế điều này cần tới thời gian và đó là thực tế. Nhưng khi tôi nhìn lại 19 năm qua kể từ khi tôi bắt đầu trở lại Việt Nam, tình hình đã khá hơn rất rất nhiều giữa cả hai phía.


BBC: Ông nhắc tới những người Việt đã từng là đồng minh của ông, vậy cũng xin hỏi ông về những người mất tích trong chiến tranh. Bên cạnh những người Mỹ mất tích vốn được chính phủ Mỹ lo tìm kiếm, thế còn những người Việt đã từng chiến đấu hay làm việc cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa, những người hiện vẫn còn bị coi mất tích, liệu họ có được sự trợ giúp nào của chính phủ Mỹ hay không?

image009

Tôi được biết có không chỉ một chương trình thực hiện việc trở lại Việt Nam, mà đây là trở lại các trại cải tạo sau khi chiến tranh kết thúc, để tìm kiếm những thi hài những người mất tích, theo hiểu biết của tôi. Với những người chiến đấu cho chính quyền miền Bắc, bộ đội, hiện vẫn còn hơn 300 ngàn người mất tích. Có các cách thức để tìm kiếm tất cả những người này. Vấn đề tù nhân chiến tranh và người mất tích trong chiến tranh tại Hoa Kỳ đã bị sử dụng vào mục đích chính trị, như một phần của chính cuộc chiến. Không hề có một danh sách những người bị bắt giữ và nhiều gia đình thậm chí cũng không biết người thân còn sống hay đã chết. Vì thế vấn đề này động chạm rất sâu sắc về mặt tình cảm tại Hoa Kỳ. Nhưng chúng tôi luôn sẵn lòng giúp tìm kiếm thi hài những người đã tham gia chiến đấu trong cuộc chiến từ tất cả mọi phía.


BBC: Ông có thể nói rõ hơn về chương trình tìm kiếm người Việt mất tích trong chiến tranh, tìm cả người miền Bắc và miền Nam?


Chương trình tìm kiếm những người Việt mất tích của phía miền Nam là những người bị chết trong các trại tù cải tạo sau khi cuộc chiến kết thúc và rất nhiều đồng đội của họ đang làm việc với chính phủ Việt Nam để tìm kiếm thi hài của họ. Vấn đề tìm kiếm bộ đội của miền Bắc là rất nhiều người bị chết tại chiến trường hay do máy bay bắn phá và không thể tìm được thi hài của họ và con số này là khỏang 300 ngàn người.


BBC: Trở lại quan hệ với Việt Nam và Hoa Kỳ, ông có cho rằng Việt Nam là một đồng minh quan trọng của Mỹ?


Có chứ (cười)


BBC: Trong bối cảnh quan hệ với Trung Quốc, một nước đang trở nên thống lĩnh tại châu Á. Liệu đó có phải là một điều chính phủ Mỹ tính tới?


Tôi vừa mới gặp gỡ các quan chức chính phủ Việt Nam và đã có những thảo luận với họ. Tôi cũng đã gặp họ nhiều lần trong suốt ba năm qua. Điều rất quan trọng là làm sao Việt Nam và Hoa Kỳ cùng làm việc với nhau bất kể khi nào có thể được. Có những vấn đề tại Biển Đông, những vấn đề rất quan trọng về chủ quyền, liên quan tới việc Trung Quốc nhận chủ quyền một số hòn đảo mà Việt Nam cũng nhận chủ quyền. Còn có một vấn đề rất quan trọng nữa theo quan điểm của tôi mà chúng ta cần làm việc với nhau, đó là vấn đề sông Mekong. Rất nhiều nhà máy thủy điện được xây dựng tại Trung Quốc dọc sông Mekong và lượng nước chảy xuống Việt Nam là rất đáng quan ngại. Có khoảng 70 triệu người sẽ bị ảnh hưởng trước tình trạng này. Và Việt Nam sẽ là nước phải chịu nguy cơ. Tự một mình Việt Nam không dám đối mặt với Trung Quốc về vấn đề này và Hoa Kỳ nên cùng các nước khác như Nhật Bản có thể tham gia, tìm cách để bảo đảm dòng sông Mekong được sử dụng công bằng.


BBC: Tục ngữ người Việt có câu “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”, liệu Việt Nam có thể làm phật lòng nước láng giềng Trung Quốc khi đi với Mỹ và liệu Việt Nam có nên rút ra bài học từ cuộc chiến tranh Việt Nam khi tới một thời điểm nào đó, người Mỹ đã bỏ rơi đồng minh Nam Việt Nam. Ông có thể nói gì trước lập luận này?


