Đường "di tản chiến thuật" của cựu Thủ tướng Yingluck

27 Tháng Tám 20178:36 CH(Xem: 10222)

VĂN HÓA ONLINE - CỘNG ĐỒNG - THỨ  HAI  28  AUGUST  2017


Đường "di tản chiến thuật" của cựu Thủ tướng Yingluck


Tiết lộ thế lực “bật đèn xanh” cho cuộc đào thoát của bà Yingluck


Vũ Thu Hương

vuhuongdspl@gmail.com


26/08/2017


Theo The Guardian, cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đào thoát sang Dubai. Thông tin trên được các thành viên cấp cao cùng đảng với bà cho hay một ngày sau khi bà Yingluck không đến tòa án.


Bangkok Post: "Nếu bà ấy bị tuyên có tội hay phải đi tù thì tình hình sẽ rắc rối thêm và có thể dẫn đến bạo loạn, nên việc để bà ấy ra đi được xem là giải pháp tốt nhất", nguồn tin lý giải.


Cuộc đào tẩu chấn động


Nguồn tin từ đảng Puea Thai của bà Yingluck cho biết, nữ cựu Thủ tướng đã rời khỏi Thái Lan vào tuần trước và bay qua Singapore để tới Dubai, nơi anh trai của bà, cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra có một ngôi nhà riêng.


Ông Thaksin đã sống lưu vong suốt nhiều năm qua để tránh án tù mà tòa án Thái Lan đã tuyên phạt ông vào năm 2008 vì tội danh Tham nhũng.


image030

Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra được cho là đã chạy trốn sang Dubai. 


“Chúng tôi nghe nói bà ấy đã sang Campuchia, rồi tới Singapore và bay đến Dubai. Bà ấy đã đến nơi an toàn và giờ đang ở bên đó”, một thành viên cấp cao giấu tên của đảng Puea Thai chia sẻ.


Phó Cảnh sát trưởng quốc gia Thái Lan, Tướng Srivara Rangsibrahmanakul khẳng định, cảnh sát nước này không có dữ liệu gì về việc bà Yingluck bỏ trốn ra nước ngoài và đang theo dõi diễn biến.


Lực lượng an ninh ở Dubai, nơi có căn nhà của ông Thaksin luôn ngăn cản báo chí tìm hiểu vụ việc. Người phát ngôn của ông Thaksin ở Dubai đã từ chối mọi nỗ lực của truyền thông trong việc liên hệ với ông.


Ước tính của cảnh sát cho thấy, có tới 3.000 người ủng hộ bà Yingluck đã tụ tập bên ngoài tòa án ở Bangkok vào ngày thứ Sáu, khi cựu Thủ tướng lẽ ra phải có mặt để nghe phán quyết vụ xét xử bà với cáo buộc trong chương trình trợ giá lúa gạo thời bà còn cầm quyền.


Bà Yingluck đã không đến tòa với lý do bị ốm. Tuy nhiên, tòa án bác bỏ lý do này và lùi thời hạn ra phán quyết đến ngày 27/9. Tiếp đó, tòa phát lệnh bắt bà Yingluck.


Cơ quan xuất nhập cảnh Thái Lan nói sẽ bắt giữ bà Yingluck ngay lập tức nếu thấy bà.


Nguồn tin thân cận với gia đình Shinawatra ngày 25 cho hay, cựu Thủ tướng đã trốn ra nước ngoài trước khi phán quyết kết thúc.


Bị lật đổ vào năm 2014, bà Yingluck có thể lĩnh án 10 năm tù giam trong vụ xét xử trên nếu bị kết tội. Hôm 25/8, cựu Bộ trưởng bộ Thương mại Thái Lan thuộc chính quyền trước đây của bà Yingluck cũng bị tuyên án 42 năm tù giam trong vụ án cũng liên quan đến chương trình trợ giá lúa gạo.


Các đảng chính trị do nhà Shinawatra lãnh đạo hoặc hậu thuẫn đã chiếm ưu thế trên chính trường Thái Lan và giành chiến thắng trong tất cả các cuộc tổng tuyển cử ở nước này kể từ năm 2001 đến nay.


Tuy nhiên, gia tộc Shinawatra bị tầng lớp giàu có ở Bangkok cáo buộc tham nhũng và gia đình trị.


