40 năm vẫn nhớ lính Pol Pot tàn sát dân ở huyện Bù Đốp Phước Long

08 Tháng Giêng 201911:23 CH(Xem: 11450)

VĂN HÓA ONLINE - CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI - THỨ TƯ 09 JAN 2019


40 năm vẫn nhớ lính Pol Pot tàn sát dân ở huyện Bù Đốp Phước Long


image010image011


 MAI THANH HẢI


Ông Hà Ngọc Hải, phó công an xã Phước Thiện chạy xe đưa tôi đi dọc đường biên, ra khu trồng cao su của ấp Tân Trạch, dừng lại trước miếu thờ cạnh đường, bảo: “Hồi xưa, lính Polpot tràn sang giết người, quăng xác ở đây”.


image012


Sinh năm 1963 tại Tân Bình (TP.HCM), tháng 8.1975 ông Hà Ngọc Hải cùng gia đình rồng rắn theo bố mình là ông Hà Ngọc Mai lên xây dựng kinh tế mới tại ấp Xa Trạch ngay cạnh đường biên giới Việt Nam - Campuchia. Cùng tham gia đợt đi xây dựng kinh tế mới này, có gần 100 hộ dân khác với tổng nhân khẩu gần 400 người.


“Bù Đốp là điểm cuối của đường mòn Hồ Chí Minh, có vị trí chiến lược quan trọng".


 Những ngày đầu, đến đâu cũng gặp bom mìn, hố bom pháo, dân cư thưa thớt vì chạy loạn trong chiến tranh”, ông Hải nhớ lại và trầm ngâm:


- Từ tháng 12.1976, quan hệ giữa 2 bên ngày càng xấu đi. Lính Khmer Đỏ phát rừng, mở đường dọc tuyến biên giới và tiến hành nhiều vụ xâm nhập lãnh thổ, xâm canh sâu vào đất ta, nhiều lần nổ súng vào lực lượng tuần tra của biên phòng, bộ đội, dân quân du kích và cả người dân đi lại làm ăn…


image013

Ngôi miếu thờ những người bị thảm sát, ngay tại nơi họ bị lính PolPot giết hại dã man, 40 năm về trước


 Từ năm 1977, Khmer Đỏ gia tăng các hoạt động xâm lấn biên giới và khiêu khích vũ trang. Đặc biệt, ở khu vực cửa khẩu Hoa Lư, cách xã Phước Thiện gần 30 km đường chim bay, chiến sự xảy ra hàng ngày: Đêm 28.1.1978, phân đội Khmer Đỏ tấn công vào đồn biên phòng; ngày 1.2.1978, lính Khmer Đỏ phục kích bắn chết 1 sĩ quan chỉ huy của trung đoàn 205, sư đoàn 302; đêm 27, rạng sáng ngày 28.2.1978, cả trung đoàn chủ lực Khmer Đỏ ào ạt tấn công đồn biên phòng Hoa Lư, làm 34 cán bộ chiến sĩ hy sinh, 13 người bị thương.


Thời điểm này, H.Bù Đốp yêu cầu các địa phương tổ chức cho dân tập trung sơ tán về phía sau khi chiến sự xảy ra trên địa bàn. Điểm tập trung dân sơ tán của xã Phước Thiện và Hưng Phước được chọn là ấp Xa Trạch, vì từ đây có đường di chuyển nhanh xuống khu vực hồ Cần Đơn, thượng nguồn sông Bé (thuộc xã Đa Kia, H.Bù Gia Mập và xã Thanh Hòa, H.Bù Đốp).


image014

Đường tuần tra biên giới đã làm, nhưng vẫn rất hoang vu. Ngay cả xe chuyên dụng của Bộ đội Biên phòng cũng phải xuống chặt cây đổ ngã ven đường mới đi được


