Hai nhà hoạt động tôn giáo VN gặp Tổng thống Trump

18 Tháng Bảy 20197:16 CH(Xem: 9505)
VĂN HÓA ONLINE - CỘNG ĐỒNG - THỨ SÁU 19 JULY 2019

image022
Hai nhà hoạt động tôn giáo VN gặp Tổng thống Trump

19/07/2019

Hai nhà hoạt động tôn giáo Việt Nam vừa được Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp đón tại Tòa Bạch Ốc hôm 17/7 cùng với 25 nạn nhân khác bị đàn áp tôn giáo trên khắp thế giới. (theo VOA)

Hai nạn nhân của chính sách đàn áp tôn giáo ở Việt Nam gặp Tổng Thống Hoa Kỳ

Mạch Sống18/7/2019

http://machsongmedia.com

Hai nạn nhân người Việt ở trong số 27 nạn nhân bị đàn áp tôn giáo trên toàn thế giới được Tổng Thống Donald Trump đón tiếp tại Phòng Bầu Dục của Toà Bạch Ốc ngày 17 tháng 7, 2019. Sự kiện này, một phần của Hội Nghị Cấp Bộ Trưởng Thăng Tiến Tự Do Tôn Giáo, cho thấy mối quan tâm của chính quyền Hoa Kỳ trước tình trạng đán áp tôn giáo ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

“Điều này cho thấy tình trạng đàn áp tự do tôn giáo ở Việt Nam đang nhận được sự quan tâm đáng kể của cả Bộ Ngoại Giao và Toà Bạch Ốc”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, nhận định.

Một trong số 2 người Việt Nam này là Ông Dương Xuân Lương, tín đồ Đạo Cao Đài, đã từng bị giam 30 tháng năm 1996 do phản đối chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam nhằm diệt Đạo Cao Đài qua sự hình thành Chi Phái 1997, một công cụ để diệt Đạo Cao Đài. Năm 2008, chính quyền Việt Nam phát lệnh truy nã vì kêu gọi tổ chức Đại Hội Nhơn Sanh ngay tại Toà Thánh Tây Ninh, lúc ấy đã bị chiếm đóng bởi Chi Phái 1997, để giành lại quyền tự do tôn giáo cho các tín đồ Đạo Cao Đài nguyên thuỷ. Tháng 3 năm 2016, Ông Lương đã trốn sang Thái Lan và cuối năm 2017 đã đến định cư ở Hoa Kỳ và đoàn tụ với vợ con ở Dallas, Texas.

Tổng Thống Donald Trump tiếp đón các nạn nhân bị đàn áp vì lý do tôn giáo, ngày 17 tháng 7, 2019 (ảnh Washington Post)
Tổng Thống Donald Trump tiếp đón các nạn nhân bị đàn áp vì lý do tôn giáo, ngày 17 tháng 7, 2019 (ảnh Washington Post)

Người thứ hai là Ông A Ga, một mục sư Tin Lành người Tây Nguyên, vừa đến Hoa Kỳ định cư vào tháng 9 vừa qua mặc dù xém bị chính phủ Thái Lan bắt giam để chuẩn bị trục xuất theo yêu cầu của chính quyền Việt Nam. Trước khi chạy thoát sang Thái Lan xin tị nạn, MS A Ga trông nom 12 điểm nhóm của Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên. Ông đã từng bị bắt giam nhiều lần và trên 40 lần bị “làm việc” và bị đánh đập tại đồn công an. Năm 2013, Ông cùng vợ và người con nhỏ đã chạy thoát sang Thái Lan. Đầu năm 2017, công an Việt Nam phát lệnh truy nã. Đầu năm 2018, cảnh sát Thái đã bắt MS A Ga cùng vợ con và đưa về Trại Giam Di Trú, chuẩn bị giao trả cho Việt Nam. Do sự can thiệp trực tiếp của Đại Sứ Lưu Động về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Sam Brownback, Hoa Kỳ đồng ý nhận định cư khẩn cấp cho gia đình của Ông và kêu gọi chính quyền Thái không dẫn độ. Tháng 3 năm 2018, Cao Uỷ Tị Nạn LHQ, với sự hợp tác của chính phủ Thái, đã âm thầm đưa gia đình của MS A Ga sang Phi Luật Tân lánh nạn tạm thời. Tháng 9 năm 2018, MS A Ga đã đến định cư ở Thành Phố Raleigh, North Carolina.