Còn những người ủng hộ nhà Shinawatra chủ yếu là tầng lớp người nghèo, nông dân ở phía Bắc và Đông Bắc của Thái Lan.


Những dấu hỏi chờ lời giải


Theo Bangkok Post, các nguồn tin thân cận với giới quyền lực Thái Lan hôm 25/8 tiết lộ một số quan chức cấp cao của Chính phủ nước này đã thông đồng trong vụ bỏ trốn khỏi đất nước của bà Yingluck Shinawatra.


Lý do khiến các quan chức có động thái này là bởi phán quyết của toà và đặc biệt bản án tù với cựu Thủ tướng có thể sẽ gây nên tình trạng bất ổn trong nhóm người ủng hộ bà Yingluck.


image031

Những người ủng hộ cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra.


"Hãy biết là một số nhân vật quyền lực đã bật đèn xanh cho bà ấy ra đi", một nguồn tin nói với Bangkok Post. "Nếu bà ấy bị tuyên có tội hay phải đi tù thì tình hình sẽ rắc rối thêm và có thể dẫn đến bạo loạn, nên việc để bà ấy ra đi được xem là giải pháp tốt nhất", nguồn tin lý giải.


Liên minh Nhân dân vì Dân chủ (PAD) cho biết, cuộc trốn thoát của bà Yingluck phản ánh sự thất bại của các cơ quan an ninh.


PAD yêu cầu Chính phủ điều tra cuộc trốn thoát của cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra và trừng phạt nặng bất kỳ quan chức Nhà nước nào đã giúp bà Yingluck chạy trốn khỏi đất nước.


Một nguồn tin thân cận với gia đình bà Yingluck cho biết, bà đã đi bằng máy bay riêng đến Trat, từ đó bà đi qua biên giới Thái Lan để sang tỉnh Koh Kong của Campuchia, nơi bà được những người thân tín hộ tống.


"Bà Yingluck đã sang Campuchia để đón chuyến bay đi Singapore rồi từ đó bay sang Dubai", người này nói. Anh trai bà Yingluck, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra đang sống lưu vong tại Dubai.


Trong khi đó, một nguồn tin khác nói bà từ Bangkok đi thẳng đến Phnom Penh, "nơi bà nhận được sự trợ giúp từ nhiều nhân vật quyền lực của Campuchia".


Hôm thứ Tư, trang Facebook của bà Yingluck vẫn đăng tải hình ảnh và video bà đi chùa Rakhang Khositaram ở Bangkok cũng như ở căn nhà của bà tại Thủ đô Thái Lan.


Tuy nhiên, các chuyên gia nghi ngờ đây là cách để bà Yingluck đánh lạc hướng cũng như làm sao nhãng sự chú ý của các lực lượng an ninh để có thể trốn thoát. Cho đến nay, thời điểm bà rời khỏi Thái Lan vẫn còn chưa được làm sáng tỏ.


Giới quan sát cho biết gia đình Shinawatra từ lâu đã có quan hệ thân thiết với giới chức cấp cao Campuchia. Con gái của Yaowapa Wongsawat, một người em gái khác của ông Thaksin, kết hôn với con trai của một nghị sĩ Campuchia.


Các nguồn tin cho hay bà Yingluck đã được trợ giúp để đến Dubai.


Bà Yingluck cũng được cho là có một hộ chiếu Nicaraguan giống như người anh Thaksin của bà./


Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck 'đã sang Dubai'


image032Bản quyền hình ảnh ATHIT PERAWONGMETHA/REUTERS Image caption Nếu bị kết tội, bà Yingluck có thể đối mặt với 10 năm tù giam và bị cấm tham gia chính trường Thái Lan vĩnh viễn


Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã sang Dubai, các thành viên cao cấp của đảng của bà cho biết hôm thứ Bảy, một ngày sau khi bà không xuất hiện tại tòa, theo Reuters.


Nguồn tin trong đảng Puea Thai cho biết cựu thủ tướng rời Thái Lan vào tuần trước và bay từ Singapore đến Dubai, nơi anh trai bà, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, đang sống lưu vong để tránh án phạt tù năm 2008 vì tội tham nhũng.


Một thành viên cao cấp của đảng Puea Thai ẩn danh nói: "Chúng tôi nghe rằng bà ấy đến Campuchia và Singapore và bay tiếp tới Dubai và đã đến nơi an toàn."