Bà Nguyễn Thị Soái (81 tuổi, nguyên phó chủ tịch UBMTTQVN H.Bù Đốp, hiện đang nghỉ hưu tại ấp Tân Trạch, xã Phước Thiện) kể: Đầu tháng 3.1978, dân các nơi tập trung về chờ lệnh sơ tán có khi đến hàng nghìn người. Đợi mãi không thấy cấp trên thông báo, ngày 13 - 14.3.1978 họ bảo nhau trở lại nhà hoặc tìm đường về quê. Nếu ở lại, không biết đêm 16.3.1978 sẽ kinh hoàng sao...


image015


3 giờ ngày 16.3.1978, chị Nguyễn Thị Yến khi ấy mới 24 tuổi là hiệu phó trường cấp 1 Hưng Phước dậy sớm đi bộ ra chợ Thiện Hưng đón xe đò về Phòng giáo dục Phước Long họp chuyên môn. Do đường đi qua rừng nguy hiểm, nên du kích Nguyễn Văn Diện được giao nhiệm vụ đi theo bảo vệ, mang theo 1 khẩu súng AR15. Hơn 3 giờ, người dân trong ấp nghe tiếng súng nổ như xé vải và chỉ khoảng chục phút sau, họ ngỡ ngàng khi thấy những bóng áo đen mang súng, cuốc xẻng, xà gạc ào vào từng ngôi nhà. “Cô giáo Yến và du kích Diện gặp Polpot dọc đường đi. Chúng giết chết 2 người và thay nhau hãm hiếp cô Yến”, ông Hà Ngọc Hải kể lại.


image016

Ông Hà Ngọc Hải thắp hương bên miếu thờ


Ông Nguyễn Thanh Tuyền là em trai cô giáo Yến, hiện đang công tác tại Nông trường 5, Công ty TNHH MTV cao su Lộc Ninh, nhớ: “Lúc ấy tôi 6 tuổi, chị Yến đi khoảng 30 phút thì có tiếng súng, tiếng la hét, khói lửa ngút trời, người dân chạy tán loạn. Gia đình tôi lúc ấy có 8 người, chị Yến vừa đi Phước Long, chị Oanh dạy học ở xa, chỉ còn cha mẹ và 4 anh chị em. Cả nhà tôi chui xuống hầm trú ẩn ngoài sân. May có đống khoai mì che cửa hầm mà thoát chết, nhưng nhìn qua đống cây, tôi thấy rõ lính Polpot giết người, đốt nhà”…


Sau khi lính PolPot rút đi, cả nhà ông Tuyền sơ tán qua xã Đa Kia (Bù Gia Mập). Đi qua con đường dẫn vào ấp, thấy 2 xác chết được bộ đội đắp quần áo nhưng không ai nghĩ đó là người thân. Mãi 2 ngày sau có người sang báo, mới biết đó là cô giáo Yến.


image017

Khu vực lính PolPot tràn qua ngày xưa, giờ là đường tuần tra biên giới


Ông Hà Ngọc Hải hồi ấy 15 tuổi nhưng đã tham gia du kích, đêm trước tham gia canh chốt chiến đấu gần đường biên. Rạng sáng 16.3.1978, ông ngủ nhà bạn, thấy động bừng tỉnh và chứng kiến cảnh chém giết hết sức dã man của lính PolPot.


“Chúng đốt nhà cho người chạy ra rồi dùng cuốc xẻng, xà gạc đạp chém chết ngay tại chỗ. Ai chạy, chúng mới dùng súng bắn theo. Những gia đình toàn đàn bà trẻ con, không biết chạy trốn mà chui hết xuống hầm núp, chúng xỉa lưỡi lê hoặc bắn thẳng” ông Hải kể lại và lắc đầu: “Có 6 gia đình chết toàn bộ, nhiều nhất là 8 người. Chúng tôi hồi ấy còn quá trẻ, nhìn thấy sợ run người nên luồn rừng chạy trốn ra ngoài”…


