Phim "Mẹ vắng nhà"-Mẹ Nấm-người được đề cử giải Nobel Hòa Bình lại bị cấm

05 Tháng Bảy 20187:28 CH(Xem: 12139)

VĂN HÓA ONLINE - CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI - THỨ SÁU O6 JULY 2018


Phim "Mẹ vắng nhà"-Mẹ Nấm-người được đề cử giải Nobel Hòa Bình lại bị cấm


image026


Huỷ chiếu lại phim Mẹ Nấm vì VN yêu cầu


BBC 4/7/2018


image026Bản quyền hình ảnh Tuyet Lan


Câu lạc bộ báo chí FCCT tại Bangkok phải huỷ bỏ chương trình chiếu lại cuốn phim tài liệu về Blogger Mẹ Nấm tối 4/7/18 vì yêu cầu của Việt Nam.


Bốn giờ đồng hồ trước buổi chiếu phim, Câu lạc bộ Phóng viên Nước ngoài ở Thái Lan (Foreign Correspondents Club of Thailand - FCCT) gửi điện thư cho các thành viên:


"Vì khiếu nại của Tòa Đại sứ Việt Nam, chương trình chiếu lại cuốn phim 'When Mother's Away' tối nay đã bị hủy bỏ. Bức thư yêu cầu huỷ bỏ này được Trạm cảnh sát Lumpini, Bangkok, gửi đến cho chúng tôi sáng nay, theo sau là chuyến viếng thăm câu lạc bộ FCCT của một đại tá cảnh sát từ Đơn vị Đặc biệt. Dường như Bộ Ngoại giao Thái không được tư vấn về quyết định này."


"Chúng tôi rất tiếc vì bất kỳ sự bất tiện nào đối với những quý vị dự định tham dự."


'Từng xảy ra'


Tiếp xúc với BBC Tiếng Việt, đại diện, xin được dấu tên, của FCCT cho xem lá thư do Trạm cảnh sát Lumpini gửi đến. Thư viết:


"Câu lạc bộ FCCT dự tính cho chiếu cuốn phim 'Mẹ Vắng Nhà' ngày 4/7/18 về Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người đang bị giam cầm với án tù 10 năm vì tội tuyên truyền chống nhà nước. Chúng tôi yêu cầu quý vị không chiếu cuốn phim này, bởi vì Thái Lan và Việt Nam có thoả thuận là nước này sẽ không cho phép cá nhân hay tổ chức có những sinh hoạt đi ngược lại lợi ích chính trị của nước kia."


Lý do FCCT muốn chiếu lại cuốn phim là vì hệ thống tàu điện trên cao (BTS SkyTrain) tuần trước bị hỏng, nên một số người không thể tham dự buổi trình diễn đầu tiên của phim.


Về lệnh hủy chiếu phim, đại diện của FCCT nhận định:


"Thật tình mà nói, cảnh sát chỉ làm theo lệnh trên thôi. Chúng tôi biết lệnh này không phải của bộ ngoại giao. Họ nói không biết gì về việc này cả. Lệnh này đến từ National Council Peace and Order (NCPO), chính quyền đương thời của Thái."


"Chuyện này trước đây đã từng xảy ra. Toà Đại sứ Việt Nam họ theo dõi rất kỹ sinh hoạt của chúng tôi," vị đại diện nói thêm.


image027

Bản quyền hình ảnh Tuyết Lan Image caption Bà Tuyết Lan, mẹ Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, cùng hai con nhỏ của Quỳnh


Từ Việt Nam, ông Clay Phạm, đạo diễn cuốn phim nói với BBC sau khi biết tin buổi chiếu phim bị huỷ bỏ:


"Tôi biết nhà cầm quyền Việt Nam đang phản ứng rất mạnh về bộ phim "Mẹ Vắng Nhà", dù phim không có khuynh hướng chính trị.