Quan chức cảnh sát Srivara Rangsibrahmanakul cho biết họ không có ghi nhận về việc bà Yingluck xuất cảnh.


Một phóng viên của Reuters bị bảo vệ chặn lại trước khu biệt thự Emirates Hills ở Dubai, nơi ông Thaksin có một ngôi nhà.


image033

Bản quyền hình ảnh AFP/GETTY IMAGES Image caption Bản án buộc tội bà Yingluck có tội sẽ khiến những người ủng hộ phe Áo đỏ giận dữ, các nhà quan sát cho biết


Tờ Bangkok Post cho hay, một số quan chức "tiếp tay" cho bà Yingluck bay sang Campuchia, nơi bà được những người có ảnh hưởng giúp tìm đường đến Trung Đông.


Một nguồn tin nói với báo này: "Một số quan chức đã bật đèn xanh cho bà ra đi."


Bà Yingluck bác mọi hành động sai trái trong chương trình trợ giá gạo gây thiệt hại cho Thái Lan hàng tỷ đô la. Nếu bị kết tội, bà có thể đối mặt với 10 năm tù giam và bị cấm tham gia chính trường Thái Lan vĩnh viễn.


Sự nghiệp chính trị của bà YingluckShinawatra


  • Tháng 7/2011: Giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử để trở thành Thủ tướng thứ 28 và nữ Thủ tướng đầu tiên của Thái Lan
  • Tháng 8/2011: Đợt lũ lụt tồi tệ nhất ở Thái Lan trong 50 năm xảy ra và chính phủ của bà bị chỉ trích nặng nề vì không giải quyết vấn đề triệt để
  • Tháng 10/2011: Khởi động chương trình trợ giá gạo, mua đồng ruộng từ nông dân với giá cao hơn nhiều so với giá thị trường. Chính quyền quân sự khi đó đã cáo buộc dự án gây ra thiệt hại cho ngân sách nhà nước một nửa nghìn tỷ baht (15 tỷ đôla)
  • Tháng 11/2013: Giới thiệu một dự luật về ân xá cho tất cả các vụ án liên quan đến chính trị, khiến các cử tri trung lưu ở thành thị phẫn nộ và dẫn đến các cuộc biểu tình đường phố kéo dài
  • Tháng 12/2013: Giải tán quốc hội và kêu gọi một cuộc bầu cử nhanh khi bà vẫn giữ chức thủ tướng
  • Tháng 5/2014: Bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự
  • Tháng 1/2015: Các nghị sĩ phe đảo chính bỏ phiếu cách chức bà và cấm bà tham gia chính trị trong 5 năm.
  • Tháng 3/2015: Tòa án tối cao bắt đầu các phiên điều trần về hành vi sao nhãng bổn phận của bà trong khi hàng ngàn người ủng hộ đã đến Bangkok để ủng hộ bà tại tòa án
  • Tháng 10/2016: Bộ Tài chính đã ra lệnh cho bà bồi thường nhà nước khoản lỗ 35,7 tỷ Baht
  • Tháng 7/2017: 12 tài khoản ngân hàng của bà đã bị đóng băng

image034

BBC 26/8/17


image035

Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội về cuộc hội ngộ của ông Thaksin và em gái vào năm... 2014