Ngoài ra, có thêm 2 nạn nhân của sự đàn áp ở Việt Nam được mời vào Bộ Ngoại Giao và có thể sẽ được tiếp xúc với Ngoại Trưởng Mike Pompeo và Phó Tổng Thống Mike Pence ngày hôm nay.  Đó là Mục Sư người Hmong Vàng Chí Mình và tín đồ Tin Lành Tây Nguyên Y Phic Hdok. MS Mình, hiện sinh sống ở tiểu bang Minnesota, từng bị giam 9 năm tù ở Việt Nam vì theo Đạo Tin Lành. Anh Y Phic đang là người tị nạn ở Thái Lan. Năm 2017, cha của anh bị công an bắt cóc và giết chết vì không giao nạp anh Y Phíc cho họ -- lúc ấy anh đang trốn tại Campuchia.

Theo Ts. Thắng cho biết, BPSOS đã sắp xếp cho khoảng trên 20 người Việt tham gia Hội Nghị Cấp Bộ Trưởng Thăng Tiến Tự Do Tôn Giáo do Ngoại Trưởng Hoa Kỳ triệu tập. Trong đó có 2 tu sĩ đến từ Việt Nam và nhiều nạn nhân của sự đàn áp tôn giáo vừa đến định cư ở Hoa Kỳ. Tuần trước đó, số người này đã cùng với hơn 200 người Việt đến từ 20 tiểu bang Hoa Kỳ và từ Canada cũng như Anh Quốc tham gia Ngày Vận Động Cho Việt Nam năm 2019 ở Quốc Hội Hoa Kỳ. Chủ đề trọng tâm của cuộc vận động năm ngay cũng là tự do tôn giáo.

10 Tháng Giêng 2023(Xem: 2722)
Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Miền Nam California (THSV) xin trân trọng thông báo về Hội Tết Sinh Viên lần thứ 41, năm 2023 sẽ được tổ chức tại OC Fair & Event Center (88 Fair Drive in Costa Mesa, CA). Hội Tết Sinh Viên sẽ được diễn ra từ ngày thứ 6 (ngày 27 tháng 1 năm 2023) đến chủ nhật (ngày 29 tháng 1 năm 2023).
10 Tháng Giêng 2023(Xem: 2805)
Buổi hẹn đầu của Tami và Dyrell ở San Francisco. Tami là con gái đầu lòng của một gia đình tỵ nạn Việt Nam truyền thống. Dyrell là con duy nhất của một gia đình hợp chủng với mẹ người Đại Hàn và cha người Mỹ gốc Phi Châu. Đúng ra là một bữa ăn tối bất ngờ đầy lãng mạn ở một nhà hàng Việt Nam.
21 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 2431)
Qua nghệ thuật và văn chương, người Việt đang nói lên tiếng nói của mình cùng những tiếng nói của các sắc dân Á Châu khác. Cùng nhau, chúng ta có thể ngăn chặn sự thù ghét và loan truyền lòng yêu thương, và tình cảm này không còn là một khẩu hiệu trống rỗng bởi tiếng nói của chúng ta càng lúc càng vang động hơn bao giờ hết.
20 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 2309)
We are excited to announce that the California Department of Social Services just announced a second year of funding for Stop the Hate.
02 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 2253)
Trong lịch sử California chưa bao giờ tiểu bang đã bỏ ra hơn 165 triệu đô la để tài trợ cho 80 cơ quan, bao gồm bảy cơ quan trong Quận Cam. Vào tháng Tư 2022, với sự tài trợ có được, Bộ Dịch Vụ Xã Hội California (CDSS) Quyền Công Dân, Việc Dễ Dàng Được Trợ Giúp và Bình Đẳng Sắc Tộc (CARE) đã làm nên lịch sử, hoạch định để cung cấp những dịch vụ ngăn ngừa và can thiệp trực tiếp cho những cư dân Á Châu...
08 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2409)
Thành lập năm 2003 bởi Hiệp Hội Văn Chương & Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA), Lễ Hội Điện Ảnh Việt Nam (VFF) hiện nay là một lễ hội phim ảnh Việt có tầm vóc quốc tế với đầy ý nghĩa. Năm nay với 32 cuốn phim, gồm 12 phim dài và 21 phim ngắn, VFF tiếp tục chú tâm vào những yếu tố nhân bản trong nội dung của xã hội nhằm đạt tới sự vượt qua chính bản thể mình.
28 Tháng Mười 2022(Xem: 2790)
Là một cơ quan Á Châu, VAAMA đặt ưu tiên ngay từ khi mới hình thành trong việc góp phần vào những khởi xướng đầy ý nghĩa cho người Mỹ gốc châu Á và vùng đảo Thái Bình Dương. Những nền văn hóa này là một phần của đời sống người Mỹ. Chúng tôi lên án những hành vi kỳ thị chủng tộc và bạo động, đồng thời tiếp tục có những hành động cụ thể nhằm giúp ngăn chặn sự bất công dựa trên sắc tộc.
27 Tháng Mười 2022(Xem: 2645)
20 Tháng Mười 2022(Xem: 2865)