image018


Bà Sam Sì Muối (85 tuổi, hiện sống cùng người con gái thứ 7 ở ấp Tân Trạch) là 1 trong số ít các nạn nhân sống sót qua vụ thảm sát, vẫn nhớ ký ức kinh hoàng: “Gia đình tôi từ Sài Gòn lên khu kinh tế mới Bù Đốp ngay sau khi giải phóng. Đêm 16.3.1978 cả nhà đang ngủ thì bọn PolPot tràn vào bắn giết. Chồng tôi và 2 con chạy trốn nên thoát. Tôi ôm người con thứ 10 trên vai chạy trốn, bị chúng phát hiện, giương súng nhằm đầu con tôi bắn, viên đạn xuyên qua đầu con găm thẳng vào bả vai tôi làm mất nhiều máu, ngất xỉu. Tỉnh dậy, tôi nhoài người về phía vũng nước, chúng phát hiện ra, tiếp tục lôi lên đánh đập tới khi bất tỉnh. Tưởng tôi đã chết nên chúng bỏ đi. 6 người con còn lại của vợ chồng tôi bị chúng bắt mang sang đất Campuchia đến nay không biết ở đâu, còn hay mất. Do bị thương quá nặng, tôi được chuyển về bệnh viện tỉnh cấp cứu và điều trị sau hơn 1 tháng mới trở về nên không biết xác con mình chôn ở đâu”.


image019


Đồ họa: Duy Quang | Ảnh: Mai Thanh Hải


Báo Thanh Niên
06.01.2019


image020


MAI THANH HẢI


Bị động, bất ngờ


Từng đảm nhiệm chức vụ Phó chủ tịch MTTQ H.Bù Đốp (Bình Phước), tham gia nhiều sự kiện quan trọng của huyện, nên bà Nguyễn Thị Soái (80 tuổi, đang nghỉ hưu tại ấp Tân Trạch, xã Phước Thiện) vẫn nhớ thời điểm đầu năm 1979, khi bà đang giữ cương vị Phó ấp Xa Trạch (nay là địa bàn 2 ấp Tân Trạch và Tân Hưng).


Sinh ra ở Bình Long, chồng là liệt sĩ nên suốt những năm chiến tranh, gia đình bà Soái phải chuyển hết chỗ này đến chỗ khác. Hiệp định Paris được ký kết (năm 1973), gia đình bà mới an cư tại ấp Xa Trạch. Thời điểm này, Xa Trạch là ấp đông dân cư, được chia làm 2 khu. Khu ngoài tập trung bà con đã sinh sống ổn định từ trước, còn khu trong là những hộ làm kinh tế mới, phần lớn họ còn rất trẻ, được vận động từ Sài Gòn lên khai hoang, lập nghiệp giữa năm 1975.


image021


PV Thanh Niên nghe bà Nguyễn Thị Soái kể lại câu chuyện


Đêm 15.3.1978, bà Soái cùng tham gia tổ chức họp dân khu kinh tế mới để triển khai các phương án sản xuất, canh tác đến gần 12 giờ mới về nhà. Vừa chợp mắt, bà bừng tỉnh bởi có ai đó đập cửa gọi: “Chị ơi! Miên sang đốt nhà, giết rất nhiều người khu trong”. Ban đầu không tin, nhưng nghe tiếng súng và thấy ánh lửa đỏ rực trong rừng cao su, bà hô hoán cho bà con chạy nạn, rồi hốt hoảng ra báo với ông Ba Yến là đại diện tiền phương của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh. Ông Ba Yến không tin, mãi khi thấy nhiều người chạy ra, mới đi báo với cấp trên điểu lực lượng ứng cứu. Khi bà Soái cùng bộ đội, dân quân vào đến nơi cũng là lúc trời sáng, hiện trường la liệt xác chết ngổn ngang.


“Đàn ông bị cắt cổ, bị đập đầu; trẻ em bị xé làm hai hoặc đập đầu vào gốc cây, vách tường; phụ nữ bị lột quần áo, xẻo ngực, dùng cây tầm vông, cán búa thọc hoặc nhét đá, đất, lá cây vào bụng, cửa mình...”, bà Soái nhớ rành mạch và lắc đầu bảo: “Dân địa phương chạy trốn khắp nơi nên không có người chôn cất thi thể, phải chờ tỉnh điều động lực lượng về. Thời điểm đó, đường sá đi lại khó khăn và thiếu thốn phương tiện nên khi lực lượng hỗ trợ đến nơi nhiều thi thể đã phân hủy không thể cho vào áo quan, phải đào hố chôn. Xác ở chỗ nào thì chôn tại đó, nơi nhiều thì đào hố chôn tập thể. Hôm ấy, 4 du kích trực ngoài chốt bị bắn chết… không kịp báo động”.