26 Tháng Mười 2014(Xem: 23965)
Ts Lê Phước Sang, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội PGHH, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Việt Nam Dân Xả đảng, đọc diễn văn khai mạc lễ Kỷ niệm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ thành lập Dân Xã đảng 21 tháng 9, 1946 tại trụ sở trung ương ở thành phố Garden Grove, nam California
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18051)
Sau gần 30 năm miệt mài, cuộc hành trình tìm tự do đầy cam go và nhục nhằn của 97 người tỵ nạn VN cuối cùng tại Thái Lan vẫn còn gặp phải những chông gai, trở ngại vào giờ thứ 25! Mặc dù đã được chính phủ Canada cấp giấy phép nhập cảnh, mặc dù đã được Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ hoàn tất toàn bộ hồ sơ tỵ nạn, mặc dù đã cầm vé máy bay trong tay, tuy nhiên nhóm người tỵ nạn đầu tiên dự trù đặt chân đến phi trườngVancouver, Canada vào ngày Thứ Năm, mùng 9 Tháng 10, 2014 vừa qua vẫn chưa được chính phủ Thái Lan cấp giấy phép xuất cảnh!
14 Tháng Mười 2014(Xem: 17885)
Sau gần 30 năm miệt mài, cuộc hành trình tìm tự do đầy cam go và nhục nhằn của 97 người tỵ nạn VN cuối cùng tại Thái Lan vẫn còn gặp phải những chông gai, trở ngại vào giờ thứ 25! Mặc dù đã được chính phủ Canada cấp giấy phép nhập cảnh, mặc dù đã được Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ hoàn tất toàn bộ hồ sơ tỵ nạn, mặc dù đã cầm vé máy bay trong tay, tuy nhiên nhóm người tỵ nạn đầu tiên dự trù đặt chân đến phi trườngVancouver, Canada vào ngày Thứ Năm, mùng 9 Tháng 10, 2014 vừa qua vẫn chưa được chính phủ Thái Lan cấp giấy phép xuất cảnh!
12 Tháng Mười 2014(Xem: 17664)
Hiệp Hội Thiện Nguyện Vì Dân(ViDan Foundation Inc.) là một tổ chức bất vụ lợi, phi chính phủ (Non-Profit Humanitarian Organization – ID# 801949153) được thành lập theo quy chế 501(c)3, chủ trương trợ giúp nhân đạo cho những người có nhu cầu khẩn thiết, đặc biệt là tầng lớp trẻ thơ. Mọi sự đóng góp cho ViDan Foundation Inc. đều được cấp biên nhận trừ thuế.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 19337)
Hiện nay tổng số người Việt sinh sống tại hải ngọai, thì ước lượng có đến 4.5 triệu người. Như vậy, nếu so sánh với dân số trong nước là 90 triệu, thì số người Việt hải ngọai đã chiếm đến tỉ lệ 5% của tổng số dân trong nước.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 18192)
Có tin 22 tổ chức dân sự ở Việt Nam ký một bản tuyên bố ủng hộ biểu tình ở Hong Kong và nói tình hình Việt Nam còn ‘thê thảm hơn’. Bản tuyên bố hôm 5/10 nói họ “vô cùng cảm phục thái độ ôn hòa, tinh thần cương quyết, tài năng tổ chức” của giới trẻ Hong Kong.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 17940)
Một số người Việt thuộc cộng đồng người Việt Quốc gia ở Montreal, với cờ VNCH trong tay, tham dự cuộc biểu tình để ủng hộ cuộc biểu tình của hàng chục ngàn sinh viên đòi tự do dân chủ tại Hồng Kông. Cuộc biểu tình này được tổ chức tại Đại học McGill ở Montreal vào thứ Tư, ngày 1/10/2014. Một người đang cầm lá cờ VNCH trên tay giải thích: “Đây là lá cờ mà người Việt tị nạn cộng sản thường sử dụng như một biểu tượng của tự do dân chủ chống lại chủ nghĩa cộng sản”.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 16888)
The Diplomat ngày 28/9 đăng bài phân tích của Scott Hartley, thành viên Hội đồng Quan hệ đối ngoại cho biết, thung lũng Silicon đang phát triển những công nghệ có thể mang lại sự minh bạch hơn cho những khu vực gặp khó khăn, ví dụ như Biển Đông.
23 Tháng Chín 2014(Xem: 18519)