Chúng tôi vẫn chưa bỏ đi. (Cười). Tôi nghĩ rằng Việt Nam từ rất nhiều thế kỷ đã có lòng quả cảm đứng lên bảo vệ lãnh thổ của mình trước nhiều cuộc xâm chiếm của Trung Quốc. Chúng ta không tìm cách tạo xung đột với Trung Quốc mà tìm kiếm sự cân bằng và Hoa Kỳ giúp đem lại sự cân bằng đó tại khu vực.


BBC: Sang vấn đề nhân quyền, có những khác biệt về cách nhìn nhận của Việt Nam và Hoa Kỳ về nhân quyền, liệu có thể thu hẹp những khác biệt giữa hai nước trong lĩnh vực này không, thưa ông?


Có, tôi tin là có thể. Quan tâm chính của tôi ngay từ đầu là việc đối xử công bằng với tất cả mọi người, bất kể người đó đã từng đứng về phía bên nào, hay gia đình họ thuộc phía bên nào trong thời gian chiến tranh. Điều số một là đối xử với mọi người một cách công bằng. Điều này đang diễn ra nhiều hơn, cách đây 20 năm thì đã không được như vậy. Trên phương diện các lĩnh vực khác thì tôi cho rằng chính phủ Việt Nam đã có những tiến bộ về tự do tôn giáo, mặc dù chưa phải là hoàn hảo, nhưng đã khá hơn rất nhiều so với trước đây. Tại châu Á, chúng tôi học được một điều là đón nhận những gì có được và xây dựng từ đó. Cách đó đã rất có hiệu quả trong việc xây dựng và phát triển sự tin cậy và tôn trọng giữa cả hai phía trong 19 năm qua.


(*) Tựa của VHO


++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Bài học Đạo đức từ câu chuyện "81 hài cốt" đến câu chuyện pho tượng mẫu "Thương Tiếc" ở Little Saigon


image010Thượng nghị sĩ Jim Webb phát biểu trước quan tài 81 hài cốt Nhẩy dù VNCH ở tượng đài Chiến Sĩ Việt - Mỹ Tp Westminster trong buổi lễ Vinh danh và an táng tại Nghĩa trang Westminster Memorial Park, Quận cam nam California ngày 26/10/2019. Ảnh LKT