Tôi đã xây dựng chuyện phim theo hướng câu chuyện của một gia đình tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Nhưng với cái nhìn chính trị hóa mọi thứ của nhà cầm quyền Việt Nam, thì dường như bất cứ ấn phẩm nào liên quan đến các nhà hoạt động nhân quyền, đến tù nhân lương tâm đều bị xem là ấn phẩm tuyên truyền chống nhà nước.


Hiện tại tôi đang sống tại Việt Nam. Tôi sợ rằng sau khi tìm cách khống chế sự lên tiếng của truyền thông quốc tế, nhà cầm quyền Việt Nam sẽ tìm cách đàn áp bản thân tôi cũng như gia đình Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh."


Tôi hy vọng rằng truyền thông quốc tế và những tổ chức quan tâm đến nhân quyền sẽ can thiệp và tìm cách đưa bộ phim "Mẹ Vắng Nhà" ra công chiếu rộng rãi, để nhiều người hiểu hơn về những sự thật đã bị che giấu quá lâu tại Việt Nam; đó cũng là một cách góp phần bảo vệ tôi và gia đình Mẹ Nấm."


image028

Image caption Bé Nấm con Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - Một cảnh trong phim tài liệu 'Khi mẹ vắng nhà'


Ông Trịnh Hội, đại diện tổ chức VOICE, hiện đang ở Bangkok, nói với BBC:


"Tôi không ngạc nhiên khi nhà nước Việt Nam đã thành công trong việc cấm chiếu bộ phim tài liệu Mẹ Vắng Nhà mặc dù bộ phim này chỉ nói lên hoàn cảnh gia đình của Quỳnh từ lúc Quỳnh bị bắt và xử án 10 năm tù, để lại nhà một mẹ già và hai đứa con thơ."


"Điều này cho chúng ta thấy rằng nhà cầm quyền rất sợ nhiều người biết được sự thật bất kể là ở trong hay ngoài nước. Và cũng vì lý do đó mà VOICE sẽ tiếp tục đưa sự thật ra ánh sáng thông qua câu chuyện của Mẹ Nấm và bộ phim tài liệu Mẹ Vắng Nhà. Trong thời gian sắp tới, cá nhân tôi sẽ đại diện cho VOICE đem trình chiếu bộ phim này trên toàn thế giới."


Nói với BBC từ Khánh Hòa, bà Tuyết Lan cho hay khi nghe tin bà thấy "thật bất ngờ và lo lắng", nhưng "bản thân tôi cũng chưa được xem phim, chỉ biết qua khúc phim giới thiệu.


Blogger Ṃẹ Nấm


Blogger Mẹ Nấm bị tuyên án 10 năm tù năm 2017 theo Điều 88, tội "Tuyên truyền chống phá nhà nước". Trước đó, blogger này tham gia vào các hoạt động biểu tình phản đối Formosa, đòi chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam.


Trong tháng 6/2018, blogger Mẹ Nấm đoạt giải Tự do Báo chí Quốc tế của Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả và được đề cử giải Nobel Hòa Bình.


Năm 2010, bà đoạt giải Hellman/Hammett của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.


Năm 2015, bà được tặng giải Người Bảo vệ Quyền Dân sự của tổ chức Civil Rights Defenders.


Năm 2017 blogger Mẹ Nấm được giải Phụ nữ Dũng cảm Quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ./


Blogger Mẹ Nấm được đề cử Nobel Hòa Bình


BBC 3/6/2018


image025Bản quyền hình ảnh Tuyết Lan Image caption Blogger Mẹ Nấm vừa trải qua đợt quyệt thực nhằm phản đối một số chính sách và cách đối xử với tù nhân của nhà tù ở Thanh Hóa


Một cựu dân biểu phụ trách khu vực châu Á của Canada xác nhận với BBC việc blogger Mẹ Nấm, tên thật là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, được đề cử Nobel Hòa Bình.