image023image024


Ông Nguyễn Ngọc Trung, Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh H.Bù Đốp, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Phước Thiện kể: “Hồi đó tôi là dân quân thường trực kiêm lái xe cho xã Thiện Hưng. Khoảng 4 giờ ngày 16.3.1978, nghe tin báo PolPot tấn công khu vực Xa Trạch, tôi cùng  6 chiến sĩ  công an vũ trang lập chốt, chặn không cho địch tấn công ra hướng thôn 6, xã Thiện Hưng. Sau khi Pol Pot rút quân, chúng tôi phối hợp với thanh niên xung phong về dọn dẹp hiện trường. Công việc kéo dài hơn 10 ngày mới xong”.


image025

“Mấy ngày sau cuộc thảm sát, thanh niên xung phong chưa kịp lên, mọi việc khâm liệm chôn lấp người chết đều do bà con trong ấp thực hiện”, ông Hà Ngọc Hải, Phó công an xã Phước Thiện nhớ lại vậy và bấm đốt ngón tay: “Hộ bà Tám Tàu, Mười Tàu, ba Định, ông Sơn, bà Loan… cả nhà chết hết dưới hầm, tôi phụ cha xuống móc các xác chết dưới hầm lên bọc vải làm lễ tưởng niệm. Không đủ quan tài, đành phải đưa họ xuống hầm, mỗi nhà từ 6-10 người xếp san sát và lấp đất làm thành mộ chung”.


Dẫn tôi ra 2 ngôi mộ nằm gần đó, ông Hà Ngọc Hải giải thích: “Mộ nhà ông Trương Văn Thừa và Trương Sơn. 2 ông đi làm xây dựng ở Phước Long, vợ con ở nhà chui xuống hầm trốn và bị giết hết. Mấy ngày sau 2 ông mới về làm mộ cho gia đình…”.


image026

Khu mộ tập thể nhà ông Trương Sơn


image027

Bia mộ ghi tên những người thân của ông Trương Sơn bị giết hại


Tôi cố gắng lắm mới đọc được mấy dòng chữ lờ mờ trên bia mộ nhà ông Trương Văn Thừa: “Trương Ngọc Lê, Trương Mộng Thu, Trương Hồng Thanh, Trương Tuấn, Trương Ngọc Minh”, người lớn nhất 29 tuổi, bé nhất mới 3 tuổi. Trên bia mộ nhà ông Trương Sơn, ngoài vợ Lê Thị Hồng Anh và 6 đứa con 1 trai 5 gái, còn có tên “em Lê Thị Nô”. Hỏi, ông Hải cho biết: “Em vợ ông Sơn làm y tá từ Sài Gòn lên thăm anh chị, bị lính PolPot hãm hiếp đến chết” và kể: “Hầm nhà bà Loan, khi xuống dọn dẹp, vẫn thấy xác bà cụ quỳ gối chắp tay. Mọi người cầu xin, nhưng lính PolPot vẫn lạnh lùng giết chết hết”.


image028

Bia mộ nhà ông Trương Văn Thừa


“Hôm ấy, 2 nữ du kích là Võ Thị Trừ và Đặng Thị Thuận đã dũng cảm cứu 5 em bé là con của mấy gia đình kinh tế mới. Gia đình nhà ông Hưng gồm 11 người trốn ngoài rừng cứ tưởng thoát nhưng 1 đứa bé sợ quá khóc thét, lính PolPot phát hiện xả súng bắn chết hết”, bà Nguyễn Thị Soái kể lại vậy và rưng rưng: “Mấy tháng sau đó dân trong xã không dám ăn gà ăn vì chúng mổ xác chết... Những hàng cây cao su nằm rạp xuống chắn ngang đường quanh ấp, như tưởng niệm người chết”.


