Thủy điện và mưa lũ miền Trung

22 Tháng Mười 20207:21 SA(Xem: 7131)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ NĂM 22 OCT 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Thủy điện và mưa lũ miền Trung


21/10/2020


image001Mưa lũ gây ngập lụt ở Quảng Bình. Ảnh chụp màn hình từ Vietnamnet.


Hoàng Hoành Sơn


Báo Thanh Niên, ngày 10/10, có bài: “lũ chồng lũ vì thủy điện điều tiết”. Bài viết cho biết, hầu hết các hồ thủy điện trên thượng nguồn sông Vu Gia (Quảng Nam) hôm qua 10.10 đều ở mức trên mực nước đón lũ. Cả 3 thủy điện A Vương, Đak Mi 4, Sông Bung 4 đều phải xả nước điều tiết lũ xuống hạ du, khiến “lũ chồng lũ” (1).


Đấy chỉ mới tính riêng khu vực Quảng Nam. Nếu tính cả Huế, Quảng Trị và Quảng Bình do mưa lũ kèm theo sạt lở đất mấy ngày gần đây sẽ thấy tình trạng thê thảm hơn bội phần. Lũ đặc biệt lớn trên sông Kiến Giang (Lệ Thủy - Quảng Bình) vượt mức lũ lịch sử năm 1979, làm nhiều người chết.


Mưa lũ và sạt lở đất khiến số người tử vong ở 10 tỉnh miền Trung và Tây nguyên tăng lên 102. Số người mất tích là 26. Tối 19/10, Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai thông tin, ba tỉnh thiệt hại về người nhiều nhất là Quảng Trị 48 người, Thừa Thiên Huế 27 người và Quảng Nam 11 người. Đến 16h chiều nay, ba tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị có 166.780 ngôi nhà đang bị ngập, đã sơ tán hơn 28.900 hộ với khoảng 90.900 người. 924 ha lúa, 106.616 ha hoa màu bị ngập lụt, thiệt hại, 461.627 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi (2).


Tại sao năm nào cũng tái diễn lũ chồng lũ, cũng thủy điện xả lũ bắt chợt người dân như thế? Câu trả lời có sẵn trong hồ sơ xây dựng thủy điện của Bộ Công Thương. Tính đến 2018, tập đoàn điện lực VN báo cáo: cả nước có 818 dự án thủy điện (DATĐ) với tổng công suất lắp đặt 23.182 MW. Trong đó, đã đưa vào khai thác sử dụng 385 DATĐ với tổng công suất lắp đặt 18.564 MW, đang xây dựng 143 DATĐ với tổng công suất lắp đặt 1.848 MW và đang nghiên cứu đầu tư 290 DATĐ với tổng công suất lắp đặt 2.770 MW (3).


Trong đó, Quảng Nam có tổng cộng 42 dự án thủy điện gồm 10 dự án lớn, 32 dự án nhỏ và vừa, nhưng tỉnh này vẫn muốn xây thêm nhiều thủy điện nữa (4). Huế, nơi có thủy điện Rào Trăng 3 bị sạt lở khiến 17 công nhân và 13 quân nhân bị vùi lấp. Đây là DATĐ thứ 13 được cấp phép ở tỉnh này (5). Tỉnh Quảng Trị hiện có 8 dự án thủy điện đã đi vào vận hành, phát điện. Nhưng thời gian tới Quảng Trị sẽ còn hàng loạt dự án Thủy điện khác đi vào hoạt động khi nhiều dự án nghìn tỷ được cấp phép và đang trong quá trình xây dựng (6). Tỉnh Quảng Bình cũng không hề chịu kém cạnh về số lượng thủy điện. Bên cạnh những thủy điện lớn trên sông Gianh, Long Đại và Kiến Giang, tỉnh này còn muốn làm thêm 20 thủy nhỏ và vừa khác nữa (7).


