Đã đến lúc "dứt khoát bỏ khái niệm ca khúc trước 1975"?

14 Tháng Hai 20198:23 CH(Xem: 9637)

VĂN HÓA ONLINE - CỘNG ĐỒNG  - THỨ SÁU 15 FEB 2019


Đã đến lúc "dứt khoát bỏ khái niệm ca khúc trước 1975"?

image016

Một trong vô số "poster nhạc vàng xưa" tràn lan trên mạng và Youtube.

image018

Ca kúc "Nối vòng tay lớn" của Trịnh Công Sơn, một trong thể loại "nhạc vàng" từng bị dư luận phản ứng vì "Cục NTBD công bố việc cấp phép" (theo báo Lao Động. Dư luận nào phản ứng ca khúc này? Phải chăng nhạc sĩ họ Trịnh vào ngày 30 tháng Tư 1975 đã ôm đàn lên đài phát thanh Sàigon ca hát bài này mà bị phản ứng. Nếu có phản ứng thì dư luận dân chúng miền Nam, nhất là dân Sàigon phản ứng mới đúng, vì một thời dân Sàigon đã yêu mến, nâng niu nhạc Trịnh; chính quyền Sàigon đã nâng đỡ che dù cho họ Trịnh trốn lính để tự do sáng tác nhạc phản chiến (VH).


* "Nhạc Vàng" là một trong các sáng tác âm nhạc đa dạng, là di sản văn hóa nghệ thuật chung của toàn dân.


* Không thể đánh đồng các tác phẩm, tác giả mà chuyên chính không thích hợp với trường phái "nhạc vàng".


Dứt khoát bỏ khái niệm 'ca khúc trước 1975'


TTO 13/02/2019


Theo tôi, chỉ cần đưa ra một danh sách các ca khúc bị cấm phổ biến. Danh sách này do một hội đồng chọn đưa ra và hội đồng phải chịu trách nhiệm về lựa chọn của mình. Các cá nhân, đơn vị được tự do phổ biến những ca khúc không có trong danh sách cấm mà không cần phải xin phép. Cục Nghệ thuật biểu diễn cứ mạnh dạn mà đưa ra danh sách cấm này, đừng sợ nhạy cảm. (Vũ Minh Giang)


Dưới đây lả bản tin của báo Tuổi Trẻ và báo Lao Động.


TTO - Thông tin Thủ tướng đồng ý chủ trương bỏ cấp phép ca khúc trước 1975 đang được công chúng quan tâm. Liệu sẽ có những đổi thay tích cực trong quản lý biểu diễn nghệ thuật từ chủ trương này?


image019

Những ca khúc từng bị tạm dừng lưu hành gây bức xúc trong xã hội


Cái này mới chỉ là Thủ tướng đồng ý về chủ trương, còn việc triển khai nội dung cụ thể như thế nào trong dự thảo sẽ phải tiếp tục bàn trong thời gian tới đây. Ban soạn thảo nghị định sẽ hướng tới đưa những nội dung được Thủ tướng đồng ý để thể chế vào nghị định. Riêng về ca khúc trước 1975, về mặt chủ trương chắc chắn bỏ việc cấp phép, dứt khoát bỏ khái niệm ca khúc trước 1975.


Ông Nguyễn Quang Vinh - cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn


Không lập danh sách ca khúc bị cấm phổ biến


* Vậy khi bỏ cấp phép ca khúc thì phương án quản lý sẽ như thế nào, liệu sẽ có một danh sách các ca khúc bị cấm hay danh sách các ca khúc được phép phổ biến như dự thảo hồi tháng 3-2018?


- Theo nghị định 79 của Chính phủ về quy định biểu diễn nghệ thuật, Cục Nghệ thuật biểu diễn tiến hành cấp phép cho các ca khúc trước năm 1975. Trên thực tế, chúng tôi nhận thấy việc áp dụng quy định này không phù hợp, hoặc chỉ phù hợp với những đối tượng thuộc phạm vi hẹp.