image029


Đầu năm 1980, thấy nhiều người chết cả gia đình trong vụ thảm sát, không ai thân thích biết đến thờ cúng, bà Nguyễn Thị Soái vận động bà con trong ấp đến thắp hương an ủi các vong linh xấu số vào dịp lễ, tết hay ngày rằm, mồng một. Năm 2005, kinh tế gia đình tạm ổn, bà tự bỏ tiền mua xi măng, tôn mái xây miếu tạm thờ cúng nạn nhân bị PolPot giết hại.


image030


Bà Sam Sì Muối ở ấp Tân Trạch thì khóc: “Hồi còn khỏe, tôi thường đến khu vực thảm sát để làm cỏ, thắp hương cho các ngôi mộ bớt phần lạnh lẽo. Giờ khu này thành rừng cao su, hầu hết các ngôi mộ chôn nạn nhân đều mất dấu”.


image031


Bà Nguyễn Thị Soái kể: Trong suốt những năm công tác, khi nào họp tôi cũng đều đề nghị cấp trên đầu tư xây dựng bia tưởng niệm. “Người ta bỏ nhà dưới thành phố lên đây lập nghiệp. Mới làm được hạt lúa, chưa được ăn thì đã bị giết hại. Cần phải dựng bia để ghi nhớ và nhắc nhở con cháu sau này”, bà Soái nói.


Ông Phạm Văn Tình, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Bù Đốp cho biết: Ngày 15.2.2017, Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã ban hành Kế hoạch về tổ chức khảo sát, gặp gỡ nhân chứng, thu thập tài liệu về các nạn nhân bị bọn diệt chủng PolPot - Ieng Sari sát hại tại Bù Đốp.


Công tác khảo sát đã được thực hiện thông qua việc gặp gỡ những nhân chứng lịch sử trực tiếp tham gia chiến đấu, gia đình có người thân bị sát hại và tổ chức tìm kiếm, thu thập tư liệu, tài liệu, hình ảnh. Ngoài ý nghĩa tâm linh, việc xây dựng khu tưởng niệm còn nhằm mục đích giáo dục truyền thống yêu chuộng hòa bình, phản đối chiến tranh phi nghĩa cho cán bộ, đảng viên, thanh thiếu niên, học sinh và nhân dân.