Trên đây là một vài chỉ số về hiện trạng bùng nổ thủy điện tại miền Trung VN. Dĩ nhiên, trên các bản báo cáo trình chính phủ phê duyệt xây đập thủy điện, EVN luôn đề cao rằng thì là: công trình thủy điện kết hợp khai thác nguồn nước, điều tiết dòng chảy, hạ cao trình mực nước lũ, nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch và nhất là sử dụng nguồn nước cho tưới tiêu, điều tiết nước sinh hoạt và cải tạo môi trường sinh thái, khai thác tiềm năng thuỷ điện hiệu quả về kinh tế xã hội, vân vân và vân vân.


Hiển nhiên, lợi ích luôn là mục tiêu được EVN và các nhà đầu tư xây dựng thủy điện nhắm tới. Nhưng ích cho dân chẳng thấy đâu mà trước mắt lợi cho EVN, các nhóm lợi ích và cá nhân cán bộ lại rất nhiều.


Công trình thủy điện thường có tuổi thọ hơn 100 năm. Chi phí cho bảo dưỡng công trình cũng rất ít. Nhờ vào thủy lực nên năng lượng thủy điện tạo ra rẻ hơn gấp nhiều lần, so với nhiệt điện hoặc điện hạt nhân vốn phải mất khá nhiều chi phí mỗi năm và đầu tư công nghệ cao. Trong tổng công suất đặt của hệ thống điện quốc gia, thủy điện hiện chiếm 41% (8). Nhưng hiện thực giá điện mà người dân cả nước đang sử dụng của EVN có rẻ đúng như theo lẽ phải rẻ không? Hay EVN xây dựng nhiều thủy điện gần biên giới nước bạn chỉ để xuất khẩu điện? Và giá điện vẫn tiếp tục cao để EVN móc túi người dân đầu cơ cho các công trình thủy điện mới và cứ tiếp tục như thế mà dân không hề biết tiền đó sẽ đi vào tài khoản cá nhân nào?


Các công trình thủy điện cải tạo môi trường sinh thái đâu chưa thấy, chỉ riêng việc hủy hoại rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh là có thật 100 phần trăm. Thủy điện Rào Trăng 3 bị sạt lở hàng chục ngàn mét vuông và còn hàng chục điểm sạt lở nghiêm trọng và nguy hiểm khác tại khu vực này. Lý do lớn nhất cho việc nước thấm gây sạt lở núi và lũ quét chính là không còn cây cối ở rừng đầu nguồn để cản nước, giữ đất. Vì thế, khi thời tiết trở nên cực đoan do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, mưa to, mưa kéo dài sẽ kích hoạt cho thảm họa sạt lở đất diện rộng và lũ quét cực kỳ nguy hiểm.


Việc xây thủy điện phụ giúp vào sản lượng điện chung cả nước, nhờ sức nước để giúp đời sống người dân bớt chật vật, giảm thiểu nhiệt điện gây ô nhiễm là điều đáng khuyến khích. Tuy nhiên, cái sự bùng nổ các công trình thủy điện mẹ bồng con, em cõng anh trên các tuyến sông khắp các vùng cao nguyên Trung phần và khắp dãy Trường Sơn đã khiến tài nguyên rừng bị chặt phá không thương tiếc, cây cối và khoáng sản bị khai thác vô tội vạ. Thủy điện chỉ là phương tiện biện minh cho mục đích khai thác tài nguyên đất nước và rừng là đối tượng được nhắm tới. Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, trong phạm vi 26km, sông Rào Trăng đã phải ôm 4 thủy điện. Những công ty do EVN chọn thầu đã hủy hoại 200 ha rừng đặc dụng để xây thủy điện (9) và còn biết bao ha rừng bị tàn phá khác khi mở đường vận chuyển máy móc đến địa điểm xây dựng này.


