Thiên lệch cảm xúc

06 Tháng Mười 20207:50 SA(Xem: 7467)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ BA 06 OCT 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Thiên lệch cảm xúc


image006TT Trump trở về tòa Bạch Ốc bước lên ban công tháo ngay khẩu trang chào mọi người. NBC News


Nhã Duy


Cái tâm lý phân chia định cấp xã hội, sắc tộc cùng liên đới chính trị có thể dẫn một số người đến sự thiên lệch cảm xúc, theo như lý thuyết tâm lý học hoặc những gì người ta có thể dễ dàng quan sát được từ thực tế. Sự thiên lệch cảm xúc là một tiểu thể của định kiến thiên lệch, xảy ra từ sự sai lệch trong nhận thức, rồi sinh ngược lại nhận định hay quyết định dựa trên những cảm xúc đó của mình.


Khi sự thương cảm, quan tâm chỉ bày tỏ đến người quyền lực hay nổi tiếng nhất, cho người mình thích nhất thay vì là một thái độ mang giá trị cốt lõi và bất biến đến chung cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người bất hạnh và chịu đựng nhiều nhất trong cùng hoàn cảnh tương tự, thì đó là một tình cảm thiên lệch. Hay nói khác hơn, đó là một nền tảng đạo đức thiếu chân thật.


Câu chuyện những người ủng hộ tổng thống Donald Trump hiện nay cũng vậy. Họ cầu nguyện, lo lắng, quan tâm đến sức khoẻ của Donald Trump mà họ ủng hộ, nhưng đồng thời lại vô tâm, bất nhẫn với những nạn nhân xã hội đã hay đang bị nhiễm bịnh hoặc qua đời. Bởi vậy, khi họ đòi hỏi hay tấn công, chỉ trích những người không có cùng cảm xúc hay trạng thái thương cảm như mình, họ đã đi quá xa. Vì không ai có thể cưỡng ép hay có khả năng buộc người khác phải có cùng trạng thái cảm xúc như mình.


Hãy nhớ lại đã vô số lần Donald Trump từng chế giễu những người bịnh tật, bất hạnh thua kém mà họ đồng lõa cười vang và vỗ tay tung hô. Nhiều người đang nhắc lại thước phim mà Donald Trump đã chế giễu bà Hillary bị say nắng, đi không vững sau một cơn bệnh, phải có người dìu vào xe hồi năm 2016.. Liệu thái độ này của Donald Trump có xứng đáng trong tư cách một người đàn ông bình thường để đối xử với phụ nữ như vậy hay không, đừng nói rằng ở cương vị đứng đầu quốc gia. Lòng thương cảm và đạo đức của người ủng hộ Trump ở đâu khi được họ cười vang, hả hê, đồng tình với Trump?


Hãy nhớ lại vô số lần Donald Trump đã cố tình xem nhẹ dịch bịnh để dẫn đến cái chết cho hàng trăm ngàn người hiện nay và họ đã phụ họa, lan truyền rằng, dịch bịnh cùng số người chết là thổi phồng, là không thật.


Trump bảo nguy cơ nơi trẻ em gần như số không, nhưng có nhìn đến rủi ro của những cha mẹ, ông bà mà các em sẽ mang về và lây sang cho họ?


Vài tuần trước, trong cuộc vận động tại Ohio, tổng thống Trump lại bảo Covid chẳng đáng ngại, chẳng ảnh hưởng đến ai mà chỉ ảnh hưởng đến người già. Bộ sinh mạng người già là không đáng quan tâm trong mắt Trump hay sao? CDC đưa cảnh báo rằng, nguy cơ tử vong nơi người già cao gấp từ 100 đến 600 lần so với giới trẻ, tùy theo độ tuổi từ 65 trở lên (*).  Lòng thương cảm và đạo đức của người ủng hộ Trump ở đâu khi hào hứng vỗ tay cho tuyên bố xem thường sinh mạng người lớn tuổi, có chính họ hoặc cha mẹ, ông bà họ như vậy?


Trump đang tìm mọi cách đảo ngược bảo hiểm y tế Obamacare giữa khi vô số người đang cần nó nhất trong cơn dịch bịnh hiện nay. Họ là những người đang sử dụng hay buộc phải mua khi bị mất bảo hiểm do bị thất nghiệp từ sự tắc trách của Trump cùng nội các của ông, đưa nước Mỹ đến tình cảnh hiện nay. Người ủng hộ Trump hết lòng ủng hộ điều này, lòng thương cảm và đạo đức của họ ở đâu?


Khi truyền thông cùng những đối thủ chính trị ngưng chiến dịch chỉ trích và gởi lời chúc lành đến vợ chồng Donald Trump thì ban tranh cử của Trump với sự chấp thuận của ông ta vẫn tiếp tục tung ra các mẩu quảng cáo tấn công, chỉ trích đối phương với lời lẽ đầy hạ cấp. Liệu điều này vẫn làm người ủng hộ Trump mong đợi lòng thương cảm và tinh thần mã thượng từ người khác đến Donald Trump?