Trong thư hồi âm BBC ngày 3/6, ông David Kilgour, cựu dân biểu đặc trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Canada, khẳng định thông tin "nữ blogger nổi tiếng thế giới Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm của Việt Nam đã được đề cử giải Nobel Hòa Bình 2018 bởi tiến sỹ Marc Arnal, Giáo sư danh dự và cựu Trưởng khoa Học khu St. Jean, Đại Học Alberta, Edmonton, Alberta, Canada".


Ông David Kilgour cho BBC hay ông 'ủng hộ đề cử này'.


Trước đó, ngày 2/6, ông David Kilgour có bài tuyên bố về sự kiện này. Trong bài viết, ông gọi Mẹ Nấm là "tù nhân lương tâm nổi tiếng" "sinh ra và lớn lên thời hậu chiến tranh Việt Nam", 'không còn ảo tưởng với chế độ chính trị hiện tại" và "quyết tâm chiến đấu cho một xã hội tốt đẹp hơn" từ năm 2006.


Tuyên bố này nói Mẹ Nấm là người sáng lập Mạng lưới Bloggers Việt Nam và là người lên tiếng về các vấn đề dân chủ, nhân quyền, quyền tự do biểu đạt, chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông và vụ Formosa.


Trong bài tuyên bố, ông Marc Arnal được trích lời nói: "Tôi có cảm nghĩ tích cực rằng thế giới của chúng ta tốt đẹp hơn bởi sự dũng cảm của Mẹ Nấm. Mẹ Nấm đã can đảm viết về sự khốn khổ kéo dài của người dân và nói lên một cách công khai về nhu cầu bức thiết đối với dân chủ và nhân phẩm. Nhiều người sẽ đồng ý rằng tự do ngôn luận phải được thực hiện bằng cách thực thi nhân quyền và quy luật tự nhiên, điều kiện tiên quyết cho một xã hội tự do và công bằng. Trường hợp của bà nhắc nhớ chúng ta về thực tế đáng buồn tại nhiều nơi trên thế giới nơi người ta bỏ tù bất công những người biểu đạt các ý kiến phù hợp với nhân quyền và quy luật tự nhiên nhưng không phù hợp với chủ trương của chính phủ..."


Ông David Kilgour cũng khuyến khích những ai quan tâm gửi thư ủng hộ để vinh danh sự can đảm của nữ tù nhân lương tâm nổi tiếng, blogger Mẹ Nấm.


'Công sức nhiều người'


image029Bản quyền hình ảnh Tuyết Lan Image caption Bà Tuyết Lan cùng hai con của blogger Mẹ Nấm vừa đi thăm nữ tù nhân lương tâm tại trại giai Thanh Hóa


Trao đổi với BBC qua điện thoại ngày 3/6/18, bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cho hay bà mới nhận được thông tin việc đề cử Nobel Hòa Bình cho bà Như Quỳnh sáng cùng ngày từ nhiều nguồn khác nhau.


Bà Tuyết Lan nói bản thân không thể biết rõ độ xác thực của thông tin nhưng nếu đúng là như vậy thì bà 'rất vui mừng'.


Bà Tuyết Lan cũng nói đây không phải là nỗ lực của cá nhân Như Quỳnh mà là công sức đấu tranh, đóng góp, ủng hộ, giúp đỡ của rất nhiều người trong suốt thời gian qua.


Cũng theo bà Tuyết Lan, bà cùng hai con nhỏ của blogger Mẹ Nấm đi thăm chị tại nhà giam ở Thanh Hóa vào cuối tuần qua.


Bà cho biết đang rất lo lắng vì nữ tù nhân lương tâm Như Quỳnh vừa trải qua đợt tuyệt thực kéo dài, từ 5-11/5, nhằm phản đối một số chính sách và cách đối xử của trại giam.


Trải qua một chặng đường dài từ Nha Trang tới Thanh Hóa, qua mấy lần di chuyển từ máy bay tới ô tô, bà Tuyết Lan cho biết hiện đang rất mệt còn hai đứa nhỏ bị ốm.