Vậy hơn 800 thủy điện trên khắp cả nước đã, đang và sẽ phá hoại tài nguyên rừng tại VN đến mức nào? Rừng quả thật là đã hết, theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, trong 4 năm từ 2016-2019, diện tích rừng bị thiệt hại đã lên tới 7.283ha. Như vậy, trung bình mỗi năm chúng ta mất đi 2.430ha rừng (10). Rừng được ví như áo giáp để bảo vệ sự sống của môi trường và cả trái đất. Chính quyền VN nói chung và bộ công thương nói riêng nghĩ gì khi họ trực tiếp hủy hoại chiếc áo giáp quý giá này.


Rừng hết cây chết, nên rừng không thể bảo vệ người dân vùng xuôi. Sạt lở, xói mòn, lũ quét ngày một gia tăng và dòng nước cứ thế tràn về hạ lưu. Quảng Nam, Huế, Quảng Trị và Quảng Bình đã vang tiếng than khóc của hàng trăm ngàn người dân đang đêm phải leo lên nóc nhà, bu bám trên những đỉnh cao còn sót lại kêu cứu. Mưa trắng trời, biển nước mênh mông dâng tới nóc nhà. Trong dòng nước chảy xiết chực cuốn trôi tất cả, người dân đành buông xuôi mọi tài sản, thực phẩm, đồ vật để tự cứu mình và người thân trong gia đình, nhất là người già yếu, người bệnh, người khuyết tật và trẻ em. Đã có những trường hợp thiệt hại nhân mạng thương tâm khôn xiết kể. Một người chồng gào khóc bất lực trước mênh mông nước lũ đã cuốn trôi người vợ và đứa con yêu dấu trong bụng chưa kịp chào đời. Đó là hình ảnh đại diện đầy tang thương cho những mất mát khôn nguôi của người dân nghèo miền Trung.


Điều kỳ lạ là công năng thủy điện trong việc điều tiết nguồn nước, hạ cao trình mực nước lũ chỉ được biết đến qua việc xả lũ và xả lũ. Mùa khô thủy điện giữ lại nước khiến hạ lưu khô kiệt. Mùa mưa thủy điện cứ thản nhiên xả lũ theo kiểu mưa nhỏ xả ít, mưa lớn xả nhiều và mưa to xả thả ga để cứu đập hơn là cứu dân. Mọi hậu quả đều đổ lên người dân; từ việc ngâm nước bạc dễ gây cảm thương hàn và nhiều bệnh ngoài da cho đến bị dòng lũ cuốn trôi hoặc làm hư hỏng các vật dụng gia đình, hoa màu đến mùa thu hoạch tan hoang; con người và cả gia súc gia cầm trôi mất hoặc chết. Điều đáng nói là công năng của thủy điện chỉ giúp gia tăng dòng chảy cho mưa lũ, giúp mức nước đạt đỉnh lịch sử chứ không hề có điều tiết nào như báo cáo trình bày.


Như thế, thủy điện gây họa hơn là sinh lợi. Từ 10 năm qua, miền Trung đều phải gánh chịu lũ lụt lên cao lên nhanh hơn những năm chưa có thủy điện và ngày càng khốc hại hơn. Năm nào cũng nói đến chuyện thủy điện xả lũ và cứ thế mà không hề có giải pháp cụ thể. Đang khi Bộ Công Thương vẫn tiếp tục ký duyệt xây thêm thủy điện.


Dân nghèo luôn là đối tượng hứng chịu tai ương lũ lụt thảm khốc nhất. Rõ ràng chẳng có “biệt phủ” cán bộ nào bị cuốn trôi trong lũ lụt, vì biệt phủ được xây dựng cao và quá chắc chắn. Các biệt phủ này luôn có nội thất bằng gỗ quý, do thợ khéo đến tận phủ xẻ gỗ và làm thành phẩm. Nguồn gỗ này được các công ty con của quân đội, do các tướng tá sở hữu cung cấp và chúng được khai thác trực tiếp từ các thủy điện vốn nằm tại những nơi rừng nguyên sinh đầu nguồn, được hô biến thành các tác phẩm nghệ thuật chạm khắc, từ bộ bàn ghế, phản, trần nhà, tranh khảm trong biệt phủ của các đảng viên cao cấp ở VN.