Có thể kể thêm vô số điều tương tự như vậy để thấy rằng, người dân có lý do để chẳng phải thương cảm, chia sẻ với Donald Trump, nếu như ông quả thật đã nhiễm bịnh. Bởi với những màn trình diễn Trump lên xe rời bệnh viện chụp hình, màn ký vào tờ giấy trắng như vẫn đang "làm việc" giữa lúc bệnh, hoặc tung hàng chục tin nhắn ngay sáng đầu tuần để tiếp tục tấn công vào truyền thông, người ta có quyền nghi ngờ rằng chuyện nhiễm bệnh của ông ta có phải một thủ thuật chính trị đầy tính toán hay không?


Có thể Trump cần khoảng thời gian "timeout", cần cắt ngang sự chú ý công luận, tạm ngưng mũi dùi của truyền thông và đối thủ chính trị vào các điều ông đang phải đối diện, vô số thông tin bất lợi đã bị tiết lộ nhằm hướng họ vào câu chuyện thời cuộc qua vấn đề sức khoẻ của mình. Hoặc giả có thể nó cho ông một lý do chính đáng để né tránh những cuộc tranh luận còn lại, mà ở đó ông có thể tiếp tục phô bày sự bất xứng trong tư cách và khả năng hay sẽ bị vạch ra các sai trái khác. Cũng có thể là cách ông mau chóng lành bịnh để chứng minh rằng, dịch bịnh chẳng là điều nguy hiểm và ông cùng nước Mỹ đã "chiến thắng" nó.


Vô số giả thuyết hay nghi ngờ mà người dân có thể nghĩ ra. Một lịch sử dối trá bịnh lý hay có chủ tâm đầy chuyên nghiệp như Donald Trump đã buộc người ta phải nghi ngờ. Vì với Trump, điều gì cũng có thể xảy ra như nó đã từng xảy ra.


"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân" (Nguyễn Trãi), chuyện chấp chính không chỉ trị nước mà còn ở việc thu phục nhân tâm. Chẳng những vậy, Trump còn đẩy người dân đến sự chia rẽ, ghét bỏ tột cùng lẫn nhau. Khi một lãnh đạo quốc gia không nhận được sự kính trọng, thương cảm hay tín cẩn từ đa số người dân trong bất cứ trường hợp nào, người dân có lý do của họ và người lãnh đạo có bổn phận xem xét lại mình.


Vậy thì có lý do gì để buộc người dân phải lo lắng, quan tâm đến sức khoẻ cho cấp lãnh đạo quốc gia mà họ xem là bất xứng, bất nhân? Người ủng hộ cứ việc ủng hộ, cứ tiếp tục tung hô nhưng hãy thôi hô hào mã thượng, nói lời chỉ trích hay buông lời đạo đức giả dối với người khác. Một khi mang một tiêu chuẩn kép với cảm xúc thiên lệch để ủng hộ Donald Trump, họ đã không còn tư cách để nói về đạo đức.


Còn với người dân, khi không còn kham nổi bất cứ điều gì về Donald Trump thì họ có quyền bày tỏ sự phẫn nộ và cảm xúc thật sự của mình cho dù bất cứ điều gì đang và sẽ xảy ra với ông ta.


10/05/2020


Nhã Duy


(*) https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/covid-data/investigations-discovery/hospitalization-death-by-age.html

