Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung thời Tổng thống Biden

01 Tháng Tư 20219:36 SA(Xem: 7357)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ NĂM 01 APRIL 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung thời Tổng thống Biden


VietnamNet 30/03/2021   


Từ cuối năm 2017, quan hệ Mỹ - Trung thay đổi đáng kể khi chính quyền Tổng thống Donald Trump chính thức coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược.


Trong một bài viết trên Diễn đàn Đông Á ngày 28/3, tác giả Jia Qingguo thuộc Đại học Bắc Kinh dẫn nhận định của nhiều người rằng sự cạnh tranh chiến lược sẽ tiếp tục định hình mối quan hệ dưới thời Tổng thống Joe Biden mặc dù cách hiểu về cạnh tranh chiến lược có thể khá khác biệt so với chính quyền tiền nhiệm. 


image037Ông Joe Biden (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một lần gặp gỡ khi ông Biden là Phó Tổng thống Mỹ. Ảnh: AP


Theo Jia Qingguo, cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc thời ông Trump khá bất lợi. Trước hết, đó là một cuộc cạnh tranh nhằm làm suy yếu chứ không phải vượt trội đối thủ. Chính quyền Trump đã từ bỏ chính sách ràng buộc mà các chính quyền trước đây của Mỹ theo đuổi sau khi bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc năm 1979. Ông gây áp lực buộc các quốc gia khác phải phối hợp với Mỹ để kiềm chế Trung Quốc.


Nhiều người ở Trung Quốc, cả bên trong và bên ngoài chính phủ, tin Bắc Kinh không nên tha thứ cho điều này. Họ cho rằng những gì Mỹ muốn từ Trung Quốc không chỉ là tiền mà còn là cuộc sống. Điều đó khiến Trung Quốc không còn cách nào khác là phải đấu tranh cho sự tồn tại của mình.


Thứ hai, cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung dưới thời chính quyền Trump là một cuộc cạnh tranh mà kết cục biện minh cho các phương tiện. Để tập hợp sự ủng hộ trong nước và quốc tế nhằm kiềm chế Trung Quốc, chính quyền Trump thường xuyên gọi Covid-19 là “virus Trung Quốc”, mô tả Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc là một cái bẫy nợ và tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là kết quả của việc đánh cắp công nghệ của Mỹ và các chính sách kinh tế không công bằng.


Một số người Trung Quốc đã đáp trả, tố Mỹ liên tục gây ra các cuộc xung đột ở nước ngoài để thúc đẩy các lợi ích của mình dưới danh nghĩa bảo vệ tự do và dân chủ. Một nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc thậm chí cho rằng chính một phòng thí nghiệm quân sự của Mỹ là nguồn cơn khởi phát Covid-19.


Những ngôn từ gay gắt mà hai bên dành cho nhau càng khoét sâu sự ngờ vực và đối địch. Hai bên thấy khó có thể hợp tác về bất cứ điều gì, kể cả cách thức ứng phó đại dịch Covid-19. Cả Mỹ và Trung Quốc đều áp cấm vận lên các công ty và quan chức của nhau, đóng cửa các lãnh sự quán của nhau, dừng các kênh tiếp xúc chính thức, kèm theo đó là những phát biểu chỉ trích và lên án lẫn nhau. 


Tác giả Jia Qingguo đặt câu hỏi: Đây có phải loại cạnh tranh chiến lược mà chính quyền Biden muốn theo đuổi?


Ông đánh giá, bề nổi dường như là vậy. Trong các cuộc điều trần gần đây tại quốc hội, các quan chức cấp cao của Mỹ nói rằng họ tin chính quyền Donald Trump đã đúng khi thực hiện một cách tiếp cận cứng rắn đối với Trung Quốc. Họ tin chính quyền Tổng thống Biden sẽ làm việc với các đồng minh của Mỹ để gây áp lực lên Trung Quốc. Khúc dạo đầu cuộc gặp cấp cao Mỹ - Trung ở Alaska cuối tuần trước dường như cũng phản ánh những cách nghĩ này.


Nhưng phân tích kỹ hơn cho thấy, cho dù có những ngôn từ cứng rắn, cách hiểu của chính quyền ông Biden về cạnh tranh chiến lược có thể hoàn toàn khác, theo Jia Qingguo.


