Đại Hội XI MLNQVN: TNS Lou Correa trao bằng tưởng lục cho MLNQVN sau 16 năm đấu tranh cho quyền làm người

14 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 16422)


image013

Mạng Lưới Nhân Quyền và Giải Nhân Quyền 2013

Friday, October 11, 2013 10:18:02 PM

Linh Nguyễn/Người Việt


WESTMINSTER (NV) - Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam thông báo bình chọn các ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Quốc Quân, ba nhà tranh đấu tại Việt Nam, để trao Giải Nhân Quyền 2013.

Thông tin này được công bố tại buổi tiếp tân khai mạc Đại Hội kỳ thứ 11 tại hội trường Viện Việt Học, Westminster, California, lúc 6 giờ chiều Thứ Sáu.

Lễ trao giải thưởng sẽ diễn ra tại Paris, Pháp quốc vào Tháng Mười Hai năm nay.

Chương trình đại hội tiếp tục vào Thứ Bảy với sinh hoạt nội bộ với các đề tài hội thảo, như "Công tác báo cáo nhân quyền," "Công tác yểm trợ trong nước," "Công tác quốc tế vận," bầu cử tân trưởng ban phối hợp và giám sát, cũng như đưa ra quyết nghị của đại hội. Chương trình ngày Chủ Nhật có buổi hội thảo mở rộng về "Giới trẻ Việt Nam hải ngoại và công cuộc đấu tranh vì quyền làm người cho đồng nào trong nước."

Sinh hoạt cả hai ngày bắt đầu từ 8 giờ 30 sáng và được tổ chức tại Westminster Music School, 9445 Edinger Ave., Westminster, CA 92683.

image014

Luật Sư Trần Thanh Hiệp tuyên bố kết quả Giải Nhân Quyền 2013. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)

Luật Sư Trần Thanh Hiệp, thành viên cố vấn của Mạng Lưới Nhân Quyền, từ Pháp đến, được ban phối hợp giao việc thông báo kết quả Giải Nhân Quyền 2013.

“Trước khi tuyên bố kết quả, chúng tôi phải nói rằng việc tuyển chọn các khôi nguyên được tiến hành với sự cẩn trọng, từ phương pháp cho đến tinh thần để loại trừ thiên vị,” ông nói.

“Chúng tôi vận dụng kinh nghiệm bản thân và thuyết phục nghiêm ngặt, trao đổi hết lẽ, cân nhắc đúng sai để cùng đồng lòng chọn ba người xứng đáng cho Giải Nhân Quyền năm nay,” ông giải thích.

Trong số 19 người được đề cử từ các tổ chức trong và ngoài nước, kết quả năm nay là “sự khám phá” đặc biệt trong sự đấu tranh âm thầm nhưng không kém phần quyết liệt. Kết quả tên ba người trúng giải được công bố không theo thứ tự giải cao, thấp.

“Người thứ nhất, anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, chỉ mới 22 tuổi, tốt nghiệp Tin Học, khí phách hiên ngang, bị cộng sản kết án 9 năm tù vì đòi nhân quyền cho giới lao động,” Luật Sư Hiệp cho biết.

“Ông Trần Huỳnh Duy Thức, 47 tuổi, từ khước địa vị doanh gia, đem tài sản của mình tranh đấu cho tổ quốc. Dù tranh đấu ôn hòa trong lời nói nhưng đầy cương quyết, nhưng cộng sản đã cho ông một bản án man rợ là 16 năm tù và 5 năm quản chế!”

“Luật Sư Lê Quốc Quân, 32 tuổi, tên tuổi quen thuộc với mọi người trong và ngoài nước, luôn là người đi hàng đầu, đòi nhân quyền, công lý. Ông bị 30 tháng tù và đóng số tiền phạt lớn đến nỗi ông bị phá sản.” 