Có lợi, đảng viên hưởng; có họa, dân tự chịu. Điển hình là ông Trọng, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước VN, chỉ có lời kêu gọi giúp đỡ người nghèo, đồng bào vùng lũ chứ không hề đến thị sát hoặc đưa ra giải pháp cứu trợ khẩn cấp nào hỗ trợ người dân đang cơn nguy khốn (11). Vậy thuế khóa dân đóng không có phần nào dành cho cứu trợ khẩn cấp sao? Hoặc ít là bớt những khoản chi đại hội đảng bộ các cấp để hỗ trợ tức thời cho người dân đang cần thực phẩm và nước sạch ngay lúc này. Tại sao không truy cứu trách nhiệm của những thủy điện xả lũ gây úng ngập, nước dâng nhanh gây chết người khiến dân chúng điêu đứng. Hay đảng đã biến nó thành một điều hiển nhiên hàng năm do thiên tai chứ không do nhân tai?


Điều đáng nói về thủy điện và mưa lũ ở miền Trung lúc này còn diễn tả sự vô ơn của đảng cộng sản VN đối với rừng thiêng sông núi. Suốt những năm tháng chiến tranh VN, bộ đội miền Bắc đã dựa vào rừng núi để áp dụng chiến tranh du kích, ẩn nấp dưới tán cây của rừng, ăn những sản vật của rừng, dùng những cây thuốc của rừng, dựa vào rừng. Vậy mà 45 năm sau, bao nhiêu cánh rừng bạt ngàn của VN hầu như không còn nữa. Quả là qua cầu rút ván, hết chiến tranh đảng đã chở gỗ của rừng về nhà cho đỡ nhớ chăng? Hoặc thâm hiểm hơn, đảng muốn biến những thủy điện thành những công cụ chiến tranh khi cần khống chế dân? Chận nguồn nước dân hạ nguồn hết cục cựa, khi cần xả lũ ngồi nhà đỡ ra đường biểu tình, lo ở nhà chống lụt khỏi suy nghĩ bậy bạ về Đồng Tâm, biển đảo hoặc đại dịch Vũ Hán v.v…


Nghịch lý ở VN là chính quyền đảng cộng sản không có sự đồng cảm giữa người với người. Một minh họa về điều này là hình ảnh người đàn ông mất vợ và đứa con sắp chào đời trước dòng nước lũ vô hồn ngày 13/10. Trong ngày này, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vẫn rực rỡ cờ hoa, tổ chức đại hội đảng bộ lần thứ 17, vẫn mơ tưởng một thủ đô “xanh – thông minh – hiện đại”, vẫn báo cáo chính trị là tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ thành phố trong sạch, vững mạnh; tiếp tục phát triển kinh tế nhanh và bền vững… như không hề có chuyện lũ lụt, chết người tang thương gì đang xảy ra. (12)


Một đảng cộng sản dửng dưng trước đồng bào đau khổ, một thể chế không chọn dân làm gốc, cứ để dân “sống chết mặc bây”, có nhắm mục tiêu giúp dân sống an bình, hạnh phúc chăng? Nếu mấy triệu đảng viên nhóm họp đó dẹp đại hội đảng qua bên, xăng xái ra miền Trung cứu lụt, hỗ trợ người dân trong cơn nguy biến thì đẹp biết mấy. Đáng tiếc là nghĩa cử cao đẹp đó không hề xảy ra trong tâm khảm những người cộng sản thời nay. Chỉ có người dân tự động kêu gọi nhau kẻ ít người nhiều, tự đi cứu trợ đồng bào vùng lũ. Hình ảnh của biết bao nhóm thiện nguyện tự phát lan tràn khắp trên mạng xã hội. Cá nhân ca sĩ Thủy Tiên đã huy động hơn 100 tỷ đồng cứu giúp người dân miền Trung (13).