"Một tiếng đồng hồ chỉ được nói chuyện với nhau qua tấm kính ngăn. Tôi lo sợ con trai nhỏ của Quỳnh sẽ phai mờ ký ức về mẹ và trong lòng cháu sẽ có những vết thương rất lớn", bà Tuyết Lan nghẹn ngào nói.


"Quỳnh gầy đi nhưng vẫn có thể đi lại được. Quỳnh nói từ nay sẽ chỉ ăn thức ăn khô như mì tôm nhà gửi vào vì ăn đồ của nhà tù cung cấp thấy cảm giác rất khác lạ. Tôi đang rất đau lòng vì quy định của trại giam từ nay chỉ cho nhận 5kg thực phẩm một tháng, làm sao Quỳnh có thể chống đỡ nổi...," mẹ blogger nổi tiếng nói qua điện thoại.


Còn theo ông Dương Đại Triều Lâm, một thành viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam, đây là "vinh dự cho những đóng góp của chị Như Quỳnh. Và cho dù việc này có góp phần giảm án hay mang lại tự do cho nữ blogger hay không thì cũng có tác động rất tốt".


Ông Lâm cho BBC biết hiện tại dù bà Như Quỳnh đang ở trong tù nhưng những hoạt động được nữ blogger nổi tiếng thực hiện trước đây như đấu tranh cho dân chủ, tự do ngôn luận vẫn được những người ủng hộ tiếp tục thực hiện.


Tù nhân lương tâm Mẹ Nấm


image030

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Blogger Mẹ Nấm trong một phiên tòa


Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hay còn gọi là Mẹ Nấm bị tuyên án 10 năm tù năm 2017 theo Điều 88, tội "Tuyên truyền chống phá nhà nước".


Bà Như Quỳnh được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trao giải Hellman Hammett năm 2010 dành cho những người cầm bút bảo vệ tự do ngôn luận.


Năm 2015, Tổ chức Bảo vệ Quyền Dân sự trao cho Mẹ Nấm Giải thưởng Của Năm.


Tháng Ba năm 2017, bà được nhận giải Những Người Phụ nữ Quốc tế Can đảm của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ.


Đầu năm 2018, một nhóm các nhà hoạt động dân chủ Việt Nam đã ký vào một lá thư ngỏ kêu gọi bà Như Quỳnh cùng một tù nhân lương tâm khác, bà Thúy Nga, "đi tỵ nạn" ở một nước khác.


Giới hoạt động nói họ "không đành lòng nhìn" con của bà Như Quỳnh và bà Thuý Nga sống trong cảnh thiếu mẹ.


Vụ bỏ tù nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thu hút sự quan tâm rộng khắp của dư luận trong nước và quốc tế. Liên minh châu Âu và Mỹ từng nhiều lần kêu gọi Việt Nam thả Mẹ Nấm.


Tuy nhiên dường như không có nhiều thay đổi cho tới nay. Sau Mẹ Nấm, liên tiếp nhiều nhà hoạt động dân chủ khác bị bỏ tù. Gần đây nhất, luật sư Nguyễn Văn Đài bị tuyên 15 năm tù tội âm mưu lật đổ chính quyền.


Chỉ trong hai tuần đầu tháng Tư, 10 nhà hoạt động đã bị kết án trên 100 năm tù giam và quản chế
10 Tháng Tám 2015(Xem: 15792)
SAN JOSE 14 July, 2015: "Khi cô Đỗ Minh Ngọc đặt câu hỏi tại sao cô không được phép đeo dây đeo cổ in cờ vàng ba sọc đỏ và cờ Mỹ vào, liệu như vậy có vi phạm tự do ngay trên đất nước tự do này hay không?"
21 Tháng Sáu 2015(Xem: 14568)
LGT: trước tháng 4, Khôi An, cô em họ mail và hỏi HLC làm sao liên lạc với Tướng Lê Minh Đảo để mời ông nói chuyện với sinh viên Đại Học Stanford ở San Jose. Hoàng Lan Chi phải đi đường vòng. Bắt đầu từ ông Hồ văn Kỳ Thoại rồi đến ô Lê Văn Trang..