31 Tháng Giêng 2016(Xem: 13650)
"Tài sản của các nhà “tư bản đỏ” và các quan chức ở Trung Quốc thường bị che giấu hoặc phân tán cho nhiều thành viên trong gia đình. Chính tờ Economist trong bài báo đã dẫn cũng thừa nhận rằng Trung Quốc là “nơi mà các bài báo phanh phui gần đây cho thấy nhiều chính trị gia có thế lực đã ngụy trang tài sản của họ bằng cách thuyết phục các bạn bè và gia đình giữ tài sản nhân danh họ” và “các ghi chép tài sản không đáng tin cậy cũng giúp che giấu ai sở hữu cái gì”.
26 Tháng Giêng 2016(Xem: 14253)
"Những nhận thức bảo thủ có thể thay đổi trong một sớm một chiều. Nhưng một con người hủ bại do tham nhũng, do chuyên quyền... thì không thể thay đổi được. Nếu lãnh đạo sắp tới có quyết tâm diệt tham nhũng, Việt Nam đã hội đủ điều kiện ban đầu để phát triển. Nếu các đảng viên hiện đang tham dự Đại hội 12 đặt quyền lợi và tương lai đất nước lên trên thì sẽ phải biết mình bầu cho ai".
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 14232)
- "Nhiều người đang trông chờ “Luật về hội”, một đạo luật mà “Quốc hội của Đảng” (chứ không phải của Dân) hứa sẽ ban hành và chưa biết ngày nào sẽ ban hành. Tuy nhiên, nếu cứ trông chờ vào một đạo luật để có thể hội họp và lập hội thì đó có thể chỉ là một giấc mơ hay một ảo tưởng ...". - Xem lại bài 1: Mai Thái Lĩnh, Nhóm lợi ích là gì? http://www.nhatbaovanhoa.com Mục TIN NÓNG.
21 Tháng Giêng 2016(Xem: 15636)
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 14666)
"Có thể thấy rằng khi bà Tống Mỹ Linh khuyên Tưởng Giới Thạch chạy ra đảo Đài Loan là bà có ý định trở lại lục địa không phải với vị thế của kẻ trốn chạy. Nhưng khi chứng kiến Đặng Tiểu Bình đã chiến thắng Magaret Thatcher năm 1984 trong việc lấy lại Hồng Kông thì bà đã hiểu vị thế của Đài Loan không còn như dự định được nữa".
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 15264)
- Vì sao TBT Nguyễn Phú Trọng chống cho bằng được TT Nguyễn Tấn Dũng? - TT Nguyễn Tấn Dũng bị chống đối trên hai vấn đề: - Thứ nhất là đổi mới thể chế cho phù hợp với nền kinh tế mà nhà nước VN luôn luôn công khai xin các nước phát triển công nhận đó là nền kinh tế thị trường đích thực; - Thứ hai là không đổi độc lập chủ quyền biển đảo lấy "hữu nghị viển vông" với Trung Quốc.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 13954)
"Phải chăng Thủ tướng Dũng đang quyết định việc “thay đổi thể chế cho bằng được”, từ mô hình Nhà nước lãnh đạo toàn diện dịch chuyển sang mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển? Liệu những đề xuất trên của Thủ tướng Dũng có khả năng phủ bóng trên Đại Hội XII của Đảng Cộng Sản Việt Nam?"
05 Tháng Giêng 2016(Xem: 14911)
"Trong sự bi phẫn có chen vào cảm hứng bi hùng từ tứ thơ tuyệt đẹp của người tráng sĩ thời tao loạn ở buổi mạt kỳ vương triều Trần thế kỷ XIV chuyển sang XV trong cuộc chiến không cân sức chống quân xâm lược nhà Minh. Đẹp với hình tượng trong câu thơ mà người đời gọi là “thi trung hữu hoạ”: Thù nước chưa trả mà mái tóc đã bạc sớm, Bao phen mang gươm báu mài dưới bóng trăng. “Quốc thù vị báo đầu tiên bạch, Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma”.
04 Tháng Giêng 2016(Xem: 14209)
"... nhưng bài phát biểu của ông Tập Cận Bình cổ vũ tình hữu nghị Việt-Trung thắm thiết đã được đón nhận bằng một sự im lặng nặng nề và với vài tiếng vỗ tay lác đác khi ông chấm dứt bài phát biểu. Trên gương mặt cử tọa hội trường Quốc Hội hôm ấy lộ rõ vẻ chán chường, thờ ơ, thậm chí thù nghịch. "The Washington Post trích lời một quan chức Việt Nam, xin được miễn nêu tên vì đây là vấn đề “nhạy cảm,” cho biết là bầu không khí hôm ấy “rất căng thẳng.”
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 13915)
" vai trò của Tổng thư ký ASEAN (ông Lê Lương Minh) và Singapore, nước được ASEAN giao trách nhiệm điều phối quan hệ với Trung Quốc, sẽ rất quan trọng trong việc duy trì hồ sơ Biển Đông trong chương trình nghị sự của ASEAN". "Đối với Giáo sư Thayer, quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Lào sẽ là một nhân tố tích cực giúp thúc đẩy hồ sơ Biển Đông trong thời gian Lào làm Chủ tịch ASEAN:"
25 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 14010)
"Chúng ta phải khẳng định là Việt Nam phải đi theo kinh tế thị trường", "thông tin trên mạng: chúng ta không ngăn, không cấm được đâu các đồng chí"."40 năm đất nước thống nhất nhưng một phần đất máu thịt của Tổ quốc Hoàng Sa vẫn nằm trong tay ngoại bang. Đó là nỗi đau mất mát lớn của dân tộc"…
17 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 13930)
"Đa Chiều cho rằng, đứng ngoài quan sát các hành động của Mỹ và Nga tại Syria, Bắc Kinh đã rút ra cho mình bài học: Trong quan hệ với ASEAN và các nước ven Biển Đông, Bắc Kinh hiện đang dùng 2 thủ đoạn kinh tế và chính trị, nhưng cần tính đến thủ đoạn quân sự, dùng sức mạnh cứng như những gì Putin thể hiện tại Syria".
13 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17986)
"Thủ Tướng Ngô Đình Diệm bị đặt trước sự đã rồi, bị ép buộc đi vào con đường Cách Mạng lật đổ triều Nguyễn bằng Quyết Nghị lịch sử ngày 29 tháng 4 năm 1955".