Tác giả cho rằng, Tổng thống Biden dường như ủng hộ một cuộc cạnh tranh chiến lược để vượt trội hơn là làm suy yếu đối thủ. Ở trong nước, ông hứa hẹn tập trung vào các vấn đề như khôi phục đoàn kết, tự do và dân chủ, đầu tư nhiều hơn vào giáo dục và khoa học, đảo ngược xu hướng phân cực kinh tế. Ở ngoài nước, chính quyền ông Biden tuyên bố sẽ cố gắng khôi phục quan hệ với các đồng minh và tập hợp sự ủng hộ quốc tế để giải quyết các thách thức toàn cầu, bao gồm đại dịch Covid-19, phục hồi và tăng trưởng kinh tế, cũng như biến đổi khí hậu.


Trong khi chấp nhận một số khía cạnh của quan hệ Mỹ-Trung ngày càng đối nghịch, chính quyền mới của Mỹ cho rằng hai nước có nhiều lợi ích chung quan trọng trong một số lĩnh vực khác, mang lại các cơ hội hợp tác. 


Điều quan trọng, chính quyền ông Biden không tin đối đầu toàn diện với Trung Quốc sẽ có lợi cho Mỹ. Trong khi tán thành cách tiếp cận cứng rắn đối với Trung Quốc, Ngoại trưởng Antony Blinken vẫn nói rằng chính sách Trung Quốc của Tổng thống Biden sẽ khác với chính sách của người tiền nhiệm. Dù đối đầu về một số vấn đề, chính quyền mới của Mỹ sẽ tìm cách hợp tác ở những lĩnh vực mà hai nước có chung lợi ích.