Tuy nhiên, số tiền mà Thủy Tiên quyên được chỉ nhỉnh hơn môt chút so với 70 tỷ mà Đại biểu Quốc Hội Phạm Phú Quốc bỏ ra mua quốc tịch Cyprus; hay như hiệu trưởng đại học Lương Công Nhớ có 100 tỷ gởi tiết kiệm; hoặc 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ của riêng bộ công thương chẳng hạn (14); và con số khổng lồ mấy chục ngàn tỷ đồng hàng năm chi cho các Ủy ban mặt trận tổ quốc, Trung ương đoàn thanh niên cộng sản HCM, các Hội thuộc trung ương v.v… và còn biết bao tiền xây biệt phủ, đổ máu công an và người dân lành vô tội để dành đất đai, tiền gởi con cái đi du học nước ngoài; trong khi lương cán bộ nào cũng chỉ ba cọc ba đồng, muốn có trăm tỷ phải mất hơn 200 năm chắt chiu chứ không thể ngày một ngày hai mà có. Tất cả số tiền kể trên không có dịp chạm đến tay người dân lúc khẩn cấp. Chúng được chuyển tiếp qua tài khoản cá nhân, trở thành tài sản của các nhóm lợi ích hại dân phá nước.


Một điều đáng lo ngại cuối cùng chính là trình độ của các tướng lãnh quân đội VN hiện nay. Một trận mưa lũ đã làm lộ ra biết bao yếu kém trong công tác đào tạo mọi mặt cho bộ đội VN. Quân đội chỉ chăm chăm lo làm kinh tế, đầu óc lo tính toán tiền bạc lợi lộc, thời gian đâu trau dồi binh tài thao lược? Cả xưa và nay, các tướng giỏi phải nắm rõ thiên thời địa lợi, biết khi nào trời có gió có mây, tính toán được nơi đóng quân an toàn, chiếm lợi thế phòng ngự phản công. Vụ đợt sạt lở đất khiến 13 quân nhân, trong đó có viên tướng quân đội Nguyễn Văn Man, thiệt mạng gần thủy điện Rào Trăng 3; rồi 22 quân nhân chết trong sạt lở đất tại Đoàn kinh tế, Bộ quốc phòng 337, Hướng Hóa – Quảng Trị, cho thấy khả năng tiên lượng và nhanh nhạy trong việc chiếm được địa lợi hay không. Chỉ mới một trận lũ và sạt lở đất mà cả tướng và quân đều lúng túng không biết nên tiến hay lùi, chẳng biết chạy đi đâu để đi thẳng vào chỗ dễ bị vùi lấp. Ngay cả chọn địa điểm đóng quân cũng không biết lựa chỗ an toàn, lấy đâu ra những nhà phân tích chiến lược, bài binh bố trận trong thời binh biến?


Tóm lại, miền Trung gánh chịu lũ chồng lũ do biến đổi khí hậu khiến cho thời tiết ngày càng cực đoan hơn. Nhưng đồng thời, vì những thủy điện chồng thủy điện làm cho việc điều tiết nước không được như ý. Việc xả lũ ban đêm càng làm trầm trọng thêm cho biến cố thiên tai kèm theo nhân họa. Rốt cuộc mọi đau khổ đều do dân gánh lấy. Thảm họa thiên tai tuy gây nhiều đau khổ nhưng vẫn không đáng lo cho bằng nhân họa lòng người dửng dưng vô cảm, nhất là từ phía chính quyền địa phương cho đến trung ương, chẳng có ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, cũng không hề có kế sách hỗ trợ nhân dân khi nguy cấp. Điều đáng lo là người dân Việt vẫn câm lặng cam chịu mà không hề có lời đòi hỏi quyền lợi với chính quyền. Ý thức công dân và tư duy phản biện người Việt đo được trong mùa mưa lũ này có lẽ ở mức zero. Vậy nên thảm cảnh mưa bão, lũ lụt sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới và chính quyền vẫn cứ ung dung tự tại như chả có chuyện gì to tát ngoài đại hội đảng.