Khi xây dựng dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định (mới) về biểu diễn nghệ thuật, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã đưa ra một số phương án, trong đó có phương án công bố những bài hát được phép nhưng chúng tôi nhận thấy phương án này cũng không khác gì việc cho phép cả.


Rõ ràng việc công bố danh sách những bài hát được phép phổ biến rộng rãi cũng không thoáng hơn là mấy so với quy định cấp phép ca khúc. Còn việc phải cập nhật toàn bộ các ca khúc được sáng tác mới hằng ngày lại không đủ nhân lực làm được việc đó, cũng làm khó cho các nhạc sĩ, ví như các nhạc sĩ ở phía Tây Nam của đất nước sáng tác mới một ca khúc và phải tới


Cục Nghệ thuật biểu diễn ở Hà Nội để xin đưa ca khúc của mình vào danh sách ca khúc được phép phổ biến thì quá bất tiện, không phù hợp.


Hay phương án đưa ra danh sách các ca khúc cấm phổ biến cũng không ổn. Nên chúng tôi hướng tới việc xây dựng dự thảo sẽ chỉ ban hành quy định những bài hát có nội dung xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ cá nhân, hay bôi nhọ tổ chức, đi ngược lại lợi ích quần chúng và không được phép phổ biến rộng rãi dưới mọi hình thức.


Lúc đó quyền kiểm soát sẽ không thuộc Cục Nghệ thuật biểu diễn nữa mà thuộc về chủ các chương trình nghệ thuật và sở Văn hóa - Thông tin, sở Văn hóa, thể thao và du lịch các tỉnh...


Các nhà sản xuất chương trình biểu diễn nghệ thuật, các nhà quản lý địa phương phải căn cứ vào quy định các ca khúc, tiết mục nào không được phổ biến mà quyết định tiết mục nào được biểu diễn, tiết mục nào không khi cấp phép cho một chương trình biểu diễn nghệ thuật. Nếu nhà quản lý, nhà sản xuất để lọt các ca khúc vi phạm các quy định trên thì sẽ phải chịu hình phạt thích đáng.


Những ca khúc trước năm 1975 được sáng tác trong thời kỳ lịch sự đầy biến động. Những gì thuộc về lịch sử đòi hỏi chúng ta phải có một cái nhìn khách quan, không được tách rời nó ra khỏi bối cảnh. Trừ những tác phẩm có ý đồ rõ ràng, gây phương hại đến chính trị, văn hóa, tư tưởng của đất nước, những ca khúc được sáng tác trước 1975 đều là một phần di sản văn hóa, di sản tinh thần của chúng ta. Do đó cần có một sự ứng xử phù hợp. Sự phân biệt chỉ gây chia rẽ, bởi không ai đảo ngược được lịch sử. Tôi rất ủng hộ việc bãi bỏ cấp phép các ca khúc trước 1975.


Bà Nguyễn Thị Hoài Oanh (giám đốc Công ty Đông Đô Show)


Số phận" một ca khúc sẽ tùy vào địa phương


* Nhưng việc nhận định ca khúc nào "có nội dung xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ cá nhân, hay bôi nhọ tổ chức, đi ngược lại lợi ích quần chúng" sẽ phụ thuộc nhiều vào nhận định cá nhân và dường như rất khó cho các cán bộ địa phương để thẩm định, thưa ông?


- Các cán bộ địa phương phải đủ trình độ để thẩm định được ca khúc nào đó có chống phá Nhà nước hay không, có bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân hay không.


Nghị định mới sẽ tăng quyền, đồng thời tăng trách nhiệm cho cán bộ quản lý các cấp ở địa phương và các cán bộ này sẽ phải chứng tỏ được khả năng của mình. Các cán bộ không đủ tiêu chuẩn đương nhiên sẽ bị đào thải.


Nhưng tất nhiên chúng tôi sẽ phải xây dựng nghị định quy định chi tiết thế nào là xuyên tạc lịch sử, là bôi nhọ cá nhân, tổ chức... để địa phương có căn cứ quyết định.