Hiện chưa rõ chính quyền Tổng thống Biden sẽ giải quyết các vấn đề học búa giữa hai nước như thế nào. Nó cũng còn phụ thuộc vào cách thức Bắc Kinh phản ứng trước những hành động của Washington. Do hai bên đã có những thể hiện công khai tiêu cực nhằm vào nhau, một cuộc cạnh tranh chiến lược tích cực vẫn là điều rất khó, nếu không muốn nói là khó có thể đạt được, theo tác giả Jia Qingguo.Thanh Hảo
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 16492)
Trong một bài viết gửi BBC mới đây bàn về TPP và Việt Nam, luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada nhận định về điều ông gọi là “về quyền lợi kinh tế thì Mỹ dùng quyền lợi TPP ảnh hưởng tầng lớp lãnh đạo cộng sản Việt Nam, cột chặt họ với những quyền lợi của tư bản Hoa Kỳ, biến “tư bản đỏ thành tư bản xanh”.
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 15706)
- "Tuần trước Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố "sắp hoàn thành" hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Trường Sa. Trong đó bao gồm hai đường băng và ít nhất là 1 trong số đó phù hợp cho mục đích quân sự. Đường băng trên đá Chữ Thập dài 3 km, đủ dài cho J-11 hạ cánh." - "Lần đầu tiên máy bay trên tàu sân bay Trung Quốc, J-15 có thể được nâng cấp, đủ để thách thức F-18 của Hoa Kỳ, nhưng loại chiến đấu cơ chủ lực của Trung Quốc J-11 và các biến thể của nó không thể cạnh tranh với F-22 và F-35 của Mỹ"
19 Tháng Sáu 2015(Xem: 17261)
Ts Phùng Liên Đoàn: "Vì vậy, kính thưa quí vị, tôi xin tuyên bố ngày hôm nay trước quí vị là vợ chồng tôi là những cá nhân khiêm tốn giống như trăm ngàn người khác nhưng muốn đóng góp tài sản của mình là 3 triệu USD để làm vốn khuyến khích bè bạn gần xa hoạt động giúp nhiều người Việt Nam thực hiện Giấc Mơ Việt Nam."
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 19843)
- "Khi Nguyễn Ánh phát động chiến tranh chống lại nhà Tây Sơn, ngài đã dựa vào hai thế lực ở nước ngoài. Đó là lực lượng của người Tây phương và lực lượng người Trung Hoa. Đứng đầu lực lượng Tây phương phò Nguyễn Ánh là đức giám mục Bá Đa Lộc. Nguyễn Ánh gặp giám mục Bá Đa Lộc khi ngài bôn tẩu ở Vọng Các, kinh đô của Xiêm La, tức Thái Lan. Từ đó, mối quan hệ của hai nguời trở nên mật thiết..." - "Năm 1802 Nguyễn Ánh diệt được nhà Tây Sơn, lên ngôi lấy hiệu là Gia Long và chọn Phú Xuân làm kinh đô. Đến đời Minh Mạng cố đô Thăng Long đổi thành Hà Nội..."
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 15586)
- Tuần Văn hóa – Lễ hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013: lễ dâng hương tưởng niệm 584 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc – Tả tướng quân Trần Nguyên Hãn tại đền thờ Trần Nguyên Hãn (xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch) (ngày 23/3); lễ hội Tây Thiên sẽ diễn ra từ ngày 26 – 28/3 tại đền Thỏng và đền Thượng (xã Đại Đình, huyện Tam Đảo). Các hoạt động văn hóa, thể thao mang đậm bản sắc văn hóa địa phương như: hát soọng cô, hát chèo, hát văn, thi làm bánh chưng, bánh dày… Ảnh bên: đền thờ Tả tướng quân Trần Nguyên Hãn. - Hiện nay truyền thông trong nước chạy tít: “Vĩnh Phúc chi 300 tỷ xây Văn Miếu là có lỗi với mai sau…”. Báo chí trong nước dẫn lời ông Trần Mạnh Định - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết rằng trong quá trình xây dựng đã có một số tranh cãi về việc thiết kế, bài trí thờ tự bài vị Khổng Tử.
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 14848)
"Trong bài này, tôi chỉ muốn nêu lên ngộ nhận của tác giả Trần Trung Đạo trong tấm hình để một cách diễn giải chệch đi, và về ngôn ngữ quy chụp “tôn thờ tội ác” cho một sự kiện ở quê ông Hồ"
31 Tháng Năm 2015(Xem: 15008)
Nhân hội-nghị hàng năm về quốc-phòng Đông-Nam-Á Shangri-La bắt đầu hôm nay, 29/5, ở Singapore mà trọng-tâm chắc chắn là tình-hình ngày càng gây cấn ở Biển Đông, tưởng cũng nên nhắc lại sự đóng góp rất ý nghĩa của các xã-hội dân-sự Việt-Phi tại Hội-nghị Manila về Biển Đông hồi tháng 3 năm nay và mấy kết-quả ban đầu của hội-nghị đó.
26 Tháng Năm 2015(Xem: 14393)
"Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 21 nói không nắm rõ tình hình, ngày 22 cũng chỉ bày tỏ "vô cùng bất mãn" với hành động của Mỹ. Bộ Quốc phòng Trung Quốc thì không công bố thông tin nào về việc theo dõi, ngăn chặn máy bay Mỹ như cuộc khủng hoảng vùng nhận diện phòng không Hoa Đông năm 2013."