Tư liệu tham khảo:


(1) https://thanhnien.vn/thoi-su/lu-chong-lu-vi-thuy-dien-dieu-tiet-1289932.html


(2) http://baochinhphu.vn/Hoat-dong-Bo-nganh/Ban-Kinh-te-Trung-uong-ung-ho-dong-bao-Mien-Trung-khac-phuc-hau-qua-thien-tai-lu-lut/411231.vgp


(3) https://www.evn.com.vn/d6/news/385-cong-trinh-thuy-dien-dang-van-hanh-tren-ca-nuoc-6-12-22154.aspx


(4) https://tuoitre.vn/phong-ve/da-co-42-thuy-dien-quang-nam-van-muon-xay-them-1351768.htm


(5) https://www.tienphong.vn/xa-hoi/ai-la-chu-dau-tu-thuy-dien-rao-trang-3-noi-co-nhieu-nguoi-mat-tich-1735551.tpo


(6) https://vietnambusinessinsider.vn/quang-tri-dang-co-nhung-du-an-thuy-dien-nao-14164.html


(7) https://www.quangbinh.gov.vn/3cms/quy-hoach-phat-trien-thuy-dien-vua-va-nho-tinh-quang-binh-den-nam-2020.htm


(8) https://www.evn.com.vn/d6/news/Cung-ung-dien-nam-2019-Nhieu-thach-thuc-6-12-22666.


(9) https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/khu-bao-ton-om-4-thuy-dien-d2695.html


(10) https://laodong.vn/xa-hoi/nhung-he-luy-tu-mat-rung-ngay-cang-nghiem-trong-817416.ldo


(11) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-keu-goi-giup-do-nguoi-ngheo-dong-bao-vung-lu-682088.html


(12) http://thanglong.chinhphu.vn/thong-qua-nghi-quyet-dai-hoi-dang-bo-tp-ha-noi-lan-thu-xvii


https://www.sggp.org.vn/hom-nay-1410-dai-hoi-dai-bieu-dang-bo-tphcm-lan-thu-xi-hop-phien-tru-bi-691173.html


(13) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/thuy-tien-quyen-duoc-hon-60-ty-nhieu-nghe-si-len-duong-ra-mien-trung-682229.html


(14) https://laodong.vn/thoi-su/bo-truong-bo-cong-thuong-tran-tuan-anh-noi-ve-12-du-an-nghin-ti-thua-lo-638311.ldo