Luật sư Hiệp kết luận: “Chúng ta khám phá ra rằng cộng sản Việt Nam đã đi ngược lại bánh xe tiến hóa của nhân loại, nhưng những nhà đấu tranh cho dân tộc là những bông hoa Xuân đã nở trên ngọn cây, báo hiệu những trang sử mới của nhân quyền, dân quyền và tự do cho Việt Nam.”

image015

Bác Sĩ Cấn Thị Bích Ngọc, diễn giả chính trong lễ công bố Giải Nhân Quyền 2013 tại Viện Việt Học. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)


Trước đó, ban tổ chức giới thiệu nữ bác sĩ Cấn Thị Bích Ngọc, chủ tịch ban chấp hành Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do từ Canada đến, nói về đề tài “Vai trò của của cộng đồng Việt Nam hải ngoại trước làn gió dân chủ”.

Bà đưa ra những điều nghịch lý nhất đều thấy ở Việt Nam.

“Việt Nam ở trong hoàn cảnh có thể trở nên một con rồng ở Châu Á nhờ tài nguyên. Việt Nam có những nhà đại triệu phú trong khi hiểm họa mất nước gần kề. Dân chủ và nhân quyền không có. Hạnh phúc ở đâu mà hàng vạn người lấy đất làm nhà, lấy bầu trời làm mái?” Bác Sĩ Bích Ngọc đặt câu hỏi.

“Rất may, cũng trong bối cảnh ấy, Việt Nam có 40% dân số là người trẻ. Thế hệ học sinh, sinh viên nhờ làn gió dân chủ thổi vào trong nước khi “chính sách mở cửa” bắt đầu năm 1986. Việt Nam là nước có 30 triệu người dùng internet khiến các quan niệm về tự do, về nhân quyền đến với người dân,” bà nói.

Theo lời bác sĩ Bích Ngọc, chỉ sau một thời gian ngắn, các bloggers Việt Nam và các nhà tranh đấu đã thuyết phục được 21 quốc gia đồng lên án nghị định 72 của cộng sản kiểm soát internet.

“Sáng kiến đi bằng ghe qua Thái Lan để yêu cầu quốc tế can thiệp của các bloggers khiến hàng chục quốc gia phải khen ngợi. Những người trẻ Việt Nam đã tiến những bước dài. Những người trẻ can đảm không sợ chết, như Nguyễn Lân Thắng, Đỗ Thị Minh Hạnh, Huỳnh Thục Vy. Chúng ta phải bảo vệ họ!” vị nữ bác sĩ kêu gọi.

image016

Thượng Nghị Sĩ Lou Correa (trái) trao bảng vinh danh cho Tiến Sĩ Nguyễn Bá Tùng, chủ tịch ban phối hợp Mạng Lưới Nhân Quyền. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)


Sau 16 năm giữ vững tôn chỉ, Mạng Lưới Nhân Quyền chủ trương đấu tranh qua nhiều công tác.

“Thông tin, giáo dục; quốc tế vận và yểm trợ công việc của các anh em trong nhà, là trọng tâm của Mạng Lưới. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã in xong bộ luật nhân quyền và thực hiện bản tường trình hàng năm về tình hình nhân quyền ở Việt Nam,” Tiến Sĩ Nguyễn Bá Tùng, chủ tịch ban phối hợp của Mạng Lưới Nhân Quyền, phát biểu.

Mạng Lưới Nhân Quyền cũng thiết lập những quan hệ tốt với các tổ chức và chính quyền quốc tế như Hội Phóng Viên Không Biên Giới, hay hội Human Rights Watch để vận động đấu tranh. Mạng Lưới cũng có những kế hoạch gây quỹ thường xuyên để yểm trợ tài chánh cho Giải Nhân Quyền hàng năm.