18 Tháng Năm 2015(Xem: 16180)
KHD: "Nếu mình không thắng họ được thì hãy theo họ đi.” Nói như vậy không khác chi là khuyên người ta “hãy treo cờ trắng lên để đầu hàng"... NQD: "Luật sư Đài nhận định “nội lực” của Phong Trào Dân Chủ Việt Nam còn rất yếu. Theo tôi, chính vì nội lực còn yếu nên những người đại diện cần phải hết sức cân nhắc đưa quyết định khi vấn đề còn trong vòng tranh luận." Nếu tôi là một trong các đại diện, khi ông Tom Malinowski đề nghị “bỏ phiếu bầu” tôi đã tránh “trò chơi” lợi thì ít mà hại thì nhiều này bằng bốn cách:"
12 Tháng Năm 2015(Xem: 26010)
"Hồi năm 2012, ở HNTƯ lần 6, TBT Nguyễn Phú Trọng, đại diện cho phe nhóm của mình cố vận dụng BCHTƯ để lật đổ Thủ tướng Dũng... Hồi năm 2013 có 4 ứng cử viên cho 2 ghế Ủy Viên Bộ Chính Trị, hai ông Nguyễn Bá Thành và Vương Đình Huệ của phe ông Trọng và 2 người khác là ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyện Thị Kim Ngân thuộc phe của ông Dũng."
07 Tháng Năm 2015(Xem: 16480)
LTS: Văn Hóa nhận được bài viết của bà Trần Diệu Chân (đảng Việt Tân) qua Email. Tòa soạn đăng tải nguyên văn; và để rộng đường mục Diễn Đàn, tòa soạn cũng đăng lại bài phỏng vấn nhà văn Dương Thu Hương của nhà báo Tường An trên đài RFA.
05 Tháng Năm 2015(Xem: 18061)
" ... chính ông Dũng cũng nói là đóng lại qua khứ hướng về tương lai, đằng này lại ôn lại hình ảnh quá khứ, sống lại quá khứ ... Bài diễn văn của ông Nguyễn Tấn Dũng có thể nói tôi hoàn toàn thất vọng, rất ngạc nhiên và thất vọng."
03 Tháng Năm 2015(Xem: 16972)
Gs Tương Lai: "Trên thực tế phải nói rằng hiện nay chưa có một lực lượng chính trị nào có thể thay thế, lực lượng đang cầm quyền hiện nay. Có nghĩa là chưa có một đảng chính trị nào, chưa có một tổ chức chính trị nào có thể thay thế đảng cộng sản Việt Nam, mặc dù đảng này đã mất uy tín trong dân."
03 Tháng Năm 2015(Xem: 15088)
Hải Long: "Ngày phán xét cho những kẻ tự khoác lên mình chiếc áo nhà văn, nhà thơ, cổ động người ta lao vào chỗ chết, lao vào những cuộc chém giết với lòng căm thù không giới hạn... Còn thống nhất ư? Hòa giải ư? Làm sao có thể thống nhất và hòa giải khi những kẻ thủ ác còn chưa bị trừng phạt? Lịch sử rồi sẽ phải ghi chép lại một cách công bằng và khách quan. Tội ác rồi sẽ bị trừng phạt, chỉ là sớm hay muộn! Cuối cùng, tôi muốn thay mặt cha tôi gửi lời xin lỗi chân thành đến những người lính ở phía bên kia." Lê Xuân Khoa: "Theo tôi có một bước quan trọng mà đến giờ chính quyền vẫn chưa chịu làm. Đó là hòa giải với người sống chưa được thì hòa giải với người chết trước đã. Đấy là vấn đề trùng tu nghĩa trang Biên Hòa, để cho người ta tìm lại mộ và cải táng người chết trong các trại cải tạo. Làm được hai cái đó chứng tỏ nghĩa cử rất đẹp để mà hòa giải với bên ngoài, chứng tỏ thiện chí của lãnh đạo trong nước. Tôi thấy chuyện này dễ như vậy mà không xong được thì khó lòng tiến được đế
29 Tháng Tư 2015(Xem: 17491)
Nếu ai đó hỏi cha tôi 30/04 là ngày gì? Cha tôi sẽ trả lời, đó là ngày mà ông nhận ra mình đã bị lừa dối. Ông và các đồng đội của ông là “Thế hệ bị lừa dối”.
23 Tháng Tư 2015(Xem: 15804)
"Vài ngày trước Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Kuala Lumpur, căng thẳng ngoại giao giữa Philippines và Trung Quốc đang tăng thêm với một cuộc khẩu chiến, một vụ xịt vòi rồng và bước kế tiếp trong một vụ kiện trọng tài có liên quan đến các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Từ Manila, thông tín viên VOA Simone Orendain ghi nhận chi tiết."
21 Tháng Tư 2015(Xem: 15413)
"Học giả Auslin từ Viện Doanh nghiệp Mỹ ở Washington DC ngày 7/4 bình luận trên The Wall Street Journal, chuyến đi đầu tiên của tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đến Tokyo, Seoul và Honolulu trong tuần này có thể là cơ hội cuối cùng để chính quyền Tổng thống Barack Obama thực hiện chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương được Washington ca ngợi từ lâu."
16 Tháng Tư 2015(Xem: 16129)
"Dù không tham gia vào vụ kiện nhưng Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều trong việc xây dựng lập luận là Tòa Án được thành lập dưới Phụ Lục VII không có thẩm quyền phán xét đơn kiện của Phi Luật Tân. Tuy rằng đã tuyên bố phủ nhận thẩm quyền nhưng Trung Quốc chắc chắn là không muốn bị đặt vào thế khinh mạn phán quyết của Tòa đặc biệt là khi Tòa gồm có những vị thẩm phán hàng đầu được mọi người kính trọng."