Tôi nghĩ việc xây dựng nghị định mới là một quyết định đúng đắn, phù hợp. Với vụ việc trước kia như cấm ca khúc trước 1975 Con đường xưa em đi là bắt bẻ câu chữ, đi sâu vào chi tiết quá. Chỉ những tác phẩm phương hại đến chính trị của đất nước, đến đời sống xã hội, ảnh hưởng về văn hóa tư tưởng mới cần xem xét. Nghệ thuật vốn có tính ước lệ, có không gian dành cho mọi người suy tưởng, không gian để người hưởng thụ sáng tạo nên cần tôn trọng không gian đó. Việc tìm ra các ca khúc có nội dung xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ cá nhân hay bôi nhọ tổ chức, đi ngược lại lợi ích quần chúng… sẽ là công việc phân định của các cơ quan quản lý. Công việc này không dễ, đòi hỏi các cơ quan đó phải nâng cao năng lực chuyên môn để đáp ứng những đòi hỏi của giai đoạn mới.


Nhạc sĩ Trương Quý Hải


* Với quy định mới này, rất có thể xảy ra trường hợp cùng một ca khúc mà tỉnh này cho phép phổ biến tỉnh khác lại không, ông nghĩ sao?


- Dự thảo cũng tính đến chuyện vênh nhau giữa các quan điểm, địa phương này cho phép địa phương khác không cho. Nhưng tôi cho đấy chính là bản sắc, bởi tính chất văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng giữa các tỉnh khác nhau thì họ hoàn toàn có thể có quyết định khác nhau cho cùng một ca khúc. Điều đó là bình thường.


* Các ông đưa ra lộ trình xây dựng dự thảo này ra sao?


- Chúng tôi coi đây là công tác quan trọng số 1 trong năm nay, đặt mục tiêu sẽ trình dự thảo lên Chính phủ vào giữa năm nay.


Có mở đường cho sự tùy tiện cấm đoán?


Quy định cấp phép ca khúc trước 1975 hiện hành là không phù hợp với quản lý văn hóa nghệ thuật, gây ra nhiều phiền nhiễu không chỉ với giới làm nghệ thuật mà còn gây phản cảm trong dân và làm khó cho nhà quản lý. Vì vậy, chủ trương bỏ cấp phép ca khúc trước 1975 được đưa ra, có lẽ ngay mọi người dân đều hoan nghênh.


Theo tôi, chỉ cần đưa ra một danh sách các ca khúc bị cấm phổ biến. Danh sách này do một hội đồng chọn đưa ra và hội đồng phải chịu trách nhiệm về lựa chọn của mình. Các cá nhân, đơn vị được tự do phổ biến những ca khúc không có trong danh sách cấm mà không cần phải xin phép. Cục Nghệ thuật biểu diễn cứ mạnh dạn mà đưa ra danh sách cấm này, đừng sợ nhạy cảm. (Vũ Minh Giang)


Còn nếu làm như phương án ông Nguyễn Quang Vinh nêu trên, thực tế chẳng khác gì với quy định cấp phép ca khúc trước 1975, chỉ khác là đẩy trách nhiệm cấp phép về cho địa phương. Thêm nữa, việc chỉ đưa ra những quy định chung chung về ca khúc có nội dung xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ cá nhân, hay bôi nhọ tổ chức, đi ngược lại lợi ích quần chúng thì sẽ không được phép phổ biến rộng rãi dưới mọi hình thức chính là mở đường cho sự tùy tiện cấm đoán. Nếu xây dựng tiêu chí để cho mỗi người, mỗi nơi vận dụng một kiểu là chết. Quản lý kiểu đó rất mệt.


Không thể gọi việc mỗi địa phương có quyết định khác nhau cho cùng một ca khúc là bản sắc văn hóa được. Bản sắc văn hóa là làm cho văn hóa giàu có hơn, nhưng lấy cái cá biệt của mình để cấm đoán bài hát nào đó là tùy tiện, là lấy cách nhìn thiển cận của địa phương để triệt tiêu văn hóa. (GS. TSKH Vũ Minh Giang (phó chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam)


THIÊN ĐIỂU - NGỌC DIỆP


Bỏ cấp phép ca khúc trước 1975 không có nghĩa là thả lỏng

LĐO | 13/02/2019 | 19:30


image020

Ca khúc "Con đường xưa em đi" từng bị Cục Nghệ thuật Biểu diễn ra văn bản cấm lưu hành vào tháng 3.2017.