image032


Đồ họa: Duy Quang | Ảnh: Mai Thanh Hải


Báo Thanh Niên
07.01.2019
26 Tháng Mười 2014(Xem: 23853)
Ts Lê Phước Sang, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội PGHH, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Việt Nam Dân Xả đảng, đọc diễn văn khai mạc lễ Kỷ niệm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ thành lập Dân Xã đảng 21 tháng 9, 1946 tại trụ sở trung ương ở thành phố Garden Grove, nam California
16 Tháng Mười 2014(Xem: 17934)
Sau gần 30 năm miệt mài, cuộc hành trình tìm tự do đầy cam go và nhục nhằn của 97 người tỵ nạn VN cuối cùng tại Thái Lan vẫn còn gặp phải những chông gai, trở ngại vào giờ thứ 25! Mặc dù đã được chính phủ Canada cấp giấy phép nhập cảnh, mặc dù đã được Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ hoàn tất toàn bộ hồ sơ tỵ nạn, mặc dù đã cầm vé máy bay trong tay, tuy nhiên nhóm người tỵ nạn đầu tiên dự trù đặt chân đến phi trườngVancouver, Canada vào ngày Thứ Năm, mùng 9 Tháng 10, 2014 vừa qua vẫn chưa được chính phủ Thái Lan cấp giấy phép xuất cảnh!
14 Tháng Mười 2014(Xem: 17756)
Sau gần 30 năm miệt mài, cuộc hành trình tìm tự do đầy cam go và nhục nhằn của 97 người tỵ nạn VN cuối cùng tại Thái Lan vẫn còn gặp phải những chông gai, trở ngại vào giờ thứ 25! Mặc dù đã được chính phủ Canada cấp giấy phép nhập cảnh, mặc dù đã được Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ hoàn tất toàn bộ hồ sơ tỵ nạn, mặc dù đã cầm vé máy bay trong tay, tuy nhiên nhóm người tỵ nạn đầu tiên dự trù đặt chân đến phi trườngVancouver, Canada vào ngày Thứ Năm, mùng 9 Tháng 10, 2014 vừa qua vẫn chưa được chính phủ Thái Lan cấp giấy phép xuất cảnh!
12 Tháng Mười 2014(Xem: 17581)
Hiệp Hội Thiện Nguyện Vì Dân(ViDan Foundation Inc.) là một tổ chức bất vụ lợi, phi chính phủ (Non-Profit Humanitarian Organization – ID# 801949153) được thành lập theo quy chế 501(c)3, chủ trương trợ giúp nhân đạo cho những người có nhu cầu khẩn thiết, đặc biệt là tầng lớp trẻ thơ. Mọi sự đóng góp cho ViDan Foundation Inc. đều được cấp biên nhận trừ thuế.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 19213)
Hiện nay tổng số người Việt sinh sống tại hải ngọai, thì ước lượng có đến 4.5 triệu người. Như vậy, nếu so sánh với dân số trong nước là 90 triệu, thì số người Việt hải ngọai đã chiếm đến tỉ lệ 5% của tổng số dân trong nước.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 18101)
Có tin 22 tổ chức dân sự ở Việt Nam ký một bản tuyên bố ủng hộ biểu tình ở Hong Kong và nói tình hình Việt Nam còn ‘thê thảm hơn’. Bản tuyên bố hôm 5/10 nói họ “vô cùng cảm phục thái độ ôn hòa, tinh thần cương quyết, tài năng tổ chức” của giới trẻ Hong Kong.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 17847)
Một số người Việt thuộc cộng đồng người Việt Quốc gia ở Montreal, với cờ VNCH trong tay, tham dự cuộc biểu tình để ủng hộ cuộc biểu tình của hàng chục ngàn sinh viên đòi tự do dân chủ tại Hồng Kông. Cuộc biểu tình này được tổ chức tại Đại học McGill ở Montreal vào thứ Tư, ngày 1/10/2014. Một người đang cầm lá cờ VNCH trên tay giải thích: “Đây là lá cờ mà người Việt tị nạn cộng sản thường sử dụng như một biểu tượng của tự do dân chủ chống lại chủ nghĩa cộng sản”.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 16789)
The Diplomat ngày 28/9 đăng bài phân tích của Scott Hartley, thành viên Hội đồng Quan hệ đối ngoại cho biết, thung lũng Silicon đang phát triển những công nghệ có thể mang lại sự minh bạch hơn cho những khu vực gặp khó khăn, ví dụ như Biển Đông.
23 Tháng Chín 2014(Xem: 18416)