image011
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18790)
Việt Nam cũng cần các loại vũ khí phòng không và màn radar để bảo vệ bờ biền dài trên 3000 cây số. Việt Nam cũng rất mong được Mỹ “nới lỏng” những ràng buộc để được gia nhập tổ chức Mậu dịch Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Parnership, TPP), nhưng phía Việt Nam, theo các tin ở Hoa Thịnh Đốn vẫn chưa chịu để cho Công nhân được quyền thành lập nghiệp đòan lao động độc lập bên ngòai Tổng liên đòan Lao động của Chính phủ và chưa thật sự có thị trường thương mại tự do để đủ điều kiện được công nhận là nền “Kinh tế Thị trường”.
09 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18111)
Do đó, nếu như phe Cộng Hoà tiếp tục chính sách cù nhầy để gây khó khăn cho ông Obama trong những tranh cãi vô bổ như đòi đẩy lui đạo luật bảo hiểm y tế phổ quát (ACA) hoặc hăm he đóng cửa chính quyền vì bất đồng trong ngân sách v.v. . . thì tình hình nước Mỹ trong hai năm tới cũng chẳng tốt đẹp hay sáng sủa hơn. Đến chừng đó, cử tri khi đi vào thùng phiếu vào cuối năm 2016 cũng sẽ bầy tỏ sự bực tức của mình đối với họ cũng như họ vừa mới biểu lộ sự tức giận đó với ông Obama trong lần này. Trong bối cảnh đó, một Hillary Clinton xuất hiện với lời hứa hẹn là đưa ra giải pháp mới để giải quyết tình trạng bế tắc lâu năm tại thủ đô chắc chắn là sẽ dễ lọt tai nhiều người nghe hơn.
08 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18560)
Không ai ngạc nhiên nếu quả thật có thỏa thuận về việc nối rông đối thoại giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong tương lai gần đây. Mặc dầu trong gần thập niên vừa qua có sự tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và biển đảo giữa TQ và Nhật bản rất là gay gắt, nhiều khi khiến thế giới lo sợ sự va chạm giữa TQ và Nhật có thể tỏa nhiệt gây ra chiến tranh bộc phát vì hồ sơ tranh chấp quần đảo ĐiếuNgư/Senkaku ở biển Hoa Đông.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17561)
Obama will attend the 22nd Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) Economic Leaders' Meeting in Beijing from November 10 to 12, Foreign Ministry spokesman Qin Gang said. Để có bầu không khí thuận lợi phục vụ thượng đỉnh APECtại Bắc Kinh trong những ngày từ 5-11 đến 11-11-2014, Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực giảm ô nhiễm khói bụi bằng nhiều biện pháp đã được đặt ra với mục tiêu giảm 40% khí thải ô nhiễm từ các xe ô tô.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 18093)
Ngày 21/10/2014, người tù chính trị Nguyễn Văn Hải hay còn gọi là blogger Nguyễn Văn Hải được nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do sang Hoa Kỳ. Họ đã đưa ông thẳng từ trại giam ra sân bay để đi Mỹ.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 18595)
Không có cách nào khác , nếu muốn thoát cảnh xử ép, làm nhục như thế ở Biển Đông, Việt Nam phải tự lực, tự cường trở thành cường quốc biển. Đó là trách nhiệm của thanh niên Việt Nam không phân biệt chính kiến, tôn giáo , sắc tộc , địa phương ở trong hay ngoài nước!
26 Tháng Mười 2014(Xem: 21565)
"Nêu ra một số việc, không phải là muốn truy cứu trách nhiệm chính trị, hoặc nhằm bôi xấu, hạ thấp uy tín của một ai mà chỉ nhằm một mục đích: nếu không thấy hết những dại khờ, non yếu của chúng ta, không vạch trần những mưu ma chước quỷ của kẻ mà cho đến tận giờ phút này trong chúng ta vẫn còn có không ít ngưòi lầm tưởng họ là những đồng chí cộng sản, những người đang cùng chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội thì sẽ là một nguy hại to lớn, lâu dài, tiềm ẩn đối với dân tộc"."Hội nghị Thành Đô đã, đang và sẽ còn mang lại cho đất nước chúng những hậu quả to lớn, cay đắng, nhục nhã..."
12 Tháng Mười 2014(Xem: 21188)
Một câu thành ngữ rất phổ thông tại Hoa Kỳ là “All politics are local”, có thể tạm dịch là mọi chuyện chính trị đều ở địa phương. Thế nhưng người ta có thể hiểu nghĩa của câu nói một cách rộng hơn: chuyện chính trị cũng có thể là chuyện “chính chị chính em”, tức là những chuyện tranh giành, đấu đá, gấu ó lẫn nhau xảy ra khá thường xuyên và cũng khiến nhiều người phải nhức đầu và tò mò tìm hiểu.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18329)
Ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 và 3 tàu dịch vụ dầu khí di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam. Đến 16h ngày 2/5, giàn khoan Hải Dương 981 được thả trôi tại toạ độ 15.2958 vĩ bắc - 111.1206 kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 22544)
Ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 và 3 tàu dịch vụ dầu khí di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam. Đến 16h ngày 2/5, giàn khoan Hải Dương 981 được thả trôi tại toạ độ 15.2958 vĩ bắc - 111.1206 kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 27532)
Anh Gs. Phạm Cao Dương mới gửi đăng trên Việt Thức một bài viết với rất nhiều sai lầm. Em đã định góp ý, nêu ra những chỗ sai ấy ngay trên Việt Thức (dù em không nói ra cũng sẽ có người khác nhận thấy và sẽ nặng lời chỉ trích). Nhưng vì những chỗ sai ấy quá trầm trọng trong khi anh ấy lại ký là "Tiến sĩ" (Phạm Cao Dương, TS), nên nếu viết một cách công khai sẽ rất hại cho uy tín của anh ấy (liên quan tới uy tín của Hội Bưởi-CVA chúng ta). Em chỉ muốn viết riêng ít dòng, gửi anh ấy đọc để anh ấy tự ý sửa thì tốt hơn.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 21538)
Thời gian trước, trên diễn đàn của người Việt ở Ukraine, có tin chính quyền một thành phố ở xứ này quyết định hạ tất cả tượng đài Lenin ở địa phương để tránh những vụ phá phách của những kẻ không ưa vị lãnh tụ vô sản. Và sau mẩu tin, có nhiều ý kiến thương khóc, trách móc của độc giả Việt, cho rằng hành động trên là 'phản bội quá khứ', 'tráo trở', 'ăn cháo đá bát'...
23 Tháng Chín 2014(Xem: 21955)
Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ hiện là ba cường quốc vùng Châu Á Thái Bình Dương có một mẫu số chung : Được một nhân vật dân tộc chủ nghĩa lãnh đạo. Theo nhận định của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế IISS trong bản « Khảo sát Chiến lược 2014 / Strategic Survey 2014 » công bố hôm qua 18/09/2014 tại Luân Đôn, thì cục diện Châu Á, vốn đang bị cuộc cạnh tranh Trung-Nhật tác động, sắp tới đây sẽ tiếp tục bị hai đại cường này cùng với Ấn Độ nhào nặn.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 24574)
Muốn blog cháy hãy viết về chiến tranh Nam Bắc, về cải cách ruộng đất với khẩu hiệu “Trí, phú, cường, hào.. đào tận gốc, trốc tận rễ”, “Nhân văn Giai phẩm”, những chuyện quá khứ đi vào lịch sử đầy máu, nước mắt, và chia rẽ dân tộc. Nhưng né tránh, câu chuyện sẽ còn âm ỷ khôn nguôi, dù thế giới đã sang thế kỷ 21. Lãnh đạo quốc gia có tầm, có tâm, nên bạch hóa sai lầm quá khứ, lấy đó làm bài học cho hiện tại và hướng tới tương lai. Đó là một trong những chìa khóa cho phát triển đất nước.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 21793)
Vua Bảo Đại tuyên bố độc lập ngày 11 tháng 3 năm 1945, thu hồi chủ quyền trên danh nghĩa ở ba kỳ, tiếp sau đó là Campuchia ngày 13 tháng 3 và Lào ngày 8 tháng 4. Trong tuyên bố của Bảo Đại thì Việt Nam hủy bỏ các Hiệp ước Bảo hộ trước kia với Pháp.
09 Tháng Chín 2014(Xem: 20188)
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, vừa có bài viết đăng trên mạng internet, cảnh báo giới lãnh đạo Việt Nam không nên lơ là cảnh giác trước Trung Quốc khi mà nước này đang tiến hành xây dựng trên bãi Gạc Ma trên Biển Đông.
31 Tháng Tám 2014(Xem: 19644)
Trái với dự đoán của người quan tâm, nhận định các cuộc biểu tình của phe ủng hộ cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra sẽ bùng phát trên cả nước sau cuộc đảo chính quân sự ngày 22/05/2014 do quân đội Hoàng Gia Thái Lan thực hiện, nhưng cho đến nay, khi thủ lĩnh đảo chính – tướng Prayuth Chan-ocha lên làm thủ tướng, đất nước Thái vẫn khá bình yên.
26 Tháng Tám 2014(Xem: 19943)
Tôi đọc bài “Nhìn lại 45 năm để soi chính mình”. Đây là bài tường thuật của Mai Hương trên báo Tuổi Trẻ (TP. HCM) về hai ý kiến của hai Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương trong Hội nghị toàn quốc hướng dẫn kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (đúng ra nên nói là cố chủ tịch).
25 Tháng Tám 2014(Xem: 20864)
Sách Cổ Học Tinh Hoa kể chuyện: “Ông Tăng Sâm ở đất Phi, ở đấy có kẻ trùng danh với ông giết chết người. Một người hớt hải chạy đến báo mẹ ông Tăng Sâm rằng: ‘Tăng Sâm giết người’. Bà mẹ nói : ‘Chẳng khi nào con ta lại giết người’. Rồi bà điềm nhiên ngồi dệt cửi. Một lúc lại có người đến bảo: ‘Tăng Sâm giết người’. Bà mẹ không nói gì, cứ điềm nhiên dệt cửi .
21 Tháng Tám 2014(Xem: 18874)
Thượng Nghị sĩ John McCain của đảng Cộng Hòa và Thượng Nghị sĩ Sheldon Whitehouse của đảng Dân Chủ đã vào tận Việt Nam, tổ chức cuộc họp báo tại Hà Nội vào ngày 8/8 vừa qua để nói về viễn cảnh mới của quan hệ Mỹ Việt chuẩn bị đánh dấu 20 năm (1995-2015) bình thường hóa quan hệ ngoại giao.