Ông Nguyễn Quang Vinh, Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn cho biết, việc bỏ cấp phép các ca khúc trước năm 1975 không có nghĩa là... thả lỏng. Dù không còn danh mục ca khúc được phép lưu hành, nhưng vẫn có những quy định cụ thể.


Liên quan đến vấn đề sửa đổi nghị định về cấp phép ca khúc trước 1975, mới đây, trao đổi cùng báo chí, ông Nguyễn Quang Vinh, Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn cho rằng, vẫn có những quy định cụ thể trong việc sử dụng các ca khúc.


Theo đó, các địa phương, đơn vị, cá nhân tổ chức chương trình sử dụng ca khúc được trao quyền đồng thời chịu trách nhiệm khi sử dụng ca khúc. Trong trường hợp vi phạm, họ sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định. Với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì sẽ bị xử phạt, thậm chí bị rút giấy phép, bị xử lý hình sự.


Cục trưởng Cục NTBD cũng đặt ra vấn đề về năng lực thẩm định của cán bộ địa phương. “Vấn đề thẩm định ca khúc khó, đôi khi phải chấp nhận rủi ro. Nguồn nhân lực phải đủ trình độ, xứng tầm công việc. Không phải cứ làm sai là đổ tại Nghị định. Khi được trao quyền, nếu địa phương, tổ chức, cá nhân nào để xảy ra sai phạm thì sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định. Tăng quyền thì cũng tăng trách nhiệm”, ông Nguyễn Quang Vinh giải thích thêm.

image018

Bài hát "Nối vòng tay lớn" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng bị dư luận phản ứng vì Cục NTBD công bố việc cấp phép.


Sau khi có nghị định mới, Cục Nghệ thuật Biểu diễn sẽ ban hành những quy định cụ thể để địa phương có căn cứ không cho biểu diễn ca khúc có nội dung xấu.


"Chắc chắn trong quá trình soạn thảo, Cục sẽ đưa ra những quy định chi tiết liên quan tới ca khúc có nội dung xuyên tạc lịch sử, đi ngược lại lợi ích đất nước và nhân dân. Không riêng ca khúc trước năm 1975, đối với tất cả ca khúc mới nếu có nội dung này đều không được biểu diễn dưới bất cứ hình thức nào. Việc thẩm định ca khúc trước 1975 theo Dự thảo cũng sẽ được giao cho các Sở Văn hóa & Thể thao địa phương”, ông Nguyễn Quang Vinh  nhấn mạnh.


Về vấn đề bỏ cấp phép ca khúc trước năm 1975, ông Nguyễn Quang Vinh khẳng định, quy định cấp phép ca khúc trước năm 1975 cho thấy không còn phù hợp với thực tiễn đời sống hiện nay.


Trong dự thảo Nghị định mới sẽ có những điểm thay đổi lớn như: bỏ quy định cấp phép ca khúc trước 1975, sửa đổi thủ tục cấp phép cho ca sĩ hải ngoại về Việt Nam biểu diễn và việc các người đẹp, người mẫu tham dự cuộc thi quốc tế...


Hiện nay, Chính phủ đã chấp thuận về chủ trương cho Bộ VH,TT&DL xây dựng, điều chỉnh Nghị định về hoạt động biểu diễn trên cơ sở hai nghị định 79 và 15.


Cho rằng, một số quy định trong hai nghị định này vênh với thực tiễn, lộ nhiều bất cập, ông Vinh nhấn mạnh, Nghị định mới hướng tới tinh thần giảm bớt thủ tục hành chính, nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân và các thành viên khác trong xã hội khi tham gia biểu diễn nghệ thuật trình diễn, nghệ thuật thời trang. Đào Bích
21 Tháng Mười Một 2017(Xem: 11814)