04 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 17165)
‘Xoay Trục Về Châu Á Thái Bình Dương’, một trong những chính sách đối ngoại của Tổng thống Barack Obama được coi là thích đáng nhất trong việc đương đầu với sự vươn lên của Trung Quốc trong chiều hướng bành trướng và khống chế quân sự và kinh tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 25457)
Đôi lời giới thiệu về tác giả Trần Văn Thưởng: Sau khi tham gia trận đánh Snoul với tư cách Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1/8, tác giả được bổ nhiệm về trường Võ Bị Đà Lạt. Đến năm 1974, tác giả được đề cử theo học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp tại Leavenworth, và đến ngày mất nước tháng 5/1975 thì bị kẹt lại bên Mỹ. Hiện giờ tác giả là giáo sư toán tại một viện đại học Hoa Kỳ.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20197)
Chính quyền Việt nam vẫn tự cho họ là Đảng Cộng sản, nhưng tôi thấy ở Việt nam có tính thị trường tư bản hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới, kể cả ở Mỹ nơi mà nền kinh tế đưc quy định rất chặt chẽ. Điều này thật là khó hiểu.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20660)
Nợ chính phủ, còn gọi là Nợ Công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay từ người dân hay ngoại quốc để tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách hằng năm.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19207)
Trả lời tại Quốc hội Việt Nam ngày 19 tháng 11 năm 2014, về quan hệ Việt - Trung, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu ra sáu chữ là "vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Trước một kẻ thù luôn có âm mưu độc chiếm Biển Đông và thôn tính Việt Nam như Trung Quốc thì chủ trương "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" có khả thi hay không?
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19965)
Ngày 21.10.2014, khi Điếu Cày đến phi trường Los Angeles, người Việt tại vùng Nam Cali đã đón tiếp rất nồng nhiệt. Nhưng chuyệnĐiếu Cày đột nhiên được nhà cầm quyền CSVN phóng thích và cho đi Mỹ đã gây khá nhiều thắc mắc đối với dư luận trong cũng như ngoài nước.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19550)
Đúng một phần tư thế kỷ đã trôi qua từ ngày Bức tường Berlin sụp đổ, một khoảng thời gian đủ dài – một phần ba cuộc đời, năm nhiệm kỳ tổng thống, tổng bí thư – để so sánh Việt Nam và Đông Âu.
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18864)
Việt Nam cũng cần các loại vũ khí phòng không và màn radar để bảo vệ bờ biền dài trên 3000 cây số. Việt Nam cũng rất mong được Mỹ “nới lỏng” những ràng buộc để được gia nhập tổ chức Mậu dịch Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Parnership, TPP), nhưng phía Việt Nam, theo các tin ở Hoa Thịnh Đốn vẫn chưa chịu để cho Công nhân được quyền thành lập nghiệp đòan lao động độc lập bên ngòai Tổng liên đòan Lao động của Chính phủ và chưa thật sự có thị trường thương mại tự do để đủ điều kiện được công nhận là nền “Kinh tế Thị trường”.
09 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18195)
Do đó, nếu như phe Cộng Hoà tiếp tục chính sách cù nhầy để gây khó khăn cho ông Obama trong những tranh cãi vô bổ như đòi đẩy lui đạo luật bảo hiểm y tế phổ quát (ACA) hoặc hăm he đóng cửa chính quyền vì bất đồng trong ngân sách v.v. . . thì tình hình nước Mỹ trong hai năm tới cũng chẳng tốt đẹp hay sáng sủa hơn. Đến chừng đó, cử tri khi đi vào thùng phiếu vào cuối năm 2016 cũng sẽ bầy tỏ sự bực tức của mình đối với họ cũng như họ vừa mới biểu lộ sự tức giận đó với ông Obama trong lần này. Trong bối cảnh đó, một Hillary Clinton xuất hiện với lời hứa hẹn là đưa ra giải pháp mới để giải quyết tình trạng bế tắc lâu năm tại thủ đô chắc chắn là sẽ dễ lọt tai nhiều người nghe hơn.
08 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18643)
Không ai ngạc nhiên nếu quả thật có thỏa thuận về việc nối rông đối thoại giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong tương lai gần đây. Mặc dầu trong gần thập niên vừa qua có sự tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và biển đảo giữa TQ và Nhật bản rất là gay gắt, nhiều khi khiến thế giới lo sợ sự va chạm giữa TQ và Nhật có thể tỏa nhiệt gây ra chiến tranh bộc phát vì hồ sơ tranh chấp quần đảo ĐiếuNgư/Senkaku ở biển Hoa Đông.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17638)