Trên đây là những câu hát trong một sáng tác hợp sọan của hai nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và Trúc Hồ, phản ảnh thật đúng tâm trạng và hoàn cảnh của gần 100 người Việt tỵ nạn Cộng Sản đã bỏ nước ra đi từ cácthập niên 1980 và 1990, trong số đó có những người từng bị từ chối cho định cư, có những người quyết tâm trốn cưỡng bách hồi hương và cũng có những người tỵ nạn muộn màng. Họ sống vất vưởng, lẩn trốn, sống ngoài vòng pháp luật như những kẻ vô gia cư, vô nghề nghiệp và vô tổ quốc, mặc dù họ chính là quân dân cán chính của nước Việt Nam Cộng Hòa! Tuy nhiên dù phải trải qua bao khổ đau, bao chông gai và thách đố, họ vẫn quyết tâm không trở về Việt Nam để phải sống dưới chế độ Cộng Sản, và vẫn tiếp tục bước đi tìm kiếm tự do, “đi hoài dù không hề tới…”
21 Tháng Chín 2014(Xem: 19359)
Chúng tôi những anh em văn nghệ sĩ cùng gia đìnhxin chia sẻ nỗi đau buồn này cùng chị Trương Gia Vy và tang quyến. Xin cầu nguyện hương hồn anh Nguyễn Xuân Hoàng nhẹ nhàng thênh thang cất bước trên chín từng mây và bầu trời xanh thẳm không vướng chút bụi trần.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 17885)
Một cựu quân nhân Mỹ gốc Việt trẻ tuổi dù đã giải ngũ từ năm 2009 vì hai lần bị thương nặng từ chiến trường Iraq và dù hằng ngày vẫn phải điều trị các thương tật về thể xác lẫn tinh thần, nhưng vẫn tìm mọi cách hỗ trợ các đồng đội cùng cảnh ngộ và giúp đỡ người nghèo tại Việt Nam qua các chuyến đi từ thiện. Đó là tinh thần hy sinh-đóng góp của đại úy bộ binh James Văn Thạch đối với quê mẹ và với đất nước đã cưu mang mình.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 18981)
Thế kỷ XIII, nước Đại Việt chỉ mới tới Quảng Nam. Vậy mà như “Châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng”. Xe nghiêng chính là quân Mông Nguyên đang làm mưa làm gió từ Á sang Âu ở đầu thế kỷ XIII. Chiếm được Trung Quốc, Hốt Tất Liệt trở thành Nguyên Thái Tổ năm 1271, trở thành một đế quốc hùng cường rộng lớn nhất thời bấy giờ.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 19098)
Westminster (Bình Sa)- - Vào lúc 2 giờ chiêu Chủ Nhật 31 tháng 8 năm 2014 tại Hội Quán Lạc Hồng số 7219 Westminster, Thành Phố Westminster, Đoàn Văn Nghệ Lạc Hồng đã tổ chức buổi trình diễn lớp Đàn Tranh do Giáo Sư Nguyễn Thị Mai phụ trách giảng dạy cho các em.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 19397)
Tòa đô chánh Ottawa treo cờ VN bất chấp sự phản đối của cộng đồng người Việt
17 Tháng Tám 2014(Xem: 32518)
Từ năm 1975 đến năm 1990, TT Thiệu sống âm thầm ở Mỹ rất lâu mặc dù trên nguyên tắc ông định cư ở Anh. Mỹ là nơi tập trung cộng đồng di dân tỵ nạn CS đông đảo nhất thế giới. Little Sàigon là thủ đô tinh thần của cộng đồng VN.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 21097)
Lê Thị Kim Thu (Danlambao) tường trình - Ngày 7-8-2014 lúc 3 giờ chiều tại chùa Liên Trì, quận 2 Thủ Thiêm Sàigon, có buổi phát quà cho một số Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa và những người nghèo nhân mùa Vu Lan báo hiếu. Có hơn 30 TPB-VNCH đến dự, số nhỏ này là những người có hoàn cảnh quá khó khăn, còn những gia đình nghèo thì hơn 300.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 18137)
Tôi mới nhận được email của một vị có tên Lê Văn Kim viết bài tựa đề Đoàn Kết và Phát Triển. Ông tự nhận cũng là quân nhân VNCH. Sau vài lời bầy tỏ tinh thần xây dựng, với tựa đề lịch sự tác giả nhắc nhở chuyện rút quân cao nguyên 1975 để tấn công về binh nghiệp đại tá Lê khắc Lý. Cũng trong lá thư oan nghiệt này ông Lê Văn Kim lên án chuẩn tướng Trần Văn Nhựt đào ngũ tại Cam Ranh.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 19683)
Thượng Nghị Sĩ Lou Correa chúc chương trình mới của Văn khố ĐNA tiến triển tốt đẹp; ông cho rằng những kinh nghiệm quý báu của di dân sẽ mang lại sự phong phú cho đời sống đa sắc tộc - đa văn hóa Hoa Kỳ. Kinh nghiệm từ gia đình ông (ông Nội của Lou) đã di cư đến sống ở Hoa Kỳ từ năm 1890, nhưng nay tìm lại những di tích đầu tiên rất là khó khăn.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 26713)
Tôi rất tiếc không tìm thấy lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ nào ở Đền thờ Tử Sĩ, Nghĩa Dũng Đài cũng như trên các ngôi mộ chiến sĩ chôn trong Nghĩa Trang Biên Hòa.