Trên đây là những câu hát trong một sáng tác hợp sọan của hai nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và Trúc Hồ, phản ảnh thật đúng tâm trạng và hoàn cảnh của gần 100 người Việt tỵ nạn Cộng Sản đã bỏ nước ra đi từ cácthập niên 1980 và 1990, trong số đó có những người từng bị từ chối cho định cư, có những người quyết tâm trốn cưỡng bách hồi hương và cũng có những người tỵ nạn muộn màng. Họ sống vất vưởng, lẩn trốn, sống ngoài vòng pháp luật như những kẻ vô gia cư, vô nghề nghiệp và vô tổ quốc, mặc dù họ chính là quân dân cán chính của nước Việt Nam Cộng Hòa! Tuy nhiên dù phải trải qua bao khổ đau, bao chông gai và thách đố, họ vẫn quyết tâm không trở về Việt Nam để phải sống dưới chế độ Cộng Sản, và vẫn tiếp tục bước đi tìm kiếm tự do, “đi hoài dù không hề tới…”
21 Tháng Chín 2014(Xem: 19242)
Chúng tôi những anh em văn nghệ sĩ cùng gia đìnhxin chia sẻ nỗi đau buồn này cùng chị Trương Gia Vy và tang quyến. Xin cầu nguyện hương hồn anh Nguyễn Xuân Hoàng nhẹ nhàng thênh thang cất bước trên chín từng mây và bầu trời xanh thẳm không vướng chút bụi trần.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 17749)
Một cựu quân nhân Mỹ gốc Việt trẻ tuổi dù đã giải ngũ từ năm 2009 vì hai lần bị thương nặng từ chiến trường Iraq và dù hằng ngày vẫn phải điều trị các thương tật về thể xác lẫn tinh thần, nhưng vẫn tìm mọi cách hỗ trợ các đồng đội cùng cảnh ngộ và giúp đỡ người nghèo tại Việt Nam qua các chuyến đi từ thiện. Đó là tinh thần hy sinh-đóng góp của đại úy bộ binh James Văn Thạch đối với quê mẹ và với đất nước đã cưu mang mình.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 18858)
Thế kỷ XIII, nước Đại Việt chỉ mới tới Quảng Nam. Vậy mà như “Châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng”. Xe nghiêng chính là quân Mông Nguyên đang làm mưa làm gió từ Á sang Âu ở đầu thế kỷ XIII. Chiếm được Trung Quốc, Hốt Tất Liệt trở thành Nguyên Thái Tổ năm 1271, trở thành một đế quốc hùng cường rộng lớn nhất thời bấy giờ.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 18978)
Westminster (Bình Sa)- - Vào lúc 2 giờ chiêu Chủ Nhật 31 tháng 8 năm 2014 tại Hội Quán Lạc Hồng số 7219 Westminster, Thành Phố Westminster, Đoàn Văn Nghệ Lạc Hồng đã tổ chức buổi trình diễn lớp Đàn Tranh do Giáo Sư Nguyễn Thị Mai phụ trách giảng dạy cho các em.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 19281)
Tòa đô chánh Ottawa treo cờ VN bất chấp sự phản đối của cộng đồng người Việt
17 Tháng Tám 2014(Xem: 32439)
Từ năm 1975 đến năm 1990, TT Thiệu sống âm thầm ở Mỹ rất lâu mặc dù trên nguyên tắc ông định cư ở Anh. Mỹ là nơi tập trung cộng đồng di dân tỵ nạn CS đông đảo nhất thế giới. Little Sàigon là thủ đô tinh thần của cộng đồng VN.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 20994)
Lê Thị Kim Thu (Danlambao) tường trình - Ngày 7-8-2014 lúc 3 giờ chiều tại chùa Liên Trì, quận 2 Thủ Thiêm Sàigon, có buổi phát quà cho một số Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa và những người nghèo nhân mùa Vu Lan báo hiếu. Có hơn 30 TPB-VNCH đến dự, số nhỏ này là những người có hoàn cảnh quá khó khăn, còn những gia đình nghèo thì hơn 300.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 18031)
Tôi mới nhận được email của một vị có tên Lê Văn Kim viết bài tựa đề Đoàn Kết và Phát Triển. Ông tự nhận cũng là quân nhân VNCH. Sau vài lời bầy tỏ tinh thần xây dựng, với tựa đề lịch sự tác giả nhắc nhở chuyện rút quân cao nguyên 1975 để tấn công về binh nghiệp đại tá Lê khắc Lý. Cũng trong lá thư oan nghiệt này ông Lê Văn Kim lên án chuẩn tướng Trần Văn Nhựt đào ngũ tại Cam Ranh.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 19552)
Thượng Nghị Sĩ Lou Correa chúc chương trình mới của Văn khố ĐNA tiến triển tốt đẹp; ông cho rằng những kinh nghiệm quý báu của di dân sẽ mang lại sự phong phú cho đời sống đa sắc tộc - đa văn hóa Hoa Kỳ. Kinh nghiệm từ gia đình ông (ông Nội của Lou) đã di cư đến sống ở Hoa Kỳ từ năm 1890, nhưng nay tìm lại những di tích đầu tiên rất là khó khăn.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 26586)
Tôi rất tiếc không tìm thấy lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ nào ở Đền thờ Tử Sĩ, Nghĩa Dũng Đài cũng như trên các ngôi mộ chiến sĩ chôn trong Nghĩa Trang Biên Hòa.