Sau phần nghi lễ chào quốc kỳ Việt-Mỹ và một phút mặc niệm, ông Đoàn Thế Cường giới thiệu Bác Sĩ Lâm Thu Vân, 78 tuổi, sáng lập “Ủy ban bảo vệ người lao động” năm 2006 ở Ba Lan, từ Canada đến với người con trai là Tiến Sĩ Trương Minh Trí và Bác Sĩ Cấn Thị Bích Ngọc.

Bác Sĩ Lâm Thu Vân nhắc đến những tình cảm chiến hữu với những nhà tranh đấu cho dân chủ trong phần truy điệu cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện và cố bác sĩ Nguyễn Tường Bách, cựu thành viên của Mạng Lưới Nhân Quyền.

“Chúng ta cùng nhau ghi nhận bài học khiêm tốn và chiến đấu dẻo dai của hai vị này. Một người từng là thành viên của nhiều tổ chức văn hóa, xã hội (Bác Sĩ Nguyễn Tường Bách); một người ở tù 27 năm, dùng lời thơ để kiên trì đấu tranh (Thi Sĩ nguyễn Chí Thiện),” bà nói.

Sau phần công bố giải thưởng là phần trình chiếu các khúc phim từ trong nước về những nhà tranh đấu phát biểu nhân Đại Hội Mạng Lưới Nhân Quyền lần thứ 11.


image017
Bác Sĩ Lâm Thu Vân trong phần tưởng niệm cố Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện và Bác Sĩ Nguyễn Tường Bách. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)

Dược Sĩ Nguyễn Mậu Trinh, một thành viên ban giám khảo, cho biết: “Chúng tôi rất đắn đo và cố thuyết phục trong khi chấm điểm, nhưng rất thống nhất với kết quả. Giá trị vật chất về tiền khoảng 3-4 ngàn Mỹ kim, nhưng mang một ý nghĩa cao quý, để vinh danh những nhà đấu tranh can đảm.”

Hơn 100 người quan tâm về nhân quyền từ khắp nơi đến tham dự, ngồi chật hội trường của Viện Việt Học, gồm các vị lãnh đạo thành viên của Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam như Hiền Tài Châu Đạo Cao Đài, Phạm Văn Khảm; Giám Mục Tin Lành Trần Thanh Vân; ông Huỳnh Kim, đại diện Phạt Giáo Hòa Hảo...; các vị dân cử như Thượng Nghị Sĩ Lou Correa, Thị Trưởng Westminster, Trí Tạ; Nghị Viên Sergio Contreras, Diana Carey của Hội Đồng Thành Phố Westminster; ông Nguyễn Văn Khanh, giám đốc Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do (RFA), đến từ Washington,DC; Giáo Sư Lâm Lễ Trinh, cố vấn; Tiến Sĩ Lê Minh Nguyên, Mạng Lưới Nhân Quyền; Kỹ Sư Đỗ Như Điện; và các hội đoàn trẻ trong cộng đồng.

Giải thưởng được thành lập từ năm 2002 và được trao hàng năm nhằm tuyên dương thành tích xuất sắc của các cá nhân có thành tích đấu tranh nhân quyền cho Việt Nam. Ngoài ra, giải còn nhằm bày tỏ quyết tâm liên đới và hậu thuẫn của người Việt khắp nơi đối với cuộc đấu tranh giành lại quyền làm người và công lý tại quê nhà.

Từ ngày thành lập đến nay, Giải Nhân Quyền Việt Nam được trao cho nhiều nhân vật đấu tranh hàng đầu tại quốc nội, như Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn, Đại Tá Phạm Quế Dương, Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, Linh Mục Phan Văn Lợi, Kỹ sư Đỗ Nam Hải, Luật Sư Nguyễn Văn Đài, Luật Sư Lê Thị Công Nhân, bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, nhà hoạt động công đoàn Đoàn Huy Chương, Luật Sư Cù Huy Hà Vũ, và một số nhân vật khác.


image018
Quan khách và tham dự viên tại phòng hội Viện Việt Học, Westminster. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)