Obama will attend the 22nd Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) Economic Leaders' Meeting in Beijing from November 10 to 12, Foreign Ministry spokesman Qin Gang said. Để có bầu không khí thuận lợi phục vụ thượng đỉnh APECtại Bắc Kinh trong những ngày từ 5-11 đến 11-11-2014, Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực giảm ô nhiễm khói bụi bằng nhiều biện pháp đã được đặt ra với mục tiêu giảm 40% khí thải ô nhiễm từ các xe ô tô.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 18175)
Ngày 21/10/2014, người tù chính trị Nguyễn Văn Hải hay còn gọi là blogger Nguyễn Văn Hải được nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do sang Hoa Kỳ. Họ đã đưa ông thẳng từ trại giam ra sân bay để đi Mỹ.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 18727)
Không có cách nào khác , nếu muốn thoát cảnh xử ép, làm nhục như thế ở Biển Đông, Việt Nam phải tự lực, tự cường trở thành cường quốc biển. Đó là trách nhiệm của thanh niên Việt Nam không phân biệt chính kiến, tôn giáo , sắc tộc , địa phương ở trong hay ngoài nước!
26 Tháng Mười 2014(Xem: 21703)
"Nêu ra một số việc, không phải là muốn truy cứu trách nhiệm chính trị, hoặc nhằm bôi xấu, hạ thấp uy tín của một ai mà chỉ nhằm một mục đích: nếu không thấy hết những dại khờ, non yếu của chúng ta, không vạch trần những mưu ma chước quỷ của kẻ mà cho đến tận giờ phút này trong chúng ta vẫn còn có không ít ngưòi lầm tưởng họ là những đồng chí cộng sản, những người đang cùng chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội thì sẽ là một nguy hại to lớn, lâu dài, tiềm ẩn đối với dân tộc"."Hội nghị Thành Đô đã, đang và sẽ còn mang lại cho đất nước chúng những hậu quả to lớn, cay đắng, nhục nhã..."
12 Tháng Mười 2014(Xem: 21324)
Một câu thành ngữ rất phổ thông tại Hoa Kỳ là “All politics are local”, có thể tạm dịch là mọi chuyện chính trị đều ở địa phương. Thế nhưng người ta có thể hiểu nghĩa của câu nói một cách rộng hơn: chuyện chính trị cũng có thể là chuyện “chính chị chính em”, tức là những chuyện tranh giành, đấu đá, gấu ó lẫn nhau xảy ra khá thường xuyên và cũng khiến nhiều người phải nhức đầu và tò mò tìm hiểu.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18462)
Ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 và 3 tàu dịch vụ dầu khí di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam. Đến 16h ngày 2/5, giàn khoan Hải Dương 981 được thả trôi tại toạ độ 15.2958 vĩ bắc - 111.1206 kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 22666)
Ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 và 3 tàu dịch vụ dầu khí di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam. Đến 16h ngày 2/5, giàn khoan Hải Dương 981 được thả trôi tại toạ độ 15.2958 vĩ bắc - 111.1206 kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 27668)
Anh Gs. Phạm Cao Dương mới gửi đăng trên Việt Thức một bài viết với rất nhiều sai lầm. Em đã định góp ý, nêu ra những chỗ sai ấy ngay trên Việt Thức (dù em không nói ra cũng sẽ có người khác nhận thấy và sẽ nặng lời chỉ trích). Nhưng vì những chỗ sai ấy quá trầm trọng trong khi anh ấy lại ký là "Tiến sĩ" (Phạm Cao Dương, TS), nên nếu viết một cách công khai sẽ rất hại cho uy tín của anh ấy (liên quan tới uy tín của Hội Bưởi-CVA chúng ta). Em chỉ muốn viết riêng ít dòng, gửi anh ấy đọc để anh ấy tự ý sửa thì tốt hơn.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 21667)
Thời gian trước, trên diễn đàn của người Việt ở Ukraine, có tin chính quyền một thành phố ở xứ này quyết định hạ tất cả tượng đài Lenin ở địa phương để tránh những vụ phá phách của những kẻ không ưa vị lãnh tụ vô sản. Và sau mẩu tin, có nhiều ý kiến thương khóc, trách móc của độc giả Việt, cho rằng hành động trên là 'phản bội quá khứ', 'tráo trở', 'ăn cháo đá bát'...
23 Tháng Chín 2014(Xem: 22049)
Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ hiện là ba cường quốc vùng Châu Á Thái Bình Dương có một mẫu số chung : Được một nhân vật dân tộc chủ nghĩa lãnh đạo. Theo nhận định của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế IISS trong bản « Khảo sát Chiến lược 2014 / Strategic Survey 2014 » công bố hôm qua 18/09/2014 tại Luân Đôn, thì cục diện Châu Á, vốn đang bị cuộc cạnh tranh Trung-Nhật tác động, sắp tới đây sẽ tiếp tục bị hai đại cường này cùng với Ấn Độ nhào nặn.