10 Tháng Giêng 2023(Xem: 2518)
Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Miền Nam California (THSV) xin trân trọng thông báo về Hội Tết Sinh Viên lần thứ 41, năm 2023 sẽ được tổ chức tại OC Fair & Event Center (88 Fair Drive in Costa Mesa, CA). Hội Tết Sinh Viên sẽ được diễn ra từ ngày thứ 6 (ngày 27 tháng 1 năm 2023) đến chủ nhật (ngày 29 tháng 1 năm 2023).
10 Tháng Giêng 2023(Xem: 2602)
Buổi hẹn đầu của Tami và Dyrell ở San Francisco. Tami là con gái đầu lòng của một gia đình tỵ nạn Việt Nam truyền thống. Dyrell là con duy nhất của một gia đình hợp chủng với mẹ người Đại Hàn và cha người Mỹ gốc Phi Châu. Đúng ra là một bữa ăn tối bất ngờ đầy lãng mạn ở một nhà hàng Việt Nam.
21 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 2266)
Qua nghệ thuật và văn chương, người Việt đang nói lên tiếng nói của mình cùng những tiếng nói của các sắc dân Á Châu khác. Cùng nhau, chúng ta có thể ngăn chặn sự thù ghét và loan truyền lòng yêu thương, và tình cảm này không còn là một khẩu hiệu trống rỗng bởi tiếng nói của chúng ta càng lúc càng vang động hơn bao giờ hết.
20 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 2129)
We are excited to announce that the California Department of Social Services just announced a second year of funding for Stop the Hate.
02 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 2115)
Trong lịch sử California chưa bao giờ tiểu bang đã bỏ ra hơn 165 triệu đô la để tài trợ cho 80 cơ quan, bao gồm bảy cơ quan trong Quận Cam. Vào tháng Tư 2022, với sự tài trợ có được, Bộ Dịch Vụ Xã Hội California (CDSS) Quyền Công Dân, Việc Dễ Dàng Được Trợ Giúp và Bình Đẳng Sắc Tộc (CARE) đã làm nên lịch sử, hoạch định để cung cấp những dịch vụ ngăn ngừa và can thiệp trực tiếp cho những cư dân Á Châu...
08 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2260)
Thành lập năm 2003 bởi Hiệp Hội Văn Chương & Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA), Lễ Hội Điện Ảnh Việt Nam (VFF) hiện nay là một lễ hội phim ảnh Việt có tầm vóc quốc tế với đầy ý nghĩa. Năm nay với 32 cuốn phim, gồm 12 phim dài và 21 phim ngắn, VFF tiếp tục chú tâm vào những yếu tố nhân bản trong nội dung của xã hội nhằm đạt tới sự vượt qua chính bản thể mình.
28 Tháng Mười 2022(Xem: 2605)
Là một cơ quan Á Châu, VAAMA đặt ưu tiên ngay từ khi mới hình thành trong việc góp phần vào những khởi xướng đầy ý nghĩa cho người Mỹ gốc châu Á và vùng đảo Thái Bình Dương. Những nền văn hóa này là một phần của đời sống người Mỹ. Chúng tôi lên án những hành vi kỳ thị chủng tộc và bạo động, đồng thời tiếp tục có những hành động cụ thể nhằm giúp ngăn chặn sự bất công dựa trên sắc tộc.
27 Tháng Mười 2022(Xem: 2504)
20 Tháng Mười 2022(Xem: 2715)
23 Tháng Chín 2022(Xem: 2716)
Viet Film Fest Xin Loan Báo Chương Trình Chiếu Phim Năm 2022 và Địa Điểm Mới Gần Trung Tâm Little Saigon. Trở lại với phiên bản lần thứ 13, Viet Film Fest 2022 sẽ trình làng một chương trình đặc sắc nhằm tôn vinh những câu chuyện và tiếng nói Việt trong điện ảnh.